1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số câu hỏi về du lich sinh thái tại Việt Nam?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi CAUBEBUTCHI, 28/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CAUBEBUTCHI

    CAUBEBUTCHI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2001
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    0
    Một số câu hỏi về du lich sinh thái tại Việt Nam?

    Chào các bạn,
    Mình muốn hỏi một số vấn đề về du lịch sinh thái tại VN như sau:
    1. Chính sách quản lý của nhà nước bây giờ ntn? Có thay đổi gì lớn trong vài năm gần đây không?
    2. Số lượng khách du lịch tại các khu sinh thái vài năm gần đây? Số liệu thống kê? Lợi ích của nhà nước và nhân dân sống xung quanh vùng này (vd như thu nhập của dân xung quanh vùng bằng cách mở nhà nghỉ, bán hàng ăn, phục vụ...?)
    3. Ảnh hưởng của du lịch sinh thái lên môi trường (ô nhiễm..), và ảnh hưởng của nó đến đời sống của nhân dân quanh vùng (vd: tệ nạn nhiều, sử dụng lao động trẻ em trong việc hướng dẫn du lịch hay buôn bán...)

    Mong được các bạn trao đổi! Cám ơn nhiều!


    Suốt đời giữ lòng thanh tịnh
    Không để nữ sắc quấy rầy
    Ăn ngủ điều độ
    Học hành tiến bộ
    Cha mẹ vui mừng
    Bạn bè mến mộ
  2. plasmit

    plasmit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    để trả lời đựoc hoàn chỉnh câu hỏi này thì chẳng khác nào đã cơ bản hoàn thành 1 bài báo cáo nghiên cứu khoa học!
    Lời khuyên của tôi:
    1. Vào trang web của tổng cục du lich VN: vietnamtourism.com, tìm trong phần chính sách đầu tư.
    2. Các số liệu thống kê tốt nhất là đến tận sở DL sở tại để hỏi xin số liêu. Nếu không có thế đến tổng cục thống kê VN số 2, Hoàng Văn Thụ, HN hỏi.
    3. Động não nghĩ + tìm sách + search Net + Đến phỏng vấn người dân tận địa điểm DL đó.
    Chúc thành công nhé!
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Mình gửi một số tin về du lịch sinh thái mà mình suu tầm hồi lâu (lưu trong kho tài liệu của mình, mình thấy tin nào về môi trường đều save lại, khi cần đến phần nào thì mở ra xem):
    Gợi ý cho một Đà Lạt sinh thái
    [​IMG]
    TTCN - Ông Victor Alneng đang làm việc tại Trường đại học Đà Lạt. Với tình yêu Đà Lạt, ông đã có bài phát biểu ấn tượng tại hội thảo kỷ niệm 110 năm Đà Lạt. Nhận thấy những nhận xét và gợi ý của ông có thể áp dụng được không chỉ ở Đà Lạt mà còn ở TPHCM và các TP khác của VN, TTCN xin giới thiệu với bạn đọc gợi ý của ông.
    Đà Lạt có thể sẽ phát triển ngày một đa dạng hơn, nhưng nên chọn du lịch sinh thái và du lịch thiên nhiên như một trong các hướng chủ đạo. Du lịch sinh thái là những cách thức tổ chức sao cho không phá hủy môi trường tự nhiên, hoặc ít nhất nó cũng phải có những tác động tích cực tới môi trường tự nhiên.
    Những dự án trồng rừng, các tu bổ về mặt kiến trúc, cấm xe gắn máy vào cuối tuần ở trung tâm thành phố, kế hoạch làm sạch hồ Xuân Hương và thác Cam Ly là những bước đi quan trọng khởi đầu của Đà Lạt theo hướng du lịch sinh thái.
    Những gợi ý thiết thực
    Trên đường phố Đà Lạt cũng như các điểm du lịch đã xuất hiện khá nhiều những chai nước khoáng bằng nhựa vứt lăn lóc đây đó hay là chất thành đống bên vỉa hè. Tất cả đều là sản phẩm thải ra của khách lữ hành. Thật nguy hiểm khi mỗi năm có hàng triệu chai nhựa như thế tồn đọng ở thành phố này mà không được tái chế. Cần phải tạo cho du khách một thói quen bằng cách thiết lập các thùng lớn nhận các chai nước rỗng này, trước hết là ngay trong các khách sạn (chưa có khách sạn nào của VN có được cách thức này), sau đó là trên các trục lộ lớn kèm theo một thông điệp được gắn trên thùng ?oLàm ơn giữ gìn thành phố của chúng ta sạch và xanh? (Keep our city clean and green).
    Điều này sẽ tạo ra sự tín nhiệm rằng Đà Lạt là một thành phố sinh thái và buộc họ phải cân nhắc trước khi hành động. Cũng sẽ rất tốt nếu trong các khách sạn và rải rác khắp thành phố có các cửa hàng (hay xe lưu động) bán nước khoáng bơm có ga cho khách giá rẻ để họ có nước uống mà chỉ cần sử dụng một vỏ chai suốt thời gian lưu trú ở Đà Lạt, thay vì phải vứt bỏ ít nhất 3-4 vỏ chai trong một ngày với dung lượng 0,75l.
    Ẩm thực cần được coi là một trong các sản phẩm quan trọng bậc nhất thu hút khách du lịch và tạo ra nét độc đáo cho Đà Lạt. Với du khách nước ngoài, các món ăn và cách nấu nướng của người VN rất mới mẻ và có phần kỳ lạ. Đà Lạt dường như chưa tạo ra được sắc thái ẩm thực riêng của mình. Một số người tự hào về việc Đà Lạt có nhiều món ăn từ động vật hoang dã cho khách. Các bạn nên hiểu đây không phải là loại thực phẩm có thể thúc đẩy du lịch sinh thái, với khách nước ngoài thì loại thức ăn này không được ưa thích, thậm chí họ tẩy chay vì đó là tội ác đối với thế giới tự nhiên. Việc người phục vụ biểu diễn cắt tiết con dơi, móc mật rắn, moi óc khỉ, rót rượu ?otam xà, ngũ xà? cho thực khách ngay tại bàn thật sự đã gây sốc cho du khách nước ngoài, thậm chí nhiều người còn bị ám ảnh mãi sau khi trở về nước.
    Do vậy, nên sử dụng tiềm năng phong phú của Đà Lạt với các loại rau quả tươi chất lượng cao luôn sẵn có để chế biến thành thức ăn kiêng và cơm chay như là một loại đặc sản tiêu biểu riêng có của Đà Lạt. Thành phố cần khuyến khích và hỗ trợ việc xây dựng các nhà hàng cơm chay cao cấp và quảng bá các khía cạnh có lợi của nó đối với sức khỏe.
    Ăn kiêng và ăn chay cũng như sử dụng nhiều rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn là xu hướng rất mạnh ở các nước phương Tây hiện nay, các nhà khoa học dự tính khoảng 17% dân số châu Âu thiên về ăn rau và xu hướng này ngày càng tăng nhanh. Do vậy đây là một cơ hội rất tốt nếu thành phố này muốn được Hiệp hội Du lịch quốc tế quảng bá và các tour lữ hành xuyên lục địa đưa vào danh sách những thành phố nổi tiếng với các món ăn chay, giống như các thành phố ăn chay nổi tiếng ở Tây Tạng.

