1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số điều về thầy Koichi Tohei và các sensei của Aikidoka

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tristian_the_fall, 09/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Một số huấn luyện viên thường hay bảo môn sinh của mình thử áp dụng một ngón nào đó với họ để họ sẽ hạ được chúng và tỏ ra rằng mình mạnh như thế nào. Ông thầy phải sửa những điểm xấu của học trò mình, nhưng ông ta không được làm cản trở sự tiến bộ về kỹ thuật của chúng nửa chừng. Nếu ông ta cứ trổ tài trổ sức mình ra thì thế nào ông ta cũng gợi sức kháng cự nơi học trò mình. Và rồi ông ta sẽ không còn dạy cái nguyên lý bất phân tranh nữa mà sẽ dạy lý thuyết chiến đấu. Môn sinh sẽ mất ý muốn tìm hiểu Hiệp Khí Ðạo nghiêm chỉnh mà sẽ chỉ muốn có sức mạnh mà thôi. Lúc nào cũng phải khiêm tốn đi sát với những nguyên lý nghiêm chỉnh, và tránh hẳn những điều gì đi ngược lại với chúng. Sự giảng dạy của bạn phải luôn luôn là một sự tìm kiếm thế nào cho đi đôi với nguyên lý và một lòng mong muốn dạy những điều đó cho kẻ khác.
    Chẳng phải kẻ mạnh là phải, mà chính kẻ phải mới là mạnh. Dù ta thường nghe rằng những kẻ phải thì thường là những người yếu, nhưng những kẻ yếu thì thường chẳng hoàn toàn phải đâu. Con đường thích hợp với qui luật của vũ trụ là con đường đưa tới sức mạnh tuyệt vời.
    Ta phải dùng hết mọi nổ lực của ta để chứng minh điều đó và chứng minh cho thế giới biết rằng lẽ phải là sức mạnh.
    Thái độ, chứ không phải thâm niên, tạo nên một huấn luyện viên.
    Có một quan niệm cho rằng ta chẳng thể huấn luyện nổi nếu ta chưa có sức mạnh. Có người đã có kinh nghiệm nhưng không chịu dạy những môn sinh cấp dưới mình bởi vì họ cảm thấy chính họ vẫn còn yếu và chưa trưởng thành. Người mạnh chưa chắc đã là một huấn luyện viên giỏi. Có sức mạnh và tài năng kỹ thuật và là một huấn luyện viên giỏi là những chuyện khác nhau. Lẽ dĩ nhiên, vừa mạnh lại vừa là một huấn luyện viên giỏi thì hay nhất, nhưng ta có thể vừa yếu lại vừa không khá gì mấy về mặt kỹ thuật mà ta vẫn thành công trong việc dạy người. Ta chẳng cần là một người bơi thực giỏi để làm một người huấn luyện viên bơi lội.
    Muốn trở thành một huấn luyện viên giỏi ta phải dạy kẻ khác, một cách dịu ngọt và hăng hái, những nguyên lý căn bản, trong những giới hạn hiểu biết của ta. Học một ngày hay một năm, và rồi bạn sẽ có thể là một ông thầy giỏi về cái điều bạn đã học được trong một ngày hay năm đó.
    Lấy thí dụ : A hỏi B lối đi tới tỉnh A. B chưa bao giờ tới tỉnh đó, nhưng ông ta nghe nói rằng ta phải đi thẳng. Nếu B nói : « Tôi chưa bao giờ tới đó cả cho nên tôi không có quyền bảo ông phải đi lối nào », thì cũng giống như một người từ chối không chịu dạy người khác một điểm nào về Hiệp Khí Ðạo bởi lẽ hắn cảm thấy hắn còn non. Câu trả lời như vậy thì thật là thẳng thắn và khiêm tốn, nhưng không có hảo tâm gì mấy. Có lẽ B nên trả lời thế này thì hơn : « Tôi chưa bao giờ tới đó cả, nhưng tôi nghe nói là muốn tới đó ta phải đi thẳng ». Nếu bạn đã học và nếu bạn tin tưởng vào những qui luật của vũ trụ, thì bạn sẽ chẳng cần ngại ngùng gì khi nói : « Chính tôi đây hãy còn non, nhưng đây là điều tôi đã học. Ta thử cùng nhau tập xem sao ». Vì lẽ vũ trụ thì vô cùng, cho nên nếu bạn chờ đến khi bạn đã thấu hiểu hoàn toàn rồi mới dạy kẻ khác, thì bạn sẽ chẳng bao giờ dạy được cả. Nói cho cùng, thì mọi người chúng ta đều còn non cả. Huấn luyện viên giỏi là những người có đức tin đích thực và cố gắng bước trên con đường tiến bộ cùng với kẻ khác.
    Một người, chừng 50 tuổi, vừa được một đẳng (dan) thứ nhất trong Hiệp Khí Ðạo, đi từ HẠ-UY-DI sang đảo Guam hỏi tôi làm thế nào để tiếp tục học Hiệp Khí Ðạo. Ở Guam không có phòng tập. Tôi khuyên ông ta rằng ông ta sẽ tiến triển rất nhiều nếu tụ tập được một số bạn hữu lại và dạy họ những gì ông ta biết về Hiệp Khí Ðạo. Ông ta bèn phản đối, nói rằng ông ta hãy còn non quá, và còn thiếu lòng tự tín, để có thể dạy người khác. Tôi bèn giảng nghĩa cho ông ta rằng chính tôi đây cũng còn non, nhưng tôi dạy kẻ khác bởi lẽ con đường tôi theo là một con đường vũ trụ và nghiêm chỉnh. Nếu ông ta tin rằng điều gì ông ta đã học là đúng thì ông ta cũng phải có thể dạy cho người khác nữa.
