1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số ca trị liệu

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Candy_, 05/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Một số ca trị liệu

    CHỨNG ĐAU RỐI NHIỄU TÂM THỂ .
    ( stress gia đình )

    Hồ sơ 1

    - Cháu T ,nữ 8 tuổi ,học lớp 2 ( học sinh giỏi ) .Bố đưa đi khám vì : Đau đầu ,đau bụng , mất ngủ . Là con đầu (1/3) ,một em gái ( cùng mẹ ) 5 tuổi ,một em gái ( khác mẹ ) 25 ngày tuổi .
    - Bố 39 tuổi là kỹ sư ,Phó giám đốc một công ty tư nhân - Mẹ chết đã 3 năm ( vì viêm não ) . Sau hai năm mất , bố lấy mẹ kế ( 22 tuổi là một sinh viên đại học ) .
    Kinh tế gia đình khá giả .
    - Chứng đau đầu ,đau bụng , mất ngủ xuất hiện gần 2 năm nay ,chừng 2-3 tháng sau khi bố lấy mẹ kế .Đã dùng thuốc tẩy giun nhiều lần , vẫn ko hết đau bụng .
    - Khám thực thể : ko phát hiện bất cứ triệu chứng thực thể nào có thể cắt nghĩa được chứng đau đầu và đau bụng .
    - Qua trò chuyện ,được biết : cháu luôn nhớ đến mẹ đẻ ,ko rời được những kí ức đau thương lúc đưa tang mẹ , cảnh đám tang ,đắp đất lên mộ mẹ .
    Đồng thời ko thích mẹ kế ,cho rằng mẹ kế lợi dụng lấy bố để hưởng cuộc sống vật chất ; tranh chấp với mẹ kế để dành tình cảm của bố - Nét nhân cách : lo hãi , cảm giác ko an toàn .
    Test về gia đình : Tranh vẽ kèm theo hình bố bé nhỏ ,đứng xa hai chị em ,mẹ kế đứng một mình ,tách xa hẳn ba bố con ; ko vẽ em bé ,con riêng của bố .
    - Chẩn đoán : rối nhiễu tâm thể biểu hiện bằng đau đầu , đau bụng dai dẳng ( mãn tính ) , có liên quan đến stress gia đình ( mất mẹ đẻ và mâu thuẫn với mẹ kế ) .
    - Sau hơn một tháng trị liệu ( 5 buổi ) ,cho trẻ chơi , giải thích cho trẻ về vai trò của người mẹ kế và nhu cầu tình cảm của người cha giúp trẻ thay đổi nhận thức & ứng xử .
    - Giúp trẻ bộc lộ cảm xúc , giảm bớt căng thẳng do stress , trẻ hết các triệu chứng đau .

    Hồ sơ 2

    Cháu A , nam , 13 tuổi , đến khám vì đau đầu , đau ngực , nhức mắt , mệt mỏi .Là con út ( 3/3 ) , hai chị gái lớn hơn 10 và 15 tuổi , bố 57 tuổi kỹ sư , mẹ 55 tuổi , nghỉ hưu - kinh tế gia đình khá giả .
    - Từ lớp 1 đến lớp 6 , năm nào cũng là học sinh tiên tiến , bố mẹ ko kèm cặp gì nhiều .
    Đến học kỳ I năm lớp 7 : khi biết kết quả học tập quá sút kém ( các điểm toán , văn chỉ có 1 và 2 ) , bố mẹ và gia đình tỏ ra rất bất ngờ , lại phát hiện thêm ( điều mà bố mẹ từ lâu nay ko hay biết gì ) : gia nhập băng nhóm, lười học , hay đánh nhau ... bố mẹ tỏ ra rất giận dữ - Bố đánh một trận đau , mẹ cũng đánh một trận .
    Để bù lại , bố mẹ thuê hẳn hai cô giáo dạy thêm ở nhà , ngày học 3 buổi ,cấm ko cho đi chơi với bạn . Từ khi phải học nhiều , cảm thấy đầu óc căng thẳng , người mệt mỏi .
    - Một tuần trước khi vào viện ,thấy con vẫn kêu đau ,tỏ ra rất mệt mỏi , kèm sốt ,mẹ vội vàng đưa con đi khám .
