1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số điều về thầy Koichi Tohei và các sensei của Aikidoka

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tristian_the_fall, 09/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trong đồ hình trên đây, YT là ý thức, TT là tiềm thức, lúc n là lúc ta bắt đầu ngủ, và t là lúc ta bắt đầu thức dậy.
    Khi con người thức, thì YT được hiện lên trên, và TT được gói kín đi, nhưng YT và TT gặp nhau ở điểm n để cho TT được hiện lên trên. Tiềm thức được lộ ra trong những giấc mơ của ta qua những sự vật, những biến cố, đã có lần nào đó ăn sâu vào tiềm thức ta. Khi ta tỉnh dậy ?" điểm t ?" thì YT và TT lại gặp nhau khiến cho YT lại hiện lên trên. Dù rằng, nếu YT và TT hoàn toàn thay thế cho nhau ở điểm n, thì không thể kiểm soát được giấc ngủ ?" nhưng sự thực không như thế. Một phần của YT vẫn còn hoạt động cùng với TT. Thí dụ, ban ngày nếu ta suýt bị xe hơi cán, đêm đến ta cứ thường hay nằm mơ thấy bị cán thiệt.
    Ðêm trước hôm đi thi, một học sinh thường nằm mơ thấy mình bị trượt, nếu học sinh đó luôn luôn nghĩ ngợi về môn mình sắp thi. Tất cả những thí dụ trên đây chứng minh rằng một ảnh hưởng mạnh ban ngày chuyển qua điểm n và tác dụng vào TT ban đêm. Nếu ảnh hưởng đó xảy ra ở điểm n, lúc ta sắp sửa nhắm mắt ngủ, thì ảnh hưởng đó còn hữu hiệu hơn nữa.
    Một người thích câu cá, lúc sắp đi ngủ, nghĩ : « Ba giờ sáng mai mình phải thức dậy đi câuít cá mới được », thì cho dù hắn thường ngày ngủ tới 8 hay 9 giờ, sẽ thể nào cũng tỉnh dậy lúc ba giờ, dù không ai đánh thức. Xưa kia, lúc dân Nhật chưa dùng đồng hồ, nếu người nào muốn thức dậy vào giờ nào đó, hắn thường vỗ vào gối của hắn ba cái bảo nó nhớ đánh thức hắn vào giờ đó. Và rồi hắn thức dậy vào đúng lúc đó, và bất cứ khi nào hắn muốn, bởi vì hắn tin rằng cái gối sẽ đánh thức hắn dậy. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là kết quả của sự tự kỷ ám thị mà thôi.
    Nhiều người trong khi ngủ thường có những tư tưởng xấu. Những tư tưởng hoạt động trong phần tiềm thức đó sẽ cho tiềm thức một nội dung xấu. Bao giờ ta cũng phải rửa trái tim ta cho sạch sẽ và chỉ nên nghĩ tới những tư tưởng đẹp đẽ lúc ta ngủ. Phương pháp tốt nhất là tập hô hấp (như chúng tôi đã nói) 15 hay 25 phút trước khi ta ngủ. Nếu bạn duy trì được cái điểm duy nhất nơi bụng dưới, và mang vào giấc ngủ cái khí dương hòa hợp làm một với vũ trụ, thì cảm giác đó sẽ có ảnh hưởng tới tiềm thức của bạn ban đêm và sẽ rất hữu hiệu trong việc thay đổi nó. Nếu bạn tập Hiệp Khí Ðạo trong khi ngủ, sáng ra thức dậy bạn sẽ được cung ứng đủ số khí dương. Lẽ dĩ nhiên những phương pháp ngủ chúng tôi vừa nói không phải chỉ là những phương pháp ngủ mà thôi, chúng còn khiến ta duy trì được cái điểm duy nhất nơi bụng dưới và giúp ta điều động được phần tiềm thức ta một cách hữu hiệu.
    Nếu nội dung của tiềm thức bạn sung mãn về khí dương, thì nội dung của giấc mơ bạn sẽ đổi khác. Bạn sẽ thôi không còn nằm mơ thấy chân mình bị tê liệt, hoặc thấy đàn chó sói đuổi hoặc tự tử hoặc tình yêu mất nữa. Có thể một giấc mơ tiêu cực sẽ được đổi sang giấc mơ tích cực, và bạn có thể nằm mơ thấy mình đủ sức mạnh đánh lại đàn chó sói, và đàn chó sói phải cong đuôi chạy.
    Ta phải nhớ rằng khi ta có những giấc mơ tiêu cực, thì ta sẽ để lại trong tiềm thức ta rất nhiều chất tiêu cực. Luôn luôn ghi nhớ rằng mặc dù ban ngày bạn có một dáng điệu anh hùng đến mấy đi nữa, nếu ban đêm nằm mơ thấy mình nhút nhát thì hắn đã vô tình gieo rắc những hạt giống nhút nhát vào tận cùng trái tim. Biến mọi khí của bạn thành dương, chỉ nên có những giấc mơ tích cực rồi bạn sẽ thấy dễ chịu, sung sướng, khi bạn tỉnh dậy.
    Bởi vì ta đã thấy rằng ở điểm n, chỗ YT và TT gặp thau, một phần YT còn đang tiếp tục hoạt động với TT, và bởi vì ta đã hiểu rằng một ảnh hưởng nào xảy ra ở điểm n thì sẽ rất là hữu hiệu, cho nên ta có thể xử dụng cái kiến thức đó để sửa đi lại những thói xấu của ta.
    Dù rằng sau khi ta đã buộc được ta vào qui luật Hiệp Khí Ðạo và đã tới được giai đoạn phát lộ cái tinh thần thánh thiện được rồi, thì tất nhiên ta có thể bỏ đi được những thói quen của ta bởi lẽ những thói xấu sẽ biến mất, nhưng nhiều người vẫn còn chưa bỏ đi hết được mọi tật xấu của mình.
    Chẳng hạn, có người đâm ra cáu giận về một chuyện nhỏ nhặt nào đó và thôi không tập luyện nữa nói rằng hắn bỏ tập chỉ vì những thói xấu của mình.
    Thực ra chẳng có lý do nào khiến ta phải bỏ huấn luyện và làm tinh thần ta thanh khiết cả. Người nào thấy mình có những cảm tưởng tương tự sẽ thấy phương pháp sau đây rất là hữu ích. Ðó là một phương pháp tôi đã thụ huấn được hồi nhỏ từ một vị võ sư của tôi tên là Tempu Nakamura. Vị võ sư này đã xử dựng phương pháp đó ở chân núi Hy Mã Lạp Sơn và trở về Nhật dạy cách hợp nhất tinh thần và thể xác ngoài 50 năm. Hiện giờ đã trên 80 tuổi rồi, mà ngài vẫn còn rất hoạt động.
    Bạn hãy dùng một tấm gương soi, lớn hay nhỏ cũng được.
    1. Hãy thành thực nhìn vào hình mình trong gương từ 30 giây đến 1 phút.
    2. Hết sức cố gắng, và với quyết tâm, bạn ra lệnh cho khuôn một trong tấm gương có một ý lực thật là mạnh mẽ.
    3. Khi nói như vậy xong, bạn đi ngủ ngay tức thì sau đó. Bạn phải sửa soạn tinh thần bạn để đi ngủ ngay tức thì mà không làm việc gì khác cả.
    Ai cũng có thể có được từ 30 giây tới 1 phút để tập bài tập đó, nhưng cần nhất là phải hết sức thực tâm, và tối nào trước khi đi ngủ cũng phải tập đều đặn.
    Bước đầu, bạn chăm chú nhìn vào tấm gương và tập trung ý lực bạn vào hình bạn trong gương.
    Bạn phải hết sức thành thực để có được một ảnh hưởng mạnh mẽ.
    Bước thứ hai, nếu chỉ nói là bạn phải cố gắng pháttriển được một ý lực mạnh không thôi thì không đủ. Hãy nhìn thẳng vào hình mình trong gương và ra lệnh cho nó có được một ý lực mạnh mẽ. Bởi lẽ lời ra lệnh đó đã thoát ra từ chính bạn và từ hình bạn trong gương cùng một lúc, nên tác dụng của mệnh lệnh đó phải có giá trị gấp đôi.
    Bước thứ ba, ta chỉ nói mỗi việc một lần mà thôi, bởi lẽ nếu ta tham lam mà ra nhiều lệnh quá một lúc thì tác dụng của mỗi mệnh lệnh sẽ tất nhiên phải yếu đi, và nếu ta cứ lặp đi lặp lại một mệnh lệnh nhiều lần, thì nó đâm ra nhàm chán. Vì vậy ta phải đi ngủ ngay tức thì mà không làm bất cứ một việc gì cả, như thế để không có gì có thể làm cho mệnh lệnh đó loang nhạt đi được.
    Ðừng mong mỏi là phương pháp đó sẽ hiệu nghiệm ngay tức khắc. Bạn hãy nhớ lời chúng tôi đã nói về cái thí dụ đổ thêm nước lã từng giọt để thay đi màu nước trà. Một khi đã bắt đầu, thì bạn nên tiếp tục mỗi tối cho đến khi nào đạt được mục đích. Dù sao mỗi tối bạn chỉ mất chừng 30 giây đồng hồ mà thôi. Chẳng có lý do nào khiến bạn không thể làm được cả.
    Cho dù có thể mất sáu tháng trờiđể sửa đổi một tật xấu, điều đó cũng chẳng là lâu quá đâu nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể mang cái thói xấu của bạn suốt đời. May mắn thay, con người có khả năng thích ứng vào mọi cảnh ngộ. Nếu bạn theo phương pháp chúng tôi vừa nói, thì bạn có thể thích ứng được vào phương pháp đó trong 5 tháng, 3 tháng, hay có khi một tháng đã có thể đạt tới được mục đích mà thường phải mất đến 6 tháng. Cuối cùng, bạn sẽ đạt tới một trình độ mà bạn sẽ thấy kết quả ngay sáng ngày hôm sau.
    Chúng tôi đã chỉ nói đến một thí dụ mà bạn có thể làm theo, nhưng thực ra còn rất nhiều thí dụ khác. Chẳng hạn, nếu bạn muốn bỏ hút thuốc lá và cảm thấy bạn không thể bỏ được, thì bạn chỉ cần tự bảo bạn là bạn ghét thuốc lá. Muốn đến mấy thì muốn mà vẫn không thể bỏ được ; nhưng nếu trong tiềm thức bạn luôn luôn có cái ý tưởng là bạn ghét hút thuốc thực sự, hay ghét bất cứ một tật xấu nào đó thì bạn có thể bỏ được thuốc lá một cách dễ dàng. Luôn luôn có những ý tưởng tích cực và một mệnh lệnh quyết liệt.
    Có nhiều trường hợp người ta bỏ vào ly rượu một thứ gì khiến người nào uống phải sẽ bị đau bụng, và đưa ly rượu đó cho những người nghiện rượu nặng. Lần sau, người nghiện rượu đó khi nhìn thấy ly rượu sẽ cảm thấy lợm giọng và không còn muốn uống nữa. Như vậy là vì cứ nhìn thấy rượu là hắn lại nhớ đến lần mình đau bụng, và sự đau đớn đó đã chôn sâu trong tiềm thức người nghiện rượu rồi. Nhưng chẳng cần phải dùng những biện pháp cực đoan như vậy làm gì, nhưng bạn chỉ cần theo phương pháp chúng tôi đã vạch ra để có thể bỏ được bất cứ một thói quen nào mà bạn không muốn nữa.
    Người nói lắp (cà-lăm) chẳng phải là vì trong họng có một trở ngại sinh lý nào hết. Hắn nói lắp là bởi vì trong tiềm thức hắn, hắn đã tin rằng hắn phải nói lắp. Và khi nào hắn thật có ý thức về tật nói lắp, thì cái chấttrong tiềm thức đó sẽ nổi lên trên mặt. Những người như vậy nên tự bảo mình phải đừng để ý đến sự nói lắp của mình. Nếu họ đừng nghĩ gì đến nó, thì họ có thể nói chuyện mà không bị cà lăm cũng dễ dàng như khi hát không bị cà lăm. Trường hợp những đứa trẻ đã lớn mà còn đái dầm, thì ta nên ghi sâu vào tiềm thức chúng cái ý tưởng rằng khi nào chúng muốn tiểu tiện thì chúng phải thức dậy. Ðứa trẻ sẽ nhất định thức dậy khi nó muốn tiểu tiện cũng như là người đánh cá muốn dậy sớm để đi đánh cá. Nhưng đứa trẻ nào đái dầm khi đã thức thì chẳng phải là nạn nhân của thói quen ; nó là một thằng hủi.
    Nếu bạn theo phương pháp tự kỷ ám thị mà chúng tôi đã nói một cách thành thực, thì chỉ cần 6 tháng là có thể sửa đổi đượctật xấu của mình.
    Những thói quen có liên hệ tính tình thì khó sửa đổi và đòi hỏi một sự chú ý thực thụ.
    Một khi ta đã hiểu được con người ta sống thế nào khi nhận lãnh những ám thị, thì ta phải hết sức thận trọng trong việc xử dụng lời nói ; ta chỉ được dùng những lời nói tích cực mà thôi. Nhiều lời nói vô ý có thể xâm nhập vào tiềm thức. Những lời nói như « mình dở quá », « mình không thể làm nổi », hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ đó là những điều khiến cho bạn « dở » thật sự.
    Khi nào cần khiêm tốn, tốt hơn cả là bạn nói « mình hãy còn thiếu sự trưởng thành », bởi lẽ câu nói đó có ngầm chứa ý tưởng là một ngày kia bạn sẽ trưởng thành. Ta cũng nên hết sức thận trọng dùng những ám thị xấu là không tốt.
    Có những bậc cha mẹ thường mắng con cái mình là : « Mày lại hư nữa rồi ? Mày đốn quá, hư thân mất nết quá! » Nếu các bậc cha mẹ đó cứ tiếp tục dùng những lời nói như vậy nữa, thì cái phần tiềm thức của đứa trẻ sẽ hoàn toàn tin rằng nó hư thật sự rồi. Một khi mà chỉ có những nội dung xấu tập trung trong phần tiềm thức, thì đứa trẻ sẽ hóa thành hư đốn thật sự, và rồi muốn sửa đổi lại lúc bấy giờ thì đã quá muộn. Nếu cần phải quở mắng con nít, thì các bậc cha mẹ chỉ nên dùng những câu như : « Con thường ngày ngoan lắm cơ mà, tại sao hôm nay con lại hư thế. Lần sau đừng làm thế nữa nhé ! » Cái ý tưởng rằng nó ngoan, tốt, và không được tái phạm một lỗi nào nữa sẽ đi sâu vào tiềm thức đứa bé.
    Mọi công trình giáo dục phải dựa vàophần tiềm thức con người. Chỉ tìm cách thayđổi những thói xấu của học sinh bằng lời nói mà thôi khi mà chính bạn đã không thể sửa đổi lỗi lầm của bạn, thì đó là một sai lầm to lớn. Con đường duy nhất để giáo dục là trước hết sửa đổi những tật xấu của chính bạn đã, phải có một căên bản đạo đức vững chãi, và phải hăng say và có lòng tốt để sửa đổi cái phần tiềm thức của học trò của bạn. Trừ trường hợp bạn đem bán kiến thức đi trong khi là một ông thầy thì không kể, chứ còn nếu mục đích của bạn là giáo dục thực sự, thì bạn không thể trốn khỏi vấn đề bằng cách nói : « Dù sao thì thầy giáo cũng chỉ là con người mà thôi ! » Bạn phải nỗ lực để cho mỗi lời, mỗi câu bạn dùng là gây được một ảnh hưởng tốt và những ám thị tốt. Bạn phải có một bầu nhiệt huyết để nhắn nhủ bạn rằng : « Nếu ta đốt cháy, ta sẽ trở thành một ngọn lửa. Nếu ta trở thành một ngọn lửa ta sẽ soi sáng được những kẻ khác. Hãy đạo đức để dạy dỗ ; hãy đạo đức để dẫn dắt ! »
    Dạy học đòi hỏi kiên nhẫn, nhất là trong địa vị của một ông thầy Hiệp Khí Ðạo. Cho dù cái trí nhớ của người học sinh tồi đến thế nào đi nữa, cho dù bao nhiêu thói xấu người học sinh đó có thể có, nhưng nếu hắn quả thực muốn học tập, thì ta không thể bỏ quên hắn cho được. Ðừng cau có, và bằng một nhiệt tâm và một lòng tốt, ta phải nhắc đi nhắc lại mãi mãi, cho tới khi nào cái điều mà ta muốn dạy hắn đã thấm nhuần vào tiềm thức của hắn.
