1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số "Bí kíp" cho các bác 7X đã và sắp làm cha mẹ :)

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi tinybaby, 30/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    CHUẨN BỊ TÂM LÝ CHO TRẺ ĐI KHÁM BỆNH
    Khi trẻ đoán trước được sắp phải "đi khám bác sĩ" chúng sẽ vô cùng lo lắng và sợ hãi. Mỗi lần trước khi đi đến bác sĩ, trước ngày thi, hay trước một sự cố nào đó trẻ đều cảm thấy lo lắng, nhiều lúc còn cảm thấy áy náy, bất an trong người.
    Với những trẻ biểu lộ nỗi sợ hãi rõ ràng, bố mẹ có thể nói chuyện với chúng, nhưng có một số trẻ dấu cảm giác đó trong lòng không nói ra, bạn phải vất vả hơn để giúp trẻ chuẩn bị tâm lý, tạo một cảm giác an tâm và vượt qua được nỗi lo âu này.
    Những cảm giác mà trẻ thường gặp phải trước khi đi gặp bác sĩ:
    Sợ bị cách ly: Trẻ thường sợ bố mẹ bỏ rơi chúng khi đang ở phòng bệnh, chúng sợ bố mẹ không ở bên cạnh trong suốt quá trình bác sĩ khám. Nỗi sợ hãi này thường rơi vào những trẻ dưới 7 tuổi, nhưng nó cũng "đe doạ" cho đến khi trẻ được 12 hay 13 tuổi.
    Sợ đau: Một phần lo lắng trong đi khi khám là sợ bị đau. Chúng đặc biệt rất sợ bị tiêm, trẻ từ 6 đến 12 tuổi luôn o lắng với điều này.
    Sợ bác sĩ: Thật không may mắn một trong những mối bận tâm của trẻ là cách khám của bác sĩ. Trẻ có thể hiểu sai về cách chữa bệnh của bác sĩ , chúng chưa thể nhận thức được những điều bác sĩ làm là cần thiết bởi vậy chúng sẽ có những phản ứng khó chịu.
    "Lo xa": Nỗi sợ hãi vì không biết gì, trẻ thường lo lắng bệnh của chúng nhiều hơn cả những điều bố mẹ nói cho chúng biết, chúng thường bị ám ảnh những ca mổ, nhập viện hay một số trẻ còn nghĩ xa xôi hơn là chúng có thể chết.
    Thêm nữa, trẻ cũng hay có cảm giác tội lỗi Chúng tin rằng bệnh tật có thể là một cách trừng phạt vì chúng không nghe lời bố mẹ hay làm sai một điều gì đó. Và trẻ cũng tự gieo trong suy nghĩ của mình rằng tiêm, hay uống thuốc cũng là một phần của sự "trừng phạt".
    Bố mẹ nên làm gì?
    Là một ông bố bà mẹ, bạn chỉ có thể giúp trẻ bằng cách khuyến khích bé bộc lộ nỗi sợ hãi của mình và giải thích thêm cho trẻ hiểu về việc đi khám bệnh.
    Giải thích lý do đi khám bệnh:
    Khi ngày đi đến bạn con thể nói " Đây là lần đi khám cho những trẻ em ngoan ngoãn, bác sĩ chỉ khám để biết xem con lớn và phát triển như thế nào thôi". Bạn cũng có thể giải thích kỹ thêm, bác sĩ sẽ hỏi để kiểm tra chắc chắn rằng con hoàn toàn khoẻ mạnh. Cũng nhấn mạnh thêm rằng trẻ khoẻ mạnh đi khám bác sĩ đơn thuần chỉ là một cuộc viếng thăm.
    Nếu lần đi khám là để chẩn đoán hay chữa trị bệnh hãy giải thích với ngôn từ đơn giản và nhẹ nhàng nhất " Bác sĩ chỉ muốn kiểm tra để tìm cách làm cho nó khoẻ mạnh và giúp con thấy tốt hơn thôi". Chú ý vào những cảm giác tội lỗi mà trẻ có thể gặp phải.
    Bạn cũng nên tham khảo từ những người cùng cảnh ngộ để giúp trẻ tốt hơn. Nếu trẻ cần sự quan tâm của bác sĩ nhiều hơn mà điều đó có thể làm cho trẻ cảm thấy mình đang "dành giật" với các bạn cùng khám thì bố mẹ cần nỗ lực hơn gấp đôi để xoa dịu cảm giác xấu hổ và an ủi trẻ.
    Trong bất cứ trường hợp nào cũng vậy, hãy giải thích cho trẻ hiểu việc đi khám bác sĩ không phải là một sự trừng phạt nào hết. Đó là một điều rất bình thường như bao trẻ khác và bác sĩ là một người luôn giúp đỡ mọi người khoẻ mạnh và "giải quyết" mọi vấn đề liên quan đến sức khoẻ.