    - Tình trạng lúc vào viện : Người gầy , rất mệt mỏi ,đi ko vững , mẹ phải đỡ , kêu đau rất nhiều - Cháu nói " mắt đau nhức như bị lồi ra ! " - tuy mệt nhưng kể bệnh rõ ràng , mạch lạc , nói với bác sĩ : " cháu đã nói với bố mẹ cháu từ một tuần nay là cháu đau lắm nhưng bố mẹ cháu ko tin ! vẫn bắt cháu phải học nhiều quá ..." Nghe con nói mẹ ứa nước mắt , tỏ ra thương con & rất ân hận ,lo lắng , cuống quýt .
    - Khám thực thể ( lúc vào viện ) thân nhiệt 37,5 độ C , huyết áp 110/70 mmHg ; các bộ phận tim phổi bình thường , hội chứng não - màng não âm tính .
    Soi đáy mắt : bình thường ,ko phù gai thị .
    Các khám nghiệm bổ sung :
    - Chụp tim phổi : ko có tổn thương .
    - Chụp tai mũi họng : họng đỏ .
    - Chụp siêu âm tim : bình thường .
    - Số bạch cầu máu ngoại vi : 4000/mm3 ,Limpho 65% .
    Hai ngày đầu nằm viện ,được chăm sóc tại đơn vị điều trị tích cực ( hộ lý cấp 1 ) ; luôn có nhân viên theo dõi : thân nhiệt 37,5 -38 độ C , rất mệt mỏi ,ăn uống kém . Từ ngày thứ 3 : có bác sĩ tâm lý thăm hỏi , chuyện trò , hiểu rõ thêm những cảm xúc , ý nghĩ , nguyện vọng & ứng xử của gia đình ,đồng thời giải thích cho mẹ cháu hiểu : do thần kinh quá căng thẳng từ hơn một tuần trước vì bị đánh đòn ,phải học cả ngày , kođược chơi với bạn ,bố mẹ ko tin ( cho là giả vờ ) ,lại kèm một đợt sốt cấp tính ( có lẽ một bệnh nhiễm trùng do virut ) nên toàn trạng suy sụp nhanh , kiệt sức .
    Sau mấy ngày được các bác sĩ và nhân viên y tế tận tình chăm sóc , đồng thời người mẹ đã hiểu rõ nguyên do , cảm thấy ân hận & thương xót cho con , các triệu chứng đau nhức dần dần thoái lui , sức khoẻ hồi phục ,ăn uống trở lại bình thường và ra viện khỏi hoàn toàn sau 5 ngày nằm viện . Bà mẹ kể :"được về nhà , cháu mừng lắm như chim sổ ***g ".
    Kết luận : rối nhiễu tâm thể ( đau , nhức ) liên quan đến stress gia đình .


    LỜI BÀN :

    - Đau nhức tái diễn là một rối nhiễu thường gặp ở trẻ .Theo một cuộc điều tra 1.231 học sinh từ 7 đến 11 tuổi tại một trường phổ thông cơ sở nội thành Hà Nội ( thông tin khoa học N-T ,số 3 ,1996 ) cho thấy các tỉ lệ chung là : đau đầu 15,5 % ,đau bụng 1,8% ,đau khớp 9,6% ,đau ngực 2,2 % .Trong số này có tới 90% ko thấy có liên quan đến một bệnh thực thể nào .
    - Trong hai hồ sơ nói trên , rõ là các chứng đau nhức xuất hiện sau biến cố stress xảy ra và tồn tại dai dẳng trong gia đình:đó là stress mãn tính .

