Một số chuyện lạ đó đây Nhân sâm - Loại rễ cây kỳ diệu? Theo người Trung Quốc, loại rễ kỳ lạ này có thể chữa khỏi mọi bệnh tật, từ mệt mỏi đến ung thư. Vì vậy mà chúng đã được sử dụng từ 7.000 năm nay ! Bạn cảm thấy suy nhược? Đau dạ dày? Bạn muốn sống thọ hơn? Hãy ngậm một mẩu rễ nhân sâm và bạn sẽ là một con người hoàn toàn mới. Ít nhất đó là điều mà người Trung Quốc nói. Họ đã sử dụng rễ của loại cỏ kỳ lạ này gần 7.000 năm nay và theo họ, nó có tác dụng lớn. Có thời nhân sâm được coi là quý và hiếm đến nỗi ở Trung Quốc chỉ có hoàng đế mới được phép thu giữ loại rễ này. Xuất khẩu nhân sâm sang nước khác bị coi là trọng tội và bị xử tử hình. Người Trung Quốc và người Tartar đã đánh nhau đổ máu vì những vùng đất có nhân sâm mọc, và một lãnh chúa Tartar đã từng xây cả một bức tường bao quanh một quận để canh giữ những cây nhân sâm mọc trong đó. Một hoàng đế Trung Hoa đã từng trả một khoản tiền tương đương 25.000 đô la để có được một củ nhân sâm Mãn Châu. Ngày nay, nhân sâm vẫn là loại cây thuốc đắt nhất thế giới. Mặc dù loại nhân sâm tốt nhất mọc hoang ở Mãn Châu thuộc Triều Tiên và vùng Turkestan thuộc Trung Hoa, có một loại nhân sâm khác đã phát triển ở Bắc Mỹ từ hàng trăm năm nay. Người da đỏ dùng nó để chữa rối loạn tiêu hóa, phù lợi, và các chứng bệnh khác. Họ gọi là cây garantoquen, có nghĩa là cây "hình người", bởi vì loại rễ nhân sâm tốt nhất có hình một cơ thể người. Chính vì lý do này mà người Trung Hoa xưa tin rằng rễ cây nhân sâm có thể chữa khỏi mọi bệnh tật của con người. Đối với họ, hình dạng của thân hay rễ nhân sâm quyết định phần cơ thể mà nó có tác động lên. Những người Mỹ đầu tiên cũng sử dụng loại nhân sâm Bắc Mỹ và đưa tới Châu Âu từ năm 1704. Những người khai phá đất mới đầu tiên, trong đó có Daniel Boone, đã đi tìm nhân sâm trong rừng rậm, vì nhân sâm đem lại nhiều lợi nhuận trên thị trường hơn là lông thú. Nhân sâm đã bị đào lên nhiều đến nỗi đến cuối thế kỷ 19, nhân sâm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Canada đã thông qua đạo luật cấm thu hoạch nhân sâm trừ những khoản thời gian nhất định trong năm. Ngày nay, nhân sâm mọc ở đây thành từng đồn điền, nhưng phần lớn chúng được xuất khấu sang Hồng Kông. Có hai cách chủ yếu để đưa nhân sâm vào cơ thể. Có thể pha sâm thành trà hoặc xắt lát và để tan dần trên lưỡi. Nhiều người nói sâm có vị cam thảo. Nhân sâm có thể chữa được mọi bệnh từ chứng mất ngủ, bệnh lão hóa đến bệnh đái đường và ung thư? Ở Nga, nơi nhân sâm cũng được coi trọng như Trung Quốc, Viện Khoa học đã có một Ủy ban Nhân sâm thường trực để thí nghiệm với loại cây này từ năm 1949. Ủy ban đã phân tách được một hoạt chất trong nhân sâm gọi là panaquilon mà họ cho là có tác dụng kích thích các hoạt động nội tiết trong cơ thể và làm tăng lượng hormone trong máu. Kết quả là lượng đường trong máu hạ xuống và cơ thể tiếp nhận một lượng chất bổ dưỡng và chất kích thích. Để chứng minh cho niềm tin tưởng vào nhân sâm, chính quyền Xô Viết đã cho các nhà du hành vũ trụ của mình sử dụng nhân sâm trong các chuyến bay vào không gian. Kết quả ra sao chưa được công bố cho thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ vẫn nghi ngờ những lời tuyên bố về nhân sâm. Ảnh hưởng tốt duy nhất của nhân sâm trên cơ thể mà họ thừa nhận là sự kích thích và tác dụng đối với chứng rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, một số dược sỹ Mỹ đã nhận thấy ảnh hưởng xấu của việc sử dụng nhân sâm thường xuyên. Trong cuốn "Các cây thuốc châu Mỹ" viết năm 1887, tiến sĩ Charles F. Millspaugh nói rằng nhân sâm Mỹ có thể gây khô miệng và cổ, nhịp tim bất thường và suy yếu toàn thân. Nhân sâm là loại rễ cây kỳ diệu hay cũng chỉ là một loại thảo mộc bình thường? Câu trả lời ở phương Đông và phương Tây hoàn toàn khác nhau. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ biết được ai đúng ai sai Được thatwhy sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 23/02/2003