    [​IMG]
  2. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    9 CÁCH ĐỂ TRẺ CÓ MỘT ĐÔI MẮT SÁNG VÀ KHOẺ
    Mắt bé sẽ không bị mỏi, mệt, bị cận nếu bạn biết chú ý từ những cái rất nhỏ như chỗ ngồi, ánh sáng, kích cỡ bàn ghế phù hợp? 9 cách dưới đây sẽ giúp cho trẻ có một đôi mắt khoẻ.
    1. Bảo đảm đủ ánh sáng khi học: Nên dùng đèn điện dây tóc có chụp phản chiếu. Góc học tập bố trí gần cửa sổ. ánh sáng phải chiếu từ phía trước mặt lại hoặc từ bên trái sang. Không nên ngồi sấp bóng.
    2. Kích thước bàn ghế: phải phù hợp theo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế. Nếu trẻ mới học Tiểu học mà cho ngồi bàn ghế của người lớn, tầm nhìn của trẻ sẽ rất gần với vở.
    3. Tư thế ngồi học đúng: Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25cm đối với học sinh tiểu học, 30cm đối với học sinh THCS, 35cm đối với học sinh THPT và người lớn.
    4. Chữ viết đúng quy cách: Chữ viết trên bảng và trong sách vở phải rõ nét. Chiều cao ít nhất của chữ viết là 1/200 khoảng cách từ mắt tới chữ. Không viết mực xanh lá cây, mực đỏ. Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy tối màu.
    5. Chế độ nghỉ ngơi mắt hợp lý: Khi học ở nhà, cứ sau 1 giờ lại nghỉ giải lao 5-10 phút. Khi xem tivi không nên ngồi quá gần hay quá xa màn hình. Không xem tivi quá 45 - 60 phút mỗi lần xem. Có thể luyện cho trẻ nhìn vào một điểm ở xa để giúp thư giãn mắt.
    6. Sử dụng máy vi tính hợp lý: Vị trí đặt máy vi tính và tư thế của trẻ phải được bố trí phù hợp. Khoảng cách giữa màn hình máy vi tính và mắt trẻ phải hợp lý. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho mắt, không nên sử dụng máy vi tính quá nhiều. Nên dùng màn chắn trước máy vi tính.
    7. Bảo đảm chế độ học tập, sinh hoạt: Có thời gian sinh hoạt ngoài trời hàng ngày để mắt được điều chỉnh cho thích hợp với môi trường. Cần bảo đảm ngủ 8-10 giờ/ngày. Không nằm, quỳ để đọc hoặc viết bài. Không đọc khi đang đi trên ôtô, tàu hỏa, máy bay.
    8. Khám mắt định kỳ: Nên cho trẻ em khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau: nhìn xa không rõ, thấy chữ viết hoặc hình vẽ trên bảng mờ mờ. Hay quay hoặc nghiêng đầu, nheo mắt hay khép, che một mắt để nhìn. Cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn khi đọc hoặc viết. Chớp hay dụi mắt quá mức.
    9. Bổ sung dưỡng chất và vitamin cho mắt mỗi ngày: Cần ăn nhiều hoa quả để bổ sung đầy đủ các sinh tố cần thiết cho mắt hoạt động tốt như các vitamin A, E, C, nhóm B... Thuốc bổ mắt cũng giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng mỏi mắt, hoa mắt... để trẻ luôn có đôi mắt sáng khỏe và thành công trong học tập.
    [​IMG]
  3. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    GIÚP CON NGĂN NẮP
    Hướng dẫn trẻ nhỏ có cuộc sống ngăn nắp không phải việc đơn giản đối với các bậc cha mẹ. Cùng nhau sắp xếp cho ngăn nắp là một cơ hội hiếm hoi giúp bạn biết được con mình nghĩ gì, chia sẻ mục tiêu và những ước mơ.
    1. Đừng la mắng con bạn. Hạn chế dùng những lời như "Con bừa bãi quá!", "Con lười biếng quá!", "Phòng này giống chuồng heo quá!". Hãy cho con bạn sự tự tin bằng cách giúp con sắp xếp lại.
    2. Không nên vội đánh giá. Bạn không thể đánh giá con bạn có ngăn nắp hay không nếu chỉ nhìn vào không gian hoặc sách vở của con. Hãy hỏi con những việc đã làm và những gì chưa. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về những điều bạn biết được.