    Tôi giảng giải rằng những người mà ông ta dạy sẽ chẳng biết đến thế nào là cánh tay không thể bẻ nổi, rằng nếu ông ta dạy điều đó cho họ, thì biết đâu điều đó lại chẳng giúp cho mỗi người theo ý riêng của họ. Nếu ông ta đã học được một ngày, ông ta có thể dạy lại cái ngày đó, và bởi lẽ ông ta đã từng học được ngần ấy thời gian từ lâu nay đến hồi đạt tới đẳng thứ nhất thì chẳng có lý nào ông ta lại không thể huấn luyện người khác được. Dù tôi khuyên ông ta rằng chẳng ai được ngần ngại trong việc dạy cái đạo của vũ trụ, ông ta vẫn một mực trả lời : « Giá có ai mạnh hơn, to hơn tôi tới, thì tôi ăn nói ra làm sao ? » Tôi bèn nói rằng ông ta nên khen ngợi người đó vì người đó mạnh, nhưng cũng nên bảo họ rằng càng già họ càng yếu đi hơn.
    Dạy người mạnh rằng hắn cần tập luyện tinh thần hắn bởi vì chính tinh thần mới điều khiển thể xác. Tôi khuyên ông ta nói : « Sức mạnh thể xác thì có hạn. Tôi hãy còn non, và ngoài năm mười tuổi đầu tôi không lấy gì làm mạnh cho lắm, nhưng tôi đang học lối huấn luyện tinh thần tôi, và tôi định tiến triển thật nhiều kể từ nay trở đi. Môn Hiệp Khí Ðạo tôi đang học là con đường phải của vũ trụ. Nếu bạn cũng theo tôi và học tập, thì bạn sẽ trở nên mạnh hơn nữa. Càng trưởng thành bạn càng tiến triển, bạn sẽ sửa đổi những tật xấu của bạn và cải thiện cá tính của bạn. Hiện giờ tôi vẫn đang học tập ; thì tại sao ta lại chẳng cùng tập với nhau ? » Tôi nói với ông ta rằng nếu ông ta nói như thế, thì cái người có sức mạnh kìa sẽ hoan hỉ theo ông ta ngay.
    Nhiều năm sau, tôi nhận được một tấm hình của ông, người nhỏ nhắn và ngồi trên một chiếc ghế, chung quanh ông ta là một đám học trò, có người to gấp đôi ông. Ðám học trò đó đều kính trọng ông ta như một bậc sư phụ.
    Hiệp Khí Ðạo có thể chẳng đi tới đâu nếu ta chỉ ngu xuẩn bắt chước những kỹ thuật mà thôi. Chỉ khi nào mỗi kỹ thuật, mỗi chuyển động thể xác, thích hợp với những nguyên lý thì ta mới tìm thấy Hiệp Khí Ðạo đích thực trong đó thể xác với tinh thần là một. Vì lẽ đó, muốn truyền bá Hiệp Khí Ðạo chúng tôi phải tự tập được những ông thầy không những thực sự giỏi và gửi họ đi từng xứ, nhưng họ cũng phải thực sự thấu đáo những nguyên lý căn bản của Hiệp Khí Ðạo và có tinh thần đích thực, hơn là những người tài giỏi về kỹ thuật.
    6. Hãy công bình và không thiên vị.
    Một ông thầy phải hoàn toàn bất vụ lợi, có lòng tốt công bình và đừng thiên vị một môn sinh nào cả. Bởi lẽ dạy chính là học, cho nên nếu bạn ích kỷ trong lòng, thì sự dạy của bạn sẽ chẳng phải là sự tự huấn luyện tốt nữa. Trái lại, tôi báo trước là nó sẽ chỉ nuôi thêm lòng ích kỷ và tật xấu mà thôi.
    Lẽ dĩ nhiên, dạy người nào học mau thì dễ hơn, nhưng ta chẳng nên bỏ qua những người mà không một vũ nghệ nào khác thâu nhận, nghĩa là những người có thực tâm muốn học nhưng lại có nhiều tật xấu và học chậm. Người huấn luyện Hiệp Khí Ðạo phải đừng thiên vị người nào hết. Người nào mà thể xác cứng ngắc và vụng về hoặc không học mau được thì hiển nhiên xử dụng thể xác và tinh thần mình không đúng lối. Chẳng hạn, người nào không thể chuyển động thân thể mình một cách nhẹ nhàng như ý muốn thì hoặc làm ngừng sự lưu thông của khí mình hoặc rút khí vào trong. Hãy dạy họ phóng khí họ ra, thì thể xác họ có thể mềm dẻo được ngay. Người chậm hiểu có thể là xao lãng việc tập trung tinh thần. Họ sống với ý tưởng rằng thể xác và tinh thần họ là những thực thể tách rời nhau và không thể làm cho thể xác làm theo điều tinh thần họ muốn.