Vết tích của quá khứ Những bộ xương hóa thạch là mối liên hệ vững chắc nhất giữa hiện tại với quá khứ xa xưa. Khi loài khủng long bước trên trái đất, con người vẫn chưa hình thành cho đến tận hàng ngàn năm sau. Bạn đã có dịp ghé thăm một viện bảo tàng để chiêm ngưỡng bộ xương của một con khủng long chưa nhỉ? Đó là một hình ảnh kinh hãi, một mô hình mà phải mất nhiều tháng trời ròng rã người ta mới dựng lên được. Dựng lên bằng cách nào vậy? Thỉnh thoảng, người ta chỉ tìm được vài cái xương riêng lẻ của một sinh vật tiền sử và phải đoán ra hình dạng tổng thể của nó. Nhưng cũng có lúc, các nhà khoa học có cách biết được hình dạng chính xác của con thú ấy nhờ những hóa thạch. Hóa thạch là dấu tích đáng tin cậy của những loài động, thực vật đã chết - một vết tích vô cùng chính xác của quá khứ. Ví dụ, bạn thử tưởng tượng một chú cá thời tiền sử đang tung tăng bơi lội trong biển cả vài triệu năm trước đây. Một ngày kia, chú cá chết đi, thi thể chú chìm xuống đáy nước và được chôn dưới một lớp đất bùn xốp. Thời gian trôi đi, lớp thịt rữa dần ra và chỉ trơ lại bộ xương. Dấu vết bộ xương được giữ nguyên trên lớp bùn, ngay cả khi bộ xương cũng đã bị phân hủy. Lại nhiều năm trôi qua, lớp bùn có chứa bộ xương cá dần trở nên cứng lại và hóa đá dưới áp lực của những tầng đất đá cứ chồng chất lên mãi. Hàng triệu năm sau, con người quyết định xây một con đường băng qua lớp đá xưa kia nằm dưới biển và bộ xương cá hóa thạch lần đầu tiên được khám phá. Một sinh vật chết hàng triệu năm trước đã được bảo trì nguyên vẹn trong mẫu vật hóa thạch đó. Người ta tìm ra những hóa thạch như vậy từ lâu lắm rồi nhưng mãi đến thời gian gần đây ta mới hiểu chúng là gì và biết được những bí mật tàng ẩn trong chúng. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng những hóa thạch được tạo thành trong trận Đại hồng thủy ghi trong Kinh thánh. Họ nghĩ rằng khi nước rút đi, những sinh vật bị bỏ lại trên mặt đất sẽ chết và hóa thạch. Năm 1769, có hai cậu bé - một người Anh, một người Pháp - chào đời. Một ngày kia, hai người sẽ lập nên một môn khoa học mới gọi là Paleontology chuyên nghiên cứu các mẫu vật hóa thạch. Người Anh đó là William Smith - một nhà địa chất - đã khám phá ra rằng một số mẫu vật hóa thạch nào đó luôn nằm trên cùng một địa tầng của lớp vỏ Trái Đất. Smith còn có thể xác định được niên đại tạo thành của từng địa tầng và vì thế ông chỉ ra được những loại động vật bị hóa thạch trong lớp đất ấy đã sống thời gian nào trên trái đất. Nhà khoa học người Pháp, Nam tước Georges Cuvier lại sử dụng các chi tiết giải phẫu, chứ không phải hình dáng bên ngoài, để phân loại các động vật đã tuyệt chủng. Nhờ vào công lao của hai ông, ngành nghiên cứu mẫu vật hóa thạch trở thành một lĩnh vực khoa học phổ biến vào thế kỷ 19 và mọi người bắt đầu tìm kiếm xương hóa thạch của loài khủng long và của những động vật khác ở khắp nơi. Một trong những cuộc tìm kiếm thành công ấy là của Gideon Mantell năm 1822. Ông khám phá ra những dấu vết để lại của một loài bò sát cao 15 bộ, một con Iguanodon, ở vùng Sus***. Người ta gọi nó là "loài bò sát" thay vì "khủng long" vì thời ấy, các nhà khoa học cho rằng những loại thú chết đã lâu này chính là tổ tiên của loài thằn lằn đương đại. Nhà giải phẫu học Richard Owen đã làm sáng tỏ mọi việc khi ông kết luận rằng những sinh vật tuyệt chủng này là một giống hoàn toàn riêng biệt. Ông gọi chúng là Dinosauria, lấy từ tiếng Hy Lạp deinos và sauros có nghĩa là "loài thằn lằn khủng khiếp". Nhưng không phải chỉ có loài khủng long trở thành hóa thạch chôn vùi trong lớp đất. Năm 1861, một người thợ làm việc tại mỏ đá vôi Bavarian bất ngờ phát hiện được những tảng đá nhỏ có in những hình thù kỳ lạ. Một tảng đá vôi có những dấu lông vũ rõ ràng. Thì ra tảng đá đó là một hóa thạch của loài chim cổ xưa nhất trên trái đất, loài Archaeopteryx. Một bác sĩ sống ở vùng nông thôn gần đó quan tâm đến những mẫu vật này đã đồng ý đổi tiền thù lao chữa bệnh cho người thợ để lấy mẫu vật chim hóa thạch. Nhưng mẫu vật lớn nhất đến lúc đó vẫn chưa tìm thấy. Năm 1871, nhà tự nhiên học người Mỹ, Edward Cope, bắt đầu một cuộc thu thập những mẫu vật hóa thạch của tất cả các loài sinh vật tuyệt chủng từng sống ở Tây Mỹ. Nhưng Cope cũng có đối thủ - đó là nhà nghiên cứu mẫu vật hóa thạch Othniel Marsh. Một cuộc chạy đua ráo riết giữa Cope và Marsh để xem ai tìm ra được mẫu hóa thạch khủng long đầu tiên ở vùng đất đó. Đối thủ của Cope đã tỏ ra đáng gờm. Cả hai người, Cope và Marsh đã tìm thấy hóa thạch trên 130 chủng loại khủng long, kể cả loài đã quen thuộc có chiếc cổ dài Brontosaurus. Rất nhiều mẫu vật của Marsh nay được trưng bày ở Viện Bảo tàng Peabody của khoa Lịch sử Tự nhiên tại Đại học Yale. Mẫu vật hóa thạch - vết tích của quá khứ luôn cho chúng ta những ngạc nhiên bất ngờ