    * Trường hợp thứ nhất : cháu gái T , 8 tuổi , vừa chịu một tổn thất rất lớn là phải chia cắt vĩnh viễn với mẹ ( mẹ chết ) , dường như cuộc đoạn tang chưa dứt ( trong kí ức luôn sống lại cảnh đau thương trong đám tang ) thì xuất hiện một biến cố mới : bố lấy một người mẹ kế .Sự hiện diện của thành viên mới trong gia đình ,người mẹ kế này,ko những làm thay đổi các vai trò trong gia đình được cấu trúc lại khi người mẹ mất , mà còn là tác nhân gây ra xung đột mới : sự tranh chấp tình cảm ( tình yêu thương ) của cha giữa T và người mẹ kế . Xung đột nội tâm này ở cô bé tuy ngấm ngầm nhưng dai dẳng ,ko được bộc lộ ,ko lối thoát gây lo hãi làm mất cảm giác an toàn . Tình yêu thương và sự chăm sóc của người cha trước đây dồn vào các con ,thì bây giờ đã chuyển sang một đối tượng đầu tư mới , người vợ kế và đứa con mới ra đời : T cảm thấy tình yêu thương bị tước đoạt ,ít ra là phần lớn ,đó là thất tình . Nỗi lo hãi chiếm đoạt tình yêu cứ lớn dần lên cùng với cảm giác thiếu an toàn : đó là nguồn gốc gây ra stress .Nỗi lo hãi này tồn tại dai dẳng ,bị dồn nén trong vô thức được phóng chiếu lên hình vẽ : người cha bé nhỏ đứng phía sau cách xa các con ,tượng trưng chotình yêu thương đã bị tước đoạt , người mẹ kế ở rất xa dường như tách hẳn đơn vị gia đình cũ ( ba bố con ) ,tượng trưng một kẻ xa lạ ko gắn bó gì ( ko có vai trò gì ) với nhu cầu được yêu thương , đứa bé là con mẹ kế hoàn toàn ko có mặt được xem như nguồn gốc tước đoạt tình yêu thuơng , một " kẻ thù " cần xoá bỏ .
    Nỗi lo hãi ,sự hẫng hụt nói trên ko được bộc lộ thành lời hoặc hành vi ,hoặc giận dữ mà chuyển thành các cảm giác đau : đau đầu , đau bụng & mất ngủ ,đó là quá trình thực thể hoá một stress tâm lý ,gọi là rối nhiễu tâm thể đau bắt nguồn từ khổ .
    Sau hơn một tháng được chăm chữa ( tri liệu tâm lý ) ,nhờ thái độ ân cần , tấm lòng cởi mở của bác sĩ và nhân viên , tinh thần được nâng đỡ ,nỗi buồn được chia sẻ và nhờ được giải thích về trách nhiệm với gia đình, T dần lấy lại được lòng tin yêu & thay đổi ý nghĩ về người mẹ kế ( cấu trúc lại nhận thức , đánh giá tầm quan trọng của tác nhân gây stress - người mẹ kế ) nên nỗi khổ nhẹ dần và các cảm giác đau cũng biến mất .

    * Trong trường hợp thứ hai ,stress bắt nguồn từ ứng xử rối nhiểu của gia đình .Thay vì tìm hiểu lí do dẫn đến học tập sút kém của con và có hành vi nâng đỡ cho con thì cha mẹ lại tỏ ra giận dữ ,có hànhvi xâm kích và trừng phạt bằng bạo lực ( A đã chịu hai lần đòn ) , dường như để bù lại nỗi thất vọng ko đáp ứng được nỗi mong chờ thành đạt nơi đứa con ( một hình thức phóng chiếu ) - việc bắt con phải học ngày ba ca , cấm ko được chơi với bạn bè ,đã gây ra căng thẳng tâm trí vượt quá sức chịu đựng và tệ hại hơn nữa là cắt đứt nguồn giao tiếp với bạn bè ,giờ đây đang là đối tượng đầu tư chính về nhu cầu cảm xúc , nhu cầu tự khẳng định , nhu cầu đồng nhất hoá của lứa tuổi 13 mà bố mẹ thì ko còn đáp ứng được nhu cầu này bữa . Sự hụt hẫng này tạo ra một xung đột mới gây xáo trộn trong quan hệ tương tác và làm mất đi thế nội cân bằng ( homeostasis ) trong quan hệ gia đình ,và đó là nguồn gốc gây ra các chứng đau ( đau đầu ,đau ngực , nhức mắt ...) . Ngoài ra khi bố mẹ ko tin vào những điều than phiền đau nhức của con ,cho con là giả vờ thì A cũng mất lòng tin nơi bố mẹ ,sinh ra lo hãi ,thất vọng và có chiều hướng trầm nhược ( mệt mỏi ) . Trong một tình huống bi đát như vậy ,sức đề kháng hầu như suy sụp thì một bệnh nhiễm trùng cấp tính ập đến ,được xemlà một tác nhân gây stress khác trong lúc nguồn năng lượng của cơ thể , tinh thần cũng như vật chất bị tiêu hao ,thì A bị đẩy vào một tình trạng nguy kịch khẩn cấp là điều khó tránh .