    Dù có thể có những yếu tố căn bản khác liên quan đến trong những trường hợp như thế, nhưng nếu ta sửa sai những điểm đó và nếu ta đặt họ trên con đường đúng, thì ta có thể phát triển họ thành một con người tốt. Ai cũng có thể dạy được người giỏi. Nhưng ai mà dạy được những kẻ thực cần sự huấn luyện mới là một huấn luyện viên đầy nhiệt tâm. Hơn nữa, khi cố gắng và chế ra nhiều cách để dạy người khác, thì chính người huấn luyện viên cũng lại càng thấu triệt được những nguyên tắc cơ bản của sự lãnh đạo và những điểm tinh tế của Hiệp Khí Ðạo.
    Không thiên vị chẳng có nghĩa là ta phải dạy mọi người cùng một cách. Một số người mới nghe thấy điều gì là học được ngay, một số người khác thì chỉ thấm nhuần điều đó sau khi lặp lại mười lần. Vì những người lớn tuổi, phụ nữ và thiếu nữ thường không có dịp tập luyện đầy đủ cho nên họ có thể chậm chạp, và người huấn luyện viên phải đặc biệt thận trọng với những người đó và nên tìm những môn sinh có kinh nghiệm hơn giúp đỡ ho.
    Những bạn bè cũ cần được tập huyện với nhau, và ta phải nhìn nhận rằng hướng dẫn họ được thì cũng quan trọng cho sự tập luyện của chính ta và ta phải giúp đỡ họ một tay.
    Ðó là con đường đúng để trở thành một huấn luyện viên thực sự không thiên vị, một người được ánh sáng của tình thương yêu muôn loài soi sáng, một người có tình cảm thiết tha với mọi người.
    7. Các huấn luyện viên phải làm việc với nhau.
    Huấn luyện viên chẳng nên cãi lộn với nhau về kỹ thuật và phương pháp huấn luyện. Có nhiều phương pháp để dạy một kỹ thuật, và kỹ thuật thay đổi tùy theo cái lối mà đối thủ dùng sức mạnh ; mọi kỹ thuật đều đúng đường nếu chúng phù hợp với những nguyên lý cơ bản của Hiệp Khí Ðạo. Chính tôi cũng đã dạy một kỹ thuật mỗi xứ một cách khác nhau. Ðôi khi, những chuyển động của tôi thay đổi tùy theo cái lối mà một đối thủ dùng sức mạnh. Cắt nghĩa tất cả những điều đó trong chi tiết là một lối đúng đường nhất, nhưng bởi lẽ có bao nhiêu là kỹ thuật trong Hiệp Khí Ðạo, cho nên nếu ta đi vào tất cả mọi chi tiết của từng kỹ thuật thì ta sẽ chẳng có thời giờ đâu mà dạy người khác nữa.
    Bất cứ tôi dạy một kỹ thuật theo lối nào, thì bao giờ một người cũng chỉ nhớ được lối « a », và người khác cũng chỉ nhớ được lối « b » mà thôi. Hai người sẽ cãi nhau, người nọ bảo người kìa là làm sai. Những kỹ thuật Hiệp Khí Ðạo thường có một khuôn khổ hơi khác nhau tùy theo cá nhân học nó. Trong một vài trường hợp chúng tôi dùng những kỹ thuật nhẹ hơn, trong một vài trường hợp khác chúng tôi dùng những kỹ thuật nặng hơn, và rất nhiều khi phương pháp huấn luyện thay đổi theo trình độ tiến triển của người học. Tất cả những điều trên đây cũng đủ phức tạp cho một người mới học nhưng nếu các huấn luyện viên còn tranh luận với nhau và bảo nhau là dạy sai, thì người mới học sẽ chẳng biết đâu mà học, chẳng biết ai mà tin.
    Có một lần, sau khoảng thời gian lối một năm, tôi trở lại thăm phòng tập ngày trước tôi đã dạy. Ở đó tôi thấy ông A và B đang tranh luận với nhau xem ai làm đúng một kỹ thuật. Người nào cũng cho là mình đúng và người kia sai. Tôi bèn bảo hai người thử biểu diễn kỹ thuật đó cho tôi xem, thì thấy cả hai cùng biểu diễn đúng. Hai người nghe tôi nói vậy thì hết sức ngạc nhiên, nhưng cứ công bằng mà nói thì không một ai trong hai người biểu diễn thật là hay cả. Tôi bảo rằng cả hai cùng đúng, mà cả hai cũng là sai. Hai người ngây ra, không hiểu tôi muốn nói gì. Tôi bèn giải nghĩa như sau : « Cả hai anh đều biểu diễn kỹ thuật đó đúng. Tôi chắc rằng tôi đã dạy A làm theo lối A và B làm theo lối B. Tôi nói rằng cả hai đều đúng là vì mỗi người nhớ một trong hai lối đúng. Cả hai đều sai là vì lối đúng của họ làm cho kỹ thuật họ sai đi ». Sau khi chỉ dẫn lại cho hai người xem chỗ nào họ sai, thì cả hai đều biểu diễn được đúng lối cả.
    Rồi tôi giải nghĩa rằng nếu huấn luyện viên mà cứ cãi lộn với nhau thì họ sẽ làm cho học trò lẫn lộn. Chẳng ai học được mười điều mà nhớ được đủ mười điều. Huấn luyện viên phải luyện tập chung với nhau một cách vô vị kỷ và nghe lẫn nhau để tất cả đều có thể hiểu được lối nào là đúng. Tôi cũng chỉ cho họ biết rằng nếu họ đã dùng cái thời gian tranh luận đó vào việc hỗ trợ nhau thì có lẽ họ đã tìm ra họ lầm ở chỗ nào trước khi tôi tới phòng tập rồi.
