1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

một số câu hỏi nữa về tĩnh điện ( bổ sung cho Hai)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi duckiencb, 07/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duckiencb

    duckiencb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    một số câu hỏi nữa về tĩnh điện ( bổ sung cho Hai)

    Bai 1:
    Có 2 quả cầu A ,B đặt trong môi trường cách điện hoàn taòn.2 quả cầu được treo tren 2 dây ko dẫn điện, quả cầu A tích điện dương,cầu B ko tick điện, A và B cách nhau khoảng la d. người ta đo được lực điện bằng 0.Hỏi B có tíck điện được ko?
    Bài 2:
    cho 1 điện trường E, trong đó điện thế tại A lớn hơn điện thế tại B, khi đó đặt vào A,B 1 dây dẫn ,mà dây dẫn ko có dòng điện chạy qua. Tại sao?
    Bài 3:
    cho 1 khối cầu đồng chất, trong khối có 1 lỗ nhỏ ticks điện.Nối từ trong lòng khối đó với quả cầu B bằng 1 dây dẫn .ta biết điện trường trong khối la 0, VẬy quả cầu B có tíkc điện hay ko? TAi sao?
    Bài 4:
    cho 1 điện trường E, và 1 khung dây abcd hình chữ nhật, đoạn AB nằm trong điện trường E, đoạn CD nằm ngoài điện truong E
    BC va AD đóng vai trò làm dây dẫn.Như vậy sẽ có suất điện đông qua AB,và có dòng điện qua ABCD, Như vậy có là 1 động cơ vĩnh cửu ko? TẠi SAo?
    chu ý: Điện truờng E là có Sẵn,
  2. duckiencb

    duckiencb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    sao ko ai trả lời em vậy, hay là nhỏ quá ko thicks trả lời.nhưng mnọi thứ đều bắt nguồn từ cái nhỏ nhất mà
  3. hieppt

    hieppt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    câu 1:cho rằng lực điện =0 là ko đúng nếu các quả cầu có kthc.B có tích điện do hg ứn(điện tích phân bố lại trên bề mặt B)
    câu 2:to thực sự ko hiểu tại sao có chênh lạch điện thé mà lại ko có dòng?phải chăng dây ko dẫn điện?
    câu 3:lỗ tích điện là cái gì?Trong lòng vật dẫn thì ko thể có đtích đc(đk cb tĩnh điện)
    câu 4:năng lượng của "đọng cơ vĩnh cửu ấy" thực ra là do điện trg cung cấp.Chẳng có ĐCVC ở đây cả.Phải mất năng luợng để duy trì Đtrg
    Đơngiản như trg hợp 1 điện tích bị đẩy hoặc hút bởi ĐT thôi.Thế năng=>động năng.
    xin bạn cho thêm ý kiến
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    1) 2 quả cầu treo song song, (bằng kim loại) 1 quả cầu đuợc tích điện. Nếu 2 quả cầu treo gần nhau , hiệu ứng tĩnh điện sẽ xẩy ra. Quả cầu mang điện tích , tạo ra điện truờng, điện truờng này sẽ đẩy các điện tích cùng dấu và hút các điện tích trái dấu lại gần quả cầu có điện tích, va sẽ tạo ra lực hút giữa 2 quả cầu.
    2) giữa A và B có 1 điện truờng, 1 đoạn dây điện đuợc đặt trong khoảng AB, điện truờng sẽ đẩy điện tích + chạy cùng chiều với nó, và điện tích - chạy nguợc chiều với nó , như vậy sợi dây đã bị phân cực một đầu + , một đầu - cho đến khi điện truờng do chúng tạo ra cân bằng với điện truờng ngoài (E) thì hiện tuợng sẽ ngưng lại do đó không có dòng đieẹn chạy trong dây dẫn.
    3) mặc dầu điện tích thuờng phân bố ở vỏ ngoài của quả cầu KL, nhưng các điện tích tự do có thể đi đến bất cứ chỗ nào trong khối KL do đó nó sẽ theo dây dẫn sang quả cầu thứ 2. vì ở bên đó điện thế thấp hơn.
    4) Nếu có dòng điên chạy trong khung dây , cũng không phải là đông cơ vĩnh cửu, vì năng luợng của dòng điện do điện truờng ngoài cung cấp
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    =====================================
    1. Mọi vật chất đều cấu tạo bởi hạt nhân tích điện dương và vỏ e tích điện âm. Nếu quả cầu B dẫn điện được thì sẽ bị A hút do có e tự do phân bố lại điện tích. Nếu quả cầu B không dẫn điện thì cũng có phân bố lại điện tích cục bộ của từng phân tử, nguyên tử nên cũng bị A hút. Như vậy đầu bài cho B không chịu lực hút có nghĩa là nó hoặc không có cấu tạo bởi nhân dương và vỏ điện tử âm, hoặc cấu tạo vỏ e quá bền vững, không thể bị phân cực cục bộ, do vậy không thể tích điện. Chắc không có vật liệu nào như vậy.
    2. Khi cho 1 dây dẫn vào một điện trường thì các điện tử trong dây sẽ phân bố lại cho tới khi E'' = -E. (điện trường trong lòng dây dẫn bằng 0). Như vậy sẽ có một dòng điện tức thời ở thời điểm bỏ dây vào, sau đó ngừng, i = 0.
    3. Câu này chưa rõ, yêu cầu tác giả vẽ hình hoặc giải thích thêm.
    4. Khi cho phần AB của khung dây vào điện trường (như hình vẽ), ta có Ua>Ub, về nguyên tắc sẽ xuất hiện sự dịch chuyển điện tích trong đoạn AB. Nhưng AD và BC là dây dẫn nên Ua =Ud và Ub=Uc. Ta thấy hiệu điện thế của AB bằng với hiệu điện thế của DC. Do vậy không có dòng điện nào được tạo ra mà chỉ có sự dịch chuyển điện tích tức thời giữa AB và DC (tương tự câu 2). [​IMG]
  6. duckiencb

    duckiencb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Ub=Uc,Ua=Ud,mà dây CD la trung hoà về điện, ko chịu ảnh hưởng của điện trường?
    câu 4 trả lời em chưa hiểu?
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Các đoạn AD và BC nằm vuông góc với phương của từ trường nên không nẩy sinh hiệu điện thế. Bản thân đó là các dây dẫn nên điện thế trên đó phải đồng đều, do vậy Ua = Ud và Ub = Uc.
    Một cách giải thích khác theo năng lượng : Thế năng của 1 điện tích tại điểm A lớn hơn tai điểm B nên nó sẽ di chuyển từ A đến B (điện tích dương). Như vậy về quan điểm thế năng, điện tích đó ko thể tự đi tiếp về A mặc dù là đi theo đường khác (B-C-D-A)

Chia sẻ trang này