    Trà atisô cũng là một thế mạnh độc quyền cần quảng bá khắp thế giới của Đà Lạt. Các du khách phương Tây bắt đầu có ý thức rất lớn về đặc sản hấp dẫn này bởi đó là thứ thức uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe trong một thế giới tràn ngập nước giải khát có nguồn gốc từ hóa chất và giá rẻ hơn rất nhiều so với các loại trà công nghiệp khác như Lipton, Dilmah. Điều này đã được kiểm nghiệm nhiều lần trong các phòng thí nghiệm có uy tín và được kiểm chứng trong thực tế.
    Tuy nhiên, người sản xuất cần phải nâng cao chất lượng chế biến lên sao cho sạch hơn, thơm hơn, màu nước đẹp hơn, mẫu mã bao bì hấp dẫn hơn, thời gian lưu giữ lâu hơn và có thể mang đi xa mà không bị mốc. Cần khuyến khích nông dân chuyển sang nông nghiệp sinh thái như HTX rau Xuân Hương. Chính du khách quốc tế sẽ là người quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm nông nghiệp sinh thái của Đà Lạt ra bên ngoài, nhằm tạo cơ hội cho các công ty chế biến rau quả địa phương phát triển các sản phẩm sinh thái có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, như vậy nó không chỉ tốt cho du lịch sinh thái thành phố mà còn cho xuất khẩu địa phương.
    [​IMG]
    Người ta có đủ cơ sở để kết luận rằng chính các sân golf là nguyên nhân gây ô nhiễm cho hồ Xuân Hương và thác Cam Ly. Chơi golf ở Đà Lạt chủ yếu là người Nhật, còn người phương Tây thì thích chơi golf ở Phan Thiết. Các sân golf này đều tọa lạc ở các vị trí đẹp nhất của Đà Lạt, nhưng không mang lại lợi ích cho người dân địa phương cũng như mang lại sự phát triển bền vững lâu dài đối với ngành du lịch, trong khi nó được tổ chức trên những phí tổn của chính người dân Đà Lạt.
    Những diện tích sân golf hiện nay có thể được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác, chẳng hạn được nâng cấp thành vườn thực vật. Phần kế cận với khu vực hồ Xuân Hương có thể được mở cửa trở lại thành một khu vực đi bộ với vài quán cà phê vườn và nhà hàng gỗ nhỏ. Nếu các sân golf được dời đi sẽ gây tiếng vang mạnh mẽ trong giới truyền thông du lịch quốc tế, chứng tỏ Đà Lạt quyết tâm chuyển sang một thành phố sinh thái và sức khỏe. Hi vọng rằng các ấn phẩm giới thiệu với quốc tế sắp tới sẽ thông báo cho du khách và những nhà tổ chức du lịch biết về điều này.
    Thật có lý khi trong một cuốn sách quen thuộc dành cho du khách phương Tây có tên là In lonely planet for Vietnam đề nghị rằng vườn hoa ở trung tâm thành phố nên đổi tên là Vườn thực vật. Đối với người phương Tây, vườn hoa được xem như là một công viên và không phải trả phí vào cổng, còn vườn thực vật thì việc thu phí cho phát triển là một nguyên tắc dù số tiền thu được rất ít.
    So với vườn hoa thì vườn thực vật có vị trí cao hơn, bởi điểm khác nhau cơ bản giữa vườn hoa và vườn thực vật là ở chỗ nếu như vườn hoa mang giá trị thẩm mỹ thì vườn thực vật lại mang ý nghĩa giáo dục, dĩ nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta tạo ra vườn thực vật xấu xí hơn vườn hoa. Với mục tiêu trọng tâm là giáo dục thì vườn thực vật đương nhiên đóng góp được nhiều hơn cho sự phát triển du lịch sinh thái. Hơn nữa, học sinh, sinh viên Đà Lạt có thể sử dụng vườn thực vật cho giờ học môn sinh vật.
    Hiện nay tên của nhiều loại thảo mộc, hoa được ghi bằng tiếng Việt và tiếng Latin, sẽ hấp dẫn hơn nếu thêm vào những cái tên bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật nhằm tăng thêm lợi ích cho du khách nước ngoài. Các loại cây bản địa như hồng lan xuân, lan bản địa, mimosa, hoa anh đào, dã quì... nên được coi trọng trong danh mục cây trồng. Cần có một tấm biển trên đó ghi rõ lịch sử của loài hoa hay loại cây được gieo trồng trên đất Đà Lạt, và những thông tin chi tiết về các thực vật quí hiếm của địa phương như thông pinus krempfii và pinus dalatensis.
    Vườn thực vật có thể dành một phần diện tích dùng để trồng các loại cây công nghiệp địa phương như dâu tằm, trà, cà phê, hồng và dâu rừng. Điều này chắc chắn sẽ làm các du khách phương Tây thích thú khi biết được quá trình sản xuất các sản phẩm mà họ đang hưởng dụng. Cần lưu ý rằng đa phần du khách phương Tây không biết về các đặc sản của Đà Lạt và đây chính là cơ hội tốt để giới thiệu các sản phẩm trên tới họ.
    Thành phố cũng nên coi hoa lan là một trong những thế mạnh của Đà Lạt (thật sự hoa lan có vị thế rất cao trên khắp thế giới). Nếu phát triển Đà Lạt thành trung tâm trồng (và triển lãm) hoa lan sẽ góp phần nâng cao uy tín Đà Lạt như là một thành phố du lịch cao cấp và sẽ hút được khách quốc tế giàu có đến đây. Vấn đề này cũng tương tự cho các loại cây cảnh (bonsai) - loại cây đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước phương Tây trong khoảng mười năm trở lại đây.
    Người ta thường nghĩ bonsai có nguồn gốc từ Nhật nhưng thật ra nó có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc và VN. Các cuộc triển lãm quốc tế về hoa lan và bonsai nên được tổ chức ở vườn thực vật với sự tham gia của nhiều người chơi lan quốc tế và các công ty nội địa như Dalat Hasfarm, Công ty Phong lan Sài Gòn và cả các nhà trồng lan, cây cảnh từ Sa Đéc. Nếu Đà Lạt phát triển thành trung tâm hoa lan và cây cảnh quốc tế thì lượng khách đến đây tăng lên là điều tất yếu.
    [​IMG]
    Tạo ra một truyền thống đẹp
    Một kế hoạch mới đang được triển khai của Saigontourist là du khách tự trồng thông trong thời gian họ lưu lại Đà Lạt. Phải nói đây là một sáng kiến rất tuyệt vời. Nhưng theo tôi, chúng ta nên nhìn xa hơn một chút, thay vì du khách chỉ trồng thông thì họ cũng có thể trồng cây hoa anh đào. Nếu ý tưởng thành công, ta sẽ hình dung những vạt anh đào được trồng quanh hồ Xuân Hương, trên lối đi bộ dọc theo các con đường chính ở khu vực trung tâm và tại một số điểm du lịch. Chúng ta cũng nên trồng chúng trong rừng, dưới các đường cáp treo, trong khu vực quanh hồ Tuyền Lâm và dọc các con đường dẫn vào Đà Lạt.
    Thật là ấn tượng và thú vị khi những chiếc xe chở khách du lịch lên Đà Lạt vào dịp tết được chào đón bằng những rặng anh đào nở rộ một màu hồng phớt kéo dài trên suốt đoạn đường từ đèo Prenn vào tới trung tâm thành phố. Rất có thể khi đó Đà Lạt sẽ có thêm một tên khác nữa là thành phố hoa anh đào.
    Đối với khách quốc tế, việc được phép trồng cây anh đào, hay cây thông ở Đà Lạt sẽ trở nên long trọng và có ý nghĩa nếu kèm theo đó là một lễ trao giấy chứng nhận của thành phố (hay hiệp hội du lịch) giống như giấy chứng nhận cho người leo lên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và một bảng nhỏ gắn cạnh cây để ghi nhớ sự kiện trọng đại này.
    Đối với người phương Tây, đây là một sự kiện rất hạnh phúc và đáng tự hào để khoe với bạn bè, đồng nghiệp khi trở về đất nước. Cũng có thể truyền thống đẹp này được du khách nội địa đón nhận hào hứng, họ đến đây vào tháng bảy để trồng những cây hoa anh đào và rất thích trở lại vào dịp tết để được chiêm ngưỡng khi chúng trổ hoa. Một festival anh đào hằng năm ở Đà Lạt không phải là điều viển vông.
    Ths. VICTOR ALNENG
    (Nhà nhân chủng học ĐH Stockholm, Thụy Điển)