    Ðôi khi, các huấn luyện viên nên quây quần với nhau để luyện tập với nhau trong một tinh thần khiêm tốn và cởi mở. Họ phải bàn luận với nhau không những về tác dụng của một kỹ thuật, mà còn về sự kỹ thuật đó có phù hợp với những nguyên lý Hiệp Khí Ðạo hay không. Nếu dòng nước chảy cũng tuân theo một số qui luật nào đó, thì sự lưu thông của khí cũng thế. Bất cứ một thế lực nào để thay đổi dòng lưu thông của nó cũng là trái nghịch với thiên nhiên. Nếu cái kỹ thuật đang được mổ xẻ đó sự thực phù hợp với những nguyên lý, thì cho dù bạn hạ một địch thủ hoặc bạn bị địch thủ đó hạ, cái kỹ thuật ấy phải được cảm thấy đúng lối. Nếu không, thì có cái gì không hòa hợp với nguyên tắc và bạn phải tái xét tất cả những chi tiết của kỹ thuật đó.
    Ðừng bao giờ cũng ôm lấy ý kiến của bạn chỉ vì bao giờ bạn cũng làm như vậy. Tinh thần Hiệp Khí Ðạo là luôn luôn sửa sai ngay tức thì lúc ta thấy là ta sai. Ðôi khi có trường hợp xảy ra là những người lớn tuổi sai lầm và những người nhỏ tuổi đúng lối, thì người lớn tuổi có thể không chịu thua và theo những người nhỏ tuổi. Sự thực thì khi sửa điều mình làm sai, chẳng phải là họ đã làm theo người nhỏ hơn mình mà chỉ là làm cái điều phải mà thôi. Người nhỏ tuổi bao giờ cũng sẽ tin tưởng vào một người lớn tuổi nếu người này nhìn nhận một cách thẳng thắn : « Tôi đã làm một lỗi lầm » Không chịu nhận phần lỗi về mình sẽ khiến những người trẻ đâm ra nghi ngờ tất cả những điều họ đã học của ta và họ sẽ không còn tin tưởng vào ta nữa.
    Vũ trụ thì bao la, và qui luật của nó thì sâu rộng. Hãy luôn luôn khiêm tốn , luôn luôn cố gắng học tất cả những gì mà vũ trụ có thể dạy ta, và luôn luôn nghe xem người khác muốn nói gì. Bất kể là thầy hay trò, bất kể là thâm niên hay thiếu nên, điều gì đúng thì vẫn đúng và điều gì sai thì vẫn sai. Hãy ghi tư tưởng đó vào tâm não các bạn.
    Những qui luật cho huấn luyện viên Hiệp Khí Ðạo ứng dụng vào mọi giải trình của xã hội. Ta vừa là môn đệ Hiệp Khí Ðạo, lại vừa là huấn luyện viên Hiệp Khí Ðạo. Một môn đệ tốt thì bao giờ cũng là một huấn luyện viên tốt và ngược lại. Người nào thành thực trong đời thì cũng sẽ là một người lãnh đạo tốt trên đời. Ðiều mong ước của tôi là mọi người nên áp dụng những nguyên lý cơ bản của Hiệp Khí Ðạo, hãy luyện tập và tiến bộ ở những phòng tập, và rồi ra đời để trở thành những cấp lãnh đạo hoạt động và có nhiều ảnh hưởng.
  2. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    KẾT LUẬN
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trong phần đầu cuốn sách này tôi đã cắt nghĩa những nguyên lý cơ bản của Hiệp Khí Ðạo, và trong phần thứ hai tôi đã dẫn một vài thí dụ cách áp dụng những nguyên lý đó vào sự luyện tập của ta và vào đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, cuốn sách này quá nhỏ, và tác giả thì chưa đủ tiến bộ, để cắt nghĩa tất cả nhữg điều của vũ trụ trong cái mênh mông của nó. Chúng tôi chỉ có thể nói được là người học Hiệp Khí Ðạo nên xây dựng tư tưởng mình trên căn bản những nguyên lý đó và hãy đối diện với vũ trụ bao la mà luyện tập mình theo lối đi đó.
    Nói về con đường lớn của vũ trụ thì chẳng có gì là kỳ quặc hoặc lạ lùng cả, bởi con đường ngay trước mắt ta và dưới chân ta, sẵn sàng cho bất cứ ai muốn xử dụng nó. Người nào lần đầu tiên được thấy một người nhỏ nhắn luyện tập Hiệp Khí Ðạo và quật ngã một người khác lớn gấp đôi hắn, hoặc đương đầu với bốn, năm người cùng một lúc, có thể cho đó là lạ lùng lắm bởi lẽ người đó chỉ nghĩ đến những qui luật về thể xác, và ngắm nhìn mọi sự vật với đôi mắt thân xác thôi. Nếu người đó nhìn ra rằng tinh thần điều khiển thể xác và quan sát trường hợp đó trên quan điểm nhũg qui luật tinh thần, thì người đó sẽ thấy rằng không có gì là lạ lùng ở đây cả. Lẽ cố nhiên muốn thế thì phải có luyện tập, nhưng bởi vì có một nguyên tắc để quật ngã người khác, cho nên quật ngã được, thì đó chỉ là lẽ tự nhiên. Những người học Hiệp Khí Ðạo có thể làm như vậy được bởi lẽ họ đang theo con đường lớn của vũ trụ. Mà ai muốn học cũng có thể học được.
