1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số biện pháp xử lý và chăm sóc mạ nền cứng vụ xuân 2008

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi minhbom123, 28/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minhbom123

    minhbom123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Một số biện pháp xử lý và chăm sóc mạ nền cứng vụ xuân 2008

    Một số biện pháp xử lý và chăm sóc mạ nền cứng vụ xuân 2008


    Do tình hình rét đậm rét hại kéo dài chưa từng có trong lịch sử, phần lớn diện tích lúa nhóm dài ngày đã cấy ở các địa phương cùng 30-35% diện tích mạ ngắn ngày gieo trước tết âm lịch cũng đã và đang bị chết. Đặc biệt hiện tượng chết chòm (Bệnh Damping) ở diện tích mạ ngắn ngày đã có trên 2 lá. Để đảm bảo có đủ mạ cấy hết diện tích, Sở NN&PTNT Thái Bình xin hướng dẫn một số biện pháp khắc phục và chăm sóc mạ gieo trên nền cứng như sau:

    1. Đối với mạ đã có từ 1,5 lá trở lên (Gieo trước tết âm lịch)
    Khi thời tiết ấm dần, nhất là có nắng, diện tích mạ này sẽ có hiện tượng chết chòm, từng chòm mạ bị héo và chết, chòm mạ chết sau đó lan dần, nếu bị nặng có thể chết 30-40% diện tích. Loại bệnh này thường xảy ra phổ biến với mạ nền cứng và nguyên nhân được xác định là do nấm bệnh tồn tại trên nền gieo, nền gieo bị ô nhiễm, đất chua và nhiều chất độc của hữu cơ chưa phân huỷ hoàn toàn, hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Cách khắc phục:

    - Nếu mạ đã đạt 2,5 lá trở lên có thể tranh thủ làm đất và cấy ngay khi thời tiết ấm dần và nền nhiệt trên 150C, khi cấy cần loại bỏ các chòm mạ đã bị héo chết, trước khi cấy 1 ngày cần tưới nước thuốc Validacin (thuốc khô vằn) 1.5-2 phần nghìn: 2 lắp chai nước thuốc/bình 10 lít nước cho mạ

    - Nếu mạ còn non dưới 2 lá và chưa cấy kịp cần khẩn trương chuyển mạ ra gửi ngoài ruộng-chọn khu ruộng cấy đã làm đất, be bờ khoanh lại tát cạn nước rồi đặt từng tảng mạ liền nhau, giữ không cho nước ngập vào khoang gửi mạ. Trước khi gửi cũng cần tưới nước thuốc Validacin + pennacP cho mạ . Khi gửi ra ruộng cây mạ sẽ tiếp tục sinh trưởng nhưng bệnh chết chòm sẽ bị chặn lại vì môi trường đã được thay đổi. Mạ còn non cần chú ý chuyển luôn cả vòm và nilon che phủ để phòng đợt rét đậm cuối tháng 2 theo dự báo sẽ tăng cường vào 28/2 đến 3/3.
    Sau kết thúc đợt rét này mạ vừa đến tuổi, cấy bình thường.

    2. Đối với mạ gieo bổ sung và gieo sau tết âm lịch.
    Do thời tiết ấm lên trong vài ngày tới, đợt mạ này sẽ nhanh "Ngồi", nhưng cần tránh tư tưởng chủ quan, mạ vẫn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật đã được chuyên ngành khuyến cáo: Gieo nền bùn dầy, lấp kín gốc mạ bằng hỗn hợp đất bột khô+ tro bếp mục, tưới nước lân suppe+PennacP và đặc biệt che phủ kỹ bằng vòm nilon, gieo trên nền đất là tốt nhất.

    Khi mạ có trên 1 lá có thể phun bổ sung bằng phân qua lá như KH, PennacP, nếu thời tiết ấm nhiệt độ trên 150C khi mạ được 2 lá trở lên có thể tưới thúc cho mạ bằng hỗn hợp nước lân Lâm thao +nước giải pha loãng (1 gáo nước giải/thùng 10 lít nước ngâm lân lâm thao).
    Khi mạ có hiện tượng chết chòm cần phun hoặc tưới bằng nước thuốc validacin, nếu có ruộng, và nhiệt độ trên 150C có thể cấy ngay, nếu chưa kịp cần gửi mạ ngay ra ruộng như phương thức gửi đã nói ở trên.

    3. Những ruộng đã cấy mạ nền: cần đảm bảo giữ nước đều trên mặt ruộng, tuyệt đối không bón đạm lót hoặc thúc khi nhiệt độ còn thấp, cần chuẩn bị đủ mạ dự phòng để cấy dặm và cấy bổ sung cho diện tích bị chết sau khi thời tiết ấm lên. Cấy bằng mạ nền coi như biện pháp làm bầu với lúa nên không tổn thương rễ, cây lúa sẽ nhanh hồi phục hơn.

    4. Những ruộng đã cấy giống dài ngày: nếu toàn bộ rễ bị đen, không có rễ trắng nhú ra, hoặc những ruộng bị chết quá 50% số khóm cần mạnh dạn xoá bỏ để thay thế bằng mạ ngắn ngày gieo nền sẽ đỡ tốn công chăm sóc và dặm lại.