    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 03:39 ngày 06/11/2004
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Khu du lịch sinh thái biển mới xứ Thanh
    UBND huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Hiệp hội các nhà đầu tư tổ chức lễ công bố quy hoạch chi tiết và khởi công xây dựng khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến.
    Dự toán đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu 252 tỉ đồng do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (HINCO), Công ty thương mại và dịch vụ Việt Trí, Công ty TNHH Phương Trang, Công ty TNHH Xứ Đoài, Công ty TNHH Ngân Hạnh, Công ty TNHH Anh Trí và Công ty sở hữu trí tuệ Invenco cùng đầu tư.
    Khi đưa hoàn thành Hải Tiến sẽ là khu du lịch sinh thái biển nghỉ dưỡng, tắm biển và du lịch văn hoá, tham quan thắng cảnh có quy mô sử dụng đất với quy hoạch chi tiết 178ha. Đây sẽ là điểm nhấn về du lịch ở phía bắc Sầm Sơn và phía đông thành phố Thanh Hoá, tạo cơ sở hình thành các tuyến du lịch bằng tàu, thuyền buồm nối liền Hải Tiến với các địa danh khác.
    Theo các nhà đầu tư thuộc Hiệp hội các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, từ khu vực bãi biển, du khách có thể đi thuyền thăm Hòn Nẹ, đến Sầm Sơn hoặc ngược dòng sông Mã về thăm Lạch Hới, qua bến Hàm Rồng thăm núi Ngọc, núi Rồng, động Tiên Sơn, hồ Kim Quy. Du khách cũng có thể theo dòng sông Mã tới đền Mậu Quốc, dâng hương Vĩnh Tự Phục, lên ngã ba Ba Bông thăm đền Hàn...
    Như vậy, việc xây dựng khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, vệ tinh quan trọng trong quần thể du lịch Thanh Hoá vừa bổ sung thêm điểm du lịch mới trong vùng, đồng thời góp phần làm giảm tải về sức ép cho du lịch Sầm Sơn, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương cũng như của du khách trong và ngoài nước.
    Theo Vietnam Economy
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    "Tuyến đường xuyên đại dương" có cứu được rừng?
    Bang Madre de Dios ở vùng đông nam Peru sở hữu một trong những diện tích rừng mưa nguyên sinh rộng nhất thế giới. Cũng chính vì thế, hàng đoàn công nhân di cư đã đổ xô đến đây để khai thác mahogany, một loại cây gỗ cứng rất quý để đáp ứng nhu cầu từ nước ngoài. Để giữ cho rừng được nguyên vẹn, các nhà bảo tồn và giáo dục môi trường ở Peru chỉ còn một giải pháp duy nhất: Tổ chức du lịch, trong đó có kế hoạch mở "tuyến đường xuyên đại dương".