    3. Tôn trọng suy nghĩ, mục đích theo cách của riêng con. Có thể bạn sẽ chia áo sơ-mi thành hai nhóm, tay dài và tay ngắn - nhưng con bạn lại thích chia theo màu sắc hoặc phong cách hơn. Suy nghĩ của bạn có thể khác con bạn. Miễn là được ngăn nắp thì bạn cứ ủng hộ con mình.
    4. Làm những công việc dùng tay chân dễ dàng hơn. Tập hợp chai lọ, cột những cái túi rác đầy, giúp dán nhãn, đem đi bỏ, đem những đồ vật của phòng khác về chỗ cũ.
    5. Giúp con bạn hiểu rõ vấn đề. Nếu con trai hoặc con gái hỏi những câu hỏi có từ "nên" như "Con nên đặt cái này ở đâu?", "Con nên phân cái này như thế nào?", "Con có nên ném cái này đi không?" thì bạn hãy hỏi ngược lại con mình: "Con nghĩ sao?", "Theo con thì nên làm gì?" Nếu bạn chia sẻ ý kiến của bạn cho con mình thì bạn nên nhận xét theo cách "À, theo mẹ thì... nhưng con có thể tìm cách khác tốt hơn đối với con".
    6. Củng cố mối quan tâm của con. Nếu con bạn có quá nhiều việc phải làm hay nản lòng thì hãy nhắc con những lý do bạn muốn con ngăn nắp. Nên nhớ trẻ chỉ ngăn nắp vì những lý do của riêng chúng, không phải vì muốn bạn hài lòng.
    7. Hướng dẫn con bạn. Giúp con lên kế hoạch và dành ưu tiên đối với những khu vực mà nó muốn sắp xếp trước. Khuyến khích con bạn trong một lúc chỉ tập trung vào một khu vực và hoàn thành khu vực đó xong rồi mới chuyển sang khu vực khác.
    8. Dạy con bằng ví dụ. Sắp xếp lại khu vực chung của gia đình như phòng khách, nhà bếp hoặc phòng tắm. Để con bạn tự do và thoải mái mang đồ đạc giúp bạn, sau đó đề nghị được giúp con sắp xếp phòng của nó.
    Giúp con bạn cách sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc cho ngăn nắp là một cách xây dựng một mối quan hệ giữa bạn và con hoặc làm mối quan hệ đã có thêm bền chặt. Nếu con bạn rủ bạn cùng sắp xếp đồ đạc với thì hãy xem đây là một vinh dự và thực hiện thật chu đáo.
    Điều quan trọng nhất là phải kiên nhẫn, khuyến khích và giúp con tin vào khả năng của chúng để có thể thành công. Đừng mong những kết quả xa vời là con bạn sẽ luôn ngăn nắp. Nhưng hãy nhớ rằng việc tổ chức và quản lý thời gian là những kỹ năng sống (không phải tài năng) có thể học được. Bạn có thể giúp con mình có được những kỹ năng này.
    [​IMG]
  4. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    CẢM CÚM Ở TRẺ EM
    Trẻ em thường bị cảm cúm ít nhất 6-7 lần trong một năm. Trong năm đầu đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà.
    Cảm cúm ???
    Cảm cúm là một bệnh lý do siêu vi trùng gây ra với các biểu hiện như chảy nước mũi, nghẹt mũi, kèm với các triệu chứng toàn thân và các triệu chứng khác như đau cơ và sốt có thể không có hoặc biểu hiện nhẹ. Bệnh thường được gọi là bệnh viêm mũi, song lại có liên quan đến phần niêm mạc của xoang, vì vậy còn được gọi là bệnh viêm mũi - xoang. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là rhinovirus song cũng có thể do rất nhiều loại virus khác.
    Cảm cúm hay xảy ra vào mùa lạnh.
    Bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân, phản ánh tình trạng nhiễm virus theo mùa với bệnh cảnh lâm sàng của cảm cúm. Tần suất bệnh cảm cúm cao nhất vào đầu mùa thu (tháng 8 đến tháng 10) và khoảng cuối mùa xuân (tháng 4 đến tháng 5). Tình trạng nhiễm virus parainfluenza theo mùa thường cao nhất vào cuối mùa thu, còn nếu nhiễm respiratory syncytial virus (RSV) và virus influenza thì có tần suất cao nhất ở khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4.
    Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Tần suất bị cảm cúm giảm theo tuổi, người trưởng thành chỉ bị cảm cúm 2-3 lần/năm. Trong năm đầu tiên còn đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, tần suất mắc bệnh ở các nhóm trẻ đều giảm theo thời gian trẻ được chăm sóc ở các nhà trẻ.