  2. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG MƯỜI HAI
    --------------------------------------------------------------------------------
    CON ÐƯỜNG GIẢN DỊ
    Thế giới chung quanh ta càng trở nên phức tạp bao nhiêu, thì sự mệt mỏi về thần kinh của ta lại càng trầm trọng bấy nhiêu. Rất nhiều người bị cái tình trạng phức tạp đó làm hao hư cả thể xác lẫn tinh thần cho dù họ có muốn kháng cự lại, hoặc họ có bỏ tay đầu hàng.
    Nhưng thế giới muốn phức tạp đến đâu chăng nữa, vũ trụ điều khiển mọi thứ phù hợp với những qui luật của riêng nó. Nếu ta theo cái con đường rộng rãi đó của vũ trụ, thì ta có thể đạt được mục đích của ta mà không bị lạc vào những con đường hẻm nhỏ, những ngõ cụt trên đường. Ta không nên để cho những sự phức tạp trên đời này làm ta lo ngại, bởi lẽ ta có một con đường dễ dàng và giản dị nó sẽ dẫn ta đi thẳng đường.
    Gần đây con số những người mắc bệnh tâm lý đã gia tăng. Như lời một vị bác sĩ : « Hết sức nhiều bệnh nhân ngày nay thường mắc bệnh tâm lý. Một nửa con số bệnh nhân bị ung thư dạ dầy là do ở những nguyên nhân tâm lý, nhưng bởi lẽ cũng rất nhiều vị bác sĩ chữa cho những bệnh nhân đó cũng mắc phải cùng một thứ bệnh, thì ta làm thế nào bây giờ đây ? » Dù có rất nhiều yếu tố căn bản khiến cho tamắc phải bệnh tâm tý, ta có thể chia chúng đại khái thành hai loại :
    1. Thiếu sự kiểm soát hệ thống thần kinh ta.
    2. Nghĩ ngợi quả nhiều về những phức tạp của thế giới và của chính ta.
    Hệ thống thần kinh đi qua xương sống của ta lên đến óc thì điều khiển toàn thể cơ thể ta, cùng những bộ phận bên trong, da, thịt, vân vân. Nó truyền đi những điều kiện cùng những kích thích tới óc ; rồi óc ra lệnh cho thân thể phù hợp với những kích thích nó đã nhận được.
    Nếu ta đem so sánh bộ óc với bộ tổng tư lệnh trong quân đội, thì những giây thần kinh có thể ví như một bộ phận truyền tin hoặc thông tin. Nếu bộ óc có thể kiểm soát chặt chẽ được những bộ phận thần kinh này, thì chúng sẽ hoạt động một cách lành mạnh và hữu hiệu. Nếu bộ óc bị xáo trộn, thì khả năng truyền lệnh cùng trí thông minh của nó cũng sẽ bị xáo trộn và sẽ hoạt động lung tung.
    Thí dụ nếu da ta nhận được một kích thích (stimulus) có trị số là 1. Nếu những giây thần kinh thông báo cho óc biết là da đã nhận được một kích thích có trị số là 1, thì sự thông báo đó đúng. Trái lại nếu bản báo cáo nói đó là một kích thích có trị số 100 hay 1000, thì hiển nhiên bản báo cáo đó phải sai.
    Nếu bạn bị sốt, thì nếu có ai mới đụng vào tóc bạn cũng đủ làm toàn thân bạn run rẩy, và chỉ một tiếng động nhỏ cũng đủ làm giật mình. Ðó là tại những giây thần kinh của bạn đã truyền đi những tin tức bất thường. Khi nào bạn ở trong một hoàn cảnh đầy những phức tạp, tiếng động, kích thích, thì những giây thần kinh của bạn thường làm tăng cái cường độ của những kích thích đến nỗi óc anh không thề chịu đựng chúng nữa. Khi mà óc bị yếu đi thì giây thần kinh trở nên quá ư nhậy cảm, và như thế óc lại càng bị yếu đi nữa, và rồi giây thần kinh lại càng nhậy cảm hơn nữa, và đến cuối cùng, có lẽ sẽ đi tới một tình trạng thần kinh sụp đổ hoàn toàn.
    Trong một vài trường hợp, có người bỗng bị bệnh thiếu máu ở óc sau khi nhổ răng. Bởi vì bác sĩ đã tiêm thuốc tê cho bệnh nhân, cho nên bệnh nhân không cảm thấy đau mấy, nhưng cái tin tức bất thường do giây thần kinh loan báo cho óc đã gây nên một tình trạng bất thường. Có người hơi bị cắt vào ngón tay, hoặc hơi bị náo động một chút đã la hét ầm lên rồi. Một dòng sông nông cạn thì thường thường có sóng lớn, nhưng một dòng sông sâu thì lại khó mà gây nổi một đợt sóng. Người nào mà trọng tâm ở cao quá và máu hay dồn lên đầu thì thường hay nóng nảy, bức rứt, náo động. Nhưng đối với một kẻ mà trọng tâm ở thấp và có một bản tính trầm tĩnh, thì khó có gì có thể khuấy động nổi.
    Bạn có thể điều khiển được những giây thần kinh của bạn một cách đúng đường nếu bạn duy trì được cái điểm duy nhất nơi bụng dưới, giữ cho khí của bạn lưu thông, đề cho cơ thể thoải mái, và luôn luôn tự nhiên. Hãy bình tĩnh và ra lệnh cho hệ thống thần kinh của bạn : « Hãy để cho ta thông hiểu được những việc lớn ; đừng quấy rầy ta với những điều nhỏ mọn ! », thì hệ thống thần kinh bạn sẽ thôi không còn phiền hà bạn với những điều nhỏ mọn như chuyện ngón tay bị đứt nữa. Ta có thể ngủ trong một nơi thật là ồn ào mà óc ta vẫn bình tĩnh và có thể chọn lọc và phán xét được những bản báo cáo do ngũ quan ta mang tới, và ra lệnh được một cách hếtsức sáng suốt. Người nào có thể làm như vậy sẽ không bao giờ có thể lâm vào một tình trạng thần kinh suy sụp được nữa.
    Bây giờ ta đã hiểu thế nào là điều khiền hệ thống thần kinh rồi, ta hãy xét xem bộ óc ta suy nghĩ ra làm sao. Chỉ tiêu hóa hết thảy mọi tin tức mà bộ óc nhận được, thì ta sẽ bị chôn vùi dưới cái phức tạp vô cùng của thế giới ngày nay. Ta phải có thể chọn lựa được cái tin tức cần thiết và gạt bỏ đi những gì không cần thiết. Nếu ta tự hỏi phải dùng tiêu chuẩn nào đặng phê phán, chọn lựa, thì ta thấy rằng vấn đề đích thực là chọn lựa cái tiêu chuẩn đó.
    Tiêu chuẩn là những qui luật của vũ trụ. Nếu bạn theo chúng, thì bạn có thể đối phó với bất cứ tình trạng hỗn độn nào, chắc chắn như lưỡi gươm của Alexandre đã cắt được cái nút xích trói hoàng đế xứ Phrygia, hoàng đế Gordius. Ðó là con đường giản dị mà ta có thể đi qua cái thế giới phức tạp này. Cố nhiên, bởi lẽ ta có con đường nó dẫn dắt bất cứ ai đi thẳng thắn và giản dị tới đích, thì chẳng cần gì phải quẹo vô những con đường hẻm nhỏ chật làm gì nữa. Tiến được tới đích là một việctốt, nhưng cái đau đớn nhất là lầm lẫn ở chính cái đích đó, trở nên hao sút tinh thần và thể xác, và ngã gục trên đường.
    Chúng ta biết được một qui luật của vũ trụ :tinh thần điều khiển thể xác. Trong Hiệp Khí Ðạo, khi ta sắp sửa quật ngã một đối thủ, trước hết ta dẫn tinh thần hắn đi trước rồi kéo thể xác hắn tới cùng một nơi đó. Vì lẽ đó, ta có thể quật ngã hắn một cách dễ dàng. Cho nên, qua những qui luật của vũ trụ, ta cũng phải có những phương cách để đối phó với mọi sự việc chúng tấn công ta hằng ngày.
    Một khi bạn đã điều khiển được hệ thống thần kinh của bạn và có thể đối phó với mọi nỗi phức tạp mà không hề bị phiền hà, thì không có sự thay đổi nào trên thế giới này có thể làm bạn ngạc nhiên cả.
    Ðời người như là một kẻ vác trên vai một gánh nặng và du hành xuống một con đường dài và dốc. Nếu ta còn gánh thêm bất cứ một vật gì nữa trên vai ta thì ta sẽ chỉ ngã quỵ mà thôi. Ta phải ném bỏ đi mọi hành lý thừa vô ích và ngẩng đần, can đảm, mạnh bước trong thế giới đầy khó khăn này.
    Tỷ dụ ta có một ly nước. Ai cũng có thể nhấc ly đó lên bằng một tay, nhưng nếu ta lên gân ta hết sức và nhấc ly đó lên, thì ta sẽ thấy nặng nề vô cùng. Dù có người sẽ cười chúng tôi bảo rằng cố ý làm cho cái ly nước nhỏ đó trở nên nặng nề một cách vô ích, nhưng quả thật thường ngày lại có rất nhiều người mắc phải cái lỗi lầm đó. Những người bận tâm bận trí ở những chuyện chẳng có gì quan hệ, hoặc hay cáu hay giận về một việc đâu đâu, là những kẻ thường mắc phải lỗi lầm đó, và rồi kết cục đâm ra chẳng làm gì được ráo trọi. Nếu họ biết bình tĩnh lại và suy ngẫm lại một lần nữa việc nào đó, thì họ sẽ thấy rằng đó là một việc họ có thể giải quyết một cách hết sức nhanh chóng.
    Ai cũng có thể nhấc nổi một ly nước, bởi lẽ mọi người đều biết rằng ly đó nhẹ. Nhưng có người muốn nhấc lên một vật gì nhưng lại thường nghĩ : « Vật này nặng đến một tấn không chừng », và rồi hết sức lấy gân để nhấc nó lên. Hãy ôn lại những điều ta đã học. Khi bạn lên gân cánh tay bạn như thế, nghĩa là bạn đã can thiệp vào chính sức mạnh của bạn và làm cho cái vật bạn sắp nhấc lên đó trở thành nặng hơn. Khi nào ta nhấc một vật gì khá nặng, ta phải luôn luôn duy trì cái điểm duy nhất nơi bụng dưới, rồi hết sức thoải mái, nhấc vật đó lên nhẹ nhàng, bởi vì như vậy khiến cho vật đó cũng trở nên nhẹ nhàng. Ðối với mọi sự việc khác trên đời này cũng vậy. Khi bạn sắp phải đương đầu với một chuyện gì quan hệ, hãy giữ cái điểm duy nhất nơi bụng dưới, bình tâm lại, và giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng, từ tốn. Nếu bạn lo lắng, rối rít lên, thì bạn sẽ chẳng nhìn thấy gì hết, nhưng nếu bạn bình tâm lại và quan sát hoàn cảnh hay vấn đề một cách sáng suốt, thì bạn bao giờ cũng sẽ tìm thấy một cách giải quyết nó thật là dễ dàng. Chẳng hạn, khi bạn lái xe hơi mà bạn nắm tay lái quá chặt, thì bạn sẽ cảm thấy tay lái nặng và khó lái. Trái lại, nếu bạn cầm tay lái nhẹ nhàng thì bạn có thể lái nó dễ dàng. Thí dụ nữa, nếu trước khi phải nói một bài diễn thuyết trước một cử tọa lớn mà bạn lo lắng quá nhiều, thì trí óc bạn sẽ ngưng làm việc cổ họng bạn đâm ra khô lại, miệng bạn chẳng thể cử động được, và rồi bạn sẽ đứng ngây người ra, trơ trơ như một khúc cây. Trong những hoàn cảnh khác, cùng một người đó có thể nói cùng một vấn đề bằng cùng cái miệng đó. Cũng như là đứng trước mặt một người bạn và nói tự nhiên, nhưng nếu hắn lo lắng và lính quýnh, thì hắn cũng chẳng thể nói được câu nào hết. Ðiều duy nhất là phải duy trì cái điểm duy nhất nơi bụng dưới và nói trước cử tọa tự nhiên như là nói với một người bạn mà thôi.
    Nếu bạn có điều gì bận tâm, và bạn cứ lo tới lo lui suốt đêm : « Nếu ta làm thế này, tin cáinày sẽ xảy ra ; nếu ta làm thế kia, thì cái kia sẽ xảy ra », thì bạn sẽ chẳng tới được một kết luận nào cả. Bạn sẽ chỉ quay vòng quanh hoài hoài trên cùng một vòng tròn, và rồi tất nhiên, bạn sẽ chẳng tới được một giải đáp nào ráo trọi. Nếu bạn chỉ suy ngẫm một lần mà thôi và thấy rằng vấn đề chỉ có thể không hơn không kém, thì đừng tốn thời giờ thêm nữa. Hãy để dành sức mạnh của bạn. Ngủ cho thật ngon đêm hôm đó và lấy đầy đủ khí vào thân thể, và sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy là bạn có được nhiều ý tưởng để giải quyết vấn đề.
    Từ khi vũ trụ bắt đầu, mọi sự việc đều đã có một lời giải đáp, chẳng biết đó là tốt hay xấu. Ngay cả những vấn đề mà ta cho là nan giải, hoặc bất khả giải, cũng có giải đáp. Bởi lẽ mọi việc xảy ra vì không phải xảy ra như thế, nếu ta làm hết mọi khả năng của ta và bình tâm lại và bất cứ trường hợp nào ta cũng không để bị lay chuyển, thì ta chẳng có gì phải sợ hãi. Than van, bất mãn, lo phiền, chạy xuôi chạy ngược, vội vã hoài hủy, thì chỉ tốn công vô ích mà thôi.
    Có nhiều người khi được hỏi là Karaté có hơn Hiệp Khí Ðạo không, hoặc Nhu Ðạo có hơn Hiệp Khí Ðạo không, thì chẳng biết trả lời ra sao cả. Môn phái Hiệp Khí Ðạo của chúng ta thường được dạy rằng Hiệp Khí Ðạo là con đường đưa tới hòa đồng, con đường đưa tới tình thương yêu và bảo vệ muôn loài. Nói xấu về bất cứ cái gì là đi ngược lại với bản chất của Hiệp Khí Ðạo. Nếu ta nói Hiệp Khí Ðạo hay hơn các võ phái khác, tức là ta đã nói xấu về cácvõ phái đó rồi, nhưng dù sao ta cũng không thể nói là ta nghĩ Hiệp Khí Ðạo tồi hơn các võ phái ấy. Tôi cảm thấy cần phải cắt nghĩa cái vị trí của chúng ta như sau : tôi không biết gì về Karaté hay là Nhu Ðạo cả. Nếu bạn muốn tìm hiểu các võ nghệ đó, thì bạn hãy cứ việc thăm viếng phòng tập của họ. Tôi theo Hiệp Khí Ðạo bởi lẽ tôi thích. Sau đó ta phải cắt nghĩa là mục đích của Hiệp Khí Ðạo là thế này, thế này. Tôi tin rằng phương pháp giản dị nhất là nói trắng bạn không biết nếu sự thực bạn không biết.
    Mọi kỹ thuật đều có ưu điểm của chúng, và bạn phải học tập chúng theo cái sở thích của bạn. Không phải tôi mong rằng mọi người trên thế giới này phải học Hiệp Khí Ðạo đâu ; tuy nhiên, nếu ai cảm thấy mình hợp với Hiệp Khí Ðạo, con đường đưa tới sự toàn thiện của con người, thì ta đừng nên lo : bởi lẽ người đó sẽ quay về với ta.
    Có lần một thanh niên vừa bị thất tình đến tôi và nói : « Tôi không thể nào quên được nàng. Cố gắng đến mấy, hình ảnh nàng cứ hiện ra trong trí óc tôi và tôi không làm sao được cả. Vậy ông khuyên tôi nên làm thế nào bây giờ đây ? » Khi tôi hỏi anh chàng đó là có thực sự muốn quên cô nàng đó không, thì anh chàng trả lời rằng có thể quên được nếu muốn. Thật là buồn cười : nếu anh chàng quả thực muốn quên thì hắn chỉ việc quên đi. Chàng thanh niên đó đã uổng phí thời giờ cố gắng để quên, bởi vì điều đó chỉ làm cho hắn càng nhớ hơn mà thôi. Ta không thể quên được một điều gì nếu ta còn cứ nhớ đến nó. Chúng tôi đã tập bài đổi hướng ở Chương 5 nói về cái điểm duy nhất nơi bụng dưới. Khi đếm đến ba, lúc tôi đẩy hông anh chàng, mặc dù lúc đếm đến một hắn không chuyển động, nhưng lần này hắn lại ngã nhào ra đằng trước. Sau đó, tôi chỉ cho hắn phương pháp chuyển tinh thần, theo đó ta phải làm sao cho khí của ta phóng ra phía trước khi cánh tay ta duỗi ra đằng trước, và phóng ra phía sau khi cánh tay duỗi ra đằng sau. Tôi mới bảo hắn rằng thảo nào hắn không làm gì được, bởi vì mặc dù khi cánh tay hắn ở đằng sau, nhưng khí của hắn vẫn phóng về đằng trước. Tôi nói rằng hắn phải tập Hiệp Khí Ðạo trong một thời gian đã, tập cách hợp nhất tinh thần và tập cách phóng khí ra phía nào hắn muốn. Nếu hắn nhớ người con gái, thì tôi bảo hắn là cứ để trí nhớ đó đã, cứ tiếp tục tập cách phóng khí đi.