    Thử thách

    [​IMG]

    Cây mahogany bị đốn hạ hàng loạt để đáp ứng nhu cầu trên thị trường quốc tế.

    Cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ rừng cho khu vực này là Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Môi trường Amazon (ACEER), đóng tại Tây Chester, Pennsylvania (Mỹ ). Hiện nay, ACEER đang nỗ lực để hướng luồng du khách gần đây đổ về dãy Andes và những di chỉ của người Inca ở Puerto Maldonado, thành phố lớn nhất khu vực Madre de Dios. Họ nhìn thấy những tín hiệu chứng tỏ rằng thành phố xinh đẹp này đang dần trở thành điểm phóng cho các tua du lịch rừng già tại một số lưu vực sông Amazon chảy qua khu vực.
    Nhiệm vụ của ACEER gặp phải không ít thử thách. Thử thách đầu tiên là dự án xây dựng tuyến đường nối liền Đại Tây dương và Thái Bình dương do một số quốc gia Nam Mỹ tham gia. Theo dự tính, con đường này sẽ chạy qua Puerto Maldonado để kích thích quá trình phát triển của khu vực. Roger Mustalish, chủ tịch ACEER, cho biết: "Chúng tôi vẫn còn cơ hội để lái quá trình phát triển theo hướng vừa giúp dân địa phương cải thiện tình hình kinh tế vừa duy trì được hệ sinh thái."
    Gần đây, ACEER vừa mở một cơ sở giáo dục và nghiên cứu trên sông Madre de Dios nằm ở phía Đông Puerto Maldonado, cạnh Khu Dự trữ Quốc gia Tambopata. Với tên gọi là ACEER-Tambopata tại Inkaterra (ATI), cơ sở nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Hội Địa lý Quốc gia Mỹ sẽ mở cửa chào đón tất cả mọi du khách và nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới. Tại đây, ACEER hỗ trợ mọi hoạt động mang tính chỉ đạo cho công tác quản lý và sử dụng rừng nhiệt đới một cách bền vững. Mustalish hy vọng rằng tất cả những hoạt động này sẽ giúp cho người dân địa phương tìm được cách kiếm sống "mà không cần phải đốn hạ rừng".
    Theo Diego Shoobridge, giám đốc cơ sở của tổ chức bảo tồn ParksWatch tại Peru, ATI sẽ tạo được tác động tích cực lên khu vực Puerto Maldonado. Ông nói: "Nếu các nhà bảo tồn thực sự nghiêm túc trong việc thuyết phục dân chúng, chính trị gia và chính quyền rằng hoạt động càng bền vững thì lợi ích mang lại càng lớn, họ sẽ thực sự tạo được nên điều khác biệt."
    Tạo sức hút từ du lịch
    [​IMG]

    Một lối đi qua tán cây đang được hình thành, với hy vọng tạo nên sức hút cho du khách.


    ATI chính thức mở cửa vào tháng 8/2003. Trung tâm này nằm trên một diện tích rộng 340ha, giữa một vườn quốc gia, một khu dự trữ quốc gia và một số khu dự trữ tư nhân do Inkaterra vận hành. Nơi đây có các cơ sở trọ và nghiên cứu phục vụ cho giới nghiên cứu, đồng thời có cả trung tâm trình diễn, vườn cây thuốc, vườn trẻ, lối đi giữa các tán cây và đường mòn tự nhiên phục vụ cho cả du khách lẫn giới nghiên cứu.
    Theo Mustalish, điều làm nên sự độc đáo của ATI là cảnh quan trộn lẫn giữa rừng mưa nguyên sơ với vùng đất bị thoái hóa dưới tác động của khai thác gỗ và hoạt động nông nghiệp, tạo điều kiện cho mọi người được nghiên cứu khoa học ứng dụng chứ không phải là khoa học cơ bản. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra câu trả lời về quá trình hồi phục của hệ sinh thái, xác định những kỹ thuật canh tác bền vững đối với cây rừng có giá trị thảo dược, đồng thời hợp tác với nông dân địa phương nhằm quyết định xem làm thế nào để tăng sản lượng hoa màu mà không cần phải hạ thêm cây rừng.
    Khi các kế hoạch xây dựng tuyến đường mang tên Transoceanica (xuyên đại dương) hình thành, ACEER sẽ tạo ra một loạt mô hình máy tính để cho thấy những tác động tiềm tàng mà dự án có thể gây ra đối với các cấp độ bảo tồn. Mustalish cho biết, ACEER cũng sẽ vận dụng những hiểu biết chuyên môn của mình để xây dựng một mô hình phát triển kinh tế thay thế, dựa trên những hoạt động ít gây tác động như du lịch sinh thái, nông nghiệp bền vững và thị trường lâm sản sáng tạo.
    Mustalish hi vọng rằng ATI và con đường mới Transoceanica sẽ giúp cho du khách dễ tiếp cận với Puerto Maldonado và khu vực rừng mưa xung quanh hơn. ACEER mong muốn khu vực này cuối cùng sẽ trở thành điểm dừng chân không thể thiếu cho hàng ngàn du khách đang tìm đến vùng Cusco và khu di tích đổ nát của người Inca Machu Picchu.
    Để thu hút cả giới nghiên cứu lẫn du khách, ACEER đang xây dựng một con đường đi dạo giữa các tán cây nối liền vùng núi Andes và lòng chảo Amazon, hy vọng sẽ hoàn thành trong năm tới. Con đường này sẽ giúp cho du khách có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt vời của khu rừng, trong đó có hàng nghìn loài chim, điều không phải khu du lịch nào cũng có được.

    Khánh Hà (Theo N.G.)