    Sự lây truyền của virus cúm
    Các virus gây cảm cúm thường lây truyền bởi các hạt khí dung nhỏ, hạt khí dung lớn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Mặc dù sinh bệnh học của bệnh cảm cúm nói chung lây truyền theo các cơ chế kể trên, song mỗi virus vẫn có đường lây truyền riêng. Các nghiên cứu về rhinovirus và RSV cho thấy chúng có đường lây chính là qua tiếp xúc, mặc dù vẫn có lây truyền qua các hạt khí dung lớn. Khác với rhinovirus và RSV, virus influenza thường lây truyền qua các hạt khí dung nhỏ.
    Các virus đường hô hấp có các cơ chế gây bệnh khác nhau để tránh được sự phòng vệ của cơ thể ký chủ. Tình trạng nhiễm rhinovirus và adenovirus tạo ra sự miễn dịch chuyên biệt ở huyết thanh. Cơ thể người có thể bị nhiễm lần 2 các loại virus kể trên do mỗi loại virus có rất nhiều serotype khác nhau. Tương tự, influenza cũng có khả năng làm biến đổi các kháng nguyên bề mặt của nó và do vậy tạo ra rất nhiều serotype khác nhau.
    Sự tương tác giữa coro-navirus với hoạt động miễn dịch của ký chủ chưa được biết rõ, song có lẽ có các dòng coronavirus khác nhau cũng có thể gây ra một khả năng miễn dịch ngắn hạn. Trái lại, parainfluenza virus và RSV có ít serotype. Sự tái nhiễm các loại virus này xảy ra là do khả năng miễn dịch đối với chúng thường không được tạo ra sau nhiễm. Tuy sự tái nhiễm virus không được ngăn chặn bởi sự phản ứng của ký chủ đối với virus song bệnh thường không nặng do đã có một sự miễn dịch từ trước.
    Biểu hiện khi nhiễm virus cúm
    Các triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virus. Triệu chứng đầu tiên là đau hay rát họng, theo sau là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và thứ 3.
    Ho xảy ra 30% ở các trường hợp cảm cúm và thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Sốt và các biểu hiện khác của cảm cúm thường xảy ra khi bị nhiễm các virus influenza, RSV và adenovirus hơn khi bị nhiễm rhinovirus hay coronavirus. Thông thường, cảm cúm kéo dài trong 1 tuần lễ, chỉ có khoảng 10% các trường hợp kéo dài đến 2 tuần.
    Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Sự tiết dịch mũi thường dễ nhận ra. Màu sắc và độ đậm đặc của dịch mũi thường thay đổi trong suốt quá trình tiến triển bệnh, không có ý nghĩa chẩn đoán viêm xoang hay nhiễm trùng hướng lên. Khám các xoang mũi có thể phát hiện các triệu chứng phù nề, sung huyết xoăn mũi song các biểu hiện này không đặc hiệu cho chẩn đoán bệnh.
    Phòng bệnh cúm
    Nhìn chung, các biện pháp phòng bệnh và miễn dịch phòng bệnh chưa được sử dụng thường qui cho cảm cúm. Việc phòng bệnh bằng miễn dịch hay hóa chất chống virus influenza có thể đem lại hiệu quả đối với cảm cúm do virus influenza. Vitamin C và equina đều đã được báo cáo là có tác dụng phòng ngừa cảm cúm song các công trình nghiên cứu tỉ mỉ về vấn đề này đã không ghi nhận hiệu quả phòng bệnh của các chất trên.
    Bệnh cảm cúm có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn đường lây lan của virus qua tiếp xúc. Tại bệnh viện, việc ngăn chận sự lây lan của virus đường hô hấp có hiệu quả bằng cách mang khẩu trang (hoặc dụng cụ che đầu và mặt) ngăn chận sự lây lan từ tay sang mắt và tay sang mũi. Ngăn chận sự lây lan của virus qua tiếp xúc trực tiếp có thể đạt hiệu quả cao qua việc rửa sạch tay ở những người đã bị nhiễm virus hay người có nguy cơ bị nhiễm virus.
    [​IMG]
  5. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    BÁNH DINH DƯỠNG CHO BÉ
    Với các bé khoảng từ 4-6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể tập cho bé ăn giặm bằng các loại thức ăn được pha chế từ loãng tới đặc nhằm giúp bé quen dần thức ăn như người lớn. Trên thị trường đã có nhiều loại thức ăn dinh dưỡng cho bé như bột ngũ cốc, bánh dinh dưỡng hay bánh ăn sáng?
    Các bánh dinh dưỡng dành cho bé ngày càng trở nên khá đa dạng về nhãn hiệu như Nestlé, Post, Kelloggs với nhiều hương vị khác nhau như hương bắp, vani, sôcôla, ca cao, các loại hương trái cây. Các nhà sản xuất Việt Nam cũng đưa ra thị trường loại bánh dinh dưỡng mới với nhãn hiệu Milna và Growsure với giá từ 13.200-23.000 đồng/hộp (trọng lượng 75-168g).