    Chỉ tập ở phòng tập và có thể áp dụng những kỹ thuật với đối thủ mình, thì đó chẳng phải hoàn toàn là con đường lớn của vũ trụ. Con đường đó là con đường duy nhất nhân loại phải theo, và nó trải rộng ra mọi việc gì ta làm trên đời này.
    Lẽ dĩ nhiên, luyện tập ở nơi phòng tập là rất cần thiết, nhưng đó chẳng phải là cách thức duy nhất. Ta chỉ biết được Hiệp Khí Ðạo thực thụ nếu ta duy trì được cái điểm duy nhất nơi bụng dưới và làm cho khí ta lưu thông hòa hợp với khí vũ trụ trong đời sống hằng ngày của ta, nếu ta có thể xử dụng cái khí của ta một cách tự do, và nếu ta áp dụng những nguyên lý Hiệp Khí Ðạo vào bất cứ việc gì ta làm.
    Người nào không nhìn nhận là có gian khổ thì sẽ chẳng có gian khổ. Hãy xác nhận chính sự có mặt của bạn và tương quan giữa bạn với vũ trụ, thì mọi sóng gió trên đời này sẽ chẳng còn kinh khủng như bạn tưởng. Ðiều tôi ao ước là làm sao biến cái tặng vật vô giá này trở nên một cái gì đích thực hơn, mạnh mẽ hơn và hạnh phúc hơn để ta có thể mạnh dạn bước đi trong đời và đóng góp phần ta vào việc cải thiện thế giới. Tôi đã viết cuốn sách này ra với hy vọng nó sẽ giúp truyền bá Hiệp Khí Ðạo ra bốn phương và thêm vào, dù chỉ được một người nữa, con số những người theo Hiệp Khí Ðạo.
    MƯỜI BA QUI TẮC CHO HUẤN LUYỆN VIÊN HIỆP KHÍ ÐẠO
    1. Hiệp Khí Ðạo phát lộ cho ta thấy con đường đưa tới chỗ hợp làm một với vũ trụ. Phối hợp thể xác và tinh thần làm sao để hòa làm một với thiên nhiên là mục đích chính của việc huấn luyện Hiệp Khí Ðạo.
    2. Bởi lẽ thiên nhiên thì thương yêu và bảo vệ muôn loài và giúp cho mọi vật phát triển và nảy nở, cho nên ta cũng phải dạy từng môn đệ với tấm lòng thành thực và bất thiên vị.
    3. Trong chân lý tuyệt đối của vũ trụ thì chẳng có mối bất hòa, nhưng chỉ có bất hòa trong phạm vi chân lý tương đối mà thôi. Giao tranh với kẻ khác rồi thắng thì đó chỉ là sự thắng tương đối. Không giao tranh mà vẫn thắng, đó mới là sự thắng tuyệt đối. Chỉ đạt tới một thắng trận tương đối mà thôi, thì sớm muộn ta cũng đi tới bại trận. Trong khi tập luyện để trở thành mạnh mẽ, hãy học cách tránh giao tranh. Học cách quật ngã đối thủ và lấy thế làm khoái, và để cho đối thủ quật mình ngã và cũng lấy thế làm khoái, và giúp đỡ nhau để học được kỹ thuật đúng đường, thì bạn sẽ tiến triển nhanh chóng.
    4. Ðừng nên phê bình những môn võ khác : Trái núi chẳng cười nhạo dòng sông bởi dòng sông ở dưới thấp, dòng sông cũng chẳng nói xấu về trái núi bởi nó chẳng thể lưu chuyển được. Người nào cũng có đặc tính riêng của mình, và ai cũng có được một vị trí riêng trên đời. Nếu bạn nói xấu kẻ khác, thì rồi kẻ khác cũng sẽ nói xấu bạn.
    5. Mọi môn võ đều khởi sự và chấm dứt bằng phép lịch sự, sự tao nhã, không những chỉ trong hình thức, mà còn ở trong tâm và não ta nữa. Hãy quí trọng người thầy đã dạy bạn, và nhất là đừng bao giờ quên tri ân kẻ đã sáng lập ra môn Hiệp Khí Ðạo. Kẻ nào xao lãng việc đó thì chớ ngạc nhiên nếu môn đệ của mình cũng coi nhẹ mình.
    6. Hãy tránh đừng kiêu căng hợm hĩnh. Kiêu căng chẳng những cản trở bước tiến của bạn, mà còn khiến bạn thoái bộ nữa. Thiên nhiên thì vô biên ; những nguyên lý của thiên nhiên thì sâu xa. Kiêu căng do đâu mà ra ? Nó do từ tư tưởng nông cạn, và một tinh thần thỏa hiệp rẻ rúng với những lý tưởng của ta.
    7. Hãy gây dựng một trí óc bình tĩnh, do sự vũ trụ thành một phần của cơ thể ta mà ra, bằng cách tập trung tư tưởng bạn vào cái điểm duy nhất nơi bụng dưới. Bạn phải biết rằng có một trí óc hẹp hòi làm một điều hổ nhục. Ðừng có tranh luận với kẻ khác chỉ để bảo vệ những ý kiến mình mà thôi. Phải là phải. Trái là trái. Hãy bình tĩnh xét xem cái nào phải, cái nào trái. Nếu chắc chắn là mình trái rồi, thì hãy can đảm nhận lỗi và đền tội. Nếu bạn gặp người cấp trên bạn, thì bạn hãy hân hoan nhận sự chỉ bảo của họ. Nếu người nào mắc lỗi, thì hãy nhẹ nhàng giảng nghĩa cho họ biết đâu là chân lý, và hãy cố làm cho họ hiểu.