Chim ưng đuôi đỏ và rắn chuông Nếu thiên nhiên quả có chủ tâm chăm sóc bảo vệ loài vật bằng cách ngụy trang, cải dạng chúng cho hài hòa với sắc thái thiên nhiên, vậy thử hỏi thiên nhiên làm sao có khả năng để làm việc ấy cho toàn thể loài vật cùng một lúc. Thiên nhiên có đặc ân cho loài này mà quên loài kia như thần Iliade đã làm không? Hay sự ban ân này chỉ là một ngẫu nhiên chăng? Chẳng vậy mà con rắn chuông đầu sừng với màu xanh của thân mình nằm cạnh hòn đá cũng màu xanh đã lẫn lộn một cách tài tình thận chí đi gần đến nó cũng không tài nào nhận ra được. Chú rắn sa mạc quen thuộc này đang ngơi nghỉ và tiêu hóa một con mồi có lẽ vừa bắt được. Nhưng từ trên ngọn cây bao báp, thình lình con chim ưng đuôi đỏ buông mình như chớp đáp xuống đối đầu với con rắn chuông. Nó đứng dang chân một cách vững chắc. Thế đứng tấn mạnh mẽ của giống chim săn mồi này chứng tỏ chúng là loại sinh ra để chiến đấu, chiến đấu không khoan nhượng. Nhưng cặp mắt, cặp mắt của loài chim ưng thì thật là đáng kinh hãi. Không hề chớp mí, không một giây buông lơi, luôn luôn thể hiện một sự độc ác; lúc nghỉ ngơi, lúc giao phối, kể cả những lúc nó sinh hoạt bình thường; tia mắt nó vẫn lóe lên sự độc ác, và chỉ có độc ác mà thôi. Phải thừa nhận rằng sự hung bạo là luật sinh tồn, hơn thế nữa là điều kiện bảo tồn chủng loại để truyền sinh. Nhưng trong thực tế, lắm lúc sự hung ác được thể hiện như một trò tiêu khiển, một nhu cầu bẩm sinh, một thỏa mãn ích kỷ, hoặc một căm thù chủng loại truyền kiếp chứ không phải vì nhu cầu sống, thậm chí không phải vì bản năng tự vệ. Thái độ thù ghét của chim ưng đuôi đỏ đối với loài rắn cũng vậy, vì loài bò sát này không hề tấn công chúng bao giờ, và chính chúng cũng không hề sống bằng thịt của loài bò sát. Vậy hẳn nhiên đó là một sự căn thù truyền kiếp. Con chim ưng vây quanh con rắn, nhảy nhót, làm động tác giả, những cú đánh xòe cánh như chớp nhoáng quả là những độc chiêu quái ác, để cho đối phương phải kinh hoàng, tránh né, trốn lánh mất thăng bằng. Con rắn chỉ còn chờ giờ phút chiến bại thảm hại mà thôi. Tuy vậy, nó đang cuộn mình lại, đối mặt với kẻ thù và lao mình tới trước với tất cả sự nhanh nhẹn và sức mạnh. Nó quấn được con chim ưng, con này vội tung mình lên, giãy mạnh cho con rắn rơi ra và dùng vuốt đè xuống đất. Đôi cánh to lớn run lên vì đắc thắng. Hiện giờ nó đang thắng thế. Có những lúc nó dang cánh ra chụp lên mình con rắn tưởng chừng như nó che chở cho kẻ mà nó sắp giết chết, hoặc ôm chầm lấy giống như nó ôm ấp một ********. Đột nhiên, nó phát hiện một sơ hở của đối phương. Lập tức chiếc mỏ sắc của nó mổ vào đầu rắn và nghiền nát. Con rắn chỉ còn giãy giụa một chút và chết. Cuộc chiến chỉ kéo dài một phút. Nhưng cái hào hùng của nó thì vô tận. Con chim ưng nghểnh cổ lên cao, cuống họng phập phồng, chiếc mỏ há nửa chừng và vẫn với cặp mắt rực lên một sự tàn bạo, toàn thân thể hiện vừa một sự căm thù, một thỏa mãn, vừa một vẻ ngốc ngếch, tất cả cũng có thể là men say chiến thắng. Nếu cuộc chiến giữa rắn chuông và chuột túi chỉ là một hài kịch thì trái lại với chim ưng là một thảm kịch. Chiến tranh bao giờ cũng có qui luật của nó. Mắt của rắn chuông không thể chịu đựng được cát bụi do chuột túi gây nên, cũng như sọ nó lại không thể nào chống đỡ nổi mỏ chim ưng. Nhưng khuyết điểm này tai hại biết bao! Luật của kẻ mạnh thường gắn liền với căn nguyên của sự sống còn, từ thời cổ đại, và cũng là nguồi cội của thiên nhiên vốn dĩ tạo nên vạn vật lắm khi quá bí ẩn. Có hiểu được chăng là khi một con vật này giết một con vật kia vì tranh giành quyền truyền giống hoặc để nuôi sống cho bản thân nó. Còn làm sao hiểu được khi một con vật này lại giết chết một đồng loại của nó chỉ vì con này đã quá già hoặc giết hại bừa bãi những con vật khác chỉ vì không đồng chủng loại. Đó là cảnh tượng của rừng xanh, của hoang mạc, nơi lắm lúc xảy ra nhiều sự giết chóc ghê rợn, lắm lúc lại có một cái gì hòa dịu. Sự dị biệt khó hiểu này, phải chăng là điều mâu thuẫn tất nhiên của tạo hóa. Henry de Montherland
Đuông Có ai về Cù Lao Cổ Chiêng, đến ấp Rạch Giốc, nhắn hộ tôi với Cậu Bảy Tân rằng tôi nhớ hoài nhớ hủy bữa đuông hôm hai mươi sáu tháng chạp ta năm ngoái. Chà, cậu ăn kể ra đã ?okỳ kèo?. Ở Chợ Cũ, PHú Nhuận, Ngả Ba Ông Tạ, thường thường người ta ở Sóc Trăng, Bạc Liêu hay Cà Mau về, hay ở Bắc Thủ Thiêm sang, vẫn đem đuông bán, một bó mười đọt chừng hai chục đồng trở lại; ta mua về, ăn nhậu với nhau cũng được, hà tằng gì phải về tận làng Long Hòa mới thưởng thức cho được bữa đuông chiên? Cùng lắm, ở cái tiệm nho nhỏ đầu đường Ohier, thỉnh thoảng cũng có làm món đuông tẩm bột, mình vào kêu một đĩa nhấm nhót với nhau để biết mùi đuông, vậy không đủ hay sao? Cậu Bảy không chịu thế: - Muốn thưởng thức cái ngon huy hoàng của đuông, phải chính