    Đa số các loại bánh đều được làm từ ngũ cốc, lúa mì, bột bắp, bột sữa? nhằm bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, kẽm, vitamin A, B, C, chất sắt, chất xơ thiên nhiên? Vì thế, các bé có thể dễ dàng hấp thu năng lượng, giúp xương và răng phát triển tốt hơn. Đồng thời giúp da khoẻ mạnh, tăng cường việc thèm ăn.
    Khi muốn cho bé ăn bánh dinh dưỡng, bạn chỉ cần cho một ít bánh vào nước ấm hoặc nước sôi để nguội, đặc biệt là bánh sẽ ngon hơn nếu các bà mẹ cho vào sữa mà các bé thường uống. Lúc này bánh sẽ mềm và tan thành dạng loãng, bạn có thể đút cho bé ăn một cách dễ dàng.
    Một số loại cũng có thể cho bé ăn mà không cần phải cho vào nước hay sữa như bánh Milna, Growsure. Nhất là các bé đang trong giai đoạn mọc răng thường hay bị ngứa nướu răng, vì thế mà việc cho bé ăn các loại này sẽ rất thích hợp. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần chú ý khi cho bé ăn bánh có pha sữa hay nước, các bà mẹ không nên cho bé ăn bằng bình mà nên cho bé ăn bằng muỗng. Bạn có thể cho bé ăn 1-2 lần trong ngày, mỗi lần ăn hai cái.
    Sử dụng bánh dinh dưỡng không chỉ tốt cho sự phát triển của bé mà còn giúp bà mẹ chế biến thức ăn cho bé dễ dàng hơn mà không tốn nhiều thời gian. Tùy theo từng giai đoạn phát triển và sở thích của bé, bạn có thể cho bé dùng một vài loại bánh và liều lượng cũng khác nhau.
    [​IMG]
  6. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    TRẺ DỄ GẶP TAI NẠN NGAY TRONG NHÀ MÌNH
    Khi chập chững biết đi, trẻ rất hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên dễ bị thương tích trong chính ngôi nhà của mình trong những phút lơ đễnh của người chăm sóc. Phòng khách, nhà tắm, nhà bếp... đều là những nơi có thể xảy ra tai nạn.
    Trong phòng khách
    Phòng khách có nhiều đồ vật kích thích tính tò mò của trẻ. Không nên để phích nước sôi ngoài phòng khách, nếu có thì nên làm một cái hộp đựng và đặt vào một góc khuất để tránh tai nạn bỏng nước sôi.
    Các dụng cụ điện như ti vi, radio, quạt... không được để cho trẻ nghịch; các phích cắm điện cần để ngoài tầm với của trẻ. Tất cả các phòng khác trong nhà cũng thực hiện như vậy. Ngoài ra, nếu những ổ cắm nào chưa dùng đến thì phải bịt kín lại bằng băng dính, đề phòng trường hợp trẻ nghịch cho que sắt vào ngoáy, sẽ bị điện giật.
    Thuốc lá và bật lửa là những thứ mà trẻ rất thích nghịch. Vì thế, nên dập lửa của điếu thuốc ngay khi rời phòng khách, nhưng tốt nhất là không hút thuốc khi nhà có trẻ nhỏ. Với bật lửa, diêm quẹt, nên để ngoài tầm với của trẻ để phòng hỏa hoạn do trẻ nghịch lửa gây bỏng, cháy.
    Trong nhà bếp
    Bếp là nơi có nhiều vật dụng cho trẻ tìm hiểu nhưng cũng là nơi có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra. Nên để xa tầm tay của trẻ các đồ vật dễ vỡ như cốc, tách, bát chén, những đồ nhọn như dao kéo, những đồ nặng như chày cối, những thức ăn dễ gây dị vật đường thở như các loại hạt đậu đỗ, lạc...
    Không để ghế hoặc những vật mà trẻ có thể leo lên leo xuống, các vật này có thể đổ, gây tai nạn gãy xương hoặc chấn thương cho trẻ.
    Khi đun nấu thức ăn, tay cầm các xoong, nồi phải quay vào trong để trẻ không thể với tới và làm đổ thức ăn nóng vào người gây bỏng.
    Không đặt trẻ ngồi lên góc bếp xem mẹ nấu ăn dù là trong thời gian ngắn, càng không cho trẻ ở đấy để làm một việc gì đó thật nhanh vì trẻ có thể ngã hoặc cầm sờ vào những đồ vật nguy hiểm. Ngoài ra, trẻ có thể tưởng rằng đó là nơi sau này có thể trèo lên chơi.