    - A đã được đưa vào một đơn vị chăm chữa tích cực ,ko phải chỉ về mặt thể chất ( sinh học ) mà cả về mặt tâm lý-xã hội ( các nhân viên , thày thuốc ngày đêm chămsóc ân cần ,là một nguồn nâng đở to lớn vào lúc này ) và nhất là trước thái độ ân hận xót thương của người mẹ - lòng tin và tình thương yêu đã được trả lại - sau khi được giải thích rõ duyên cớ ngọn nguồn đã gây ra biến cố này , thì A mau chóng được phục hồi sức khoẻ và các chứng đau cũng biến mất ,chưa được một tuần .


    Nguồn :
    BS Nguyễn Xuân Nguyên ,N-T bv Sain Paul 25-1-1996 .




    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 05/04/2005
  2. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    STRESS VÀ CHÁN ĂN TÂM LÝ
    TỪ MỘT BỆNH NHÂN CHÁN ĂN TÂM THẦN ...
    Cháu B , 14 tuổi , học sinh lớp 8 , quê ở Hương Khê , Hà Tĩnh , vào điều trị tại khoa Tâm thần bệnh viện Nhi ngày 10/2/1999 do bị chứng chán ăn và trầm cảm .
    Bố mẹ cháu đã báo cáo rằng trước đây tính tình cháu cởi mở , thích đùa nghịch . Cháu bị chứng chán ăn khoảng 7 tháng trước đây . Lúc đầu gia đình thấy cháu ít nói dần , ít giao tiếp và ăn ít dần , sau đó cháu ko chịu ăn cơm , rồi bỏ ăn . Gần ba tháng trước khi vào viện , cháu hầu như ko ăn cơm , chỉ uống nước & uống một cốc sữa hoặc ăn chút hoa quả . Cơ thể suy kiệt , đờ đẫn , xuống cân rất nhanh . Trọng luợng cơ thể từ 32 kg tụt xuống chỉ còn 24kg . Gia đình lo sợ đã đưa đi khám ở bệnh viện Bạch Mai , rồi bệnh viện Xanh Pôn . Tại các bệnh viện này , các bác sĩ đã chiếu , chụp tim , phổi , và làm các xét nghiệm máu , điện não nhưng ko phát hiện rõ bệnh gì .
    Trước đây , cháu thường kêu mệt , tức ngực khó thở ; ko thèm ăn , sau khi tan học về chỉ thích lên gác nằm một mình , ngủ thiêm thiếp , từ chối mọi cuộc nói chuyện hay giao tiếp . Một vài lần bố mẹ động viên ko được , đã ép ăn thì cháu nôn ra và nói rằng rất sợ mùi cơm , mùi thịt gà và các mùi thức ăn khác . Trước khi vào viện vài tuần , cháu bị sốt , thêm chứng co giật ở mặt , cả tay và đau buốt đầu .
    Cháu B vào viện trong tình trạng sức khoẻ tiều tụy , da bọc xương , suy kiệt toàn thân . Sau hai tuần điều trị hồi sức tích cực bằng truyền đạm , đường Glucô và ăn bằng ống xông , các bác sĩ vẫn chưa thực sự tìm ra căn nguyên của chứng bệnh này . Họ đề nghị thử trị liệu bằng các biện pháp tâm lý .
    Tiếp xúc buổi đầu tiên , bệnh nhân ủ rũ , ko nói . Khi gặng hỏi cháu chỉ nói vài từ giọng yếu ớt , mắt lờ đờ , ko muốn vận động , chỉ ngồi bó gối , nhắm mắt gục đầu . Trước đó vài tháng , cháu B đã đến điều trị tại viện này hai lần .
