1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số câu hỏi về Hệ Mặt Trời và sao

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Caydangh, 14/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 0anh89th

    0anh89th Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    7
    ?? anh cho em cái ngồn nói tất cả ngôi sao đều cấu tạo từ những nguyên tố như trên ?? cho em link em trả lời cho ^:)^^:)^^:)^^:)^
    cottonbear thích bài này.
  2. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Câu hỏi 6
    Lực hấp dẫn giữa các thiên thể tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng. Các thiên thể liên tục hút vật chất ở mội trường xung quanh, khối lượng của chúng tăng lên, lực hấp dẫn tương hỗ cũng tăng theo làm cho khoảng cách giữa chúng giảm dần. Như vậy đến một thời điểm nào đó vũ trụ sẽ quy tụ thành một khối?
    cottonbear thích bài này.
  3. 0anh89th

    0anh89th Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    7
    nhờ các cao nhân chỉ giáo :-":-":-":-":-". em biết rồi nhưng để các cao nhân đã , dạo này bận quá xẽ trả lời sau nhá :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  4. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Câu hỏi 7
    Trên mặt đất, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Các mảng lục địa được hình thành hoặc bị tiêu biến do hiện tượng hút chìm vào man ti. Các núi lửa phun trào magma. Như vậy Trái đất liên tục bị mất nhiệt. Tại sao đã qua hơn 4 tỉ năm rồi mà ruột Trái đất vẫn chưa bị nguội lạnh?
    cottonbear thích bài này.
  5. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Câu hỏi 8
    Loại lực nào đã làm cho các hành tinh trong Hệ Mặt trời chuyển động?
    cottonbear thích bài này.
  6. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Vũ trụ đang tồn tại và tiến hoá. Trong vũ trụ có rất nhiều sự kiện không thực hiện được trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất. Nhưng tôi đã làm thí nghiệm treo một con quay hình cầu , bằng gỗ, ở hai trạng thái: 1. Trục con quay theo phương nằm ngang, song song với mặt đất, sau đó cho nó quay tít. Kết quả: Hướng trục con quay không hề thay đổi. 2. Cho đầu trục con quay chúc xuống hoặc nâng lên một góc nhọn nhất định, sau đó cũng cho nó quay tít. Kết quả: Góc nhọn ban đầu vẫn giữ nguyên, nhưng hướng trục của con quay bị lệch đi một góc nhọn nhất định. Hình dạng và hướng trục của con quay được thay đổi ( Hình cầu, hình trụ; hướng: Bắc–Nam, Đông –Tây…) Kết quả vẫn như trên. Đổi chiều quay, trục của con quay bị lệch ngược lại. ffice:office" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
  7. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.142
    Đã được thích:
    4.515
    dạo này em bận quá không có thời gian len online . các ngôi sao càng lớn thì càng nhanh mất năng lượng trong quá trình tồn tại , cũng giống MT , mỗi ngày MT đốt 1 lượng khí Hêli tương đương với lục địa châu phi , hơn nữa các ngôi sao chứa các vật chất cháy , hay có các phản ứng đốt cháy vật chất kiểu phản ứng nhiệt hạch như MT phải đốt liên tục , cũng chưa có bằng chứng nào nói các ngôi sao có khôi lượng khí lớn là không tồn tại được lâu , như vao mộc , có lượng khí chiếm hết cảc khối lượng , no to lớn nhưng là hành tinh khí , nó từng nuốt trôi 1 hành tinh to gấp 10 lần Trái đất . nó hành tinh càng to dùng khí có tuổi tho không cao là không có cơ sở ^:)^^:)^
    cottonbear thích bài này.
  8. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Oanh vẫn còn bị nhầm lẫn giữa khái niệm "sao" và "hành tinh"
  9. chanwoo1211