    Chưa đầy một tháng, chàng thanh niên đó lại trở nên khỏe mạnh như xưa và cười nói rất là om sòm trở lại.
    Nếu bạn muốn quên đi điều gì, thì bạn phải để hết tâm trí bạn vào một việc gì khác. Óc ta đã được tổ chức để có thể quên được bất cứ điều gì ta muốn. Khi cần phải nhớ một điều gì, thì ta phải hết sức cố gắng ta mới nhớ nổi nó, nhưng nếu ta muốn quên điều gì, thì ta chỉ việc để kệ nó, thì tức khắc nó sẽ rời khỏi óc ta. Nhưng nếu ta cứ nghĩ là « Ta phải quên, ta phải quên », thì ta sẽ chẳng bao giờ quên đặng.
    Trong tất cả những thí dụ trong đời sống hằng ngày, bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào, nếu ta bình tĩnh, thì con đường mở rộng của vũ trụ ở đó, con đường mà bạn du hành một cách dễ dàng. Ðừng để cho hoàn cảnh chung quanh xâm lấn bạn. Cái khác biệt giữa một người khôn ngoan và một kẻ tầm thường là sự khác biệt giữa một người biết cách lợi dụng và xử dụng hoàn cảnh và một người để cho hoàn cảnh xử dụng mình. Mục đích của ta là phải bình tĩnh và không thể lay chuyển được, phải trở nên những con người quả cảm, quyết định và bình tâm. Con đường dễ dàng nhất, giản dị nhất để theo là con đường vũ trụ rộng thênh thang.
  3. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG MƯỜI BA
    --------------------------------------------------------------------------------
    ĂN UỐNG
    Mọi vật đều có đời sống của riêng nó. Ta là huynh đệ với muôn loài, bởi vì muôn loài đã cùng sinh ra từ cái khí của một vũ trụ. Vì lý do đó mà cái căn bản tinh thần của Hiệp Khí Ðạo là cái quan niệm theo đó tình thương yêu rộng lớn của vũ trụ cũng là tình thương yêu của ta. Tuy nhiên, sự thật thì ta sống bằng sự hy sinh của những loài vật khác. Khi ta ăn thịt cá hoặc rau, trái, tức là ta đãlấy mất đời của những vật đó để ta có thể sống được.
    Làm thế nào ta có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa lời nói của ta là ta phải yêu thương muôn loài, và việc làm của ta là ta phải ăn thịt những loài khác để sống? Ðạo Phật dạy rằng ta không được sát sinh, nghĩa là không được giết từ con vật cho tới một con côn trùng. Ngày xưa, một người theo đạo Phật không được phép ăn ngay đến một miếng thịt.
    Tuy nhiên, không phải chỉ loài vật mới có đời sống mà thôi, mà mỗi thân cây, mỗi lá cỏ đều có đời sống của nó. Tại sao giết một con vật lại là sai lầm, mà giẫm chân lên cỏ, hoặc chặt một cành cây, lại không sai lầm? Dưới mắt vũ trụ, thì mọi vật đều ngang nhau.
    Dân Nhật Bản là một dân tộc ưa thích hội hè, đình đám, thích tụ họp với nhau để ăn, uống, và hò la om sòm. Cái ýnghĩa đích thực của hội hè, lẽ tất nhiên, là phải có, nhưng dần dần qua thời gian nó bị mất đi, và chỉ còn lại sự ăn uống và sự la hò mà thôi. Cái ý nghĩa đích thực có thể tìm thấy được trong những hội hè như ngày Hội ngũ cốc do những người vừa gặt lúa xong hoặc vừa hái đậu xong tổ chức, hay là ngày hội thợ dệt, hay là ngày hội cá do những thuyền chài tổ chức. Biết rằng chỉ có thể sống bằng những hy sinh của những vật khác, cho nên mọi người trong các nghề thường tổ chức những ngày hội để tạ ơn những cuộc đời mà họ phải lấy đi mất để sống.
    Tuy có một số người tin rằng con người, vị chúa tể trần gian đó, có quyền ưu tiên muốn làm gì thì làm, nhưng chắc chắn vũ trụ sẽ coi đó là một sự tự phụ tự mãn.
    Tuy ta thường coi một con vật ăn thịt người là một loài giết người hung dữ, nhưng từ quan điểm của loài vật thì con người còn hung dữ bao nhiêu !
    Ðối với loài chim muông, loài thỏ, loài cỏ ngoài đồng kia, thì con người còn hung dữ đến đâu ?
    Vũ trụ cho phép ta sống bằng cách hy sinh những loài khác. Ta phải luôn luôn ý thức được cái ý nghĩa của điều đó. Chỉ an ủi những linh hồn đó bằng cách tạ ơn mà thôi thì không đủ. Như chúng tôi đã nói trong phần đầu còn sách này, ta phải luôn luôn ý thức được rằng chúng ta, những kẻ tham dự vào sự cai quản của vũ trụ, phải hợp tác với sự phát triển của vũ trụ như một kẻ đã được lựa chọn để thay mặt cho tất cả mọi sinh vật khác. Ta hy sinh những vật khác không chỉ là để thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của ta mà thôi.
    Những loài sinh vật khác chỉ có một cuộc sống có ý nghĩa khi nào ta tạ ơn những loài sinh vật đó và cho phép chúng tham dự với ta vào sự cai quản của vũ trụ. Bất cứ loài rau, loài cây, loài vật nào ta ăn, ta phải biết ơn loài đó, để cho những đời sống dùng để nuôi sống cơ thể ta không phí phạm, mà khi chúng đã trở nên máu và thịt của ta, chúng vẫn tiếp tục tham dự với ta vào công cuộc của vũ trụ. Khi một người đem đến cho bạn một gói hàng từ một nơi xa thật xa, nếu bạn thật tâm cảm ơn người đó và làm mọi thứ để đãi ngộ người đó, thì người đó sẽ quên hết mọi nỗi khó nhọc lúc đi đường tới bạn và sẽ vui vẻ. Ngược bằng nếu bạn la lên : « Ông mang cái đồ quỷ đó tới đây làm chi !», thì mọi công lao của người đó sẽ chẳng là gì hết trọi. Người đó sẽ bỗng nhiên cảm thấy mệt mỏi, và hắn có để tâm thù oán bạn là đằng khác.
    Ðối với thực phẩm ta dùng cũng thế. Nếu có người tốn công nấu một bữa cơm cho bạn và rồi bạn than phiền, « Ai mà ăn được cái đồ này » thì người đó tất sẽ hết sức bất mãn, và sẽ đâm ra thù bạn. Nếu, trái lại, bạn nói : « Cảm ơn anh đã dọn bữa cơm này cho tôi, trông ngon lắm », thì bạn đã đền bù cái công lao của người nấu bếp một cách xứng đáng và làm cho hắn vui sướng. Ðối với rau, trái, và loài vật mà ta ăn thịt, điều đó còn đúng hơn nhiều nữa. Cho tới lúc chúng bị làm vật hy sinh, thì chúng đã thi hành nhiệm vụ của chúng xong rồi.
    Bỗng nhiên, chúng bị hy sinh và làm thực phẩm cho loài người. Nếu ta phê bình rằng những thức mà ta sắp ăn không ngon lành gì cả, thì những vật đó nhất định sẽ nổi dóa lên và để tâm thù hằn ta.
    Nếu ta nói xấu chúng, thì chẳng có lý do nào chúng phải trở thành máu ta, thịt ta, hay đồ nuôi ta sống được cả. Những người sống bằng những thức ăn cầu kỳ thường không mấy khỏe mạnh. Trước khi họ đi khám bác sĩ về việc đó, tốt hơn hết là họ phải tự khảo sát lại thái độ tinh thần của họ đã. Những đời sống đã bị hy sinh đó chỉ có thể vui lòng trở thành thịt và máu của ta nếu ta biết ơn chúng và nói lên sự biết ơn của ta.
    Ta không có quyền than phiền là thực phẩm này ngon hay không ngon, hoặc là ta thích nó hay không. Mọi thực phẩm đều do vũ trụ mà ra, và ta phải ăn chúng như là chúng ngon lành thực sự. Ngay cái ý tưởng về sự vô vị đã là sự ích kỷ rồi. Nếu bạn thực sự đói, thì mọi thứ đều có vị cả. Nếu bạn cho rằng món nào đó không ngon, thì bạn hãy nên để cho bụng bạn trống rỗng cho đến khi nào món ăn đó trở nên ngon đối với bạn. Ðừng có để cho món mà bạn ăn gánh hết trách nhiệm của cơ thể bạn.
    Nếu bạn ý thức được rằng món ăn nào cũng có vị riêng của nó và nếu bạn biết ơn những đời sống ở trong thực phẩm của bạn, và nếu bạn ăn cái thực phẩm đó trong cái tinh thần đó, thì món ăn nào cũng ngon cả.
    Hồi nhỏ, bởi lẽ tôi đau yếu, cho nên tôi thường thích món ăn này, không ưa món ăn khác, nhưng sau một thời gian tập luyện, tôi bỗng cảm thấy xấu hổ về sự không ưa thích của tôi ngày xưa. Từ đó trở đi, trong hai mươi năm liền, tôi không bao giờ than phiền về thực phẩm đến một lần. Bởi vì món nào đối với tôi cũng ngon cả, cho nên tôi không có tâm nào mà than phiền nữa. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, bữa no, bữa đói, bữa nhịn, mà tôi cũng không than phiền gì cả, và tôi cũng không yếu đi nữa. Bất cứ xứ nào tôi viếng thăm, bất cứ thực phẩm nào tôi ăn, món nào cũng ngon hết.
    Có lần vợ tôi nấu một món ăn, bày ra bàn, và khi tôi đang ăn, thì vợ tôi hỏi món đó có ngon không. Tôi nói : « Ngon lắm, nhưng nếu có thêm chút muối nữa thì còn ngon hơn nhiều ». Vợ tôi bèn nếm thử món ăn đó, rồi nói : « Chết chưa ! Em đã quên không biết nếm ra làm sao nữa rồi ! Em đã quên không tra muối ! » Cả hai chúng tôi đều cười vang.
    Cái điểm đáng ghi nhớ trong câu truyện đó là, bởi vì tôi thường ăn mọi thực phẩm với một lòng biết ơn, cho nên bất cứ thứ gì mới vào miệng tôi là nói ngay nó ngon. Người đầu bếp cũng vậy, ông ta là người làm món ăn từ những đời sống đã bị hy sinh, phải rán sức làm cho món đó càng ngon bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Chỉ khi nào ý thức được ý nghĩa của công việc của mình thì hắn mới trở nên một người đầu bếp giỏi.
    Lễ phép bàn ăn thì thay đổi từ quốc gia này đến quốc gia khác, nhưng lễ phép tinh thần thì không bao giờ thay đổi. Ăn với một lòng biết ơn sâu xa. Một gia đình quây quần nấu ăn cùng nhau với lòng biết ơn : đó là bí quyết của sự êm ấm gia đình. Tinh thần đó có thì giúp cho thế giới hòa bình được rất là hữu hiệu. Trong khi nấu ăn ta phải làm mọi cách để cho những đời sống đã bị hy sinh trong món ăn đó đã không bị phí phạm, để cho ta thỏa mãn những ước nguyện của chúng phần nào khi ta hết sức cố gắng thúc đẩy sự phát triển thường xuyên của vũ trụ.
  4. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG MƯỜI BỐN
    --------------------------------------------------------------------------------
    MẶT TA, MẮT TA, VÀ CÁCH NÓI NĂNG CỦA TA
    Bởi lẽ tinh thần điều động thể xác, cho nên bất cứ sự việc gì ảnh hưởng tới tinh thần, cho dù chỉ trong chốc lát, cũng có ảnh hưởng tới thể xác.
    Những điều mà ta chứa chất lâu trong lòng tất phải hiện lên nét mặt ta, lên mắt ta, và trong nói ta ăn nói.
    Bẩm sinh ta có một nét mặt. Trong một trăm khuôn mặt, không có đến hai khuôn mặt giống nhau.
    Có người bẩm sinh với một khuôn mặt đẹp, có người bẩm sinh với một khuôn mặt xấu. Có người tưởng rằng ta chẳng thể làm gì được với khuôn mặt ta vẫn có nhưng sự thực mọi khuôn mặt đều từ từ thay đổi.
    Ngày nay người ta có thể đổi cái ngoại diện của ta với những khoa giải phẫu lát-tích cũng như bằng các loại phấn tô điểm, nhưng đó chỉ là những thay đổi nhất thời. Không ai có thể giữ sự lừa dối đó lâu mãi được. Mặc dù những phương pháp nói trên có lẽ cũng không sao, nhưng cứ nghĩ đến cái mũi vợ mình là một cái mũi nhân tạo, ta cũng đủ thấy bực bội trong lòng rồi. Nhưng chẳng cần viện đến nhưng thứ nhân tạo đó, ta cũng có thể thay đổi khuôn mặt của ta bằng cái nội dung tinh thần của ta được.
    Bạn hãy ngắm kỹ những bức chân dung của nhưng danh nhân trên thế giới, cho dù họ là nhạc sĩ hay học giả, hoặc gì gì chăng nữa. Nếu ta quan sát kỹ lưỡng những bức chân dung đó, ta sẽ thấy rằng tuy hồi còn trẻ tuổi nét mặt những vị danh nhân đó không đẹp mấy, nhưng lúc càng lớn tuổi, họ lại càng sáng ngời. Ngược lại, hãy so sánh bức chân dung của một thanh niên trẻ tuổi đẹp trai với bức hình của cùng một người đó chụp lúc trước khi bị lên án khổ sai chung thân mà coi : bạn sẽ không thể tin được là hai khuôn mặt đó lại có thể của cùng một người.
    Trạng thái tinh thần có thể hoàn toàn thay đổi khuôn mặt. Chúng tôi không muốn bàn tới sự thay đổi khuôn mặt ta từ tốt sang xấu ở đây, nhưng ta sẽ phải cảm thấy ngượng nghịu nếu ta cứ giữ mãi cùng một khuôn mặt từ nhỏ đến lớn, bởi lẽ sự không thay đổi đó là bằng chứng sự thiếu tiến bộ tinh thần. Chỉ khi nào ta đã thay đổi khuôn mặt của ta trở thành một vẻ gì thật là thanh tú ta mới có thể nói ta là một kẻ đã thực sự trưởng thành.
    Cũng như một người đẹp hồi trẻ không được trở nên một kẻ lơ là, tự cao tự đại, thì một người không đẹp cũng không được vì thế mà ngả lòng, bởi vì cả hai người đều có thể thay đổi khuôn mặt mình bằng những thái độ tinh thần. Ðây không phải là một phương pháp của mỹ viện ; nó là con đường đưa tới thẩm mỹ thực sự.
    Người ta thường nói rằng đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, bởi vì điều kiện của tinh thần được phản ánh rõ ràng nhất trong đôi mắt ta. Tình yêu, lòng độc ác tính khoan hồng hoặc sự oán hận, thảy đều hiện lên trong đôi mắt ta.
    Bởi lẽ tâm hồn một người tập Hiệp Khí Ðạo phải tràn đầy tình yêu và sự che chở muôn loài, cho nên tâm hồn người đó tất nhiên phải là tình yêu và tình khoan dung. Hơn nữa, bởi lẽ tinh thần người đó luôn luôn được hòa hợp và luôn luôn phóng ra khí, cho nên đôi mắt người đó sẽ có một năng lực tiềm ẩn, không phải một khoé nhìn sắc sảo, mà một ánh sáng, cùng với khí, thoát ra từ tận cùng tâm khảm người đó. Ðó không phải là cái nhìn láo liên của một kẻ ăn cắp, luôn luôn phóng tới những người lãng tâm, mà là một ánh sáng biểu lộ câu nói này : « Khi cười thì con trẻ xúm đến gần, và khi cau có, thì loài dã thú cũng phải chạy xa ». Tất cả chúng ta đều cần phải có những cặp mắt bao dung và dũng mãnh đó.
    Chúng ta thường tưởng tượng rằng những kẻ theo đời binh nghiệp thường có một cặp mắt tàn bạo, dữ tợn và ngạo mạn. Những cặp mắt chỉ chực « ăn sống nuốt tươi » người khác thì không phải là những cặp mắt thực sự của một kẻ theo nghiệp binh đao, và khi những cặp mắt đó gặp phải những cặp mắt đích thực, thì chúng sẽ mất đi mọi khả năng « ăn sống nuốt tươi » của chúng. Trong chữ Nhật, chữ budo có nghĩa là con đường binh nghiệp, và chữ bu có hai phần tạo nên nó đi với nhau có nghĩa là thôi xử dụng vũ khí. Vì lẽ đó con người theo nghiệp võ đích thực phải có một đôi mắt bao dung và quảng đại để khiến cho đối thủ mất hết tinh thần đánh nhau.