    Lần 1 kéo dài ba tuần , sử dụng thuốc trầm cảm , trị liệu trò chơi vẽ tranh và vận động , khuyến khích ăn . Cháu có khá hơn , ra viện ( cháu ăn được 1 bát cơm / 1 bữa ) , tăng 2 kg . Nhưng về nhà đi học được ba ngày sau lại bị lại , phải vào viện lần 2 . Lần 2 cháu nằm bốn tuần cũng đỡ hơn . Nhưng về nhà được vài tuần sau cháy lại bị lại và lần này vào viện cháu ở tình trạng sức khoẻ xấu nhất . Trẻ nằm liệt giường , nôn , rung giật cơ mặt , đau tức ngực , khó thở , đặc biệt thường có những cơn co cứng chân tay và toàn thân rất nhanh & đau đầu triền miên .
    Các phương pháp trắc nghiệm ( Beck , Zung và STAI ) phỏng vấn đã chỉ ra rằng cháu B có triệu chứng của những rối nhiễu tâm lý sau đây : Mức độ cao của trầm nhược , mức độ đáng kể của lo hãi , mức độ cao của trạng thái cô đơn , lẩn tránh các cuộc tiếp xúc xã hội và mức độ cao về trạng thái bất an - đau cơ thể .
    ĐIỀU KIỆN TIỀM ẨN & THỜI ĐIỂM PHÁT SINH
    Cháu B là con cả của một gia đình hoà thuận , bố mẹ cháu đều là giáo viên cấp II ( bố là hiệu trưởng ) . Cháu học giỏi , ham học , chăm học và là lớp trưởng .
    Được vào lớp chọn , rồi tham gia vào đội học sinh giỏi của tỉnh ( để có được thành tích này cháu đã phải cố gắng quá sức ) . Nhưng khi cháu thi ko thành công , cháu rất buồn , học sút , cháu hay kêu mệt và từ đó nói ít , biếng ăn . Liên tiếp sau đó cháu thôi ko làm lớp trưởng và ko được học ở lớp chọn ..
    Như vậy chứng chán ăn của cháu B là hậu quả của những stress liên tiếp bắt nguồn từ những thất bại học đường , những mong muốn thái quá về vị trí và kết quả học tập ( điều kiện phát sinh bệnh lý ) . Thêm vào đó là một nhân cách ít từng trải , ít có khả năng chịu đựng thất bại , dễ bị tổn thương về mặt xúc cảm ( điều kiện tiềm ẩn ) , cũng có thể có cả những biến loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì ( điều kiện cộng hưởng ) .
    Những stress này thoạt đầu gây ra những rối loạn chức năng của hệ thống tiêu hoá như cảm giác đói , ko thèm ăn , đau tức ngực khó thở , chướng bụng , đầy hơi , khó tiêu . Phản ứng với cảm giác này , cháu biếng ăn dần & chỉ ăn những thức ăn dễ tiêu như bánh mì , sữa , đậu phụ , rồi sau đó bỏ ăn như là hậu quả tất yếu của stress và trầm cảm kéo dài . Rồi sự mệt mỏi , buồn chán , mặc cảm tự ti dẫn đến phản ứng từ chối giao tiếp , thích nằm một mình trên gác . Ưu tư trầm cảm đả thương tì vị ( theo cách hiểu đông y ) tiếp theo ảnh hưởng đến các tạng phủ khác , làm rối loạn chức năng của các cơ quan này ...
    QUÁ TRÌNH TRỊ LIỆU
    Một chương trình trị liệu tổng hợp gồm những liệu pháp sau đây đã được tiến hành trong 8 tuần ( mỗi tuần 3 buổi ) :
    1. Điều chỉnh lại nhận thức : NHững cuộc nói chuyện với bệnh nhân & phỏng vấn gia đình đã tiết lộ rằng cháu B có những nhận thức ko phù hợp như : có những mong muốn thái quá ( mong đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh ) , những niềm tin ko hợp lý ( ko thể vào lại đội tuyển học sinh giỏi , ko thể vào học ở lớp chọn nửa ... ) và sức ép lớn từ phía gia đình liên quan đến kết quả học tập sút kém , đến việc biếng ăn uống . Vì vậy liệu pháp nhận thức được sử dụng là hợp lý . Liệu pháp này tập trung giúp cháu B nhận dạng những ý nghĩ , niềm tin ko hợp lý thay thế chúng bằng những ý nghĩ niềm tin hợp lý hơn , nhất là giúp cháu nhận rõ hậu quả tiêu cực của việc bỏ ăn kéo dài dẫn đến việc làm suy kiệt toàn bộ cơ thể .