    8. Ngay đến một con sâu dài một phân cũng có nửa phân tinh thần. Ai cũng tôn trọng cái « tôi » của mình. Vì thế, đừng có coi khinh ai và động chạm đến lòng tự trọng của họ. Hay tôn trọng người khác, và người khác sẽ tôn trọng mình. Nếu khi rẻ họ, thì họ cũng sẽ khi rẻ mình lại. Hãy tôn trọng cá tính của người đó và nghe hắn phát biểu những ý kiến của hắn, thì hắn sẽ hân hoan theo bạn.
    9. Chớ nên giận dữ. Nếu bạn giận dữ, thì đó là tâm trí bạn đã không còn ở cái điểm duy nhất nơi bụng dưới nữa. Trong Hiệp Khí Ðạo, sự giận dữ phải được coi là một sự hổ nhục. Chớ nên cáu giận vì chuyện riêng tư. Hãy cáu giận khi quyền lợi quốc gia bạn bị thương tổn. Hãy tập trung tư tưởng vào điểm duy nhất nơi bụng dưới, và hãy giận dữ với toàn cơ thể, trí não. Nên nhớ rằng ai dễ cáu giận thường mất can đảm trong những gì phút quan hệ.
    10. Ðừng quản công lao khi bạn dạy. Khi học trò tiến triển thì chính bạn cũng tiến triển, đừng nên nóng ruột khi dạy. Chẳng ai có thể họïc giỏi được sau một lần dạy. Khiêm tâm là điều quan trọng trong việc huấn luyện, cũng như nhẫn nại, lòng tối, và khả năng đặt mình vào vị trí của học trò mình.
    11. Chớ nên là một huấn luyện viên kiêu ngạo. Môn sinh sẽ tiến triển thêm trong kiến thức khi chúng vâng lời thầy của chúng. Trong khi huấn luyện về khí, thì điều đặc biệt là người thầy cũng tiến triển như người trò. Huấn luyện đòi hỏi một khí hậu tôn trọng hỗ tương giữa thầy và trò. Khi bạn thấy một người kiêu ngạo, thì bạn sẽ biết ngay đó là một người có tư tưởng nông cạn.
    12. Trong khi tập luyện, chớ nên phô trương sức mạnh của mình mà không có một dụng ý tốt nào cả, để khỏi khêu gợi sự kháng cự trong óc những kẻ đang quan sát bạn. Ðừng tranh luận về sức mạnh, mà hãy nên dạy con đường phải. Lời nói mà thôi thì chẳng giảng nghĩa nỗi. Ðôi khi đóng vai người bị quật ngã, bạn lại có thể dạy một cách hưu hiệu hơn. Chớ nên ngừng sự quật ngã của học trò mình nửa chừng, hay chặn lại khí của hắn trước khi hắn làm xong một chuyển động, nếu không bạn sẽ gây cho hắn nhiều thói xấu. Luôn luôn dùng lời nói và việc làm để ghi vào óc hắn nghệ thuật của Hiệp Khí Ðạo và cái khí nghiêm chỉnh.
    13. Bất cứ làm gì bạn cũng phải có lòng tin tưởng. Ta nghiên cứu kỹ lưỡng nguyên lý của vũ trụ và thực hành nó, và rồi vũ trụ sẽ bảo vệ ta. Ta chẳng có lý do gì phải hoài nghi hoặc sợ hãi cả. Lòng tin tưởng đích thực là do ở sự tin rằng ta với vũ trụ là một. Ta phải có can đảm để nói cùng với đức Khổng Phu Tử rằng : Nếu ta có một lương tâm thanh thản, ta dám đối nghịch với một kẻ thù đông hơn ta gấp ngàn lần.
  3. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp tập thở A, Ê, I, Ô, Ư - Hiệp khí đạo
    Phương pháp này được thày Horizoe Katsumi là sensei 7 đẳng Aikikai giới thiệu :
    Ai cũng biết rằng đối với sự sống không có gì quan trọng bằng việc hô hấp. Nhưng vì đó là việc quá đương nhiên nên nó rất dễ bị xem nhẹ. Vì thế, người ta nói rằng ngày nay con người thường hô hấp không sâu nên hay ở trong trạng thái bị thiếu oxy.
    Người ta sống được là nhờ việc hít thở, đồng thời hít thở sâu cũng sẽ giúp xoa bóp các cơ quan nội tạng cần thiết.
    Phương pháp hô hấp bắt nguồn từ phương pháp hô hấp Yoga, và cho tới nay đã có hàng ngàn hàng vạn phương pháp hô hấp. Nhưng dù nắm được nhiều kiến thức mà chưa thực hành thì chúng sẽ vẫn bị coi như là chưa biết.
    Ở đây do thời gian có hạn, tôi chỉ xin trình bày 5 phương pháp để các bạn có thể thực hành. Giống như việc chúng ta có 5 ngón tay, sự hô hấp cũng thông qua 5 tuyến của cơ thể.