tay tôi làm mới được. Cậu Bảy là một thứ ?oÔng Hoàng ăn cơm ngon? kiểu Curnonsky ở Pháp, đã giới thiệu cho ai món ăn gì thì nhất định không bao giờ chịu ?ovừa vừa?, nhưng phải là ?ogia dụng? nghĩa là phải chính tay cậu chế biến ra. Thú thật, tôi đã trông thấy con đuông nhiều bận. Lần đầu tiên là ở trong chùa Chà, hai mẹ con một á xẩm ngồi chẻ đọt dừa, lấy đuông cho vào cái chậu để bán cho khách hàng ăn. Tôi phải nói thực là tôi kinh khủng. Không, tôi không phải như ?omá thằng cu? hễ thấy một con sâu thì toát mồ hôi ra, la hét um sùm nhà rồi té xỉu; nhưng tôi kinh khủng là vì tại sao có người lại có thể ăn con sâu đó vào trong bụng. Bởi vì đuông là một con sâu, không hơn không kém. Nói một cách khác, thì đó là một thứ ấu trung của kiến dương, lớn bằng ngón tay út, béo nhũn nhà nhũn nhịn như con sâu đo, đầu bằng đít, đít bằng đầu. Sắc nó trắng màu ngà, không có chân, nhưng ở đầu và đít có máy đen, và chân nó thì có ngấn kiểu ở ngoài Bắc ta vẫn kêu ?obéo mầm!?. Ấy đấy, con đuông như thế đấy. Thuở nhỏ, ở Hà Nội, tôi có một vài lần trông thấy thầy tôi mua những bó như bó trúc đem về tước ra thì trong mỗi cành có một con sâu kêu là ?ođông trùng hạ thảo?. Con sâu nhỏ đó bằng độ cái đầu đũa; thầy tôi đem ngâm rượu, hạ thổ ba tháng mười ngày rồi lấy lên uống, bảo như thế thì bổ thận. Tôi không biết thận là gì cả, chỉ biết uống như thế thì kinh quá. Nhưng thôi cũng được đi, bởi vì là ngâm rượu, đến lúc rượu ngấm, bỏ sâu đi, khuất mắt không biết là dơ hay sạch, nhưng đằng này rõ ràng là một con sâu, mà cho vào miệng nhai - không, muốn nhã lịch đến thế nào, tôi cũng chắp tay lại mà khước từ. Trớ trêu thay, mình lại ghét của nào trời lại trao ngay cho của đó: cậu Bảy nhất định phải đãi mình một bữa đuông. Ở đời, có cái chàng Kinh Kha gặp Thái Tử Đan tốt quá, đến nỗi không cần tự lượng sức mình, dám đơn thương độc mã sang Tần thích khách văng mạng: mình cảm tấm lòng của cụ Bảy há lại không dám về Cổ Chiêng ăn một bữa đuông mà cậu trịnh trọng mời mình tam tứ thứ hay sao? Huống chi có ăn một bữa đuông như thế cũng không đến nỗi táng mạng như Kinh Kha kia mà! Tôi đã tỉnh ngộ ra từ hôm đó và tôi thấy rằng phàm người ta có thành kiến thì dễ bị thiệt hại nhiều. Thì ra cái con đuông ăn cũng kể như ăn sầu riêng vậy. Có người thấy sầu riêng, giẫy lên đành đạch, kêu ầm lên là ?othúi? quá. Ấy vậy mà miếng đầu bỏ vô đi, ăn miếng thứ hai vào lại muốn ăn ba; thế rồi thì đâm ra nghiện lúc nào không biết! Tôi ăn đuông cũng vậy; miếng đầu kinh kinh, nhưng liều nhai thử xem sao; đến miếng thứ hai - ở này, nó ngầy ngậy, beo béo nghe hay đáo để. Miếng thứ ba thì vừa nhai vừa nghĩ, thì thấy nó đặc biệt không thể ví được với bất cứ một thứ gì mình đã được ăn từ trước tới nay... Thế rồi thì đến miếng thứ năm, thứ sáu - phải nói thực là mình đã bị đuông cám dỗ. Rồi từ đó mình thành ra mê đuông - có khổ không? Ở đời, những anh đàn ông hảo ngọt mê gái cũng y như thế: thoạt đầu, ?okhông thèm?, thấy thì ?otán dăm câu phó mát? chơi, lần lần thấy hay hay, rồi không gặp thì nhớ, rồi trò chuyện thấy thú thú rồi ?obị? mê lúc nào không biết. Đến lúc mê rồi thì mình mới thấy từ trước mình có một cái lỗi rất lớn với đuông - nói giọng Thủy Hử, Chinh Tây, quả là mình ?ocó mắt mà không nhìn thấy Thái Sơn?. Thực vậy, ngồi nghĩ cho kỹ thì đuông là gì? Đuông là một thứ ấu trùng trông kinh thực, nhưng bất quá nó chỉ ăn chất tinh túy trong cây cối, chớ có ăn bậy bạ gì mà sợ? Nếu sợ dơ thì con gà con qué, con cá, con chim còn dơ hơn. Còn bảo nó là một thứ sau, thứ dòi ư? thì há chúng ta chẳng thấy Tây họ ăn thịt chim giẻ cùi, thịt thỏ, thịt con mỏ nhác bắn được, treo lên sà bếp đến có dòi, có bọ ra đấy ư? Tương đối, con đuông còn sạch hơn các thứ đó rất nhiều, vì nó chỉ ăn chất bổ béo, mầm non, ngon lành nhất của cây dừa, cây chà là hay cây cau... Những người sành ăn thường ưa đuông chà là, thứ đến đuông dừa, rồi đến đuông cau sau rốt. Ở ba loại cây đó, đuông bao giờ cũng sinh sản và lớn lên trong đọt của cây, tức là chỗ non mềm nhất, bổ béo nhất. Đuông sống là vì chất bổ đó, nhưng đuông mà sống và lớn được thì cây dừa, cây chà là hay cây cau bị xác đi, cũng như người mẹ nuôi được đứa con nên người thì ?othôi hồng đôi má, sữa teo vú cằn?. Vì thế ăn đuông không phải là chỉ ăn một con sâu, nhưng là ăn cả một sự diễn tiến của mấy kiếp sống vào lòng, ăn đuông là ăn cả hương hoa của đất thơm, là ăn cỏ cây mây nước, là ăn mấy chục năm buồn vui, tươi đẹp và thơ mộng. Là vì cây chà là, cây cau, hay cây dừa mà có đuông thì phần