1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số điều đáng lưu tâm khi chụp X – quang cột sống cổ?

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi huecic123, 20/07/2017.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huecic123

    huecic123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chụp X-quang cột sống cổ là việc sử dụng tia X đi qua cơ thể, cụ thể ở đây là đi qua vùng cột sống cổ để tạo ra hình ảnh rõ ràng và chính xác nhất những cơ quan bên trong. Vậy khi nào chúng ta nên chụp X-quang cột sống cổ? Hay chính xác hơn là chúng ta nên chụp X-quang cột sống cổ khi thấy những dấu hiệu gì? Cần lưu ý điều gì khi bắt đầu chụp X-quang?


    [​IMG]

    Tìm hiểu chung về chụp X-quang cột sống cổ và tia X

    X-quang cột sống cổ là hình ảnh X-quang chụp bảy đốt sống đầu tiên của cột sống. Chụp X-quang cột sống cũng có thể cho ta thấy cấu trúc và hình ảnh của các khu vực xung quanh, bao gồm cả vùng vòm họng, dây thanh âm, khí quản, nắp thanh quản, amidan…

    Người ta sử dụng tia X để để chụp X-quang. Tia X là một dạng bức xạ. Loại tia này có thể đi qua cơ thể và tạo ra hình ảnh các cơ quan bên trong của cơ thể. Đặc điểm của tia X khi chiếu đó là: Những phần có cấu trúc dày đặc, ví dụ như như xương thì sẽ cho ra hình ảnh màu trắng. Các mô mềm, chẳng hạn như da, mạch máu, mỡ và cơ bắp thì sẽ cho hình ảnh màu xám đen trên X quang do bức xạ có thể đi xuyên qua chúng dễ dàng.

    Chụp X quang có thể được sử dụng trong mọi loại bệnh, chỉ cần là liên quan đến việc muốn nhìn thấy hình ảnh bên trong cơ thể. Tuy nhiên, X quang vẫn được sử dụng nhiều hơn cả là vào những trường hợp bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa, gãy xương, vôi cột sống, gai cot song… Hiện nay, chụp X- quang cột sống cổ được sử dụng rất phổ biến do nó có thể phát hiện ra rất nhiều triệu chứng và hình ảnh của những căn bệnh xung quanh vùng cột sống cổ.

    [​IMG]

    Khi nào nên chụp X quang cột sống cổ?

    Khi bạn bị chấn thương vùng cổ hoặc có cảm giác tê, đau, yếu cơ thì bạn nên đi khám bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang. Một số căn bệnh liên quan có thể khiến bạn phải tiến hành chụp X-quang cột sống cổ như sau:

    + Dị tật cột sống

    + Thoái hóa đốt sống cổ;

    + Khối u ở vùng gần cổ

    + Viêm nắp thanh quản

    + Sưng phù và đau xung quanh dây thanh âm

    + Trong cổ có dị vật làm cản trở cổ họng hay khí quản;

    + Có vết sưng gần đường thở

    + Amidan và vòm họng sưng to.

    Chụp X-quang cột sống cũng được tiến hành khi dùng thuoc gai cot song


    [​IMG]

    Một số lưu ý khi chụp X-quang cột sống cổ

    • Ban đầu bệnh nhân nên dùng mức bức xạ thấp nhất vừa đủ để tạo ra hình ảnh, tránh việc dùng mức bức xạ cao sẽ gây sốc. Nếu chuyên viên tiến hành chụp không hỏi, bệnh nhân nên chủ động nhắc trước.
    • Phụ nữ mang thai và trẻ em dễ mắc phải biến chứng từ việc chụp X-quang. Vì vậy, những đối tượng này không nên chụp.
    • Khi chụp X-quang cột sống cổ thông thường nhưng không thể phát hiện ra hết được và hình ảnh X-quang không rõ ràng thì bệnh nhân cần phải tiến hành làm các xét nghiệm cao hơn như chụp CT hoặc chụp MRI cột sống.
    • Trong quá trình chụp, bệnh nhân nên cố gắng đứng yên và không nhúc nhích để hình ảnh thu được rõ nét nhất.
    • Những người thừa cân hoặc béo phì thì hình ảnh có thể kém nét hơn.
    Việc chụp X-quang cột sống nên được thực hiện chỉ khi bệnh nhân đã hiểu hết về nó. Nếu còn bất cứ một câu hỏi hay băn khoăn nào, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận để có thêm thông tin và sự hướng dẫn cụ thể.

    Nguồn: http://benhgaicotsong.info/chup-x-quang-cot-song-co/

Chia sẻ trang này