  6. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Về với thiên nhiên

    Vườn chim thiên nhiên với hàng trăm loại chim quí
    TTO - Về với thiên nhiên để tìm cảm giác thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, Cty du lịch Festival giới thiệu tour du lịch sinh thái Long An-Mộc Hóa với các điểm đến như khu sinh thái rừng tràm - vườn chim thiên nhiên- trung tâm dược liệu-cửa khẩu Mộc Hóa.
    Tour đi trong ngày, du khách sẽ tham quan Trung tâm dược liệu Đồng Tháp Mười thưởng thức trà mật ong, tham quan phòng nghiên cứu và vườn dược liệu với nhiều loại cây thuốc, vườn chim thiên nhiên với hàng trăm loại chim quí. Sau đó, du khách sẽ đến cửa khẩu Mộc Bài mua sắm hàng hóa tại chợ biện giới...
    Giá tour trọn gói: 349.000 đồng/ khách
    Mọi chi tiết xin liên hệ: Cty du lịch Festival 31 Cao Thắng, quận 3, TPHCM E-mail: festivaldome@hcm.fpt.vn; Tel : 9 290 627 ?" 9 290 628- 8 343 500. Fax: 8 342 514. Website: www.vnfestivaltours.com.vn.
    Đ.TÂM
    Mỹ quan tâm đến du lịch sinh thái VN

    Động cát Nam Cương ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) , một trong những điểm du lịch sinh thái lý tưởng
    TTO - Theo tin từ Thương Vụ Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, kiến trúc sư David L. Andersen, phó chủ tịch tập đoàn quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái Andersen, Mỹ sẽ sang VN trong chương trình hội thảo ?oTạo dựng một tương lai bền vững cho ngành du lịch VN? vào ngày 5-11.
    Hội thảo sẽ tập trung chủ yếu vào các chủ đề: Kết hợp du lịch sinh thái với một hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên; Xây dựng các tiêu chuẩn về mặt thiết kế và điều hành hệ thống tiện nghi phục vụ du lịch sinh thái; Gắn liền du lịch với bảo tồn; Xác định lợi ích của du lịch sinh thái với cộng đồng bản địa...
    Ngoài ra, hội thảo cũng sẽ xác lập giới hạn cho những thay đổi có thể chấp nhận được đối với môi trường nhằm xây dựng Việt Nam thành một điểm đến của du lịch sinh thái và tóm tắt về những thách thức và cơ hội đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam.
    T.NGUYÊN