nhiều không sống được bao lâu nữa. Thoạt đầu, không có gì lạ cả, nhưng một hôm xấu trời kia, người ở đồng thấy ở đọt cây, vào chỗ chẻ của lá có một lỗ hỏng bằng ngón tay và ở miệng lỗ đó đùn lên những cục tròn tròn, sào sạo, y như thể là mạt cưa. Đó là gì vậy? Chúng ta không biết, nhưng người ở đồng biết ngay đấy là bọt đuông. Đục lỗ vào chỗ đó rồi, rồi làm móc sắt móc ra thế nào cũng có đuông. Nhưng phần nhiều thì cây mà đã có đuông ít khi sống nổi, vì thế người ta chặt cây để lấy đuông và một cây dừa sống độ vào chục năm có cả một thúng cái đuông. Tội nghiệp, người ở đồng cũng như cô gái may áo cưới cho người khác vậy: bắt được đuông nhưng có mấy khi được ăn đuông. Họ bó những đọt lại, mười đọt thành một bó, đem lên chợ bán cho người khác vừa nhậu vừa khen. Thực ra, đuông không có mùi, mà chỉ có vị thôi, nhưng cái vị của nó thì quả là đặc biệt. Muốn biết vị đó thế nào, xin mời bạn một hôm nào đó thử dùng một bữa đuông cập nướng. Đuông lấy ở đọt ra, thả vào trong nước mắm độ vài tiếng đồng hồ hay ngâm nước muối để cho nó nhả rớt ra, rồi cập lại nướng ở trên than. Có người ngâm rượu rồi nướng ?ohỏa than? nhưng cậu Bảy cho tôi biết là đuông khôg ?ochịu? rượu, nướng hỏa than mất một phần cái ?ohay? đi, phải nướng bằng than tàu mới được. Ta thoa bơ vào đuông, cập lại, rồi đưa lên trên than; than không được hồng quá vì than mà hồng quá thì đuông khô xác, làm giảm bớt chất béo như phó mát ở trong đuông. Đưa lên trên lửa mà thấy phồng phồng một chút thì lấy ra ngay, đừng có chậm tay mà hỏng thì uống lắm. Muốn ăn cho lạ miệng, ta còn có thể tẩm đuông vào với bột đánh kỹ với trứng gà rồi bỏ lò như kiểu bánh phòng ngọt súp phơ lê. Nhưng nếu bạn là người chỉ muốn ?oăn đuông vì đuông? thì có thể chiên đuông theo lối cổ truyền: cho bơ vào chảo, để cho nóng, rồi thả đuông vào, hễ thấy vàng lên, một màu vàng ong óng thì vớt ra liền, đập vào thành chảo cho ráo rồi đặt vào đĩa, gắp từng con mà nhắm nháp. Tuy nhiên, muốn ăn cách gì thì ăn, thưởng thức con đuông cũng cần phải theo nền nếp, chớ không thể coi thường qui tắc được. Bởi đuông là một miếng ngon được liệt vào ?osiêu hạng?, vượt hẳn các thức ăn khác, nên không thể có thức nào đi đôi với nó được; vì vậy, ăn đuông thì phải ăn trơn một thứ đuông không, chớ không thể ăn kèm với rau hay giá, hoặc với đồ chua như cà rốt, cải hay cần tây ngâm dấm. Đuông là ?oanh hùng độc lập?. Này này, cứ thử thưởng thức lối đó mà coi, bạn mới có thể cảm thấy hết các vị beo béo, bùi bùi của đuông. Bảo là nó ngon như trứng vịt bắc thảo ư? Không phải. Hay ngon như óc đậu? Cũng không phải nữa. Đuông có một chút bùi bùi của tròng đỏ nát của trứng vịt bắc thảo, có một chút thơm của cái vỏ óc đậu chiên vừa ăn, nhưng nói như thế chỉ là đại khái mà thôi. Muốn tìm một tỷ dụ tương đối xác thực nhất, tôi phải xin một số bạn đọc rộng lòng tha thứ cho tôi vì với một thứ mà nhiều bạn thoạt nghĩ đã không chịu được, là ca-măm-be - ca-măm-be cả vỏ bột ở bên ngoài - nhưng nát hơn ca-măm-be một chút, béo hơn kem một chút và bùi phó-mách Duy-xen-sơ một chút. Ấy đó, cái ngon của đuông ?olâm ly qui phương? như thế đó. Thử tưởng tượng với cái ngon đó mà có ông bạn nhậu lại đưa cay một ly rượu đế thì có ?ohại con nhà người ta? không? Ăn đuông như thế tức là ?oám sát? món đuông, vì gia thêm một món gì cay, chua hay đắng đều làm hại đến cái vị của đuông. Ăn đuông, người ta chỉ có thể nhấm nháp với một vài ly rượu trắng chát nhẹ, một vài ly rượu cúc nhẹ - mà nhấp nháp thủng thỉnh kiểu ?ođùa với ông thần khẩu? - chớ không được ăn phàm quá mà phí cả đuông đi đấy! Thường thường, có người mỗi khi muốn tả một cái gì thú quá, tuyệt quá, không nói được, chỉ biết nhún vai, tặc lưỡi mấy cái rồi... im. Ra cái ý là ?othư bất tận ngôn? đây... Thì nói đến đây, tôi cũng muốn làm như những người đó: Ngon đến thế thực quả là không còn biết nói ra làm sao nữa. Ấy vậy mà Cậu Bảy nhắm đuông với rượu chát trắng nhẹ thế mà vẫn chưa vừa lòng: - Tôi tiếc ít lâu nay không rảnh, nên không có đuông mía để mời ông bạn tận hưởng đuông. Chớ chi mà tôi biết trước chừng nửa tháng, thế nào tôi cung có đuông mía mời ông bạn. - Lại còn đuông mía nữa! Thế làm sao người ta bảo chỉ có ba thứ đuông thôi? - À không, đuông mía không phải là đuông trong đọt mía như đọt chà là, đọt dừa hay đọt cau, nhưng là đuông nuôi trong cây mía. Nguyên đuông chà là, đuông cau, đuông dừa lấy ra ăn luôn đã ngon lắm rồi; nhưng có người ?okỳ kèo?, cho thế là chưa đủ ngọt lại cho đuông ăn mía nữa. Cây mía, đem đục một lỗ to