    Cho dù mắt bạn quắt lên dữ dội đến thế nào đi nữa để chế ngự địch thủ của bạn, nó sẽ chẳng có ảnh hưởng gì đến người địch thủ đó cả. Hắn sẽ chẳng nao núng gì hết ; và cái quắc mắt đó sẽ chỉ quay trởlại dọa nạt chính bạn mà thôi ! Những người có đôi mắt dữ dằn phải hiểu đó là dấu hiệu của sự chưa trưởng thành về tinh thần và phải cố gắng luyện chúng đúng đường. Ðôi khi, trong khi cố gắng để tiến bộ về mặt tinh thần, ta nên nhìn vào tấm gương, không phải là để xem mặt ta ra làm sao hay là chỉ để cạo râu, mà để phê phán cái điều kiện tinh thần của ta.
    Ta phải tìm ra những chỗ xấu và nghĩ rằng : « Ðây là chỗ mà tinh thần ta hãy còn chưa trưởng thành ».
    Lời nói của ta cũng biểu lộ tinh thần ta. Có người, mặc dù rất là thành thạo trong lúc biện luận hoặc tiếp khách hoặc nói chuyện với người khác, lại tạo ra một cảm tưởng về sự bất tín. Cổ ngôn nói rằng những người nói hay thường là những người xấu. Cho dù một người ăn nói khôn ngoan đến đâu, nói đẹp nói hay đến mấy, nếu tinh thần hắn thiếu thành thực, thì hắn sẽ chẳng bao giờ lôi kéo được trái tim người kháccả. Yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc đàm thoại là phải thành thực và nói từ trái tim mà ra. Chỉ khi nào coi điều đó là căn bản thì bạn mới tiến bộ trong những kỹ thuật đàm thoại được. Câu nói tốt đến mấy mà thiếu tình yêu sẽ chỉ là những câu nói rỗng. Người mà trong tâm một bồ dao găm thì, khi nói chuyện, mỗi lời nói, mỗi câu nói của hắn sẽ như đâm tỉa vào người đối thoại.
    Khi ai đang giận dữ mà nói với ta điều gì, thì cho dù nhưng lời nói đó chỉ là những lời dùng thường ngày, sự giận dữ của người đó cũng tự nhiên lan truyền sang ta. Trái lại, một trái tim đầy tình yêu sẽ mang đến cho người khác mọi niềm an ủi, mọi nghị lực.
    Chẳng cần đến lời nói bạn cũng có thể truyền sang trái tim người yêu của ******** yêu, trong niềm im lặng.
    Nếu bạn có tình thương yêu trong trái tim bạn, thì cho dù bạn quở trách ai, tình yêu đó sẽ tự nhiên lan truyền sang người bạn quở trách.
    Ðã có hồi tôi dạy học trong một trường làng, ở đó có một ông thầy rất trẻ tuổi phụ trách lớp sáu. Ông giáo này là một ông giáo rắt tận tâm nhưng lại hay đánh học trò. Hồi trước khi chiến tranh, thì trừng phạt học trò như vậy không sao, nhưng sau này, khi một nền giáo dục dân chủ đã thành hình, thì nhưng vụ đánh đập như vậy đã khiến cho các bậc phụ huynh học sinh đâm ra tức giận, và đòi ông thầy giáo kia phải thuyên chuyển đi nơi khác. Ngay sau khi tôi nghe được chuyện đó, tôi bèn tới gặp ông thầy giáo trẻ tuổi đó. Tưởng rằng tôi đến để trách mắng, ông ta bèn sửa soạn thái độ mình trước.
    Thoạt đầu tôi chỉ ngồi nghe ông ta phân trần. « Nền giáo dục dân chủ thời hậu chiến này rất là hay. Tôi đồng ý, nhưng cả học sinh lẫn phụ huynh học sinh đều hiểu lầm nó. Mọi người đều tưởng đó là một cách để không ai có quyền can thiệp gì hết. Khi con nít khôn lớn hơn, nhất định chúng sẽ trở thành những thành phần xấu. Chúng chẳng thèm nghe lời ai cả. Nếu ta cứ để nguyên tình trạng đó như thế, thì chúng sẽ chẳng tiến đến đâu. Tôi biết rằng đánh đập trẻ con là không tốt, nhưng tôi cứ vẫn đánh, bởi vì như thế tốt cho chúng. Tôi rất tin tưởng vào giáo dục, nhưng nếu ông cho điều tôi đang làm đây là không đúng, thì tôi rất sẵn sàng từ chức, bất cứ khi nào ông muốn ».
    Ông giáo trẻ tuổi đầy hăng say đó nói câu trên với cả một sự quyết tâm, không nhượng bộ một ly nào, nhưng tôi có cảm tưởng là ông ta nóng tính. Tôi chưa nói gì mà ông ta đã nổi dóa quá nhanh.
    Tôi bèn trả lời : Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý. Nếu ông đánh học trò để làm cho chúng trở thành người tốt, thì ông cứ việc đánh đi, đánh thật đau. Tôi sẽ giúp ông điều gì có thể giúp để ủng hộ ông.
    Người thanh niên ngạc nhiên. Lẽ tất nhiên ; điều ông ta nói rất là đúng. Sự dân chủ hóa nền giáo dục quá bất ngờ đó đã mang đến nhiều sự lạm dụng về quyền thế. Tuy nhiên tôi nói thêm : Nên ông muốn cải thiện học trò của ông, thì đó là một việc rất tốt ; và nếu quả thực như vậy, thì ông nên đánh học trò trong lúc ông không cáu giận. Từ nay trở đi, khi nào ông thấy đứa con nít nào đáng đánh đòn, thì ông nên xét lại xem ông có đang cáu giận hay không. Nếu không, thì ông cứ việc đánh. Nếu trong khi đang cáu giận mà ông đánh nó, thì sự cáu giận củaông thêm vào với sự trừng phạt, sẽ truyền sang đứa nhỏ và sẽ chẳng sửa đổi gì nó được cả. Nếu ông trừng phạt nó với một tình thương trong lòng và để cho nó trở thành một người tốt, thì ông nhất định sẽ có thể trừng phạt trong lúc ông bình tĩnh. Lúc đó học trò ông sẽ hiểu rằng ông trừng phạt chúng trong tình thương.
    Ông thầy giáo đó, sau khi nghe tôi nói như vậy thì hiểu ra ngay và từ đó trở đi không hề đánh một học trò nào nữa. Nếu sắp sửa đánh đòn một đứa nào, thì ông ta trở nên bình tĩnh lại, nghe xem đứa trẻ nói gì, và rồi cảm thấy không cần đánh đòn nữa.
    Hãy lắng nghe một người nào đó nói gì, nhìn vào tận mắt hắn, và rồi hắn sẽ không có điều gì để dấu bạn nữa cả. Nếu bận bình tĩnh trong lòng, xét lại lòng bạn, và nhìn vào mắt người khác, thì bạn sẽ có thể thông cảm với họ được. Trái lại, thông cảm quá mức thì lại không tốt, sáng suốt quá độ thì lại rất là có hại. Nghĩa là, nếu bạn hiểu quá rõ một người nào đó, thì người đó khi nào gặp bạn sẽ cảm thấy bối rối, khó chịu, và sẽ tìm cách lánh mặt bạn. Nếu bạn hiểu biết quá độ, thì rất dễ làm mếch lòng kẻ khác. Người cha với một đôi mắt quá cú vọ thì sẽ làm cho con cái mình đâm ra sợ hãi, và khi lớn lên chúng sẽ tìm cách bỏ nhàra đi. Không ai muốn ngó thấy đôi mắt nó xỉa thẳng vào tim mình. Cũng như là ta phải có một cái bao để bọc một thanh gươm quá sắc bén, ta phải biết cách che đậy sức mạnh của ta nếu quả là ta có sức mạnh.
    Cho dù ta có một đôi mắt thật là sáng, ta cũng đừng nên chói sáng kẻ khác bằng tia mắt của ta. Nếu ta có tia sáng đó, ta phải che phủ nó đi, làm như là nó không có ở đó. Con diều hâu khôn ngoan là con diều hâu biết dấu móng sắc nó đi, con mèo khôn ngoan là con mèo biết dấu vuốt nó đi. Che phủ sức mạnh mình đi là một điều thực quan trọng, bởi lẽ nếu cứ khoe khoang nó thì sẽ phá hủy nó.
    Nếu bạn có điểm nào hay, tốt, mà bạn cứ khoe khoang nó ra, thì chắc chắn bạn sẽ thất bại vì chính cái điểm đó. Chỉ xử dụng sức mạnh của bạn khi nào cần, và đừng có huênh hoang, tự phụ. Trong những trường hợp thông thường, thì hãy nên giống mọi người khác ; nhưng trong những giây phút quan trọng, thì hãy xử dụng mọi kiến thức, mọi khả năng của bạn. Câu tục ngữ nói rằng một kẻ thông thái phải trông như người ngu và một vị thánh phải trông như một người thường, là vậy. Nếu trong lòng bạn thực tâm khiêm tốn, thì tự nó nó sẽ phản ánh lên đôi mắt bạn.
    Nếu bạn có một trái tim đầy tình thương mến nó khiến cho bạn cười thật là thành thực khi nghe một người nào kể một câu pha trò mà không lấy gì buồn cười mấy, hoặc nó phản ánh lên cái nhìn của người cha ngắm con mình đang chơi đùa, hoặc trong cái nhìn xa vắng của một người tình nhớ đến người mình yêu, thì đôi mắt bạn sẽ hiền từ. Những người như thế sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình bị lừa dối cả. Dù rằng sự lừa dối thì làm cho bất cứ ai sẽ cáu giận, nhưngnếu ta biết rằng đó quả là một sự lừa dối, ta vẫn giữ bình tĩnh. Cuối cùng, thì người lừa dối ta sẽ nhìn ra và ta sẽ vô tình dẫn người đó vào con đường tốt. Bất cứ ai cũng có thể thổ lộ tất cả tâm tình của mình trước một người đầy tình thương yêu. Nhưng nếu ta quá nghiêm khắc, thì lãnh đạo người khác rất khó.
    Thường thường ta gặp nhiều người lúc nói chuyện không nhìn thẳng vào mắt người đối thoại, mà lại cúi gầm mặt xuống. Ðó không phải là những người bình tĩnh ; trong lòng họ chắc phải có điều gì u uẩn. Ta phải học cách nhìn thẳng vào mắt người nói chuyện với ta. Ngược lại, những người có thói quen nhìn chòng chọc vào mắt kẻ khác thì phải đừng làm như vậy nữa. Ý muốn dò xét trái tim người khác là một thái độ con nít, chứ không phải của một người trưởng thành. Nếu tâm hồn bạn trong sáng, thì chẳng cần nhìn chòng chọc, nó cũng sẽ phản chiếu lên đôi mắt bạn, bởi đôi mắt là tấm gương của tâm hồn.
    Nếu vô tình mà bạn không thể nhìn thắng vào mắt một người mà ta đang đối thoại với, thì hãy nhìn vào khoảng chung quanh mũi người đó, và người đó sẽ cũng cảm thấy là bạn đang chú ý nghe.
    Dù rằng hăng hái tập luyện, tiến bộ về kỹ thuật và sức mạnh tăng cường rất là quan trọng trong Hiệp Khí Ðạo, nhưng chúng vẫn chưa đủ. Bạn phải có được cái tinh thần Hiệp Khí Ðạo. Bạn phải biết cách hiền từ và dễ dàng với kẻ khác, và phải có đôi mắt yêu thương và giọng nói đầm ấm, chứng tỏ là bạn có nhiều sinh khí và vui vẻ.
  5. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG MƯỜI LĂM
    --------------------------------------------------------------------------------
    NGUYÊN LÝ BẤT PHÂN TRANH
    Tất cả mọi kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo bắt đầu và chấm dứt ở nguyên lý bất phân tranh.
    Vũ trụ là một mối tuyệt đối, và ta chẳng có lý do gì để chống đối lại nó. Chiến chinh sở dĩ mà xuất hiện là bởi vì cái ý tưởng về nhị nguyên thành hình. Người ta quan niệm vũ trụ trong ánh sáng của những ý niệm về nhị nguyên như : hoạt động và bất động (bình tĩnh), hợp và tan, co và giãn, nối và đứt v.v... Bị giam hãm trong cái thế giới nhị nguyên, ta đã rơi vào một thái độ cho rằng đấu tranh là lẽ thường, rằng đây quả thực là một thế giới của luật rừng. Ta đã quên đi mất cái hình thể đích thực của vũ trụ, và ta sẽ chỉ có thể tìm lại thấy nó khi ta đã bước vào thế giới của tuyệt đối. Cái tinh thần căn bản của vũ trụ là nguyên tắc bất phân tranh đó vậy.
    Vì ngày nay nhiều người thấy đây là một điều khó hiểu, nên chúng tôi phải phát biểu nó ra trong những kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo thực sự. Một kẻ đã thực sự theo Hiệp Khí Ðạo đã học được qua, những kinh nghiệm về thể xác, rằng đó là một nguyên tắc đúng đắn và mạnh mẽ đến dường nào. Mặc dù lúc đầu ngay khi đã tập luyện rồi, thì người nào lớn hơn và mạnh hơn bao giờ cũng có phần lợi, nhưng đó không có nghĩa là nguyên lý bất phân tranh là sai lầm. Nó chỉ chứng tỏ rằng cái người bị thua đó đã chưa vượt tới cái nguyên lý đó ; hắn còn chưa trưởng thành. Một khi đã thực sự thấm nhuần cái nguyên lý đó, thì sức mạnh và cân nặng sẽ không còn quan hệ nữa.
    Chẳng hạn, sức mạnh và cân nặng sẽ quan trọng nếu, khi một đối thủ tấn công, bạn nhận lãnh cái sức mạnh của quả đấm đó trong một trạng thái như là xô đụng (như hai chiếc xe hơi húc đầu vào nhau). Tuy nhiên, nếu bạn gạt được quả đấm sang một bên, thì chính người đối thủ sẽ phải áp phục cái sức mạnh hắn đã tạo ra. Nếu bạn cố sức xô ngã một người bạn không ưa thích, thì thế nào cũng sinh ra ẩu đả, nhưng bởi vì tinh thần điều khiển thể xác, cho nên nếu bạn làm thế nào điều động được tinh thần hắn tới một điểm nào bạn đã lựa chọn, thì thể xác hắn cũng sẽ rất ngoan ngoãn theo tới chỗ tinh thần hắn dẫn đi. Dù sao, trong trường hợp như thế, sự thực bạn đã làm cho hắn đi theo con đường hắn muốn và quay sang hướng mà hắn muốn quay sang.
    Ta có thể tránh mọi vụ cãi lộn ngay cả khi một đối thủ tấn công ta. Trong đời sống hằng ngày ta phải biết cách bình tĩnh, ở mọi trường hợp, ở mọi nơi, và tuyệt đối tránh cái tư tưởng về chiến đấu trong tâm ta.
    Ngày nay có rất nhiều người có cảm tưởng rằng không thể sống được nếu không tranh đấu. Cũng có nhiều người chẳng khi nào chịu nhượng bộ, bao giờ cũng muốn thắng, muốn lên cao, cho dù phải áp bức kẻ khác. Lẽ dĩ nhiên, tình trạng sẽ trở nên vô cùng khó khăn nếu đây là những người ngồi chung với nhau để bàn về hòa bình thế giới. Con đường duy nhất để tiến tới hòa bình và đồng tình giữa người và người là mỗi một cá nhân phải quay về với cái tinh thần căn bản của vũ trụ và thông hiểu cái nghĩa của nguyên lý bất phân tranh.
    Theo điều tin tưởng thông thường, thì nguyên lý bất phân tranh có nghĩa là ta phải đồng ý với bất cứ ai nói điều gì, là ta không được chống cự lại nếu có người đánh người ta. Sự thực không phải như thế.
    Nguyên bất phân tranh đòi hỏi một tinh thần mạnh mẽ nhất và trong thể xác và tinh thần phải hoàn toàn có khí dương để giúp ta khỏi phải nhận lãnh cho dù một chút khí sai lầm của đối thủ ta.
