1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số câu hỏi về Hệ Mặt Trời và sao

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Caydangh, 14/02/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.176
    Đã được thích:
    4.519
    ấy za quên , có mặt trời sưởi ấm nữa chứ nhỉ , mà ko có bầu khí quyển thì mặt trời cũng có làm được gị ?
  2. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Về quá khứ và tương lai của vũ trụ vẫn còn đang được tranh luận trong giới khoa học.
    Nhiều nhà khoa học ủng hộ thuyết Big Bang – Vụ nổ lớn hình thành vũ trụ. Nhưng thuyết này phải thừa nhận một điểm kì dị - Một lỗ đen, là kết quả của thuyết Tương đối tổng quát ( G R – General Relativity ), ở đó mật độ vật chất vô cùng lớn, mọi đại lượng tiến đến vô cùng; và tại đó GR sụp đổ. Đây là điểm yếu của thuyết Big Bang.
    Gần đây, nhà vật lí Abhay Ashtekar thuộc trường đại học Syracuse đưa ra lí thuyết Hấp dẫn lượng tử vòng ( Loop Quantum Gravity – LQG ). lí thuyết này cho rằng vũ trụ của chúng ta không bắt đầu bằng BigBang mà bằng BigBounce ( Vụ nẩy bật lớn ).
    Một số nhà khoa học Ấn Độ lại cho rằng vũ trụ được hình thành từ nhiều vụ nổ lớn.
    Ở Mĩ, nhà khoa học Eric Lerner lại cho ra đời cuốn sách “ The Big Bang Never Heppened”. Vũ trụ - vật chất và tinh thần là một thể thống nhất, các nhà khoa học biết là như vậy, nhưng để diễn tả đều này bằng ngôn ngữ khoa học thì lại không phải là chuyện dễ. Lý thuyết dây (LTD) đã có tham vọng là thống nhất cả bốn tương tác: hấp dẫn, điện từ, yếu và mạnh. Nhưng LTD lại sử dụng một không – thời gian nhất định, điều này làm cho tính tổng quát của lí thuyết bị mất đi. Mặt khác LTD không đưa ra được một thí nghiệm nào để kiểm chứng lại lí thuyết.
    Như vậy, cũng như trong phạm trù sinh học - nhiều nhà khoa học tìm cách toán học hóa sinh học nhưng cho đến nay đều thất bại - trong phạm trù vũ trụ học, nhiều nhà khoa học cũng sử dụng nhiều công cụ toán học phức tạp để xây dựng lí thuyết hình thành vũ trụ nhưng đều chưa thành công.
    Nhà bác học vĩ đại Enstain đã đồng nhất được khối lượng và năng lượng: E = mc^2, ( E, m là năng lượng và khối lượng của vật thể, c là vận tốc ánh sáng trong chân không ). Từ công thức này cho thấy trong vũ trụ luôn tồn tại hai quá trình: Quá trình quy tụ năng lượng ( QTQTNL ) và quá trình giải phóng năng lượng ( QTGPNL ). Hai quá trình này diễn ra song song và tác động tương hỗ lẫn nhau. QTQTNL là tiền đề cho QTGPNL. QTGPNL là để cung cấp năng lượng cho hoạt động quy tụ năng lượng.
    Khi năng lượng được quy tụ thành những vật thể có khối lượng thì giữa chúng xuất hiện lực hấp dẫn, lực này đã được nhà bác học vĩ đại Newton tìm ra và diễn tả bằng biểu thức toán học: F = w.m.M / r^2 . Trong đó F là lực hấp dẫn của hai vật thể có khối lượng m và M, cách nhau một khoảng r; w là hằng số hấp dẫn, từ công thức này cho thấy trong tương tác hấp dẫn những thiên thể lớn luôn muốn thôn tính các thiên thể nhỏ hơn. Theo tôi, nên gọi luật này là luật số lớn, khi năng lượng được quy tụ thành các vật thể có khối lượng thì ở chúng hình thành yếu tố tinh thần và sự sống vô cơ đã xuất hiện trong vũ trụ từ đây.
    Sự sống hữu cơ được hình thành trên nền tảng của sự sống vô cơ cho nên cũng chịu sự chi phối của luật số lớn. Các cá thể sinh vật cũng sinh trưởng và phát triển bành trướng không gian. Nhưng vì sinh tồn trong một không gian hạn chế và có những điều kiện đặc biệt, nên sự sống hữu cơ lại phải chịu tuân theo một số quy luật có tính chất địa phương như: luật cân bằng sinh thái, luật cân bằng giới tính...
    Hiện nay, khoa học giáo dục, kĩ thuật, học vấn của con người đã đạt trình độ cao, nhưng sự tranh giành quyền lợi trong xã hội loài người vẫn diễn ra phổ biến. Theo tôi, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do tư tưởng con người vẫn còn bị sự chi phối của luật số lớn. Luật số lớn làm cho khối lượng của Trái đất không ổn định dẫn đến sự bất ổn cho các dạng sống trên bề mặt của nó. Bởi vậy môn thiên văn học cần phải được đưa vào sớm ngay từ ở cấp học phổ thông thì có thể sẽ làm cho những người có học đều có tầm nhìn xa trông rộng, từ đó sẽ có tinh thần đại đoàn kết, xây dựng xã hội có cấu trúc hợp lí để tập trung sức lực trí tuệ của nhận loại vào việc giữ cho Hành Tinh Xanh được ổn định. Ngược lại, khi khối lượng của Trái đất đã được giữ ổn định, nghĩa là tư tưởng con người không còn bị chi phối bởi luật số lớn, cùng với việc giáo dục thì những người có tính bon chen, tham lam, tranh giành vật chất sẽ không còn nữa. Và khi đó con người cũng không còn bị Trái đất khống chế về tuổi thọ, loại thức ăn, môi trường sống, bản năng... từ đó sẽ mở đường cho những phát minh sáng chế, những thay đổi trong xã hội về các phong tục tập quán không có lợi cho sự phát triển của nhân loại... Con người không còn sợ cảnh:
    Dạ tràng xe cát Biển Đông
    Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!
    cottonbear thích bài này.
  3. XuyPhong

    XuyPhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    2
    Về các cơ sở khoa học của phần 1. xin phép được nghiên cứu thêm. Nhưng tôi cho rằng bất kỳ ý kiến nào về vũ trụ và nguồn gốc của nó đều chỉ là giả thuyết. Cần khám phá và chứng minh thêm.
    Quy luật số lớn này là Caydangh tự gán cho nó một cái tên. Mở rộng ra thì Quy luật này chứa tất cả các quy luật tự nhiên mà chúng đã biết hoặc chưa biết, đã được hoặc chưa được mô hình hóa. Chẳng khác gì bảo đây là Quy luật vũ trụ - Không kiểm chứng được. >:D<

    Phần 2: Đỏ 1: Tôi chưa hiểu lắm. "Tinh thần" - Hiểu theo nghĩa tổng quát của từ này, đến nay vẫn là bí ẩn. Trong một khía cạnh nào đó, tinh thần nghĩa là có tồn tại tư duy, xúc cảm và sự sáng tạo. Đặc biệt là sự tạo ra cái hoàn toàn mới có chủ đích - Sáng tạo. Chưa có bằng chứng nào chứng minh một vật vô cơ có "tinh thần". Nên khai niệm "sự sống vô cơ" cần phải xem xét lại. Tôi cho rằng không có "sự sống vô cơ". Và nếu có, cần có thêm các bằng chứng chứng minh. [-X
    Sự sống được hình thành theo cách nào?. Kết luận/phán đoán trên vẫn chưa đưa ra được.
    Tôi đọc đâu đó lâu rồi, không nhớ chính xác, nhưng về lý thuyết, người ta cho rằng rằng nguyên tử và/hoặc các hạt nhỏ hơn, trong một điều kiện cụ thể, đặc biệt, có khả năng tự(tái?) xắp xếp để tạo ra cái mới hoàn toàn. Có thể phán đoán "sự sống sơ khai" đầu tiên hình thành theo cách đó?
    Dù thế nào thì để sự sống được hình thành không chỉ xuất phát từ vài điều kiện chung chung như vậy được. :-"

    Đỏ 2: Từ đó thấy đỏ 2 không ổn. [-X
    Hay là ý Caydangh muốn nói hợp chất hữu cơ được "tổng hợp từ một số chất vô cơ"?
    Từ động vật bậc thấp, đến bậc cao là con người,... để điều khiển cơ thể vận động, biểu lộ tình cảm phải có cái gì đó - gọi là phần hồn đi. Như Máy tính vận hành phải có chương trình/câu lệnh ra lệnh cho nó.
    Cái "phần mềm" của cơ thể sống đấy là cái gì thì vẫn chưa rõ được.