ở giữa; đuông sống bắt ra cho vào lỗ đó, đậy kín lại; con đuông ăn rỗng hết các cây mía ra. Bao nhiêu cây mía là bấy nhiêu con đuông. Đuông ăn hết mía rồi, lúc đó người ta mới đem đuông ra làm thịt. Ăn như thế, cha chả, không thể nào chê được vào đâu, ông bạn ạ. Yến cũng không quý bằng. Mà chả vậy, ông Hội đồng Điều ở Bạc Liêu, ngày trước thiếu gì của, vậy mà ông có thèm yến đâu! Ông chỉ ghiền có một thứ đuông thôi. Bây giờ, trong những bữa đuông của những người lớn tuổi, người ta đôi khi vẫn còn nhắc tới tay nhà giàu vào bực thứ tư đó ở Bạc Liêu còn lưu tiếng ăn đuông đến bây giờ. Tại ngôi biệt thự trên đường đi xóm làng, ông Hội đồng Điều dành riêng hẳn một gian để nuôi đuông. Đọt cau, đọt chà là, đọt dừa, ông chất lên như núi để dùng dần, và có nhiên ông có nuôi cả đuông trong mía. Cậu Bảy nói với tôi: - Mình ăn đuông như thế là để tạo phúc cho khẩu cái chớ ông Hội đồng Điều thì ăn không những vì thích thú mà còn vì tại ông cho đuông là bổ. Theo thuyết của giáo sư Metchnikov, ông nhiệt liệt hưởng ứng tác dụng của thực khuẩn tế bào và tin chắc rằng các vật đang biến thể có một ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe của những người lớn tuổi. Vì thế, ông cho rằng ăn trứng vịt lộn, trừng gà lộn, ăn nhau đàn bà đẻ, ăn nhộng, ăn ong non và ve con rất bổ, chẳng khác nào làm một cuộc dưỡng sinh có tính cách hoàn đồng cải lão! Cậu Bảy rót thêm một ly rượu cho tôi và tiếp: - Này, ăn nữa đi! Ăn nhiều vào cho bà ấy... bằng lòng! Bổ thì có e gì! Về cái ăn của tôi, cũng thế. Ăn phải cầu lấy ngon: bổ mà không ngon thì không đếm xỉa. Bánh, kẹo của Mỹ nhiều thứ quảng cáo vi-ta-min, pồ-rô-ta-in có thừa mà ăn vào đuểnh đoảng, thôi tôi cũng kiếu! Bánh đúc hành mỡ nóng mà ăn với đậu phụ chiên chấm nước mắm chanh, chẳng biết có bổ không, nhưng ăn thấy ngon miệng, tôi cứ xơi tì tì. Đằng này đuông đã ngon mà lại bổ, tôi không hối hận đã phải mang cái thân xác nặng nề về đến tận Long Hòa với Cậu Bảy để ăn một bữa đuông gia dụng. - Uống thêm một ly nữa đi, bồ! Ờ, ờ một ly nữa chẳng sao... Chiều ở trên cù lao xuống chầm chậm, không đột ngột như ở thành. Ngồi trong cửa sổ nhìn ra ngoài, là cả một dải nước thẳng tắp đến chân trời, vẩn đỏ như là khảm xà cừ. Đây đó, có những cây dừa ở dưới nước nhô lên, với những làn tóc chảy dài trên sóng nước. Tôi gắp thêm một miếng đuông nữa đưa lên môi. Và trong một lúc, tôi cảm thấy như hôm đó vừa ?olàm một cuộc mạo hiểm diễn kỳ và mới lạ? với một người thương mới quen biết trong hương ngát của hoa đồng cỏ dại. Vũ Bằng
Phép màu của Radio Những người tạo hiệu quả âm thanh trên radio phải làm tất cả: từ tiếng sấm nổ cho tới tiếng chó sủa Trên bình nguyên bát ngát, trời đã về đêm. Hai chàng chăn bò ngồi quanh đống lửa bên tiếng xèo xèo của miếng thịt ướp muối đang nướng. Âm thanh duy nhất còn lại là tiếng những con sói đang tru ở phía xa xa. Bất thình lình, một người đứng bật dậy. Một người cưỡi ngựa đến gần họ. Bạn có thể nghe tiếng vó ngựa đang đổ dồn trên mặt đất cứng, gồ ghề. Âm thanh vang rõ hơn. Hai chàng chăn bò rút súng ra. Con ngựa gò mình lại. Hai tiếng súng chát chúa giữa đêm. Một giọng nói cất lên: "Chúng ta sẽ ngừng chương trình sinh động này trong chốc lát để nghe bản tin kinh tế...". Đây không phải là một chương trình trên truyền hình mà là trên đài phát thanh. Vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ 20 này, làn sóng radio ngập tràn những vở bi kịch hay hài kịch sôi động. Rất nhiều chương trình radio như "Khói súng", "Chàng chiến sĩ đơn độc" hay "Siêu nhân" cũng đã rất thành công khi được đưa lên truyền hình. Bởi vì thính giả không thấy được gì trên radio nên âm thanh trở nên vô cùng quan trọng. Mọi câu chuyện đều phải được miêu tả bằng âm thanh. Tất nhiên, âm thanh này gồm cả những câu nói của diễn viên, nhạc nền và các tiếng động. Trong một cảnh vùng Viễn Tây đã miêu tả ở trên, tất cả những âm thanh "sống" bạn nghe thấy đều được tạo ra trong phòng thu bởi một người làm tiếng động. Âm thanh của tiếng thịt cháy xèo xèo làm từ miếng giấy bóng kính được vò nát trước micro. Tiếng vó ngựa thật sự là hai nửa vỏ đậu gõ lên mặt bàn. Chỉ có một âm thanh thật duy nhất là tiếng súng nổ. Tất nhiên, những nhà tạo âm thanh sử dụng đạn giả. Khu thu âm trước đây gồm 2 phòng: một phòng dành cho diễn viên biểu diễn và phòng kia dành cho kỹ sư điện và chuyên viên tạo âm thanh. Phòng này được gọi là "hệ thống thần kinh" của khu thu âm. Viên kỹ sư đeo ống nghe vừa để kiểm soát lời đối thoại của diễn viên vừa để điều chỉnh