    5.Thời vụ cấy lúa xuân: với nhóm ngắn ngày cho phép đến 15/3, nếu gieo muộn cần chọn các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như N-87, Việt hương chiêm, TH3-3, nếu gieo được sớm hơn thì sử dụng TBR-1, Q5, N-97, HT-1 và BT-7..

    Tuân thủ tốt các biện pháp kỹ thuật, có đủ mạ gieo cấy sẽ có một vụ lúa bội thu.
    Ths. Trần Xuân Định

    Ngoc minh suu tam
    từ khoá : kỹ thuật , cây trồng , dinh dưỡng , nông nghiệp , Việt Nam

    Tags: kỹ thuật, câytrồng, dinhdưỡng, nôngnghiệp, việtnam | E*** Tags
    Friday February 22, 2008 - 08:36pm (EST) E*** | Delete | Permanent Link | 0 Comments
    Kỹ thuật trồng cây Quất chơi tết
    Còn có tên thường gọi là quất (Citrus japonica Thung). Họ cam (putaceae). Là cây đặc biệt chơi quả vào dịp tết Nguyên đán. Nếu cứ đê? cây sinh trưởng bình thường thì cây sẽ cho hoa vào tháng 2 âm lịch và quả chín vào tháng 8. Hoa quất cũng thơm nhẹ, sai hoa và cánh trắng đẹp. Nếu trồng vào chậu chỉ cho hoa, chăm sóc tốt lắm mới cho quả nhưng ít. Cây quất đòi hỏi đất phù sa tốt và đượm luân canh hay thay bằng đất phù sa sông vài ba năm một
    lần. Trồng cây bằng cách chiết các cành tơ có 1 - 2 năm tuổi, da vỏ còn xanh, tán đều.

    Chọn cành sau này chỉ cho một thân là tốt nhất. Chiết vào tròng 2- 4 âm lịch và tháng 8 - 9 âm lịch. Cây mới chiết năm đầu cho cây bé ít quả. Năm thứ hai trở đi cây mới to. Cây to có thể tạo dáng nhiều tầng. Cây quất có khả năng ra lộc và cho hoa cả bốn mùa do sự chuyển tiếp thời tiết, kích thích sinh trưởng. Cây mới chiết một năm, sau đợt lộc tháng 2 - 3 cần tỉa bỏ hết nụ hoa chỉ để lại đợt hoa hè tháng 5 - 6. Cây 2 - 3 năm trở lên, hàng năm phải "đảo" tức là phải đào gốc cây với cả vựng đất đặt lên mặt luống vài ba hôm cho lá hởi héo, làm thế để rễ cây không ăn rộng, sau này đánh cây không bị chết và héo lá khi trưng bày. Lượt hoa này sẽ rụng hết. Cây bị thay đổi điều kiện sống đột ngột lộc hoa sẽ ra nhiêu và tập trung, đào 3 - 4 ngày vào khoảng 8 - 15 tháng 4 âm lịch sẽ trồng lại bón nhiều phân tốt hoại mục và luôn giữ ẩm điều chỉnh cành tán cho tròn. Tháng 5 - 6 cây cho hoa, để đạt hoa này thành quả Các đợt lộc sau hái bỏ hết đi để tập trung chất nuôi quả và quả sau này không bị các tầng lá sau
    che lấp quả mới phô ra ngòai tán, người xem mới thấy cây sai qủa Nếu cần chỉ để một vài lộc nhỏ của vụ thu và đông cho cây lúc có quả chín có quả xanh. Hoa và lộc là mốt chơi mới của người Nội. Khi quất có quả ngừng sinh trưởng và gần chín nên tưới nước giải loãng 7 - 10 ngày một lần giữ cho bộ lá thật tốt và mã qủa vàng đẹp.

    Quất hay bị sâu đục thân phải tìm cửa lỗ đục của sâu rồi dùng dây thép nhỏ luồn lên, chọc cho sâu chết vào buổi sáng sớm vì ban đêm sâu thường ăn lên, sáng sớm chưa kịp xuống sâu non của các loài **** phượng papionioder ăn lá nhất là sâu vẽ bùa rất nhỏ ăn vào giữa hai tầng biểu bì của lá tạo thành các đường cong queo làm lá xoăn lại và có các vết thẹo sã mất vẻ đẹp của lá và quả bị rụng nhiều do lá kém quang hợp.

    thiếu dinh dưỡng. Các loại sâu này phải dùng BI58 Vofatox đặc biệt sâu vẽ bùa phải dùng sulfat Nicotin 01% - O,2% và các loại thuốc nội hấp ngấm vào thân cây mới trừ được.
    ( suu tam- ng)
    từ khoá : nông nghiệp, việt nam , kỹ thuật , cây trồng ,
    caytrongb50@yahoo.com
    ngocminh@yahoo.com
  2. fox069

    fox069 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    E *** ted.
    Được fox069 sửa chữa / chuyển vào 19:29 ngày 29/02/2008

Chia sẻ trang này