    Đỏ 3 trở đi: Tôi tin rằng ở cuối thế kỷ 18 đầu TK 19, hồi CMCgNgh Châu âu cũng cho rằng khoa học khi đó là hiện đại, đã phát triển nở rộ, đạt đến trình độ cao rồi. Và các đời "thịnh trị" của các vua chúa Phương Đông chắc hẳn cũng nghĩ thời họ là nhất.
    Khái niệm phát triển trình độ cao chỉ là tương đối thôi. [:D]
    Và vấn đề tranh giành ảnh hưởng/quyền lợi,... từ lâu rồi vẫn thế. Vế đề này xin sang box khác nói tiếp vậy.
    Xét trái đất phải xét trong một quá trình động: Thiên thạch rơi vào - làm tăng KL (dù rất rất nhỏ hay lớn), các hoạt động địa chất trong lòng TĐ,... Và TĐ chỉ tồn tại một số hữu hạn thời gian như hiện tại ta đang thấy. KHi không được mặt trời cung cấp năng lượng, hoặc bị một cái Thiên thạch rơi vào mà không ngăn được,... hẳn nó sẽ khác...
    Do đó các kết luận sau.... [:P]
    cottonbear thích bài này.
  4. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.176
    Đã được thích:
    4.519
    tất cả do chúa trời tạo ra , và chúa xẽ cho chúng ta biết vào cuối năm nay , khải huyền đến nơi rồi ;));));));));));))
  5. tamlinh2388

    tamlinh2388 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/10/2013
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    16
    Mình rất thích tìm hiểu về vũ trụ :x
  6. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    cottonbear thích bài này.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tinh thần, ý chí, cảm xúc, nghệ thuật, v..v sẽ không có nếu ông mặt trời kia ngừng chiếu. Trái sẽ đất đóng băng, cây cối, hoa lá chết hết, và đương nhiên các loài động vật và con người cũng ra đi.
    Mà mặt trời là gì? toàn H và sản phẩm phản ứng nhiệt hạch He. H từ đâu mà ra? Nó bắt nguồn từ những cài đặt cơ bản thuở ban đầu - vụ nổ big bang.
    Ở đây lại nhớ tới những câu hỏi về thời gian. Thực ra, thời gian không tồn tại. Thời gian là một khái niệm ảo để chỉ tính chất vận động của vật chất, của sự so sánh chuyển động và chuyển hóa giữa chúng. (Xin hãy xem lại định nghĩa về thời gian để rõ điều này). Nếu vật chất không vận động, thời gian sẽ không tồn tại.
    Mà vật chất vận động lại theo một chương trình đã cài đặt sẵn từ thuở big bang. Nếu vũ trụ phẳng, thì lại chẳng có các bức xạ, chẳng sinh ra các hạt cơ bản. Từ thuở ban đầu, nó đã rất vô thường, bất đối xứng. Thế mới sinh ra câu, chẳng có gì vĩnh viễn, chỉ có sự chuyển động của vật chất là vĩnh viễn. Các bạn luôn hỏi tại sao vật chất sinh ra? Sự bất đối xứng từ ban đầu, dù nhỏ cũng đã tạo nên không thời gian (cùng với sự giãn nở có gia tốc), sự khác biệt và vật chất. Vật chất khi giãn nở với gia tốc, ban đầu là thời kỳ lạm phát (không thời gian), sinh ra lực hấp dẫn giữa chúng. Nhờ đó, vật chất mới cấu trúc lại thành các ngôi sao và sau đó là các hành tinh, các phân tử phức tạp khác trong đó có các phân tử hữu cơ sinh động như chúng ta.
    Như vậy, thuyết số mệnh (số phận) là không phải không có cơ sở. Chúng ta được sinh ra là hệ quả của các quy trình vận động của vũ trụ. Văn hóa, nghệ thuật là những phỏng dụ thô sơ về điều màu nhiệm, và vĩ đại này.
    Chỉ có một vấn đề là: Chúng ta có phải là loài thông minh duy nhất có khả năng làm chủ vũ trụ hay không?
    Rất có thể chúng ta là những con rối trong bàn tay tạo hóa. Tuy nhiên, mơ ước làm chủ lại là quyền của con người - một nghịch lý. Rất có thể con người lại phải chống lại định mệnh của mình, chống lại những luật lệ sinh ra mình - một sử thi hùng tráng! Nhưng rồi, chống xong được rồi thì mọi định luật sẽ vận hành thế nào? Có lẽ đích đến không phải là lật đổ một 'ông tạo hóa' mà mục tiêu chúng ta cao nhất chỉ là những kẻ 'du cư' - du hành vĩ đại. Định mệnh!
    cottonbear thích bài này.
  8. NicoLaRigoni

    NicoLaRigoni Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    131
    có lẽ ông mặt chời là một bánh răng của tạo hóa cùng với những cái quanh nó tạo ra vũ trụ
    cottonbear thích bài này.
  9. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Trong tác phẩm Mật Mã Vũ Trụ của nhà nghiên cứu tvh Lê Đình Qùy, cũng đã khảng định chính Mặt Trời đã sinh ra các hành tinh trong Hệ MT. Tôi xin giới thiệu hình của tác phẩm trên. Qúy vị nào có quan tâm thì hãy sưu tầm.[​IMG]
  10. ambientaz

    ambientaz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Up......

    Chúc bác đông khách, có gì qua up phụ giúp em với nhé .................................................................................................................

Chia sẻ trang này