    Khi hô hấp, việc sử dụng trí tưởng tượng là đặc trưng của 5 phương pháp thở A, Ê, I, U, Ư này:
    1. Hô hấp A
    Giơ cao hai tay lên trời, vừa nói A vừa thở ra một cách nhẹ nhàng. Khi đó tưởng tượng nguồn ?oKhí? ?" năng lượng tự nhiên từ trên trời đang truyền vào hai lòng bàn tay.
    2. Hô hấp Ê
    Hai lòng bàn tay úp xuống, duỗi thẳng ngang hông, rồi từ từ đưa tay ra phía trước. Đồng thời vừa tưởng tượng nguồn năng lượng từ đất đang được hút vào hai lòng bàn tay, vừa thở ra cùng với phát âm Ê.
    3. Hô hấp I
    Lòng hai bàn tay úp, vừa duỗi thẳng tay xuống với cảm giác như đang ấn tay xuống đất, vừa cố hết sức đưa gót chân lên. Lúc này, bạn hãy tưởng tượng bạn như một con chim đại bàng bay vút lên từ tảng đá, rồi hãy thở ra một hơi dài cùng với phát âm I.
    4. Hô hấp Ô
    Giang rộng hai tay, tưởng tượng như nước đang tuôn trào từ hai tay bạn, và thở ra cùng với tiếng Ô. Đồng thời, hãy tưởng tượng đầu ngón tay bạn đang kéo dài ra khoảng 100m để dù người khác muốn bẻ cong cũng không thể bẻ được. Khi đó nguồn khí trong bạn sẽ dần dần mạnh nên một cách không ngờ.
    5. Hô hấp Ư
    Hãy tưởng tượng trước mặt bạn có một quả bóng bay, đặt hai tay lên quả bóng đó (ngang tầm mắt), rồi vừa nhẹ nhàng ấn xuống phía dưới, vừa thở ra với tiếng Ư.
    Cuối cùng, đặt hai bàn tay ngang hông, nắm lại giống như chim ưng đang cắp cành cây, sau đó lật lòng bàn tay lại, rồi vừa đưa căng tay ra phía trước, vừa thở ra với tiếng UM
    (Tác giả: Horizoe Katsumi 7 đẳng huyền đai Aikikai )
    Bài của minhtv74 đăng trên Thư viện Việt Nam
  4. KIMQUIUFC

    KIMQUIUFC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Sự Nhất Quán Tĩnh và Động
    Võ Sư Koichi Tohei
    Đệ Thập Đẳng Hiệp Khí Đạo
    Có rất nhiều người lấy làm lạ khi nghe đến sự Nhất Quán Tĩnh và Động, vì đây là hai trạng thái trái ngược nhau. Nhưng thật ra, cả hai cùng hoà hợp với nhau. Tất cả những kỹ thuật chính tông đòi hỏi hành giả phải ở trong trạng thái Nhất Quán Tĩnh và Động.
    Trong những môn phái chuyên về tĩnh, chúng ta có thể kể ra môn tọa thiền, các phương pháp thổ nạp, tĩnh tọa hoặc cầu nguyện. Trong những môn phái về động, dĩ nhiên, phải nhắc đến võ thuật. Những người theo những phái tĩnh thường rơi vào thói quen sùng bái tình trạng tĩnh lặng, và đưa đến một trạng thái yên tĩnh nguy hiểm. Mặt khác, những người chuyên hoạt động chỉ biết đến phần thể lực và trở nên cuồng nhiệt trong sự hăng hái của họ.
    Hoạt động mà không có tĩnh lặng hoặc tĩnh lặng mà không có hoạt động là một trạng thái hoàn toàn, bao hàm yếu tố của một hoạt tính cực kỳ mãnh liệt và một hoạt tính mãnh liệt tự nó đã tiềm ẩn một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Khi chúng ta đang ở trong một trạng thái yên lặng, nhưng thật ra chúng ta đang di chuyển với một tốc độ thật nhanh vì chúng ta đang ngồi trên mặt quả địa cầu đang xoay chuyển... Sự yên lặng của chúng ta đó thực ra nó đang hoạt động một cách không tự chủ và không thể điều khiển được. Những con vụ mà trẻ nít chơi thường đạt đến một trạng thái ổn định khi chúng được quay với một tốc độ thật nhanh. Trạng thái tĩnh lặng thật sự không phải chỉ là sự việc ngồi yên và cho phép tâm ý dật dờ mông lung. Một trạng thái như vậy chỉ làm mất thời giờ của công phu tọa thiền hay thổ nạp.
    Thật ra, chúng ta phải có khả năng di động nhanh chóng tức thì mà vẫn giữ được sự yên tịnh. Chúng ta sẽ di động rất nhanh chóng và mạnh mẽ nếu chúng ta ở trong tình trạng yên tĩnh. Vậy nên, nếu chúng ta phải đối phó với một địch thủ cầm khí giới bén nhọn, thì chúng ta phải có tâm ý tĩnh lặng như mặt hồ, điều nầy sẽ giúp chúng ta di chuyển ăn khớp với những hành động của đối thủ. Những người cứ lo lắng vì những sự gian trá hay những khẩu hiệu cuồng nhiệt không đáng để cho chúng ta nhắc đến. Người bình tĩnh, dù không thể đoán trước trong tâm ý đòn tấn công của đối thủ, nhưng lại có thể cảm nhận được, điều đó mới là tuyệt vời.