    2. Luyện tập thư giãn : Cháu B đã được hướng dẫn kĩ thuật thư giãn từng nhóm cơ , kết hợp với việc kiễm soát hơi thở để loại bỏ dần cảm giác tức ngực , nghẹt thở . Sau đó là kĩ thuật xoa bóp vùng bụng để phục hồi các chức năng bình thường của nội tạng , đặc biệt là hệ thống tiêu hoá .
    3. Giải mẫn cảm hệ thống : ám sợ mùi cơm , mùi thịt , có phản ứng muốn nôn với thịt gà là điều kiện để chúng tôi chọn liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống . Bắt đầu bằng việc thảo luận với cháu B một loạt tình huống gây lo âu , sơ hãi liên quan đến việc ăn uống và sau đó yêu cầu cháu tưởng tượng trong trạng thái thư giãn lần lượt các tình huống đó , mỗi khi cháu có cảm giác lo âu , sợ hãi , cháu giơ tay báo hiệu và lúc đó cháu được yêu cầu bình tĩnh dừng tưởng tượng lại , tập trung vào vùng tim , quán tưởng tim đập chậm lại , hơi thở chậm lại , toàn thân giãn mềm .
    Tiếp theo đó cháu được khuyến khích ăn cơm , lúc đầu chỉ một chút , sau tăng dần lên & cảm giác muốn nôn được khống chế bằng việc khuyến khích cháu nhai thật kỹ , tập nuốt nước bọt trước và sau khi ăn : liệu pháp này có hiệu quả rõ rệt , sau 3 tuần điều trị cháu đã ăn được một bát ( chén ) rồi tăng lên 2 bát , bắt đầu có cảm giác thèm ăn & hoàn toàn mất cảm giác buồn nôn .
    4. Huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề : Tại sao những lần vào viện trước , cháu có đỡ nhưng khi về nhà chỉ sau vài ngày cháu lại bị lại ? Lý do chính phải chăng là cháu thiếu kĩ năng giải quyết có hiệu quả với những tình huống gây stress ở trường ? Bắt đầu bằng việc nhận thức rằng tình huống gây stress là ko thể tránh khỏi , vậy cách tốt nhất là chấp nhận nó như là sự thử thách rèn luyện bản lĩnh cá nhân . Cháu được huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề qua mô hình lý thuyết & một loạt các tình huống giả định . Với từng tình huống cụ thể , cháu đều thực tập các bước : xác định đúng bản chất của tình huống , nảy sinh các giải pháp có thể , đánh giá hậu quả của từng giải pháp để chọn giải pháp tối ưu , thực hiện và đánh giá hiệu quả sau đó điều chỉnh . Bằng phương pháp này cháu được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống khó khăn đa dạng của cuộc sống .
    5. Luyện tập các bài tập dưỡng sinh yoga : Cháu B được tập một số bài tập dưỡng sinh đặc biệt được rút ra từ các bài tập yoga - khí công dưỡng sinh . Đó là các bài tập làm mềm dẻo cột sống , làm tăng nhu động của nội tạng và đặc biệt các bài tập thở huyệt , thở nội tạng để kiểm soát các trạng thái xúc cảm ko bình thường của cơ thể . Nhờ những bài tập này , cháu B đã loại bỏ được trạng thái đau đầu sau 4 tuần trị liệu .
    Sự thành công của quá trình trị liệu này chính là sự phối hợp các liệu pháp cùng tham gia trị liệu & sự hợp tác rất tốt của bệnh nhân , gia đình ( mẹ ) và nhà trị liệu . Cháu tin vào kết quả trị liệu , chăm chỉ và tự giác luyện tập ngay cả khi ko có mặt nhà trị liệu .