    Tình trạng đó giống như tình trạng của một dòng nước suối trong vắt và nổi bọt từ dưới đáy một cái ao lên trên mặt nước, thế nào cho không một giọt nước đục nào của nước ao vẩn vào dòng suối trong vắt đó. Khi bạn có đầy khí dương và truyền phát nó đi,thì không một chút khí của người nào chung quanh bạn có thể lọt vào thân thể bạn được. Cũng như nếu dòng suối ngừng chảy dù chỉ trong một phút, thì tất cả nước đục của ao sẽ tràn vào và làm vẩn đục dòng nước trong đó, nếu bạn rút khí của bạn vào, cho dù chỉ một chút, thì tất cả khí của mọi người chung quanh bạn sẽ đồng thời tấn công bạn ngay. Nguyên lý bất phân tranh đòi hỏi một tinh thần mạnh mẽ chứa đầy khí và luôn luôn phóng khí trở lại vũ trụ, một tinh thần mà khí của nó luôn luôn hòa hợp với khí của vũ trụ.
    Con đường bất phân tranh khiến cho bạn vượt qua được mọi trở ngại mà không một tổn thương tinh thần nào, cười qua được mọi lời dèm pha, và gạt đi được mọi tấn công mà chính bạn không phải chịu nhận một cú đấm nào hết.
    Những kẻ yếu đuối, hay khóc lóc, than van, chẳng chống cự ai, chẳng dám nói lại ai khi người ta nói điều không tốt về mình, và cảm thấy yên ổn nếu mình không chống lại ai, thì không phải thuộc thành phần những kẻ thấm nhuần nguyên lý bất phân tranh.
    Ðem nhốt mọi lời nói và hành động của đối thủ bạn vào trong lòng bạn, thì đó không phải là sự bất phân tranh thực sự : đó là sự chịu đựng. Cho dù miệng bạn không nói ra, nhưng trong lòng bạn rất là đau đớn, và đang sôi sục muốn trả thù. Ðó cũng là một hình thức tranh đấu. Cái bất phân tranh mà chúng ta đang nói tới chỉ thành hình nếu ta không ôm ấp một mối căm thù nào với đối thủ ta, nhưng, với một lòng khoan dung lớn như biển cả nó thâu nhận được mọi con sông, ta vẫn giữ được một sự bình tĩnh yên ổn trong tâm hồn. Một nhân viên của hãng nọ bắt đầu học Hiệp Khí Ðạo và một ngày kia tới tôi đề nhờ giải quyết hộ một vấn đề. Anh ta nói rằng anh ta thường có những ý kiến trái ngược với ông giám đốc hãng và thường thường những mâu thuẫn đó bao giờ cũng dẫn tới sự cải vã với nhau. Anh ta cũng nói thêm là ông chủ hãng rất là bướng bỉnh, và anh ta thì hay nóng tính. Dù rằng anh ta biết cãi nhau là vô ích, nhưng không làm sao đặng. Hễ ai nói gì xấu là anh ta nổi sung lên ngay. Anh ta muốn tìm xem có cách nào để giải quyết vấn đề đó. Tôi hỏi anh ta rằng đã thấm nhuần nguyên tắc bất phân tranh chưa, thì anh ta trả lời rằng đã. Tôi bèn nói :
    ?" Như vậy thì quá dễ. Khi nào cóai nói gì xấu về anh, thì anh hãy giữ cái điểm duy nhất nơi bụng dưới, phóng khí ra, và đừng để ý gì đến lời nói đó.
    Nếu làm được như vậy, thì tất cả những điều mà hắn nói xấu về anh sẽ tự nhiên quay ngược trở lại hắn. Tỷ dụ, nếu ông chủ anh bảo anh là một người ngu, và nếu anh không để ý đến lời nói đó, thì nó sẽ quay trở về người đã nói nó ra, và người đó sự thực đã nói rằng chính hắn là người ngu. Rồi anh sẽ cười lớn lên, và đồng ý với ông chủ anh, nói rằng : « Tôi là thằng ngu, phải không ? ». Anh cứ thử nghĩ như thế, rồi ngắm nét mặt người kia mà xem : ông ta sẽ hết sức giận dữ, nom đến thật tức cười.
    Anh học trò của tôi nghe lời khuyên của tôi và bắt đầu áp dụng nó ngay. Cho dù ông chủ anh ta cáu giận đến mấy đi nữa, anh ta cũng chỉ cười và nói : « Vâng, đúng thế, đúng thế ». Cho đến khi ông chủ đó phải bỏ đi nơi khác,nói rằng nói chuyện với anh ta lại càng đâm ra cáihơn.
    Ta thấy ngay rằng khi nhìn thấy người đối thoại với mình mặt tươi như hoa thì sự cáu giận côđơn của anh thực là ngu xuẩn và vô ích. Hay là dọa dẫm cũng thế. Nếu người nào bị dọa cứ cười cợt như không, thì người dọa sẽ lại trở thành sợ hãi, chứ không phải người bị dọa.
    Hai hay ba ngày sau, ông chủ đến gặp người học trò của tôi và hỏi « Chắc là có chuyện gì đây phải không ? » Hình như hồi này anh học thêm được cái gì hay lắm đây ? » Anh học trò của tôi bèn cắt nghĩa mọi chuyện cho ông ta nghe, thì ông chủ bèn nói rằng cãi nhau thực là vô ích, và từ đó trở đi hai người không còn cãi nhau nữa.
    Thường thường sau khi cãi nhau, hai người bạn thường nghĩ trong lòng : « Nó có lỗi, nó phải xin lỗi mình trước. Mình sẽ không cần xin lỗi ». Ta thường nói rằng ngay đến kẻ cắp cũng có công lý và trong trường hợp cãi nhau, phải có một người phải và một người trái. Nếu cả hai cùng phải cả, thì chẳng có lý do gì để cãi nhau nữa cả.
    Phải công nhận rằng ta cũng đã có lần nóng tính và cãi nhau, chẳng kể đến lý do nào hết, nhưng khi chuyện đã xảy ra thì chẳng thể làm gì hơn được nữa, mà chỉ còn cách duytrì ngay lấy cái điểm duy nhất nơi bụng dưới, làm cho khí bạn bình tĩnh trở lại, mở rộng tấm lòng khoan dung của anh ra, và ý thức ngay về những điểm xấu của mình. Tìm thấy những lỗi lầm của người thì dễ, nhưng chính mình lại khó tìm thấy những lỗi lầm của mình, nhất là khi đã nổi nóng lên. Những lúc như thế ta lại thường không cố xem xem mình kém ở điểm nào, mà chỉ cãi nhau để cùng bới xấu nhau. Giá mà ta cứ tự xét xem ta đã lầm lẫn ở chỗ nào, thì đã chẳng xảy ra xích mích. Vì lẽ đó, trước khi một vụ xích mích hay ẩu đả kịp xảy ra, thì ta hãy nên xét phần lỗi của ta trước, và nếu có lỗi, ta hãy nên xin lỗi đối thủ của ta. Ít nhất ta hãy sẵn sàng tha thứ người bạn đồng hành đó trước, và như thế ta sẽ tiến bộ hơn hắn một bực rồi. Những vụ ẩu đả xảy ra bởi lẽ cả hai bên đều đứng trên cùng một nấc.
    Trong trường hợp bà mẹ và đứa con, thì bà mẹ luôn luôn tha thứ cho người con bởi lẽ bà đứng ở một bậc cao hơn nó. Không thể nào còn xích mạch hay cãi cọ giữa hai bên được. Trước hết hãy ôm người bạn đồng hành đó vào lòng bạn và tha thứ hắn trước tiên, thì hắn sẽ cảm thấy bối rối ngay và nhận ra điều lỗi của mình. Hắn sẽ cảm thấy mắc cỡ là đã thấp hơn ta một bậc.
    Một khi đã hiểu được cái giá trị của lời tạ lỗi, thì cũng đừng nên đi quá đến cái độ lố bịch là cãi nhau để giành phần lỗi về mình. Lối đi ngắn nhất để giải quyết vấn đề là phải rộng lượng và khoan hồng trước khi sự cãi nhau xảy ra. Bởi vì muốn cãi nhau được thì phải có hai người, cho nên nếu bạn không muốn là một trong hai người đó thì đâu có chuyện cãi nhau được !
    Có nhiều người thích kể chuyện đánh nhau, cãi nhau, nhưng tôi luôn luôn quở trách họ là tại sao họ lại thích kể như vậy. Tôi hỏi họ là họ không có việc nào khác để làm hay sao.
  6. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Một quy luật về binh bị ngày xưa nói rằng có ba lối để thắng trận :
    1. Thắng trận sau khi giao tranh.
    2. Giao tranh sau khi thắng trận.
    3. Thắng trận mà không cần giao tranh.
    Lối thứ nhất là lối thông thường và lối thấp nhất. Phương pháp thứ hai nói rằng phải hoàn toàn sửa soạn mọi điều kiện cần để thắng, là phương pháp « chắc ăn » và nó ở mức trung gian.
    Còn lối thắng cao thủ nhất, thắng mà không giao tranh lại là lối yên ổn hơn cả « chắc ăn » hơn cả, bởi lẽ nếu không có giao tranh thì đâu có dịp để mà thua được ! Trong phương pháp này ta buộc đối thủ ta phải khuất phục và làm cho hắn theo cái lối do ta vạch ra. Hiệp Khí Ðạo theo con đường này. Nếu ta có thắng, thì ta phải thắng bằng một lối cao thủ nhất. Chính vì lẽ rằng ta chẳng việc gì phải chọn một lối thắng kém nhất, nghĩa là thắng sau khi giao tranh, cho nên tôi mới thường quở trách những người thích kể truyện đánh nhau.
    Ðược phép xử dụng những kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo trong ba trường hợp dưới đây :
    1. Khi mạng sống của bạn đang lâm vào thế hiểm nghèo,
    2. Khi một kẻ khác đang gặp hiểm nghèo,
    3. Khi một hay hai người phá rối số đông.
    Trường hợp thứ nhất chỉ thuần là trường hợp tự vệ, cho nên phải xử dụng những kỹ thuật thực đúng. Trường hợp thứ hai là một bổn phận, nếu không ra tay thì ta sẽ là một người hèn. Trường hợp thứ ba là trường hợp mà không ai có thể hạ nổi những kẻ phá rối và ta phải dùng đến võ thuật để bảo vệ đa số trong xã hội. Chúng tôi không bảo là trong những trường hợp đó, ta luôn luôn phải dùng đến võ thuật Hiệp Khí Ðạo, là đúng đâu. Chúng tôi chỉ nói rằng sau khi đã tìm đủ mọi giải pháp ôn hòa để giải quyết mà không làm sao được, thì ta mới dùng đến võ.
    Tôi nhớ đến một cặp vợ chồng luôn luôn ẩu đả nhau đến độ sắp sửa phải ly dị nhau. Bởi lẽ người chồng có học Hiệp Khí Ðạo, nên một số bạn bè của anh ta đến tôi hỏi phải làm gì để khuyên nhủ họ.
    Sau khi nghe hai bên phân trần, tôi thấy cả người vợ lẫn người chồng chẳng ai nói là mình có lỗi, mà chỉ than là người kia mới là có lỗi. Người vợ chẳng chịu thua ; cứ người chồng nói một tiếng thì chị ta nói đến ba tiếng. Chẳng có gì khó bằng việc hòa giải vợ chồng cãi nhau. Nói gì ta cũng chẳng thể làm cho một trong hai bên tin ta được.
    Nếu người đứng ra hòa giải mà nói lầm điều gì, khi cặp vợ chồng đã làm lành với nhau rồi, thì họ sẽ trách người đó ngay. Tuy thế, tôi đã quyết tâm và bảo người chồng rằng anh ta có lỗi, thì anh chàng vô cùng bất mãn và chị vợ thì vô cùng đắc chí.
    Tôi nói rằng bởi lẽ người vợ không học Hiệp Khí Ðạo cho nên chị ta không thể biết được thế nào là cáiđiểm duy nhất nơi bụng dưới, và do đó chẳng thể kiềm chế sự cáu giận cả. Anh chồng, trái lại, đã học Hiệp Khí Ðạo mà lại không áp dụng những điều theo đã học. Tôi nói với anh ta :
    ?" Anh phải nhớ rằng, bất cứ chuyện gì xẩy ra, bất cứ vợ anh nói gì, đây là lúc anh phải tập cái điểm duy nhất, không những chỉ để anh đừng nổi cáu, mà còn để làm thêm được nhiều tiến bộ.
    Nếu anh chỉ tập cái điểm duy nhất nơi bụng dưới ở phòng tập mà thôi, và khi về đến nhà thì lại bỏ mất nó đi, thì anh đã uổng công vô ích.
    Rồi tôi hỏi anh ta xem có chịu nghe lời tôi không, thì anh chàng cuối cùng bảo đồng ý, anh ta sẽ thử như vậy kể từ ngày hôm đó.
    Rồi tôi quay sang khuyên nhủ người vợ, chỉ cho chị ta một vài thí dụ, và cố khuyên chị ta học được cách duy trì cái điểm duynhất nơi bụng dưới.
    Tôi nói :
    ?" Tôi biết rằng chị bất mãn với anh về nhiều chuyện lắm, nhưng chị thấy không, anh ấy cũng đã đồng ý muốn hết sức thay đổi tính tình đấy chứ. Anh ấy thiếu kinh nghiệm, và dễ quên, nhưng tại sao chị không giúp anh một tay ?
    Người vợ đồng ý, và chỉ một tháng đôi vợ chồng lại vui vẻ với nhau như cũ.
    Khi một cặp vợ chồng son lấy nhau vì yêu nhau thì mọi chuyện đều tốt lành cả, nhưng chỉ cần một mối bất mãn, trên căn bản thuyết nói rằng âm lại sinh ra âm, là cái bé lại xé ra to, cho đến khi hai bên không còn thể làm lành với nhau được nữa.
    Thay vì cứ mỗi khi tan sở về nhà mỗi chiều nghĩ rằng : « Bây giờ lại về nhà nghe vợ càu nhàu đây » thì người chồng nên đi về nhà, ngừng trước cửa và nhớ đến cái điểm duy nhất nơi bụng dưới, và bước vào nhà, gọi to lên : « Anh về nhà rồi đây ! » Người vợ thấy đây là lúc phải hợp tác, bèn chạy vội ra cửa, vừa cười vừa nói : « Anh về em mừng quá! » Nếu sau khi đã rót gì cho chồng uống, người vợ nói vài câu và phải kiên nhẫn chờ đợi, nhưng nếu nàng không giữ im lặng được, thì nàng nên nói chuyện gì thật là vui vẻ. Người chồng cảm thấy khỏe lên, luôn luôn nói dịu dàng với vợ, và cố giúp nàng trong công việc của nàng. Tình yêu hai người lại nở thêm ra, cả hai đều giúp nhau đổi khí của mình cho nó thành ra dương, và bởi lẽ dương lại càng sinh thêm dương, cho nên chẳng bao lâu hai người lại gần gũi với nhau như khi vừa cưới. Về sau người vợ cũng theo học Hiệp Khí Ðạo để theo được như chồng. Ðược và thua trong đời sống phu thê thì chẳng có nghĩa gì cả, mà vợ chồng phải hiểu nhau, giúp đỡ nhau để cho cuộc đời thêm hạnh phúc.
    Dù rằng thí dụ trên đây chỉ lấy từ đời sống hằng ngày, nhưng nó giúp ta luôn luôn nhớ rằng có cách để tránh xô xát, ẩu đả nhau. Bao giờ cũng có cách để sống chung hòa bình và trong tinh thần hợp tác. Nếu trong lòng ta lúc nào cũng nghĩ đến giao tranh, thì bạn ta rồi sẽ trở nên thù. Nếu trong lòng ta không có chuyện giao tranh, thì ta sẽ chẳng có thù và chẳng có đồng minh, bởi lẽ tất cả chúng ta là anh em, sinh ra từ cùng một nguồn khí vũ trụ. Tập luyện và nắm chắc được cái ý nghĩa của nguyên tắc bất phân tranh là một điều tối hệ trọng.
    Dù rằng những môn thể tháo thông thườnghay được khuyến khích, được tiến bộ và được nhiều người thích vì hay có những trận giao đấu, nhưng Hiệp Khí Ðạo không cổ xúy sự giao đấu bởi lẽ, không như thể tháo, Hiệp Khí Ðạo theo con đường của vũ trụ và chỉ có mục đích duy nhất là làm cho nhân loại càng ngày càng hoàn hảo hơn. Có lẽ ta nên cắt nghĩa tại sao Hiệp Khí Ðạo lại cấm giao đấu.
    Trước hết, Hiệp Khí Ðạo là một môn có mục đích thấm nhuần cái ẩn nghĩa của nguyên lý bất giao tranh. Trong những cuộc giao đấu thì tất nhiên phải có kẻ thắng, mà thắng tự nó đã có nghĩa là trong lòng đầy tư tưởng giao tranh rồi. Nếu bạn hết sức cố gắng để thắng, thì cái đólà một cái hay trong tinh thần thể tháo của bạn, nhưng với một dục vọng thắng trận luôn luôn hừng cháy trong tâm can bạn, thì bạn dần dần sẽ tới một tâm lý theo đó bất cứ phương tiện nào cũng tốt cả nếu nó giúp cho bạn thắng được. Thái độ đó rất là có hại cho con người bạn.