    Hội An: Xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp

    TTO - UBND Thị xã Hội An vừa đồng ý cho Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp (FBS) đầu tư khai thác khu cồn nổi trên sông Hoài, thuộc địa phận thôn Châu Trung, xã Cẩm Nam.
    Trên diện tích 11.000 m2, đơn vị dự kiến đầu tư 160 tỷ đồng để xây dựng khu cồn nổi bốn bề sông nước thành một ốc đảo du lịch sinh thái kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và môi trường tự nhiên.
    Một Trung tâm Hội nghị có sức chứa 650 chỗ ngồi đủ tiêu chuẩn phục vụ các Hội nghị quốc tế và hệ thống các công trình dịch vụ du lịch thương mại đi kèm. Đó là các khu thể thao, khu chợ quê, khu nhà hàng (1.000 chỗ ngồi), khu nghỉ dưỡng (77 căn ngôi ) với các khối nhà trệt và nhà 3 tầng (nhưng cao không quá 14m ) mang đậm nét kiến trúc Việt Nam.
    Khu du lịch được kết nối với xã Cẩm Nam bằng một cầu dây văng đủ để ô tô lưu thông nhưng không làm ảnh hưởng tới không gian Khu Đô thị cổ Di sản văn hoá thế giới.
    HOÀNG DUY
    160 tỷ đồng xây dựng khu du lịch sinh thái cù lao Chàm
    TTO - Sáng ngày 29-9, Cty Cổ phần Thương mại-Du lịch-Đầu tư cù lao Chàm đã được ký quyết định cho phép đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái biển cù lao Chàm, tại khu vực bãi Bìm và bãi Hương, (Hội An) trên diện tích 280 ha.
    Trong đó có 150 ha mặt biển và 130 ha bãi núi và bờ biển, với tổng nguồn kinh phí đầu tư 160 tỷ đồng. Bà Hương Lê, Giám đốc Công ty CPTMDLĐT cù lao Chàm cho biết đây là khu du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được đầu tư xây dựng tại đảo cù lao Chàm. Khu du lịch bao gồm các hạng mục như 50 bungalow tựa lưng vào vách núi, khu nhà hàng biển, nhà hàng Châu Âu, Á với đặc sản yến sào, khu vui chơi giải trí liên hợp cùng nhiều hạng mục công trình phụ trợ khác, đảm bảo cho nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.
    Dự án sẽ được khởi công xây dựng vào đầu tháng 10-2004 và đưa vào sử dụng, đón khách cuối năm 2005.
    HOÀI NHÂN
    Linh Đàm sẽ thành làng du lịch sinh thái
    UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang làng Linh Đàm, xã Hoàng Liệt, Hà Nội, thành làng du lịch sinh thái.
    Làng Linh Đàm với tổng diện tích trong phạm vi quy hoạch là 16.387ha, quy mô dân số là 1.236 người. Phía Bắc, phía Đông và phía Tây Bắc của làng giáp hồ Linh Đàm, phía Nam và Tây Nam giáp khu du lịch dịch vụ tổng hợp nhà ở hồ Linh Đàm.
    Theo dự án, khu vực làng Linh Đàm sẽ có trung tâm thương mại, trường dạy nghề, trường học, khu vui chơi, vườn hoa và một khu đất dành riêng cho khu vực làng xóm đô thị hóa.
    Trong làng, thành phố khuyến khích xây dựng nhà vườn, biệt thự thấp tầng kết hợp dịch vụ nuôi chim cá, cây cảnh. Các hồ nước trong làng sẽ được cải tạo kè bờ, xây dựng đường đi bộ xung quanh để đảm bảo cảnh quan cộng đồng.
    Theo TTXVN
  7. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Hơn 100 tỷ đồng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
    Sở Thương mại và Du lịch Long An đã đầu tư trên 100 tỷ đồng để mở rộng Trung Tâm bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười và xây dựng khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập tại huyện Mộc Hóa, nhằm khai thác lợi thế thiên nhiên và tiềm năng sẵn có của vùng lũ để phát triển du lịch.
    Hai khu bảo tồn này bảo vệ trên 250 loài động, thực vật mang nét đặc trưng của vùng ngập lũ. Đến đây, du khách sẽ được đi thuyền ngắm cảnh nước nổi vào mùa lũ, tìm hiểu về thiên nhiên và những nét đặc trưng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng ngập lũ, tham quan các di tích lịch sử cách mạng trong vùng.
    Theo TTXVN
    Bắc Cạn: Bổ sung 10 tỷ đồng xây khu du lịch Đồn Đèn
    Tỉnh Bắc Cạn vừa quyết định bổ sung 10 tỷ đồng vốn để xây dựng hạ tầng khu du lịch Đồn Đèn tại Vườn Quốc gia Ba Bể, nâng tổng vốn đầu tư cho khu du lịch này lên hơn 46 tỷ đồng.
    Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể trên núi cao nổi tiếng với hệ thống sông, hồ và rừng nguyên sinh hùng vĩ, trong đó hấp dẫn nhất là điểm du lịch trên đỉnh Đồn Đèn.
    Dự án sẽ tiến hành di dời hơn 200 hộ dân ra khỏi Vườn Quốc gia để đến định cư tại khu du lịch Đồn Đèn, giúp các hộ ổn định đời sống và phát triển nghề dệt thổ cẩm, đồng thời đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch tại khu vực này.
    Dự kiến đến cuối năm nay, khu du lịch Đồn Đèn sẽ mở cửa đón khách tham quan.
    Theo TTXVN
    Lên đỉnh Hòn Bà
    TTCN - Đầu tháng 5-2004, Nha Trang có thêm một tour du lịch mới ?oTheo chân bác sĩ Yersin? đưa du khách lên đỉnh Hòn Bà, vào rừng nguyên sinh tận hưởng khí hậu của vùng ôn đới.
    Con đường lên đỉnh Hòn Bà sau ba năm thi công xây dựng đã được khánh thành vào tháng 4-2004 đưa du khách đến ?oĐà Lạt thứ hai? trong lòng thành phố biển.
    Hòn Bà cách TP Nha Trang khoảng 57km về hướng tây nam. Đây là khu núi rừng hoang dã, chưa có dân cư sinh sống. Người khám phá đầu tiên nơi này là bác sĩ Yersin. Từ năm 1891 ông đã khảo sát, xây dựng nơi ở và làm việc, trồng hai vườn cây thuốc, làm đường mòn hình chữ Z từ khu vườn thuốc phía nam đi xuống suối.
    Ở độ cao 1.578m so với mặt biển, rừng Hòn Bà có hệ sinh thái phong phú và rất đa đạng, nhiều tài nguyên động - thực vật quí hiếm; nhiều nơi hầu như chưa hề bị sự tác động của con người, có vai trò ổn định và điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường không khí cho TP Nha Trang.
    Hòn Bà còn có ý nghĩa và tác dụng to lớn về phòng hộ và điều tiết nguồn nước cho suối Dầu, cho sông Cái Nha Trang. Nhiệt độ trung bình năm ở Hòn Bà là 170C và độ ẩm là 89,2%; toàn bộ các suối nhỏ ở đây đều đổ về suối Dầu có chiều dài 32km, trong đó gần 19km nằm trong khu vực rừng Hòn Bà.
    Qua bước đầu thống kê rừng Hòn Bà có khoảng 439 loài thực vật bậc cao, trong đó 14 loài quí hiếm có trong sách đỏ VN. Từ thảm thực vật phong phú đó, mối tương quan động vật cũng đa dạng không kém. Tại rừng Hòn Bà người ta đã tìm thấy được 36 loài động vật quí hiếm ghi trong sách đỏ VN cần được bảo vệ.
    Vào một ngày tháng 4-2004, chúng tôi có dịp thám hiểm đỉnh Hòn Bà theo con đường mòn, rừng cây chằng chịt nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một con vật nào. Tiến sĩ Phan Lương, chuyên gia sinh thái cạn của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, cho biết cách đây một năm khi ông cùng các đồng nghiệp đặt lán trại nghiên cứu ở đây, những con gà rừng còn quanh quẩn bên cạnh và máy quay phim còn quay được ảnh một con cú mẹ đang ấp trứng. Những con vượn, khỉ còn đùa giỡn, cãi nhau chí chóe trên các cành cây và thậm chí một chuyên gia người Nga còn bị một con rắn hổ mang đuổi chạy thục mạng. Rừng còn đầy những loài hoa lan lạ...
    Còn bây giờ, trên con đường mòn nhỏ dẫn vào rừng chúng tôi thấy có một lán trại được làm theo kiểu nhà sàn để phục vụ khách du lịch ngồi nghỉ chân, xung quanh đầy những vỏ lon bia, nước ngọt, giấy bánh kẹo, túi nilông? Những vết sơn đỏ được đánh dấu và cắm mốc, dự kiến con đường mòn này sẽ được mở rộng để xe có thể vào được bên trong, một khu du lịch với đầy đủ hệ thống nhà nghỉ, vui chơi sẽ được xây dựng. Một lượng lớn cây sẽ bị đốn, không biết có ảnh hưởng đến nguồn gen quí giá của Hòn Bà?
    Chưa kể sự thiếu ý thức vốn khá phổ biến nơi du khách nội địa rất dễ nhận thấy ở hầu hết các điểm du lịch. Vào sâu trong rừng, không gian yên tĩnh nhưng tiếng chim chỉ thưa thớt đâu đó như những nốt nhạc rời rạc. Chỉ có khí hậu là không thay đổi, nhiệt độ vẫn ở mức 200C đủ thôi thúc bước chân người tiếp tục tiến về phía trước mà không thấy mệt. Đột ngột, từ xa dội lại một tiếng ?oình? thật to. Ở một nơi nào đó người ta đang nổ mìn. Núi rừng bị đánh động như thế này, động vật bỏ đi hết là phải thôi!
    Dự án khu du lịch sinh thái Hòn Bà đang chờ triển khai tiếp tục với mong muốn đưa con người đến gần với thiên nhiên để nghiên cứu, học tập và vui chơi, giải trí. Nhưng trong lòng chúng tôi đọng lại một câu hỏi: không biết khi đón tiếp con người kiểu này rừng vui hay buồn?
    BÌNH AN
    Xây dựng khu du lịch sinh thái tại vùng đèo Bảo Lộc
    Cuối tháng 7, Công ty cổ phần du lịch Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, sẽ khởi công xây dựng khu du lịch sinh thái thác 7 tầng, tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, tại xã Đại Lào ở cuối vùng đèo Bảo Lộc.
    Khu du lịch, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2005, sẽ có vùng trung tâm rộng 12,5ha với các nhà nghỉ mang bản sắc dân tộc và khu dã ngoại.
    Ngoài ra, công ty cổ phần du lịch Bảo Lộc sẽ hợp tác với đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực quanh thác 7 tầng trong việc tôn tạo cảnh quan rừng và các vườn chè, cà phê để tổ chức hoạt động du lịch trên diện tích gần 65ha.
    Theo TTXVN
    Về vườn quốc gia U Minh Thượng