    KẾT QUẢ
    Tuần đầu tiên trước khi bắt đầu quá trình trị liệu , là một loạt các trắc nghiệm , quan sát , ghi chép đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh với tuần xuất cao của những cơn đau đầu , tức ngực khó thở , co giật tay & mặt . NHưng chỉ 3 tuần sau khi bắt đầu quá trình trị liệu , các triệu chứng trên đều giảm . Những cơn tức ngực khó thở giảm ngay trong tuần thứ hai , còn đau đầu và co giật ở mặt giảm hẳn ở tuần thứ tư . Sau 7 tuần trị liệu thì hầu như cháu đã khỏi hẳn các triệu chứng trên và cháu đã phục hồi lại khoảng 80%-90% khả năng ăn uống bình thường ( có cảm giác đói , thèm ăn và ăn hai bát / 1 bữa ) .
    Tuần cuối cùng trước khi ra viện , khám lâm sàng xác nhận cháu tăng 11kg ( cân nặng 36kg ) so với lúc vào viện , các chức năng tâm sinh lý đã trở lại bình thường , đặc biệt cháu rất tự tin rằng mình có thể kiểm soát được các stress ở học đường trong tương lai . Cháu xuất viện ngày 28/4/1999 trong trạng thái sức khoẻ tốt .
    Kết quả theo dõi 5 tháng sau khi kết thúc trị liệu , cháu đôi lúc còn có biểu biện trầm cảm nhưng nhìn chung đã bình thường gần giống như trước khi bị bệnh .
    LỜI BÀN
    Sự ko thành công của những lần điều trị trước là do nặng về dùng thuốc , xem nhẹ liệu pháp tâm lý , xem trầm nhược như là nguyên nhân dẫn đến chán ăn , chứ ko xem stress học đường là nguyên nhân gốc , điều trị chống trầm cảm là phương pháp điều trị chứng - cách điều trị ngọn . Bỏ gốc , điều trị ngọn chỉ đỡ tạm thời , khi trở lại điều kiện cũ , bệnh sẽ tái phát .
    Nguồn :
    Bs : Nguyễn Công Khanh
    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 08/04/2005
  3. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    STRESS và CHỨNG TIC ( MÁY GIẬT CƠ )
    Cháu Đ.H.V - nam , 15 tuổi , học lớp 9 ( ham học , học giỏi , đã thi Ôlimpic Tiếng Anh liên trường đoạt giải ba ) quê ở Vĩnh Phúc . Mẹ đưa đi khám vì cháu bị chứng TIC ( máy giật cơ ) , khó nói .
    Cháu bị chứng này đã vài tháng do một lần cô giáo gọi lên bảng trả lời , cháu trả lời được mấy câu rồi ấp úng , không nói được nữa , các bạn trong lớp cười ( cháu kể lại lúc đó cảm thấy không nhớ gì cả , thấy tim mình đập rất nhanh , tức thở , nghẹn ở cổ ...) .Từ đó cháu cảm thấy khó nói , máy giật cơ mặt , cơ mắt , nhưng cháu ko nói cho bố mẹ biết .Khoảng hơn hai tháng sau bố mẹ mới phát hiện ra , đưa xuống Khoa Tâm thần , bệnh viện Nhi Thụy Điển khám .
    Hoàn cảnh gia đình
    Bố là sĩ quan quân đội , mẹ là cán bộ văn phòng , cháu V là con lớn trong gia đình , dưới V là một em trai 8 tuổi . Cuộc sống gia đình không có gì bất thường .
    Thăm khám và chẩn đoán
    Mẹ đưa cháu đến gặp chúng tôi và kể về quá trình bị bệnh của cháu . Khi chúng tôi quay sang hỏi về bệnh tình của cháu , cháu vừa định nói thì lập tức xuất hiện cảm giác nghẹn lấy cổ , máy giật cơ mặt , cơ mắt liên tục , hai cánh mũi phập phồng , tim hồi hộp mạnh ...khoảng 10-12 phút sau cháu mới nói được , nhưng chỉ được vài câu TIC lại xuất hiện lại ...