    Bởi lẽ những kỹ thuật chân thực của Hiệp Khí Ðạo được dựa trên một sự thấu hiểu tường tận về lý thuyết bất giao tranh, cho nên nếu bạn không nắm vững được lý thuyết đó, bạn sẽ không thể theo đúng những kỹ thuật đó. Vì lý do nầy mà mọi cuộc giao đấu đều bị cấm tuyệt. Người nào thích giao đấu, tranh đua, thì hãy thử giao đấu với chính mình xem ra sao. Thí dụ, người nào nóng tính có thể tự nhủ : hôm nay ta nhất định khòng nổi cáu nữa. Nếu trong suốt ngày hôm đó anh ta không nổi cáu một lần, thì hắn đã thắng ; nếu không, thì là hắn thua.
    Nếu ta tiến bộ được mà không gây phiền hà cho ai và không thù oán ai thì ta sẽ tới được một trình độ mà ta luôn luôn thắng. Ðó mới là thật sự thắng trận.
    Nếu ta không thắng được chính ta, thì dù cho có thắng được người, ta cũng vẫn chẳng làm được gì ngoài sự thỏa mãn tính kiêu căng và tự phụ của ta mà thôi. Trái lại nếu ta thắng được ta, thì ta chẳng cần thắng người nào khác nữa. Mọi người sẽ vui lòng theo ta. Một sự thắng trận tương đối thì mỏng manh, nhưng một sự thắng trận với chính ta mới là tuyệt đối.
    Cái lý do thứ hai đó có thể áp dụng được trong mọi trường hợp, nhưng đối với Hiệp Khí Ðạo thì cái điều chống lại sự tự kiêu lại là một điều tối ư quan trọng. Một khi đã tự mãn thì mọi cửa ngõ dẫn tới chân lý đều đóng kín mịt. Người nào nói « Cái đó đối với tôi là đủ lắm rồi, tốt lắm rồi », thì đã mất mọi ý muốn học tập và tiến tới. Nếu ta nói với vũ trụ là « Tôi đã làm cái gì tôi cần thôi », tức là đã đi ngược với thiên nhiên. Một khi ta đã đi trên con đường của vũ trụ, thì nó sẽ trở nên sâu hơn, rộng hơn. Một kẻ chưa trưởng thành vô ý nhảy vào một cuộc giao tranh rồi thắng được thì rồi sẽ tự kiêu, tự mãn. Trái lại, đứng trên quan điểm của vũ trụ, thì những cái được, thua cá nhân đó không hơn gì một gợn sóng nhỏ trên mặt đại dương. Ðiều quan trọng là phải gạt bỏ mọi điều tầm thường đó ra khỏi tâm hồn ta, phải nhìn thẳng vào vũ trụ, và hãy hết sức nỗ lực để làm cho mình hoàn hảo.
    Trong mọi môn thể tháo và trong mọi vũ nghệ, thì giao đấu đòi hỏi phải có qui luật, nhất là trong những môn vũ nghệ mà đôi khi mạng người có thể bị nguy hiểm. Cái mục đích tiên khởi của thể tháo là tranh tài phù hợp với qui luật và thụ hưởng sự thắng hay bại. Trong trường hợp đó và trong những môn vũ nghệ coi như thể tháo, thì cái đó không sao. Tuy nhiên cái mục đích của vũ nghệ đích thực lại khác hắn, nghĩa là trong sự tấn công hay bảo vệ ta luôn luôn phải giả thử là có một sự nguy hiểm nào đó. Bất cứ đối thủ của ta làm gì, than phiền là vô ích. Ta phải hành động theo đó. Bởi lẽ mạng sống của ta đang bị đe dọa, ta phải sẵn sàng cả về phần thể xác lẫn phần tinh thần.
    Nếu ta luôn luôn tập luyện theo những qui luật đã định, thì dù ta không ý thức được, những qui luật đó thấm nhuần vào tiềm thức của ta và chúng sẽ hiện lên khi nào ta gặp phải một trường hợp hiểm nghèo. Ta sẽ vô tình bị thua nếu ta dựa vào nhưng qui luật mà không kẻ tấn công nào có thể theo được.
    Có một câu chuyện kể rằng một người trẻ tuổi kia khi tập luyện thường hay nắm lấy tay áo của đối thủ mình, có lần bị một người thực sự tấn công hắn, và hắn cũng làm y nhứ thế. Ngay lúc đó đối thủ của hắn liền chọc dao thẳng vào bụng hắn. Lẽ dĩ nhiên ta phải luôn luôn giả thử rằng, trong một trường hợp ngoài đời, đối thủ của ta có thể có dao, bởi lẽ những tập quán của ta sẽ tự chúng hoạt động trong những trường hợp ngoài đời.
    Trong Hiệp Khí Ðạo ta phải tưởng tượng ra tất cả mọi cách mà đối phương ta có thể tấn công ta và phải tập đi tập lại cách chống đỡ những cuộc tấn công đó theo những nguyên tắc của vũ trụ. Ta thấm nhuần cách đó vào tiềm thức ta và tập luyện để có thể hành động một cách theo bản năng cho dù trong một cuộc tấn công bất ngờ.
    Nếu bạn giữ được cái điểm duy nhất nơibụng dưới và hợp nhất tinh thần và thể xác bạn như mặt hồ êm ả phản chiếu ánh trăng hoặc một cánh chim bay nhưng không hề giữ lại một di tích nào khi ánh trăng hoặc cánh chim đã qua, nhưng đồng thời vẫn sẵn sàng bắt được cho dù một ngọn gió thoáng qua, thì không những bạn có thể đỡ được bất cứ một chuyển động nào của đối phương, mà còn có thể phản chiếu rất đúng cái điệu của bất cứ chuyển động nào chung quanh bạn. Môn Hiệp Khí Ðạo có đối tượng huấn luyện cho trạng thái tinh thần đó và những kỹ thuật đúng đường. Không tài nào mà vượt tới được cái trạïng thái tinh thần đó nếu quanh năm bạn chỉ làm phiền tinh thần bạn với những tranh đua, giao đấu. Ðó là lý do thứ ba tại sao chúng tôi cấm tuyệt mọi cuộc giao đấu, đua tài, trong Hiệp Khí Ðạo.
    Những người giỏi về kỹ thuật và khỏe mạnh trong phòng tập không phải luôn luôn có ích trong những trường hợp hiểm nghèo thực sự. Cũng giống hệt như người mặc dù thông minh nhưng đến lúc nào thật quan trọng lại chẳng nghĩ được một tư tưởng nào. Chúng tôi biết chuyện một người, luôn luôn can đảm trong khi hiểm nghèo, một lần bỗng nhiên gặp phải một đối thủ, thì trở nên bị tê liệt toàn thân lúc trông thấy thanh gươm sáng loáng của đối thủ trước mặt mình. May sao, tên đối thủ đó cũng giật mình và cũng không thể cử động gì được.
    Người đó sau một hồi khó khăn lắm mới hạ nổi tên đối thủ đó. Những người trong thường ngày không huấn luyện tinh thần mình thì thường có những phản ứng như vậy trong trường hợp quan trọng.
    Người ta chỉ có ích trong những trường hợp quan trọng như thế nếu hắn học tập những nguyên tắc của vũ trụ trong đời sống hằng ngày và có một cái nhìn vững chắc về thế giới và một tinh thần tuyệt đối không ai lay chuyển nổi.
    Vì phần đông mọi người đều chỉ thích chuyện được thua, cho nên nhiều vũ nghệ càng ngày càng trở nên giống những môn thể tháo. Hiệp Khí Ðạo, không muốn đi theo cái trào lưu đó, muốn mãi mãi là một vũ nghệ đúng với tên của nó. Chúng tôi nhường vấn đề được, thua, lại cho những người nào thích nó. Con người chọn Hiệp Khí Ðạo chỉ thích một cuộc thắng trận đích thực, bằng cách thấu hiểu nguyên lý bất giao tranh, và bằng cách luôn luôn làm cho mình mỗi ngày một hoàn hảo hơn. Nếu ta truyền bá cái tinh thần bất giao tranh đó ra ngoài đời, nó có thể trở thành một cột trụ cho nền hòa bình thế giới.
  7. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG MƯỜI SÁU --------------------------------------------------------------------------------
    SỰ HỢP NHẤT GIỮA BÌNH TĨNH VÀ HOẠT ÐỘNG
    Tưởng rằng bình tĩnh và hoạt động là hai thái cực, cho nên nhiều người có thể cho rằng sự hợp nhất giữa hai yếu tố đó là một ý tưởng lạ đời.
    Tuy nhiên, đến cuối cùng rồi chúng cũng hợp nhất được. Mọi kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo đích thực đòi hỏi nhưng người theo chúng phải ở được trong một trạng thái hợp nhất giữa bình tĩnh và hoạt động.
    Trong những môn về bất động ta có thể kể ra môn Thiền (tham thiền nhập định), phương pháp hô hấp, ngồi thật yên lặng và cầu nguyện. Trong những môn về hoạt động, lẽ dĩ nhiên, ta có các vũ nghệ và thể tháo, và công việc bằng chân tay. Những kẻ chỉ theo những môn bất động rất dễ có thói quen chỉ kính phục sự bình tĩnh và rồi tới một trạng thái mà sự bình tĩnh làm mình hại. Trái lại, những kẻ chỉ tập luyện những môn hoạt động chỉ bái phục có hoạt động và rất dễ hay náo động.
    Dù rằng trong ngôn ngữ ta phân biệt giữa bình tĩnh và hoạt động, bởi lẽ cả hai yếu tố đó đều từ khí hạo nhiên mà ra, nhưng trong căn bản chúng chỉ là một. Một trong hai trạng thái đó đòi hỏi trạng thái kia phải có mặt. Hoạt động trong bình tĩnh và bình tĩnh trong hoạt động có nghĩa rằng một trạng thái hoàn toàn bình tĩnh có ngầm chứa yếu tố hoạt động vô cùng mãnh liệt, và sự hoạt động mãnh liệt đó, tự nó, cũng ngầm chứa một sự bình tĩnh tuyệt đối.
    Trong khi ta ngồi hết sức yên lặng thì ta tưởng rằng ta đang ở trong một trạng thái hoàn toàn bình tĩnh, nhưng thực ra ta đang ở trên mặt trái đất đang quay tròn và ta đang di chuyển ở một tốc độ nhanh vô cùng. Tất cả sự bình tĩnh của ta gồm có cả sự hoạt động đó.
    Nhưng con quay mà trẻ con chơi thường có khi quay nhanh đến nỗi như là nó đứng hẳn ở một chỗ. Ta có thể nói rằng cái trạng thái bình tĩnh nhất của nó là khi nó quay ở một tốc độ lớn nhất. Sự bình tĩnh đích thực nhất phải chứa cái đặc tính của một chuyển động nhanh nhất. Ðó là cái nghĩa câu nói hoạt động trong bình tĩnh. Bình tĩnh thật sự không phải là chỉ ngồi yên và để cho ý thức bạn bay bổng chỗ này chỗ khác. Một trạng thái như vậy chỉ làm uổng công ngồi tham thiền nhập định hoặc hô hấp. Nếu bạn thấy đó là một trạng thái mà bạn sắp sửa lâm vào trong khi tập cách bình tĩnh, thì tốt hơn hết là bạn hãy đi ngủ và lấy thêm thực nhiều khí của vũ trụ.
    Ta phải có thể bất thình lình chuyển động hết sức nhanh mặc dầu bề ngoài ta vẫn hoàn toàn bình tĩnh. Ta vẫn có thể chuyển động hết sức nhanh và mãnh liệt khi ta hết sức bình tĩnh. Ngay cả khi bạn gặp phải thanh gươm trần của đối thủ bạn, bạn vẫn sáng suốt và bình tĩnh như mặt hồ, bạn vẫn có thể trở tay ngay tức khắc. Người nào chỉ thắc mắc về kỹ thuật thì chẳng đáng nhắc đến. Người nào bình tĩnh đến độ đối phương không thể đoán trước được chuyển động tiếp theo của mình mới thực là đáng sợ.
    Duy trì một sự bình tĩnh thật sâu xa dù trong một hoạt động hết sức mãnh liệt cũng rất là quan trọng. Như đại dương mà dưới đáy lúc nào cũng yên tĩnh mặc dù trên mặt sóng gió ầm ĩ, và như là trong lòng của một trận cuồng phong, ta phải luôn luôn giữ thật bình tĩnh. Sức mạnh bao giờ cũng do sự bình tĩnh nội tâm mà ra. Vì đó, nếu ta có được sự bình tĩnh đó, thì cho dù ta hoạt động nhanh thế nào, ta cũng không bị thở hổn hển. Người nào chưa có được sự bình tĩnh đó thì sẽ bị thở hổn hển, và rồi chỉ cần hoạt động một chút là chân tay mệt nhoài, mềm hẳn đi. Dù rằng một người thường ngày rất giỏi về kỹ thuật, nhưng nếu lối hô hấp không đều đặn, thì hắn không thể biểu diễn những kỹ thuật đó được. Nếu hắn đứng trước một đối thủ cùng hô hấp không đều đặn như thế thì chẳng sao.
    Tuy nhiên nếu hắn vì chống chọi với bốn, năm người, nếu thở không đều, thì hắn sẽ không thể làm gì được hết. Ta phải luôn luôn ý thức được sự quan trọng của sự giữ được bình tĩnh trong khi hoạt động, và điều khiển được cách hô hấp của ta.
    Muốn có thể hoạt động trong bình tĩnh và bình tĩnh trong hoạt động được, thì bạn phải chăm chú tất cả tinh thần bạn vào cái điểm duy nhất nơi bụng dưới. Dù rằng bạn hoạt động hay bình tĩnh, nếu bạn giữ được thể xác và tinh thần bạn được hợp nhất, thì bạn sẽ có thể biết được cái bí quyết hợp nhất bình tĩnh và hoạt động. Khi tới được trạng thái độ rồi, thì bạn có thể đối phó được với bất cứ điều phức tạp nào trên đời một cách bình thản và đúng đắn.
  8. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG MƯỜI BẢY
    --------------------------------------------------------------------------------
    QUI LUẬT CHO NHỮNG NGƯỜI BẮT ÐẦU HỌC
    1. Hãy thành thực.
    Không những chỉ trong môn Hiệp Khí Ðạo mà thôi, mà bất cứ khi nào bạn học môn gì, thì sự thẳng thắn cũng là thiết yếu. Có người đã bị những kinh nghiệm hồi trước của họ, hay bị kiến thức hồi trước của họ làm hỏng, bây giờ không còn thể học tập điều gì mới một cách cởi mở. Những người như thế mắc phải một tật mà chúng ta gọi là thói xấu. Họ phê phán sự việc đơn thuần trên căn bản của cái kinh nghiệm hẹp hòi của họ và nghĩ rằng cái gì hợp với họ là đúng, còn cái gì không hợp với họ là sai. Tiến bộ không ở trên con đường đó.
    Giả dụ ta có một ly nước đầy. Nếu ta cứ đổ mãi thêm nước vào ly đó, thì nước sẽ tràn ra, và rồi chỉ còn lại một chút nước trong ly. Nhưng một khi ta đã đổ hết nước đi, thì cái ly lại có thể đựng được đầy nước mới. Nếu đầu bạn chật ních những sự này những việc nọ, thì bất kể bạn học điều hay đến mấy, nó cũng chẳng vô. Thẳng thắn và thành thực là một con đường tốt để bạn ném bỏ những gì vô ích trong đầu bạn đi. Hiệp Khí Ðạo là một môn học khiến bạn tiến bộ trong việc di chuyển từ một thế giới ca ngợi thân xác sang một thế giới đặt trọng tâm ở tinh thần, từ một thế giới nhị nguyên sang một thế giới tuyệt đối, và từ một thế giới chiến đấu sang một thế giới hòa bình. Cũng hệt như là ta đi từ một thế giới âm ba sang một thế giới siêu thanh vậy.
    Trong khi học Hiệp Khí Ðạo, nếu bạn không xử dụng tất cả mọi sự khiêm tốn của bạn, thì nó sẽ chẳng bao giờ tồn tại với bạn.
    Nhiều người quyết tâm rằng họ sẽ chẳng bao giờ tin điều gì ai nói. Có thể họ có cảm tưởng rằng, nếu họ không ngờ vực nghi vấn điều gì hết, thì tất sẽ có người lừa bịp họ. Bất cứ điều gì cũng có thể cắt nghĩa theo một lối tích cực và một lối tiêu cực. Sự ngờ vực thường xuyên chỉ chứng tỏ là ta có những lối giải thích tiêu cực và ta chẳng thể nghĩ tốt ngay cả về những điều tốt.