    Chèo xuồng trong rừng tràm-hình thức du lịch được nhiều du khách ưa thích

    Tỉnh Kiên Giang vừa mở tour du lịch sinh thái về vườn quốc gia U Minh Thượng và đây là lần đầu tiên loại hình du lịch mới này được tổ chức tại Kiên Giang.
    Với điều kiện thuận lợi về giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ, chỉ cách trung tâm thị xã Rạch Giá 50km, tour du lịch về U Minh Thượng đã áp ứng được nhu cầu đối với những đối tượng muốn tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về hệ sinh thái phong phú của một khu rừng ngập nước thuộc vào loại lớn nhất, quí nhất còn lại ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    Theo tiến sĩ Thái Thành Lượm, Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng, tour du lịch trên đưa du khách đi tham quan quanh những cánh rừng tràm nguyên sinh trên lớp than bùn, tham quan rừng tái sinh phục hồi sau trận cháy lớn vào năm 2002, quan sát sân chim, sân dơi, các đầm thủy sinh, sân chim nước, câu cá...
    Tuy nhiên, đây chỉ là sự mở đầu, bởi tiềm năng của vườn quốc gia U Minh Thượng còn rất lớn. Ngoài cây tràm bản địa, tại đây còn có một thảm thực vật có đến 250 loài, không ít loài quí hiếm như cây Mật cật, lá u minh, địa lan, dây choại. Động vật vườn quốc gia U Minh Thượng, có đến 24 loại thú thuộc 10 họ, 7 bộ. Trong đó có 10 loài được vào sách đỏ không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới điển hình là rái cá lông mũi, mèo cá, tê tê.
    Riêng loài chim thì vườn quốc gia có 158 loài thuộc 39 họ, 12 bộ chiếm 16,8%.so với 882 loài chim được ghi nhận ở Việt Nam. Những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng, đang có mặt tại vườn quốc gia U Minh Thượng điển hình như điên điển cổ rắn, giang sen, gà đảy Java, quắm đầu đen, hạc cổ trắng, đại bàng đen, cồng cộc. Sắp tới sẽ có thêm những tuyến tham quan mới bằng thuyền đến những khu vực thực vật, động vật hoang dã tại đây.
    Tham gia tour du lịch này du khách cũng có cơ hội khai thác những món ăn đặc sản như cá đồng, lươn rắn, các lọai rau rừng như đọt rau choại, nụ áo, rau diệu đỏ. Hiện tại Ban quản lý Vườn quốc gia đang tiếp tục phục chế lại một số lán trại căn cứ kháng chiến điển hình; sưu tập hiện vật, phối hợp với ngành Văn hóa thông tin biên soạn lịch sử của khu căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
    Xu thế du khách nước ngoài tham gia tour du lịch về vườn quốc gia U Minh Thượng ngày một tăng, chiếm khoảng hơn 30%, chủ yếu là các nhà khoa học. Ngoài ra còn có khách phương Tây, Đông Âu, Thái Lan, Philippine, Indonesia, Singapore.
    Theo TTXVN
    Thêm một khu du lịch sinh thái
    TT - Thành phố Đà Nẵng vừa có thêm một khu du lịch nằm ngay chân đèo Hải Vân phía nam (phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu):
    Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Lương, thuộc Công ty Danatol, rộng 6ha, nằm hai bên bờ thắng cảnh suối Lương, trong một khung cảnh thiên nhiên rừng núi thơ mộng, những công trình kiến trúc độc đáo (các loại nhà sàn của các dân tộc VN, cổng làng cổ, thư viện, các mô hình văn hóa đa tôn giáo với hàng chục bức tượng Phật và các vị thần của người Việt cổ làm bằng đất bột...) đã được xây dựng rất hài hòa, tạo một cảm giác êm đềm cho du khách.
    Dù vẫn đang xây dựng bổ sung một số hạng mục, khu du lịch Suối Lương bước đầu đã thu hút một số lớn khách du lịch và công chúng TP Đà Nẵng đến trong dịp hè và những ngày nghỉ cuối tuần.
    T.Đ.
  8. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Bình Thuận: sẽ có một một khu du lịch trên núi
    Tỉnh Bình Thuận vừa thông qua quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi thuộc huyện Hàm Thuận Bắc với tổng diện tích 700 ha dựa trên 2 hồ nước thủy điện là hồ Hàm Thuận (320 ha) và hồ Đa Mi (290 ha) nằm cách nhau chỉ 5 km, ngoài ra còn có khu vực 4 Thác (rộng 90 ha).
    Theo kế hoạch, tại khu vực 2 hồ Hàm Thuận - Đa Mi tỉnh sẽ xây dựng các loại hình du lịch cộng đồng như: nghỉ dưỡng-thể thao, sinh thái- săn bắn... Khu vực 4 Thác sẽ xây dựng mô hình du lịch: sinh thái, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái vùng rừng rậm nhiệt đới...
    Từ nay đến năm 2008, khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi sẽ gọi đầu tư vào 9 dự án với tổng vốn khoảng 170 tỷ đồng, gồm khu dịch vụ du lịch sinh thái lòng hồ Hàm Thuận; khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, nâng cấp làng văn hóa dân tộc K?Tho; khu du lịch sinh thái thác Ba Tầng, Chín Tầng, Tà Zun, Sương Mù và Đagury 2.
    Theo TTXVN
    Khu du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng Bà Nà