những âm thanh thích hợp. Anh ta cũng phải biết mở nhạc đúng lúc trên bàn điều khiển. Chuyên viên tạo âm thanh thường đứng ở góc phòng sau một cái bàn chất đầy những thứ kỳ quặc quái gở nhưng rất cần thiết để tạo những tiếng động "sống" y như thật. Trước mặt ông là một kịch bản phim được đặt trên giá đỡ giúp ông tạo tiếng động đúng lúc. Công việc của chuyên viên tiếng động cũng rất cực nhọc. Vừa mới chạy ra đóng sập cửa lại, ông lại phải gõ liên hồi lên máy đánh chữ rồi lại hối hả chạy lên chạy xuống cầu thang. Rất nhiều nhà chỉ đạo chương trình phát thanh muốn âm thanh trong chương trình của mình phải như thật nên đôi khi họ đi quá giới hạn. Một góc khu thu âm vốn được dựng để làm tiếng tàu chạy đã có cả một cái chuông lớn treo trên trần nhà khuân về từ một đầu tàu thật, một cái còi tàu gắn bên ngoài tòa nhà, một dàn máy phức tạp tạo âm thanh xình xịch xình xịch đặt ở góc phòng. Quang cảnh trông giống sân ga Trung tâm hơn là một phòng tạo âm! Bạn còn nhớ tiếng chó sói tru trong câu chuyện vùng Viễn Tây lúc mở màn không? Chẳng có chú sói nào đâu. Tất cả những tiếng hú ấy do một người tạo ra mà chuyên ngành của anh ta là giả tiếng thú vật. Có rất nhiều "người - thú" vào thời radio còn chiếm lĩnh các làn sóng điện và họ là những nhân vật vô giá trong lĩnh vực tạo tiếng thú chuyên biệt. Một người có thể giả tiếng sủa hung hãn của loài chó. Người kia làm được tiếng lợn hay dê kêu. Và Brad Barker, người có khả năng bắt chước tiếng tru của chó sói. Barker thường hú vào đầu một ống bếp lò, đầu kia gắn với dàn dây của đàn piano. Hệ thống này sẽ tạo một âm hưởng vang dội giống tiếng sói thật. Nhưng tài năng của Barker không chỉ dừng lại ở radio. Bạn có thể mau chóng nhận ra anh khi anh đang tạo ra tiếng rống của con sư tử nổi tiếng MGM mỗi lúc mở đầu một bộ phim của hãng này. Donald Bain lại là một chuyên gia đặc biệt khác. Kỹ năng của anh là giả tiếng gia cầm. Một ngày kia, anh quyết định chọc ghẹo những người làm việc ở hãng radio chơi. Anh ta bước vào phòng, trên tay cầm một cái ***g được phủ kín và nói là trong đó có nhốt gà con. Khi một đồng sự nghe tiếng chiêm chiếp của gà con, anh ta bảo Bain mở ***g ra xem. Và khi Bain giở tấm vải ra - bên trong không có gì. ***g hoàn toàn trống trơn. Chính Bain đã tạo ra tiếng kêu của các chú gà con. Và đó là phép màu của radio
Vùng đất hiếm mưa Hiển nhiên chúng ta nghĩ rằng sa mạc là vùng đất khô cằn và họa hoằn lắm mới có được trận mưa. Nhưng sa mạc cũng thường có bão tố và cả bão tuyết nữa đấy! Để gọi một vùng đất là sa mạc, nó phải hội đủ những điều kiện : lượng mưa hàng năm thấp hơn 10 inch và phải có một loại đất hay thực vật riêng biệt nào đấy. Nhưng vì cát và thực vật hiếm hoi là hậu quả của việc thiếu mưa nên một sa mạc thường là sự kết hợp của 2 yếu tố trên. Nào, chúng ta hãy lấy đủ một lượng nước rồi khăn gói lên xe jeep có mui che (hay trên lạc đà nếu bạn có máu phiêu lưu) để được tai nghe mắt thấy một hoang mạc là như thế nào. Điều đầu tiên đập vào mắt bạn là một khối lượng cát khổng lồ trải dài trước mặt. Cát phủ khoảng 20% trên hầu hết các sa mạc. Một số nơi, cát tạo thành một mặt phẳng. Những nơi khác, cát lại chất thành đụn, gò và thay hình dạng mỗi ngày vì những đợt gió thổi. Đặc biệt ở sa mạc, nơi gió rất mạnh, bạn có thể thấy những khoảng đất như những vệ đường lát đá. Điều này xảy ra khi cát bị thổi bạt đi hết chỉ để trơ lại những tảng đá phơi mình cùng nắng gió. Vết tích của những cơn bão còn hằn lại trên những dòng suối đã cạn kiệt, khô khốc. Trong cơn bão, đất không thể ngấm nước kịp và vì vậy, nước chảy đi thành dòng. Với thời gian, những dòng suối này bào mòn lớp đất và tạo thành những hình dạng thú vị, những ngọn đồi có đỉnh dẹt. Những hồ nước khô cạn cũng nằm rải rác trong sa mạc. Những hồ này hình thành khi vùng nước nguyên thủy bị bốc hơi hết và chỉ còn quặng muối lắng lại mà thôi. Nhưng phải chăng tất cả các suối, hồ ở sa mạc đều cạn kiệt? Không, gần như tất cả các sa mạc (trừ hoang mạc Arập trên vùng biển Arập) đều có những con sông chảy qua. Ví dụ, sa mạc lớn nhất của Mỹ và Mexico là Sonoran có con sông Colorado vắt qua. Hay nếu bạn đang ở sa mạc Úc ở vùng trung tâm châu lục này, thậm chí bạn có thể chứng kiến một trận lụt chớp nhoáng! Trong chuyến đi bằng xe jeep (hay cưỡi lạc đà), có lẽ lúc này bạn cảm thấy khát rồi phải không? Đó là do nhiệt độ hiện thời là khoảng trên 100o F. Nhưng nếu ở lại qua đêm, bạn sẽ thấy nhiệt độ sẽ tụt xuống chỉ còn 25oF mà thôi. Hoặc giả, bạn thật sự muốn thưởng thức