    Không dắt hoặc bế trẻ khi đang cầm hoặc bê một vật nóng, nếu ngã do vướng hoặc vấp sẽ gây tai nạn cho cả người lớn và trẻ.
    Tránh để thức ăn nóng ở mép bàn thấp
    Lau khô những vũng nước trong nền nhà bếp để trẻ không bị trượt nước và té ngã.
    Trong nhà tắm
    Không để gần trẻ những dụng cụ điện như máy sấy tóc, máy cạo râu, nếu có nước sẽ có nguy cơ bị điện giật.
    Không cho trẻ nghịch xà phòng, dầu gội, kem đánh răng... vì trẻ thường cho vào miệng nếm thử và bị ngộ độc. Không để trong tầm tay của trẻ dao cạo râu dễ gây tai nạn đứt tay.
    Không để nước trong xô chậu đề phòng trường hợp trẻ ngã úp mặt vào đưa đến những cái chết thương tâm do ngộp thở. Nếu muốn trữ nước thì các xô chậu này phải có nắp đậy.
    Trong phòng ngủ
    Giường ngủ của trẻ phải có vật chắn bao quanh, đề phòng trường hợp bị chấn thương do trong lúc ngủ trẻ lăn mình rơi xuống đất.
    Xung quanh trẻ không nên để nhiều gối, phòng ngừa trường hợp bị ngạt trong lúc ngủ do gối đè.
    Tuyệt đối không để các bao nylon gần chỗ trẻ nằm hoặc chơi vì trẻ có thể chui đầu vào bao và bị ngạt.
    Một số điều cần lưu ý
    Với thú nuôi trong nhà: Không để trẻ ở một mình với thú nuôi vì móng vuốt và răng của chúng có thể gây thương tích. Dạy cho trẻ không được chọc vào mắt, kéo tai hoặc đuôi của chó mèo. Thức ăn cho chó mèo phải để trong đĩa riêng, không đưa thức ăn cho chúng rồi rút giấu đi, không đến gần khi chúng đang ăn hay ngủ, không sờ vào thức ăn của chúng vì những tình huống này dễ bị ?ophản ứng?.
    Không đến gần chó mèo con mới sinh vì mẹ của chúng dễ ?ophản ứng? lại để bảo vệ con. Không đến gần thú nuôi trong nhà khi chúng có biểu hiện lạ, hoặc đang cắn nhau.
    Với đồ chơi: Trẻ có thể hít hay nuốt phải những chi tiết trong đồ chơi rơi ra. Do đó, phải thường xuyên kiểm tra các chi tiết của đồ chơi xem có thiếu không. Trẻ có thể nuốt phải pin trong đồ chơi, các loại pin có muối thủy ngân hoặc muối kali rất nguy hiểm, khi không dùng nữa phải cất kỹ hoặc vứt ngay không để rơi vãi trong phòng.
    Với thuốc, mỹ phẩm, hoá chất: Tất cả phải để ngoài tầm tay của trẻ.
    Về kiến trúc trong nhà: Ngăn ngừa những trò chơi nguy hiểm như tuột theo cầu thang, chui qua chấn song lan can gác dễ bị ngã.
    Trẻ em bao giờ cũng thích nô đùa. Nếu ta cấm đoán các trò chơi của trẻ thì chúng sẽ trở nên thụ động, không hồn nhiên. Do vậy, các bậc cha mẹ nên luôn có ý thức cảnh giác cao những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho con em mình để đề phòng mà không ngăn cấm trẻ chơi. Cha mẹ có thể dành thời gian chơi với con, hướng dẫn cho con chơi và khi trẻ đã hiểu biết thì luôn giải thích và nhắc nhở về các hành động nguy cơ, để trẻ có thể tự tránh nguy hiểm cho mình.
    [​IMG]
  7. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    DẠY CON THÓI QUEN THÍCH ĐỌC SÁCH
    Việc dạy con bạn đọc sách thường là nhiệm vụ của giáo viên, nhưng có một việc mà các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể làm được mà bấy lâu nay chúng ta chưa chú trọng lắm là khuyến khích con mình đọc sách.
    Ông Alec Williams, một chuyên gia nổi tiếng về sách và đọc sách, đặc biệt là đọc sách cho thiếu nhi, đã đến VN theo lời mời của Hội đồng Anh VN, đã nhấn mạnh đến những phương cách để các bậc cha mẹ hướng con mình đến việc yêu thích chuyện đọc sách.
    * Trẻ thấy thích thú đọc sách khi nào?
    - Cha mẹ đọc sách với con thường xuyên.
    - Cha mẹ dành thời gian để kể những câu chuyện và đặt câu hỏi cho các em.
    - Cha mẹ dùng đồ chơi và trò chơi minh họa để làm câu chuyện trở nên sống động hơn.