    chanwoo1211 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mời tham khảo đoạn trích dẫn sau trong tác phẩm Hố Đen (Don Nardo):
    - Để hiểu biết các ngôi sao chết đi như thế nào và tạo ra các thiên thể cực đặc cần một số hiểu biết về các ngôi sao sống như thế nào. Cũng giống như con người chịu vòng đời không thể tránh khỏi, các ngôi sao sinh ra, sống cuộc sống của mình, và cuối cùng là chết đi. Nơi sản sinh ra một ngôi sao điển hình, bao gồm cả Mặt Trời, là một đám mây khí và bụi cực lớn trôi nổi trong không gian. Những đám mây như vậy bắt đầu hình thành khi “gió” được tạo ra do các ngôi sao nổ tung thổi các phân tử khí và bụi ra xung quanh; một số lại rải ra xa hơn nữa, một số khác lại tập trung lại với nhau. Khi một đám mây như vậy tập trung đủ, hấp dẫn sẽ làm chúng xích lại gần nhau hơn qua thời gian. Sự tập trung này đồng thời tạo ra sức nóng, làm cho khí và bụi càng ngày càng nóng hơn. Sau đó, tâm của đàm mây đủ nóng để nấu một miếng thịt nước; sau đó nó đạt đến nhiệt độ đủ để cung cấp cho lò luyện kim; và cuối cùng, sau vài nghìn năm, nhiệt độc của nhân đám mây trỏ nên đủ nóng để kết hợp các nguyên tử hydro và từ đó kích thích phản ứng hạt nhân xảy ra. Và ngay lập tức, nhân phát ra ánh sáng chói lòa và năng lượng khác thổi lớp mây lạnh hơn ra xa, để lại một khối cầu khổng lồ của khí nóng trắng--một ngôi sao mới ra đời.

    Ngôi sao mới có đủ hydro trong nhân để duy trì phản ứng hạt nhân trong vài tỷ năm. Và trong phần đời dài nhất của mình, nó liên tục phát ra ánh sáng và nhiệt. Nếu các nhân tố khác trong hệ mặt trời của ngôi sao đó thuận lợi -- như sự hình thành của một hành tinh ở khoảng cách chính xác với ngôi sao đó để nước tồn tại ở thể lỏng -- thì lượng ánh sáng và nhiệt vừa đủ sẽ tạo điều kiện cho sự sống tồn tại ở hệ mặt trời đó. Nếu không có nguy hiểm đáng kể cho sự sống như vậy một khi ngôi sao đó còn ở trạng thái ổn định.

    Lý do để một ngôi ngôi sao ở trạng thái ổn định khá lâu là có hai lực lớn tồn tại trong thiên thể đó và ngược chiều nhau, tạo ra cân bằng. Một trong hai lực là lực hấp dẫn, làm cho vật chất khối lượng lớn ở lớp ngoài ngôi sao rơi vào trong, tạo ra một áp suất lớn. Mặt Trời “có khối lượng lớn gấp hàng ngàn lần Sao Mộc,” Begelman và Rees nói. Nếu Mặt Trời là một thiên thể lạnh, “hấp dẫn sẽ nén nó lại với mật độ đặc gấp triệu lần một vật rắn bình thường. Nó có thể … có kích thước cỡ như Trái Đất, nhưng có khối lượng lớn hơn 330.000 lần.”16

    Nhưng như mọi người cũng dễ dàng nhận ra, Mặt Trời không phải là một thiên thể lạnh. Các ngôi sao như Mặt Trời tạo ra một lượng năng lượng rất lớn, tạo ra một lực chính thứ hai tồn tại trong chúng. Phản ứng hạt nhân trong nhân các ngôi sao tạo ra một lượng nhiệt, ánh sáng cực lớn và rất nhiều các phần tử nhỏ thoát ra bề mặt. Ví dụ, trong Mặt Trời, môi giâu nhân sản xuất ra năng lượng bằng 100 triệu trái bom hạt nhân nổ cùng lúc. Khi dòng năgn lượng cực lớn này di chuyển ra khỏi nhân, nó tạo ra một áp suất hướng ra ngoài rất lớn. Và áp suất này cân bằng với lực hấp dẫn hút vào. Nhân của Mặt Trời, Begelman và Rees tổng kết,

    Có nhiệt độ vào khoảng 15 triệu độ… nóng hơn hàng ngàn lần bề mặt nóng rực của nó. Tại nhiệt độ cao như vậy, hạt nhân nguyên tử trong Mặt Trời di chuyển với vận tốc hàng trăm kilomet trên giây. Áp suất của nhân nóng này… chống lại tác động [hút vào] của hấp dẫn trong các ngôi sao như Mặt Trời.17

    Nhờ vào cân bằng giữa áp suất đẩy ra và hút vào này, các ngôi sao như Mặt Trời duy trì được trạng thái của mình trong một khoảng thời gian dài.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Đôi lời góp ý:
    - Bạn Oanh89th cần xem lại khái niệm về ngôi sao và hành tinh.
    - Trong hệ mặt trời thì chỉ có duy nhất 1 ngôi sao đó là mặt trời mà thôi.
    Thanks.
  10. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.142
    Đã được thích:
    4.515
    câu 6,7,8 ko ai trải lời àk;));));)):-w:-w:-w:-w

Chia sẻ trang này