    Cháu V ham học , chăm học và có những ham muốn về kết quả học tập ( cố gắng học để giữ danh hiệu học sinh giỏi ) . Đó là những tác nhân gây stress trường diễn , tuy nhiên , điểm khởi đầu "bệnh lý " là một stress xúc cảm trong tình huống bị gọi lên bảng , cảm giác lo sợ đột ngột , tim hồi hộp đã dẫn đến phản ứng của cơ thể co giật đột ngột . Cháu V ko có khả năng giải toả stress này và sự lo sợ hẫng hụt này chuyển thành phản xạ được điều kiện hoá - máy giật cơ mỗi khi có một kích thích xúc cảm . Như vậy , chứng TIC này chính là quá trình thực thể hoá một stress về tâm lý và nó ngăn cản chức năng hoạt động bình thường của các giây âm thanh làm bệnh nhân mất nói , hồi hộp trong khoảng thời gian ngắn .
    Cách điều trị
    Mục tiêu trị liệu nhằm vào việc bỏ chứng TIC và kiểm soát xúc cảm . Để đạt được mục tiêu này , chúng tôi đã áp dụng một nhóm các liệu pháp sau đây :
    1. Tập thư giãn , kiểm soát nhịp tim , hơi thở : thư giãn là liệu pháp tốt nhất giúp trẻ này ứng phó được với chứng máy giật cơ và hoá giải cơn "hồi hộp " . Trẻ được hướng dẫn kĩ năng thư giãn , cách thở bằng cơ hoành để điều hoà cảm xúc mỗi khi xuất hiện cơn TIC , hồi hộp , trẻ đưa tay lên vùng tim , miệng đọc thầm " tim tôi đập chậm lại ...chậm nữa , thật đều " , trong khi toàn thân buông lỏng tất cả các cơ . Bằng cách này trẻ học được cách ứng phó với xúc cảm gây hồi hộp và tự mình hạ nhịp tim .
    2. Dùng liệu pháp tràn ngập và chìm ngập để giải mẫn cảm với chứng máy cơ . Trẻ được yêu cầu ngồi yên trong tư thế thoải mái , toàn thân thư giãn , tự tưởng tượng ra cảnh lớp học , cô giáo gọi mình lên bảng trả lời ...khi phản ứng xúc cảm hồi hộp , máy giật cơ xuất hiện , trẻ giơ tay báo hiệu . Ngay lúc đó , trẻ được yêu cầu stop - dừng tưởng tượng lại , đặt tay lên ngực , tập trung vào vùng tim , tự ra lệnh thầm " tim đập chậm lại ...thật chậm , thật đều ..." .
    Trẻ cũng được yêu cầu đứng dậy đọc một bài thơ hoặc đoạn văn để chủ động gây ra sự hồi hộp . Khi hồi hộp , máy giật cơ đang xảy ra , trẻ chủ động lặp lại cách thư giãn trên .
    3. Trẻ được hướng dẫn một số bài tập giúp ngăn cản , làm chậm phản xạ máy giật cơ . Đó là các bài tập phát âm kéo dài các âm aaaa....ôôôô ...hay êêêê , " nuốt nước bọt " và " rung lưỡi " , " rung cuống họng "...
    Kết quả
    Sau gần hai tuần điều trị luyện tập tích cực bằng các liệu pháp tâm lý được mô tả trên đây , cháu V đã giảm hẳn 70-80 % chứng TIC này ( giảm cả ở tần suất , tình huống điều kiện xuất hiện và thời gian tồn tại ) . Và điều quan trọng hơn là cháu V đã học được cách đối phó với chứng TIC này , từ đó có thể chủ động ra khỏi trạng thái máy giật cơ ko cần sự giúp đỡ trực tiếp của bác sĩ tâm lý .
    Cháu V ra viện , về trường tiếp tục học tập với những yêu cầu cụ thể sau trị liệu : về nhà tiếp tục luyện tập thư giãn , luyện các bài tập làm chậm chứng TIC . Kết quả thông báo bằng điện thoại 3 tháng sau đó cho biết cháu đã hoàn toàn khỏi chứng TIC - máy giật cơ .
    Nguồn :
    Nguyễn Công Khanh ,
    Tâm lý trị liệu
    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 11/05/2005

Chia sẻ trang này