    Tuy nhiên cũng nguy hiểm không kém nếu ta tin bất cứ điều gì ta nghe bởi vì ta chẳng thể biết được lòng dễ tin của ta có thể đưa ta tới đâu. Nhưng dù sao con người mà ngờ vực bất cứ gì trên thế giới này ắt sẽ sống ở đời để hoài nghi cả chính mình nữa.
    Một nữ giáo viên nọ tôi gặp ở Hoa Kỳ yêu cầu tôi nói cho cô ta nghe về Hiệp Khí Ðạo. Tôi cắt nghĩa cái ý niệm về tinh thần điều động thể xác và nguyên tắc về cánh tay không-thể-bẻ-gãy-nổi. Bởi tôi bảo cô ta lên gân cánh tay thật hết sức, và rồi tôi bẻ cánh tay cô ta. Cô ta nói : « Ông bẻ tay tôi được là vì ông khỏe và tôi yếu. » Tôi trả lời : « Ðược lắm. Lần này cô đừng lên gân tay, mà chỉ nghĩ thật mạnh, bằng toàn thân cô, rằng sức lực tinh thần của cô đang phóng ra ngàn dặm trước mặt. » Cô ta cũng làm theo lời tôi, nhưng tôi vẫn bẻ được cánh tay cô ta.
    Bởi lẽ tôi muốn giảng nghĩa, chứng minh, một sự kiện, cho nên tôi có thể bẻ cánh tay cô ta, nhưng cô giáo nọ nhất định không nghĩ theo lời tôi nói.
    Lúc tôi hỏi cô ta là cô ta có thành thực nghĩ cái điều cô ta đang làm không, thì cô ta bảo cô ta có thành thực, nhưng rồi lần nào tôi cũng bẻ được cánh tay cô ta cả. Bởi lẽ không còn thể giảng giải thế nào hơn nữa, tôi bèn yêu cầu một thiếu nữ khác đứng bên giúp chúng tôi. Ban đầu tôi yêu cầu cô này lên gân tay. Cô này làm đúng theo lời tôi yêu cầu và cô giáo nọ bẻ được tay cô này dễ dàng.
    Sau tôi yêu cầu cô thiếu nữ mới này để cho cánh tay thoải mái và chú tâm vào sức lực tinh thần của cô đang phóng đi ngàn dặm. Rồi tôi bảo cô giáo nọ thử bẻ cánh tay cô này xem sao, thì cô ta không bẻ được. Cô thiếu nữ thứ hai nói : « Hay thiệt hay ! Tôi hiểu chắc chắn điều ông nói. » Cô giáo nọ thì vẫn quả quyết rằng cô ta không bẻ được cánh tay người thiếu nữ kia là vì người thiếu nữ đó mạnh hơn cô ta, mà sự thực thì cô giáo ta lại lớn gấp hai người thiếu nữ. Tôi bảo rằng khi người thiếu nữ lên gân tay thì tại sao cô ta lại bẻ được, thì cô giáo đó trả lời, « Tại vì cô ấy cố ý để cho tôi bẻ. » Dù rằng người thiếu nữ kia bảo là không phải như vậy, cô giáo nọ vẫn nhất định không tin. Tôi thấy chẳng cần phải giải thích thêm làm gì nữa. Nếu cuộc đàm thoại được diễn bằng tiếng Nhật, thì có lẽ tôi đã tiếp tục nói thêm cho cô ta hiểu, nhưng tiếng Anh của tôi tồi quá, chẳng thể làm nổi.
    Sách Thánh dạy rằng những kẻ nào tin, là những kẻ có hạnh phúc và được Chúa cứu vớt. Những người giống như cô giáo kia chỉ chuốc bất hạnh cho mình mà thôi. Tôi không biết cô ta đã dạy cái môn tâm lý học nào trong lớp học. Ly nước của cô ta đã đầy tràn nước, vì thế chẳng có nước nào có thể đổ thêm vào đặng.
    Cô giáo này là một trường hợp hãn hữu, nhưng dù sao đây cũng là một loại người thông thường, nhiều hay ít. Những người thuộc loại này thường làm trở ngại và chậm trễ chính sự tiến bộ của mình. Những điều ta nghĩ và những điều ta hoài nghi thì khác hẳn nhau, nhưng có nhiều người vẫn lẫn lộn hai thứ. Nếu ta tháo đôi kiếng màu của ta ra và nghĩ thẳng, thì ta có thể bảo cho ta biết đâu là đúng, đâu là sai. Học tập nhiều điều là một điều tốt, nhưng thật là ngu dại nếu ta cứ làm trở ngại sự tiến bộ của chúng ta bằng cách cứ lang thang trên ngả đường hoài nghi. Trong Hiệp Khí Ðạo, con người thẳng thắn và thành thực tiến bộ càng nhanh hơn là vì lẽ đó.
    2. Kiên tâm.
    Nếu bạn bắt đầu một việc gì, bạn phải làm cho đến cùng. Nếu bạn làm một điều gì chỉ để giải trí mà thôi, thì bạn có thể làm đây một tí, kia một tí, nhưng một khi đã quyết tâm rằng đây là con đường bạn sẽ theo đuổi, thì bỏ nửa chừng là một điều lầm lẫn. Làm như vậy chỉ tỏ ra rằng ý chí bạn yếu đuối.
    Dù rằng, trong một vài trường hợp, có những điều kiện và giới hạn khiến bạn không thể tiếp tục việc bạn đã bắt đầu, nhưng bởi vì Hiệp Khí Ðạo diễn ra ngay ở đời sống hằng ngày, và bởi vì lúc nào bạn cũng có thể xác và tinh thần liền kề với bạn, và bạn chẳng còn lý do nào để bỏ dở nó nữa.
    Bất cứ bạn quyết tâm học điều gì, dọc đường thế nào bạn cũng gặp phải một vài bức tường đá. Khởi sự một việc gì rồi bỏ nó ngay tức thì, lại là một việc khác hẳn, bởi lẽ trong những trường hợp ấy người đó không thực tâm muốn đi xa, nhưng đôi khi có người khởi sự thì hết sức thực tâm muốn tiếp tục đi xa nhưng rồi lại bỏ dở nữa chừng. Tùy người, có người bỏ Hiệp Khi Ðạo chỉ sau một hai tháng, có người sau sáu, bảy tháng. Thường thường một người đã theo được một năm thì tiếp tục được khá lâu. Nói khác đi, phải cần một năm mới biết được mùi vị Hiệp Khí Ðạo ra làm sao. Người bỏ Hiệp Khí Ðạo sau chừng một tháng và than phiền và bình phẩm nó là những người chưa hiểu rõ thế nào là Hiệp Khí Ðạo.
    Bất chấp quả chuông to lớn đến mấy, nếu ta chỉ cần gõ nhẹ nó, là nó có thể buông ra một tiếng nhỏ. Ta phải hiểu rõ rằng chính là sự yếâu đuối của cái gõ chứ chẳng phải lỗi của quả chuông, mà tiếng chuông kêu nhỏ. Cũng như là câu chuyện cổ về mấy người mù và con voi. Mỗi người mù, chẳng thể sờ được toàn thân con vật, đã quyết đoán rằng con voi chính là cái phần mà người ấy sờ được tới. Người sờ chân thì bảo con voi là một cột trụ cao, và người sờ vòi thì bảo con voi như một cái cột sào dài. Từng cá nhân, thì chẳng người mù nào là nói sai, nhưng điều mà mỗi người mô tả con voi thì chẳng hề đúng với sự thực chút nào. Trừ khi ta có thể nhìn thấy toàn thể một vật, ta sẽ chẳng thể hiểu nó ra làm sao.
    Gần đây có người tự nhận rằng họ dạy một môn gồm tất cả những điểm tốt của Nhu Ðạo, Thái Cực Ðạo, Karate, và Hiệp Khí Ðạo. Nếu họ thực sự dạy tất cả những điều tốt thì đó là một cái hay, nhưng ta nên luôn luôn nhớ rằng cái họ phô ra thì chẳng khác gì con voi theo sự nhận định của mấy người mù ? Nó chẳng giống con voi thực sự một chút nào. Khảo cứu bất cứ điều gì một cách tường tận thì đâu có dễ, nhất là trong trường hợp Hiệp Khí Ðạo, một môn liên quan đến việc nghiên cứu những qui luật của vũ trụ và đem chúng vào thực tế. Ta phải ý thức được rằng Hiệp Khí Ðạïo là cái gì ta sẽ tiếp tục suốt đời. Duy trì cái điểm duy nhất nơi bụng dưới, để mình thoải mái, và bảo toàn khí dương là những phần của một cuộc đời dễ chịu và hạnh phúc hợp với thiên nhiên nhất. Bảo trì cái tinh thần Hiệp Khí Ðạo là một yếu tố cần trong việc phát triển cá tính của ta, trong việc làm chủ ta trở thành một phần tử ưu tú của xã hội. Tiếp tục nó suốt đời là con đường đúng để ta theo.
    Ta cũng đôi khi gặp nhiều trở ngại. Chẳng hạn ta cảm thấy cứng đơ đơ, hoặc ta chán nản. Ðôi khi người yếu chí và tự mãn sẽ bỏ cuộc. Thực ra, nếu ta không than vãn hoặc tìm cách biện minh cho ta, mà cứ tiếp tục thực hành nó một cách kiên nhẫn, thì ta có thể vượt qua bất cứ một trở ngại nào. Một khi ta đã đạp đổ bức tường ngăn chặn con đường của ta rồi, thì nhãn quan của ta sẽ mở rộng ra, sự vật sẽ trở nên thú vị hơn, và ta tiến bộ đều đặn. Khi ta đụng phải một bức tường khác, ta sẽ sẵn sàng để đạp đổ nó nữa, và tiếp tục đi tới. Hãy coi mỗi một trở ngại mới, một cách lạc quan, là một bằng chứng ta đã tiến triển xa ngần ấy. Tục ngữ có câu : ta chỉ tới được đức tin thật sự khi nào đức tin đã thắng được hoài nghi hoài hoài.
    3. Khác biệt trong kỹ thuật và phương pháp huấn luyện.
    Người mới bắt đầu tập Hiệp Khí Ðạo thường hỏi : Tôi phải nghe theo lời ai bây giờ đây ? Kỹ thuật và phương pháp huấn luyện Hiệp Khí Ðạo thay đổi tùy theo từng huấn luyện viên và thường làm những người mới học như chúng tôi lẫn đường.
    Dưới cùng một mặt trời và cùng một thứ mưa, nhưng cây cỏ thường lớn lên và nảy nở khác nhau tùy theo những đặc tính riêng của chúng. Dù rằng tất cả chúng ta đều theo những nguyên lý cơ bản trong Hiệp Khí Ðạo, nhưng tùy theo cá tính từng người mà phương pháp huấn luyện thay đổi, và chính những kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo cũng có một khuôn khổ khác biệt. Lẽ tất nhiên, chúng ta chẳng bàn tới những kỹ thuật khác biệt hẳn với những nguyên lý cơ bản trong Hiệp Khí Ðạo, nhưng nếu kỹ thuật được hòa hợp với những nguyên lý đó thì ta không cần coi những khác biệt đó là kỳ lạ.
    Hiệp Khí Ðạo gồm trong những kỹ thuật chúng biểu tỏ cái bản tính của vũ trụ qua toàn thể thân xác con người. Nếu vũ trụ thay đổi với mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông, thì Hiệp Khí Ðạo cũng thế : những kỹ thuật của nó đôi khi nhẹ nhàng như gió mùa xuân, đôi khi lại giá buốt như sương giá mùa thu. Chúng có thể tự do thay đổi với thời gian và không gian. Nói chung, thì người mới học thường bắt đầu tập những kỹ thuật nhẹ nhàng, nhưng rồi dần dần khi hắn trưởng thành trong Hiệp Khí Ðạo và khi cơ thể hắn phát triển, thì hắn có thể tới một trình độ có thể tập những kỹ thuật nặng nề hơn. Vì vậy cho nên ông A có thể dạy những kỹ thuật loại mùa xuân, và ông B dạy những kỹ thuật loại mùa thu ; và nếu cả hai đều theo những nguyên lý Hiệp Khí Ðạo, thì cả hai đều đúng đường.
    Ðôi khi chúng tôi thường nói : « Hãy xem người rồi mới giảng giải qui luật ». Nghĩa là phương pháp huấn luyện thay đổi tùy theo kinh nghiệm, tùy theo tuổi tác và cá tính của từng môn sinh. Thường thường, trong việc huấn luyện Hiệp Khí Ðạo, chúng tôi thường thu nhận một số môn sinh hỗn hợp, trẻ, già, nam, nữ, người đã có kinh nghiệm cũng như người mới bắt đầu. Trong những trường hợp như thế thì phương pháp huấn luyện tùy thuộc vào trình độ nào đó mà huấn luyện viên muốn nhấn mạnh. Cũng như rất nhiều ngả đưa lên đỉnh núi, có rất nhiều phương pháp giảng giải đưa tới sự thấu hiểu một kỹ thuật duy nhất.
    Thí dụ, ông A trong khi giảng về cánh tay không thể bẻ được có thể nói : « Hãy tập trung vào khí của bạn cho nó đi qua cánh tay bạn và vươn tới tận cùng vũ trụ » ; trong khi ông B, sau khi giải nghĩa cái điểm duy nhất nơi bụng dưới và bảo môn sinh giơ tay lên, có thể nói : « Hãy đừng nghĩ đến gì hết cả » Một người thì bảo « nghĩ », một người lại bảo « đừng nghĩ đến gì hết cả ». Lẽ thường thì hai câu nói này hoàn toàn trái ngược nhau, và cả hai A và B có vẻ như lừa gạt người mới bắt đầu học Hiệp Khí Ðạo. Tuy nhiên, sự thực thì chẳng có gì là mâu thuẫn ở đâu cả. Cả A lẫn B đều đúng bởi vì phóng khí ra và duy trì cái điểm duy nhất nơi bụng dưới là một điều như nhau.
    Vì những lẽ đó mà kỹ thuật và phương pháp huấn luyện khác nhau, những người mới tập cần phải nghe điều mà huấn luyện viên thành thực chỉ dẫn. Nếu môn sinh nghe với một sự sáng suốt, hẳn sẽ biết ngay một kỹ thuật nào đó có thích hợp với những nguyên lý Hiệp Khí Ðạo hay không. Nếu không, thì hắn không nên học nó. Huấn luyện viên thường có những kinh nghiệm khác nhau và đôi khi hiểu nhầm. Rất ít khi chúng ta gặp phải những loại huấn luyện viên hợm mình và muốn dạy cái nhãn hiệu Hiệp Khí Ðạo của riêng họ, nhưng khi người mới bắt đầu học bắt tay vào thực hành, hắn sẽ ý thức được rằng cái gì hợp với nguyên lý, cái gì không hợp.
    Học lý thuyết Hiệp Khí Ðạo mà thôi thì không đủ. Bởi lẽ bạn phải lặp đi lặp lại bài học cho tới khi nào thể xác và tinh thần bạn được thuần khiết, bất chấp huấn luyện viên nào, cho nên cần phải chăm chú chuyên cần. Nhớ rằng những kẻ chẳng làm gì hết ngoại trừ phê bình Hiệp Khí Ðạo thì thường là những người ít tiến triển nhất.
  9. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    4. Cấp đẳng.
    Hiệp Khí Ðạo có một hệ thống cấp đẳng, trong đó ai mà chuyên cần học tập sẽ tiến tới, nhưng hệ thống cấp đẳng không tự nó mà có được. Mục đích của nó là kích thích lòng muốn tiến tới và tạo nên lòng tự tin. Nhưng đừng để cho những cấp đẳng lôi cuốn bạn. Chỉ cứ muốn lên một cấp mới mà không đủ sức thì quả là nhục nhã. Làm như thế chẳng phải là mong muốn tiến triển thực sự, đó chỉ là lòng kiêu căng mà thôi.
    Hồi gần đây, khi cái tên Hiệp Khí Ðạo bắt đầu lan tràn khắp thế giới, thì những kẻ dạy Hiệp Khí Ðạo giả và mua bán cấp đẳng Hiệp Khí Ðạo đã biến mất. Những người này bán cấp đẳng với một giá rẻ cốt để làm quảng cáo và lôi cuốn thêm học trò mới. Dùng những nguyên lý vũ trụ để thỏa mãn dục vọng thành công cá nhân thì quả là tồi bại, bởi lẽ mục đích của Hiệp Khí Ðạo là phát triển cá tính con người. Ta có thể biết đâu là Hiệp Khí Ðạo đích thực đâu là Hiệp Khí Ðạo giả dối bằng cách xem xem nó có phù hợp với những nguyên lý vũ trụ hay không.