    - Trẻ hiểu được rằng cha mẹ chúng thích đọc sách và cha mẹ sẽ là tấm gương tốt trong việc đọc sách cho các con.
    * Các phụ huynh giúp trẻ ở nhà thế nào?
    - Bạn cần tập đọc to và rõ câu chuyện với tốc độ vừa phải.
    - Làm cho giọng đọc thêm phần kịch tính ví dụ như giọng run rẩy khi nhân vật sợ hãi hoặc giọng giận dữ khi nhân vật giận dữ.
    - Cố gắng sử dụng nhiều giọng đọc có sắc thái khác nhau cho các nhân vật khác nhau.
    - Có thể đọc lại câu chuyện ?" khi nào trẻ còn thích nghe. Trẻ em thường thích sự lặp đi lặp lại.
    - Để cho trẻ đọc lại câu chuyện một mình.
    - Thảo luận về câu chuyện và đặt những câu hỏi như: Con nghĩ là chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tại sao con nghĩ là họ lại làm như vậy?...
    Ba mẹ hãy hình thành cho bé có thói quen đọc sách, thói quen rất có ích cho bé sau này.
    [​IMG]
  8. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    TẬP CHO BÉ THÓI QUEN ĐI NGỦ ĐÚNG GIỜ ​
    "Ngủ đi con, ngủ dậy mẹ mua bong bóng hình con vịt cho chơi ha. Bé giỏi lắm á... Ông già đâu rồi, vô bắt bé Hương đi...". Mỗi ngày, dù trưa hay tối, chị Linh đều phải dỗ dành, hết ngọt ngào tới dọa nạt mới ép được cô công chúa nhỏ khép mắt ngủ.
    Hầu hết các bậc phụ huynh đều rơi vào tình trạng giống chị Linh khi muốn chăm sóc giấc ngủ cho "cục cưng". Quả thật không có cô, cậu bé nào lại thích thú khi phải đi ngủ cả. Các bé luôn tìm đủ mọi lý do có thể nghĩ ra như coi hoạt hình thêm chút nữa, không buồn ngủ, chơi cho xong một trò chơi với bạn... để trì hoãn việc lên giường cả trưa và tối.
    Nếu chiều theo ý thích, để trẻ chơi tới lúc buồn ngủ mới đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt cho thói quen và sự phát triển của bé. Do đó, bằng cách này hay cách khác mỗi người đều cố gắng cho bé ngủ theo cách mà mình có thể nghĩ ra được. Không ít người áp dụng các biện pháp như đánh đòn, phạt quỳ, không cho xem ti vi... nếu trẻ không chịu đi ngủ. Điều này gây nên ức chế cho trẻ về mặt tâm lý. Theo một số bác sĩ tâm lý, việc cho trẻ ngủ đủ số giờ cần thiết và rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ là cả một nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng và sự kiên trì từ các bậc cha mẹ.
    Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, Phòng khám nhi khoa Victoria Healthcare Mỹ, cho biết tiêu chuẩn chăm sóc giấc ngủ của trẻ em tại Mỹ như sau: bé 2-3 tuổi cần trung bình 11-13 tiếng ngủ đêm và 1-3 tiếng ngủ trưa; bé 4-5 tuổi cần trung bình từ 10-12 tiếng ngủ đêm và 1-3 tiếng ngủ trưa; từ 6-8 tuổi cần 10-11 tiếng ngủ mỗi ngày.
    Để bé ngủ đủ số giờ như thế, người lớn nhất định phải tập được cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ cố định trong ngày để đồng hồ sinh học bên trong bé giữ nhịp tim đều đặn và tự điều chỉnh. Các nghiên cứu cho rằng, trẻ dưới 8 tuổi đi ngủ lúc 20h là tốt nhất. Thức khuya sau 21h hoặc đi ngủ vào các giờ khác nhau có thể làm bé mệt và khó ngủ hơn.
    Theo bác sĩ Đoàn, để tránh trẻ mè nheo, trì hoãn đi ngủ, người mẹ nên tạo ra một chuỗi việc làm trước đó cho bé như đi tắm, thay đồ, đọc truyện bé nghe. Điều đó có tác dụng như một thỏa thuận làm cho bé cảm thấy được đáp ứng yêu cầu và phải thực hiện cam kết chứ không cảm thấy bị áp đặt. Các công việc này cũng chỉ nên kéo dài tối đa 45 phút.
    Cách làm như trên là một trong những cách vừa phát huy tính sáng tạo tự lập vừa đưa trẻ vào khuôn khổ kỷ luật cần thiết. Nhất là khi trẻ được khoảng 6 tuổi, tính độc lập của trẻ đã bắt đầu thể hiện.