sự thay đổi thời tiết ở sa mạc, mời bạn ở lại đến mùa đông. Rồi bạn thậm chí sẽ thấy tuyết rơi trên sa mạc! Nhưng từ lúc khởi hành đến giờ, xung quanh bạn chỉ toàn cát là cát. Liệu có loài động, thực vật nào sống nổi ở vùng đất khô cằn này không? Có đấy. Hầu hết cây cối ở sa mạc sống sót được sau những cơn mưa ngắn nhờ tích tụ được nước trong những chiếc lá rất dày hay trong thân cây. Ví dụ như loài xương rồng thùng, được đặt tên như vậy vì thân của nó to như một cái thùng chứa nước. Sa mạc sống động nhất và có nhiều loại cây nhất là Sonoran. Sau trận mưa bão, bạn sẽ thấy những cây xương rồng nở hoa đẹp tuyệt vời. Nhanh lên bạn vì loài cây này chỉ nở hoa vài tuần trong cả một năm thôi! Một số loại thực vật sa mạc tìm nước ở những nguồn cung cấp khác. Cây Mesquite là một ví dụ. Rễ của loài cây này đâm sâu xuống mặt đất tới 40 bộ để tiếp nhận nước ở lớp đất sâu. Tuy vậy, nếu nói đến đời sống lạ lùng nhất của loài thực vật sống vùng cát bỏng ta phải nhắc đến sa mạc Sahara. Ở đó, bạn có thể tìm thấy những ốc đảo xanh tươi phì nhiêu giữa lòng sa mạc mông mênh. Những ốc đảo màu mỡ như vậy, dân địa phương gọi là oase. Các dòng suối ngầm dưới đất cung cấp nước cho những oase. Còn động vật thì sao? Nếu may mắn (mà biết đâu đó lại là bất hạnh) bạn sẽ thấy côn trùng, nhện và các loài bò sát. Có thể bạn cũng sẽ thấy hươu, chồn cáo và cả chó sói nữa. Nhưng những con vật này thường nghỉ ngơi giữa ban ngày nắng gắt và chỉ kiếm mồi vào ban đêm. Ở những sa mạc Ả rập, dĩ nhiên bạn thấy cả lạc đà! Sa mạc hiện chiếm tới 1/2 diện tích đất các châu lục và những dự báo tương lai không có gì sáng sủa cả. Những hình ảnh do vệ tinh gởi về cho các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các sa mạc đang lấn chiếm các vùng đất với tốc độ 2 bộ mỗi ngày! Điều gì đã gây nên hiện tượng này? Các nhà khoa học cho rằng việc gia súc gặm sạch cỏ ở các rìa tiếp giáp giữa đất đai và sa mạc, việc khai thác khoáng sản quá mức, việc trồng trọt không đúng qui cách là những nguyên nhân chính. Nhiều biện pháp hạn chế được đặt ra như trồng cây vùng rìa sa mạc, giới hạn các gia súc đến gặm cỏ và đề ra những phương pháp trồng cây thích hợp. Nhưng sa mạc là một vùng đất giàu có về dầu mỏ, các khí tự nhiên, khoáng sản và cát, vì thế chúng vẫn là một yếu tố quan trọng của cuộc sống loài người - mặc cho chúng có mưa hay không! Judy Larson danglxxx
Những từ ngữ không bao giờ đứng yên một chỗ Đã có thời người ta gọi gấu là "hươu" và một kẻ ngu ngốc được gọi là "một anh chàng sáng dạ". Giờ đây, nếu bạn khen một người rằng anh ta thật dễ thương (nice), có lẽ anh ta vui lắm. Nhưng nếu bạn tặng câu nói ấy cho một người sống vào thế kỷ 15, người ấy chắc chắn sẽ đấm bạn vỡ quai hàm. Sao vậy? Bởi vì ở thời ấy, chữ "nice" có nghĩa là khờ khạo và một "nice person" lại là một kẻ ngu ngốc, hoàn toàn đối lập với nghĩa ta dùng hiện nay. Có rất nhiều từ thay đổi nghĩa qua nhiều thế kỷ. Với dân Anh hoặc Mỹ, từ "deer" (hươu) chỉ là tên của một loài động vật nhưng trong tiếng Anh cổ, "deer" có nghĩa là loài thú hoang, kể từ con chuột cho đến con gấu. Dần dà, từ "deer" được giới hạn để chỉ những loại thú bị săn ở Anh quốc và rồi đến con vật xinh đẹp mà ta gọi là "hươu" ngày nay. Nếu cậu em hoặc cô em của bạn quấy rầy, bạn có thể gọi chúng là "pest" (đồ phá quấy), nhưng nguồn gốc của từ này còn có nghĩa xấu hơn là chỉ sự quấy rầy. Chữ này đến từ một từ tiếng Pháp là "peste" mang nghĩa "bệnh dịch". Và "pest" dùng để chỉ những dịch bệnh lan tràn và gây tử vong, đặc biệt là chứng dịch hạch từng hoành hành ở nước Anh và toàn bộ châu Âu ở thế kỷ 14. Từ "sad" cũng đã đi qua những giai đoạn thăng trầm về ngữ nghĩa. Khi xuất hiện trong tiếng Anh, nó có nghĩa là "hài lòng, thỏa mãn". Nhưng sang thế kỷ 14, nếu một người có vẻ "sad" tức là anh ta hoặc cô ta đã có vị thế xã hội hay đã an cư lạc nghiệp một cách chắc chắn rồi. Về sau, "sad" chỉ những sự "nghiêm trang" hay "bất hạnh, buồn rầu". Đến nay, từ "sad" chỉ còn mỗi nghĩa sau cùng mà thôi. Cuối cùng, ta xét đến từ "idiot" - một từ đã chu du qua dòng lịch sử theo hướng ngược hẳn với từ "nice". "Idiot" bắt nguồn từ một từ Hy Lạp có nghĩa là " một người lánh đời" - người luôn xa lánh những sinh hoạt công cộng trên xứ sở của mình. Sau đó, nó mang nghĩa "một người tầm thường" rồi đến nghĩa "một người ngây ngô". Ngày nay, một gã "idiot" còn tệ hơn một kẻ ngây ngô nữa. Đó là "một kể ngu ngốc, khờ khạo". Phải chăng đó là một cách nói rất dễ thương (nice) về một người nào đó? Bervely