    Cá tính phải được cải thiện khi một người tiến từ một cấp đẳng thấp lên một cấp đẳng cao. Tiến bộ một chút trong kỹ thuật mà chẳng tiến bộ chút nào trong việc phát triển cá tính thì đi ngược hẳn với Hiệp Khí Ðạo và như vậy chẳng đáng được lên cấp cao hơn. Nếu bạn không lên được cấp cao hơn, thì đừng xét kỹ thuật bạn mà thôi. Phải xem xem cá tính của bạn thiếu kém ở chỗ nào và xem xem trong đòi sống hằng ngày bạn có làm điều gì trái với những qui luật vũ trụ hay không. Lúc nào cũng lẩm bẩm than phiền về sự không được lên cấp mới là một chứng tỏ chưa trưởng thành trong tinh thần.
    Nếu cả cá tính bạn lẫn kỹ thuật bạn đều tiến triển, thì dù không mong muốn, người ta sẽ nhận ra giá trị của bạn và cấp đẳng của bạn sẽ được nâng cao. Cần phải nhớ rằng nếu kẻ khác không nhìn ra điều đó mà chỉ có mình bạn ý thức được giá trị của bạn, thì đó là bạn đã tự mãn.
    Cho dù bạn có đủ cá tính và kỹ thuật mà vẫn chưa được lên cấp, thì điều đó chẳng đáng làm bạn quan tâm, bởi lẽ trong tim bạn, bạn sẽ làm thanh khiết những qui luật vũ trụ và bạn sẽ có sức mạnh đích thực. Vũ trụ hiểu tất cả chúng ta, và ta chẳng cần kẻ khác biết đến ta hay không.
    5. Hãy vừa là môn sinh, vừa là huấn luyện viên.
    Sau chót, tôi muốn các bạn hiểu rằng trong khi bạn đang học Hiệp Khí Ðạo, thì bạn cũng là đang huấn luyện nó. Mặc dù nếu bạn có đang học nửa chừng một môn gì, những điều hay vô tai này và ra tai kia, thì trong trường hợp nguyên lý hợp nhất thân xác và tinh thần của Hiệp Khí Ðạo, một sự nghiêng cổ hay một lối trở ngón tay cũng có thể có một ý nghĩa lớn và tạo nên một sự khác biệt lớn trong tác dụng của một kỹ thuật. Ðôi khi, cho dù bạn cố gắng đến mấy bạn cũng chẳng thể hạ nổi địch thủ của bạn, nhưng một sự thay đổi trong lối bạn xoay cổ hay xoay ngón tay bạn cũng có thể hạ hắn một cách dễ dàng. Dù rằng sự xoay cổ hay ngón tay dễ dàng đến nỗi ta thường chẳng để ý đến nó, nhưng bởi lẽ những sự xoay đó có liên quan mật thiết đến sự xoay hướng của khí phóng ra, cho nên chúng rất là hệ trọng.
    Nếu bạn học một điều gì với ý định là chạy về nhà và đem dạy lại cho em bạn hay cho một người nào khác, thì bạn hãy đặc biệt chú ý tới việc nghe lời giảng nghĩa ở phòng tập và phải hoàn toàn làm chủ được điều đó trước đã. Nếu bạn luôn luôn học tập với ý định một ngày kia bạn sẽ phải dạy lại cho người nào khác, thì sự tiên triển của bạn còn nhanh chóng hơn nữa.
    Dù rằng Hiệp Khí Ðạo là học những qui luật của vũ trụ và đem ứng dụng nó nào thực tế, nhưng đa số mọi người trên thế giới này vẫn không hề biết đến những qui luật đó. Nếu hôm nay bạn học được một trong những qui luật đó, thì ít nhất đã có thêm một người biết được một luật đó rồi, và do đó bạn đã trở thành một ông thầy có đủ tư cách để dạy lại kẻ khác. Nếu hôm nay bạn học được nguyên tắc về cánh tay không thể bẻ được, thì bạn đã có đủ bề thế để dạy nguyên tắc đó lại cho bất cứ ai.
    Một khi bạn đã thấm nhuần đến độ bạn có thể áp dụng được những qui luật vũ trụ rồi, thì bạn còn tư cách nào đầy đủ hơn nữa trong việc giảng dạy ở thế giới này ! Nếu như người nào cũng học tập với một ý định sẽ trở nên một kẻ lãnh đạo trong xã hội và có thể đóng góp phần mình vào thế giới, thì thế giới sẽ mỗi ngày một sáng sủa thêm lên và Hiệp Khí Ðạo sẽ bành trướng và lan tràn hơn nữa.
  10. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG MƯỜI TÁM
    --------------------------------------------------------------------------------
    VÀI QUI LUẬT CHO HUẤN LUYỆN VIÊN
    Học thì dễ hơn dạy. Thật là dễ dàng nếu bạn chỉ giảng một điều gì cho ai mà không cần người đó hiểu điều ấy hay không, nhưng nếu bạn hướng dẫn thực cẩn thận và dạy một cách vô tư với mong ước là học trò của bạn có thể thấu triệt được môn học, mà luôn luôn chú ý tới cá tính và thói quen của từng cá nhân, thì đó chẳng phải là điều dễ. Dạy Hiệp Khí Ðạo còn đặc biệt khó khăn nữa, bởi lẽ trong khi dạy nó ta phải nâng con người từ thế giới vật chất lên thế giới tâm linh ; ta phải dạy sự hợp nhất thể xác và tinh thần và dắt môn sinh của ta tới trình độ họ có thể đem ứng dụng những điều ta dạy họ vào trong thực tế.
    Lẽ tất nhiên là ông thầy phải đã thấu hiểu, đã ứng dụng vào thực tế, và đã phải tin tưởng vào điều ông ta dạy. Nếu ta dạy những qui luật của vũ trụ một cách bừa bãi, cũng thể như người mù dắt người mù, thì chẳng thể nào nói trước được là ta sẽ đi vào con đường lầm lẫn nào. Muốn dạy, ta phải mở tầm mắt ta ra cho rộng và chấp nhận hoàn toàn phần trách nhiệm về điều ta làm.
    1. Cùng phát triển.
    Ðôi khi, trong Hiệp Khí Ðạo, ta gặp nhiều người chuyên cần học tập, nhưng họ chỉ quan tâm đến riêng sự tiến triển của họ mà thôi và tỏ vẻ bất mãn khi được yêu cầu hướng dẫn những môn sinh lớp dưới. Lẽ tất nhiên chuyên chú là một điều hay rồi, nhưng nếu chỉ có kỹ thuật là tiến triển, nếu những người với một thái độ vị kỷ có thể với tới một trình độ mà duy chỉ thể xác là tiến triển thôi, thì họ sẽ không thể đạt tới địa hạt tiến triển tinh thần được.
    Nguyên lý căn bản trong Hiệp Khí Ðạo là yêu thương và bảo vệ muôn loài. Tâm linh chúng ta hợp làm một với tâm linh vũ trụ. Vì lý do đó mà khí của ta chảy cùng một dòng với khí của vũ trụ. Cái thái độ thây kệ tôi, hay ích kỷ, là một điều ngăn trở cho sự lưu thông của khí, và làm cho ta không thể thực thụ nhận lãnh vào ta những nguyên lý đích thực của vũ trụ. Hơn nữa, sự ích kỷ đưa thẳng tới lòng tự kiêu, mà lòng tự kiêu lại cản trở bước tiến bộ.
    Nói chung thì trên thế giới này chẳng có gì là cái « vì người khác » cả. Ta thường rắp tâm làm một điều gì hết sức, hết mình, cho người khác để rồi được họ tri ân, và rồi ta đâm ra cáu kỉnh nếu ta chẳng làm được điều ấy như ta đã định. Mọi việc làm vì người khác sự thực lại làm cho chính ta.
    Ta làm những việc ấy phần lớn là để tăng cường đức tính của ta. Dù sao, thì chẳng phải ta là người đã hưởng lợi nhiều nhất trong khi trở nên tốt khi ta nổ lực giúp kẻ khác hay sao ? Người nào, trong Hiệp Khí Ðạo, mà học tập nguyên tắc này một cách hết sức chuyên cần và tận tụy dẫn dắt những môn sinh kém hơn mình trên con đường tiến bộ về kỹ thuật và tinh thần, sẽ là người tiến triển xa nhất Những vũ nghệ khác dạy rằng ta sẽ chẳng thêm được sức mạnh nếu ta không luôn luôn tập với những người khỏe hơn ta. Dù rằng Hiệp Khí Ðạo cũng dạy rằng điều quan trọng là phải đụng độ với những kẻ khỏe hơn ta và giỏi hơn ta và phải học hỏi ở họ càng nhiều càng tốt, nhưng nó cũng dạy rằng tập như thế không thôi thì không đủ. Hiệp Khí Ðạo chủ trương rằng ta phải tự thấu triệt được một điều gì trước đã rồi mới cố gắng dẫn dắt những môn sinh kém ta trên cùng một con đường, trong những giới hạn hiểu biết của ta. Ta tiến bộ bằng cách dạy cho kẻ khác, bởi lẽ dạy đã là một hình thức học rồi. Một kẻ dạy những nguyên lý một cách nghiêm chỉnh phải là người không được làm điều sai. Nếu hắn bảo người khác đừng cáu giận, thì chính hắn phải đừng nổi nóng. Ta phải làm những điều ta khuyên bảo kẻ khác, và trong khi sửa sai người khác thì ta cũng sửa sai chính ta rồi vậy.
    Dù rằng rất khó lòng mà dạy được một người chậm hiểu và có quá nhiều tật xấu đến nổi chẳng thể thi hành được đúng những điều ta dạy, nhưng nếu ta luôn luôn để ý đến hắn, và, dựa trên những nguyên lý đúng đường, ta cố dạy hắn ít nhất một điều thôi, thì hắn cũng sẽ phát triển. Ðồng thời, người nào dạy cũng sẽ tự làm thêm được nhiều tiến bộ cho mình trong những điều hắn dạy và trong những điểm tinh tế hơn của Hiệp Khí Ðạo.
    Cố nhiên người học trò sẽ rất biết ơn, nhưng người huấn luyện viên cũng phải biết ơn vì đã có cơ hội để tiến triển và trau dồi cho mình. Khi thật lòng và chuyên cần hướng dẫn kẻ khác, ta làm được thêm tiến bộ trong chính kỹ thuật và cá tính của ta.
    Thực là một điều lầm khi ta tin rằng ta chẳng thể đạt tới một địa vị cao hơn người khác nếu ta không đè nén kẻ khác. Tự ta tiến bộ được bằng cách làm cho kẻ khác tiến bộ, thì đó là một điều hay. Con đường của Hiệp Khí Ðạo là học với bạn đồng môn của mình, tiến triển với hắn, và giúp đỡ hắn. Chắc chắn đây cũng là một con đường nên theo trong đời nữa.
    Ðừng nên hà tiện điều gì bạn đã học được. Khóa kín những nguyên lý bạn đã học được của vũ trụ trong trái tim riêng của bạn thì chẳng phải lối để nhận thêm những điều hay khác nữa. Ta phải yêu thương mà đừng tiếc hối. Nếu ta cho đi những điều ta đã học được càng nhiều, thì ta sẽ càng học được thêm nữa. Ðừng lo sự cung ứng sẽ cạn mất, vũ trụ vô biên mà.
    2. Huấn luyện viên phải khiêm tốn.
    Ðôi khi có người ngồi trên ghế một huấn luyện viên thường hay nghênh ngang, vênh váo. Sự thực thì chẳng người nào dạy là thấm nhuần được hết mọi những nguyên lý của vũ trụ cả. Có thể là hắn tiến được thêm một bước, nhưng hắn vẫn chỉ là một bạn đồng hành với môn sinh của hắn trên con đường vũ trụ. Dù sao thì người đi trước cũng phải dắt người đi sau.
    Người huấn luyện viên nào mà tự coi mình như một kẻ toàn hảo, thì đó là một ảo tưởng thực là khôi hài. Lòng tự kiêu sẽ che mắt của tinh thần và sẽ làm ta thoái bộ chứ không phải tiến bộ. Hãy khiêm tốn, thì rồi những nhóm người trẻ sẽ đề cao bạn. Cho dù một ông thầy lớn giảng giải điều gì, nếu nó sai thì nó vẫn là sai ; cho dù một môn sinh mới biểu diễn món nào, nếu hành động đó đúng thì nó vẫn là đúng. Huấn luyện viên chẳng nên tự phụ tự mãn với tư thế một kẻ lãnh đạo, hắn phải luôn luôn tiến bộ không ngừng. Người nào có một trái tim khiêm tốn, người ấy sẽ trở nên một ông thầy nổi tiếng.
    3. Trò là gương của Thầy.
    Nếu trò và thầy là những bạn đồng hành trên con đường vũ trụ, thì họ cũng là một tấm gương hai mặt, nghĩa là người họ phản ảnh người kia. Ðức tính cũng như ác tính của thầy thì hiện ngay trong trò, và ngược lại. Nếu trò thực tâm học tập, thì thầy sẽ thực tâm dạy dỗ, và cả hai đều cùng trưởng thành và tiến bộ với nhau. Nếu trò vô lễ với thầy hay tỏ vẻ chỉ thích học kỹ thuật mà thôi, thì thầy sẽ biết điều đó, và trò sẽ chẳng thể học được điều gì hay nhất của thầy cả. Cho dù khi thầy hết sức thành tâm dạy dỗ, nhưng người trò có thái độ ấy sẽ chẳng bao giờ học được đến nơi cả.
    Một khi bạn đã nhất tâm theo học với một ông thầy nào rồi, thì đừng nên lấy cái tinh thần chưa trưởng thành của bạn mà phê phán ông thầy. Hãy học tập thật hăng hái đến độ có vẻ như bạn đã có được những thói quen của ông thầy rồi vậy.
    Lẽ dĩ nhiên, tinh thần của thầy phản ánh vào trò. Nếu thầy tự kiêu, thì rồi trò cũng tự kiêu. Nếu thầy vênh váo, thì trò cũng vênh váo. Nếu thầy coi khinh trò, thì rồi trò cũng trả lại cái tình cảm đó.
    Tuy nhiên nếu một ông thầy dạy được những nguyên lý Hiệp Khí Ðạo nghiêm chỉnh và ứng dụng chúng vào thực tế, thì ông ta sẽ phát triển được trò tốt. Nếu ông thầy là tấm gương của học trò mình, thì học trò mình cũng là tấm gương của ông. Ông thầy vào thấy trò mình có tập quán xấu, thì ông ta phải coi đó như là một phản ánh của chính ông ta. Hình ảnh mà một ông thầy nhìn thấy nơi trò mình là một dấu hiệu bảo ông ta phaûi cố gắng hơn nữa.
    Một huấn luyện viên dạy những nguyên lý của vũ trụ chớ nên quên rằng học trò hắn đang quan sát mình. Lời nói cũng như việc làm của bạn phải đi đôi với lời nói và việc làm bạn giảng dạy. Cần phải có thái độ rằng bạn có thể học môn sinh của bạn được.
    4. Lẽ phải không là sức mạnh.
    Dù rằng dạy cho học trò mình trở nên mạnh là một điều hay, nhưng sức mạnh mà thôi không phải là mục đích duy nhất của một huấn luyện viên. Thái độ cho rằng lẽ phải là sức mạnh hiển nhiên là một thái độ thấp kém. Số người chủ trương lẽ phải của sức mạnh càng tăng lên trên thế giới bao nhiêu thì hỗn loạn và nguy cơ chiến tranh cũng tăng thêm bấy nhiêu. Trong Hiệp Khí Ðạo, mà cứu cánh là sự hợp nhất thể xác và tinh thần và sự hoàn hảo của cá tính, chỉ một chút dục vọng về quyền lực hay tự mãn rằng ta biết hết tất cả kỹ thuật cũng đủ là xấu xa và cần phải chỉnh ngay.
    Hiệp Khí Ðạo bao gồm hàng ngàn kỹ thuật và hàng muôn ngàn kỹ thuật khác phát sinh từ những kỹ thuật vừa nói. Một khi bạn đã học được một số và được thông hiểu những nguyên lý Hiệp Khí Ðạo rồi thì tự bạn, bạn có thể nghĩ ra những kỹ thuật mới và khám phá ra nhiều thế võ mới, nhưng điều này chỉ đúng nếu những nguyên lý bạn theo là những nguyên lý nghiêm chỉnh.
    Có người tưởng rằng, nếu họ chế được ra một vài kỹ thuật khác, áp dụng nó với người nào, và thấy nó có kết quả, là họ đã tạo ra được một kỹ thuật mới. Như thể khi một người lớn áp dụng một món võ với một đứa con nít, thì cho dù hắn làm đúng hay sai bề nào hắn cũng thắng, thì nếu người nào đã có bốn, năm năm kinh nghiệm trong Hiệp Khí Ðạo áp dụng một kỹ thuật hay món võ nào với một kẻ bắt đầu học, thì người có kinh nghiệm hơn sẽ tất phải thắng. Vấn đề không phải là xem món võ đó có kết quả hay không, mà xem xem nó có đúng hay không. Một kỹ thuật sai sẽ chẳng có kết quả ngay với một người mới học.

Chia sẻ trang này