    "Trong số các lý do trẻ đưa ra để trì hoãn việc đi ngủ sớm là sợ dưới giường có ma, sợ bóng tối... Không nên làm ngơ cũng không nên quá lo lắng vì điều đó, sợ hãi là một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành. Nếu bé gặp ác mộng hãy ngồi bên cạnh trò chuyện đến khi bé chìm vào giấc ngủ"
    [​IMG]
  9. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    GIÚP TRẺ KẾT BẠN​
    Có được nhiều bạn, nhất là bạn tốt xung quanh sẽ giúp trẻ trở nên năng động và tự tin hơn trong sinh hoạt và học tập. Sau đây là một số gợi ý:
    1. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động đội, nhóm ở trường hay khu vực đang sinh sống. Hướng dẫn trẻ chọn hoạt động hay nhóm sinh hoạt phù hợp với sở thích và khả năng.
    2. Thường xuyên gợi chuyện và lắng nghe trẻ chia sẻ về các hoạt động và sinh hoạt trong nhóm, trong đó nhắc đến những người bạn mới quen.
    3. Cho phép trẻ mời một vài người bạn đến nhà chơi và tạo ra không khí vui vẻ để bọn trẻ cảm thấy thoải mái. Giữ liên hệ và trò chuyện thân thiện với các phụ huynh khác.
    4. Tạo điều kiện để trẻ có thể đi chơi xa với bạn bè trong nhóm.
    5. Thỉnh thoảng khi xảy ra bất hòa giữa trẻ với bạn bè, đừng nên can thiệp thái quá mà chỉ can thiệp và đưa ra những lời khuyên khi thấy cần thiết.
    6. Vừa thoải mái nhưng đồng thời cũng luôn để mắt đến mọi hoạt động của trẻ để có thể giúp trẻ kịp thời tránh những tác động xấu bất chợt từ bên ngoài.
    [​IMG]
  10. tinybaby

    tinybaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    DẠY TRẺ SỐNG KHÔNG ÍCH KỶ​
    Tính không ích kỷ và sự cảm thông có ý nghĩa gì? Các nhà chuyên môn giải thích đó là điều mà người ta ít nghĩ về bản thân và luôn quan tâm, chú ý đến nhu cầu người khác.Hãy biết cảm thông mọi người. Sự thấu cảm, lòng khoan dung, tình thân ái, sự cảm thông luôn cần thiết cho mọi người và trong mọi hoàn cảnh.
    Những gợi ý sau giúp các bậc cha mẹ phát triển những đặc điểm và tính cách này cho con cái mình:
    Lời khen ngợi:
    Nếu bạn thấy trẻ làm một việc gì đó giúp đỡ người khác thì bạn hãy khen ngợi chúng không ngớt để tán thưởng chúng. Hãy để chúng biết rằng chúng đang làm một điều tốt.
    Sống có trách nhiệm:
    Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối tương quan giữa tinh thần trách nhiệm mà trẻ có và khuynh hướng trẻ nghĩ về người khác. Những nhà chuyên môn cho hay rằng một đứa trẻ sống không có trách nhiệm có thể trở nên hư hỏng và dần mất đi tính chu đáo và mối quan tâm của chúng với người khác.
    Làm gương và tích cực lắng nghe:
    Bạn hãy chỉ cho trẻ thái độ cảm thông bằng chính hành động của bạn, qua cách cư xử và thái độ của bạn mà chúng bắt chước.
    Hãy mở lòng ra để lắng nghe những điều mà con bạn muốn nói, sau đó hãy diễn giải lại những điều đó với con để chúng biết rằng bạn hiểu, quan tâm đến suy nghĩ và tình cảm của chúng.
    Nói ?oXin lỗi?
    Nếu bạn vô tình cư xử không đúng với con thì hãy biết xin lỗi con về điều này. Hãy nói lên suy nghĩ của bạn về những việc làm của chúng. Nếu con bạn nói hay làm điều gì đó tổn thương đến tình cảm của bạn, hãy cho chúng biết. Hơn nữa, nếu chúng làm những điều tốt, cũng nên nói cho chúng.
    Nhớ rằng bản tính vị tha không phải tự nhiên mà có
    Theo các chuyên gia, việc trở nên không ích kỷ là cả một quá trình dài từ suy nghĩ, thực hành những suy nghĩ đó và trở nên trưởng thành hơn. Đừng mong đợi con bạn sẽ luôn nghĩ về người khác hay biết cách thông cảm đến những người đau khổ mà không có sự dạy dỗ, hướng dẫn. Đó là một đức tính tốt mà với vai trò là những bậc cha mẹ, bạn phải giúp đỡ con mình học hỏi những điều đó.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này