    Nằm ở độ cao 1.487m so với mặt biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng 18oC, khu du lịch Bà Nà sẽ trở thành khu du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, một đầu tàu của miền Trung.
    Khu du lịch Bà Nà - được so sánh với Tam Đảo và Đà Lạt - nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 50km về phía Tây nên rất thuận lợi cho việc đi lại. Địa hình nơi đây bằng phẳng như một cao nguyên thu nhỏ. Du khách đến Bà Nà không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, xanh, sạch đẹp mà còn được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được.
    Vào những ngày trời quang mây tạnh, du khách có thể thu gọn trong tầm mắt cả một vùng không gian rộng lớn như thành phố Đà Nẵng, vịnh Vũng Thùng với đường viền hình vòng cung từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê, non nước Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn uốn quanh những cánh đồng trù phú, Cù Lao Chàm giữa nhấp nhô sóng biếc...
    Bà Nà có hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Trong những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn là nơi cư trú của 256 loài động vật trong đó có 61 loài thú, 178 loài chim và 17 loài bò sát. Hệ thực vật ở đây có 543 loài gồm 136 họ và 379 chi. Bà Nà là nơi có nhiều loài động vật quý hiếm cư trú như trĩ sao, gấu đen châu Á, vượn bạc má hung...
    Để lên được đỉnh Bà Nà, du khách phải vượt qua 15km đường quanh co, uốn lượn. Vào đầu thế kỷ 20, để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của người Pháp tại miền Trung, nhiều nhà nghỉ, biệt thự, khách sạn đã mọc lên suốt dọc các triền núi, trên đỉnh Núi Chúa và đỉnh Bà Nà. Sau này do chiến tranh tàn phá, nơi đây trở nên hoang phế và bị lãng quên theo thời gian.
    Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ là là rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm. Những năm gần đây, Đà Nẵng đã dần khôi phục và tôn tạo một số khu biệt thự cổ kiểu Pháp, khu văn hoá Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, cầu lông, bida...
    Tại đây còn thường xuyên tổ chức các đêm lửa trại, quảng bá các đặc sản vùng núi và tạo điều kiện giúp du khách đi tham quan dã ngoại. Từ đồi Vọng Nguyệt, du khách sẽ được hệ thống cáp treo hiện đại đưa đến khu trung tâm. Hệ thống này có 16 cabin có thể phục vụ khoảng 320 khách/giờ.
    Hàng năm, Bà Nà đón hàng chục ngàn khách du lịch trong và ngoài nước và qua 4 năm phục vụ, Bà Nà đã để lại nhiều ấn tượng cho du khách trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, khu du lịch Bà Nà-suối Mơ sẽ thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hơn bởi Chính phủ đã cho phép Đà Nẵng trở thành cửa ngõ quốc tế thứ ba của Việt Nam, sau Hà Nội và TPHCM, với các chuyến bay thẳng đến từ nhiều nước trên thế giới.
    Theo TTXVN
    Hội An phát triển du lịch bền vững
    TTO - Từ năm 1993, Hội An đã chọn kinh tế du lịch - dịch vụ - thương mại làm chiến lược phát triển. Đến nay, kinh tế du lịch - dịch vụ - thương mại đã chiếm hơn 57% GDP hằng năm trong cơ cấu chung của địa phương.
    Những tháng đầu năm 2004, tuy chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng lượng khách đến tham quan du lịch Hội An vẫn không giảm. Các hãng lữ hành trong nước và quốc tế đều đưa Hội An vào tour du lịch của mình để chào mời khách.
    Hãy để du khách nhận xét về người dân Hội An. Riêng phần mình, chúng tôi xin được nói rằng, cái để Hội an làm say lòng khách còn nhiều lắm. Đó là một vùng du lịch sinh thái tuyệt vời với biển đảo, sông nước, làng quê, làng nghề truyền thống...Đó là các câu hát dân ca, là các điệu múa dân gian dung dị, đằm thắm nhưng cuốn hút lòng người; là các lễ hội mang đậm sắc văn hóa dân tộc được lưu truyền, tổ chức quanh năm.
    Hiện, Hội An có 65 khu nghỉ mát, khách sạn ?" trong đó có hơn 10 khách sạn 3-4 sao với khoảng 2.200 phòng đảm bảo phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách.
    Cùng với các lễ hội được tổ chức bài bản, xuyên suốt các tháng trong năm, ngành văn hóa, Quản lý Bảo tồn di tích còn đang được giao nghiên cứu chọn các sự kiện chính trị, lịch sử, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng để có sự tác động, hỗ trợ của chính quyền tạo thành các hoạt động văn hóa, lễ hội phục vụ du lịch.
    Mùa hè này, Hội An tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động được xem là khá hứa hẹn, hấp dẫn. Đó là tháng du lịch ?o Hội An- Hè 2004? chính thức khai mạc từ 30-7 với nhiều họat động kéo từ Khu phố cổ ra vùng ngoại ô đến tận Cù lao Chàm.
    Từ những hoạt động phong phú, đa dạng được tập trung triển khai, năm 2004 này sẽ là năm tăng tốc cho phát triển du lịch Hội An. Hiện nay, chính quyền và các ngành hữu quan của Hội An đang tiếp tục đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu Hội An trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của thị xã và tỉnh. Các doanh nghiệp được khuyến khích, tạo điều kiện để liên kết tuyên truyền, quảng bá du lịch cho Hội An, cho doanh nghiệp mình và cả quảng bá cho nhau hầu tạo sức mạnh tổng hợp, đồng bộ cùng tôn vinh thương hiệu du lịch Hội An.
    HOÀNG DUY
    Được Khoai lang sửa chữa / chuyển vào 04:35 ngày 06/11/2004
  9. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    http://www.nea.gov.vn/html/phobienkienthuc/200.htm#27

    Du lịch tác động tích cực đến môi trường như thế nào?

    Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực. Các tác động tích cực có thể gồm:
    Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia.
    Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
    Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.
    Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.

    Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương
    thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.
    Du lịch tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?
    Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.
    Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
    Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
    Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

    Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.
    Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.
    Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
    Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
    Du lịch sinh thái là gì?
    Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991).
    Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn:
    "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương".
    Du lịch bền vững là gì?
    "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai".
    Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
    Mục tiêu của Du lịch bền vững là:
    Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
    Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
    Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
    Ðáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
    Duy trì chất lượng môi trường.

Chia sẻ trang này