    Gìn giữ một sự tĩnh lặng thâm sâu, dù là trong những hành động mạnh bạo, rất là cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, giống như biển cả, dù trên sóng dậy vì bão tố, nhưng dưới đáy vẫn luôn luôn yên tịnh. Sức mạnh của hoạt động xuất phát từ sự yên tịnh bẩm sinh. Vì lý do đó, nếu chúng ta yên tĩnh, không để ý đến tốc độ của động tác đang làm, thì chúng ta không có làm trở ngại sự hô hấp. Một người không chế ngự được sự tĩnh lặng đó sẽ bị trở ngại hô hấp và mỗi động tác sẽ trở nên nặng nề. Dù một người nào đó rất giỏi về kỹ thuật đòn thế, nhưng nếu sự hô hấp không đều đặn, thì người đó sẽ không thể thi triển được. Nếu có một đối thủ trước mặt, người đó sẽ bị mất đi sự tự chủ. Nếu phải chiến đấu với nhiều địch thủ, việc mất tự chủ sẽ đưa đến sự hô hấp dồn dập, và sức người đó sẽ yếu dần cho đến không thể cử động chi được.
    Vì thế chúng ta phải luôn luôn nhớ đến tầm quan trọng lớn lao của sự gìn giữ tĩnh lặng trong tác động để có thể tiến bộ trong sự tập luyện võ thuật.
    (Lục Bình phiên dịch)
    Thư Viện Việt Nam
    Được kimquiufc sửa chữa / chuyển vào 01:00 ngày 05/10/2005
  5. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Các sensei 10 đẳng huyền đai của Aikido
    Koichi Tohei ?" 10 đẳng ?" chính thức được phê duyệt bởi Aikikai năm 1970 và có một chứng nhận về việc này. (chứng nhận 10 đẳng số 1 và duy nhất hiện có)
    Michio Hikitsuchi ?" 10 đẳng ?" ?ophong không chính thức? bởi *****. Không có chứng nhận chính thức nào cả.
    Seiseki Abbe ?" Danh hiệu 10 đẳng được ***** phong ?omiệng? cho ?" chính thức có chứng nhận 8 đẳng.
    Minoru Mochizuki ?" 10 đẳng - được trao bởi Hiệp hội võ thuật quốc tế (IMAF ?" International Martial Arts Federation) năm 1979.
    Yoshio Sugino ?" 10 đẳng ?" do công lao thành lập Katori Shinto Ryu. Chứng nhận 10 đẳng được trao bởi IMAF.
    Rinjiro Shirata ?" 10 đẳng - được Aikikai phong sau khi chết.
    Gozo Shioda - được IMAF phong 10 đẳng. Được ***** phong 9 đẳng.
    Osawa sensei được trao 10 đẳng sau khi chết bởi Aikikai.
    (Akidofaq.com)
  6. Sui_Feng

    Sui_Feng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Up một nhát !
  7. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Sensei Ba Yami Yu O (Bảy Miệt Vườn) 11 đẳng - đai thân hữu -do ***** dâng tặng, được 1 nữ môn sinh công nhận
  8. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Bác MSG mì chính này lộn xộn quá!!!!! Cái chuyện phong đai linh tinh cho nhau lại còn có nữ môn sinh công nhận thì chỉ có ở VIỆT NAM mới tràn làn thôi bác ạ.
  9. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Stanley Pranin - Người giải các câu chuyện lịch sử của Aikido
    Stanley Pranin sinh ngày 24 tháng 7 năm 1945. Ông có bằng MA về tiếng Tây Ban Nha ở UCLA (University of California, Los Angeles) năm 1968. Bắt đầu tập Yoshinkan Aikido của Virgil Crank năm 1962, sau đó ông tập theo kiểu Hombu của dòng Aikikai, và lên nhất đẳng năm 1965. Năm 1969 ông tới Nhật Bản lần đầu tiên. Lên 5 đẳng vào năm 1983. Ông cho ra tờ Aiki News vào năm 1974 và là nhà xuất bản và Tổng biên tập của tờ báo từ đó. Năm 1977 ông chuyển sang Nhật Bản sống và bắt đầu sau đó một thời gian thì phát hành Aiki News bằng hai thứ tiếng. Hiện tại ông thường xuyên sống ở cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ông là tác giả của cuốn ?oBách khoa Aiki News về Aikido?, ?oCác sư phụ Aikido? và đồng dịch giả của loạt sách ?oTakemusu Aikido? của thầy Morihiro Saito.
    [​IMG]
    Không có nhiều người hiểu về lịch sử Aikido bằng Stanley Pranin. Ngoài ra, hiếm có ai đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm những tư liệu chính xác về lịch sử Aikido như Pranin. Là Tổng biên tập của Aiki News và Aikido Journal, ông đã có hơn 20 năm nghiên cứu, thu thập tài liệu về cuộc đời ***** Morihei Ueshiba. Stanley Pranin nổi tiếng về sự tỉ mỉ và chính xác trong công việc. Dù đôi khi những khám phá của Pranin đã khiến ông gặp hết rắc rối này đến rắc rối khác, do đi ngược lại với những thông tin chính thức về lịch sử của aikido, nhưng kiến thức sâu rộng của ông luôn khiến cộng đồng aikido phải khâm phục.
    Stanley Pranin đã tóm tắt lại những kết luận ?otranh cãi? về ***** và môn võ của người trong bài viết ở Aiki News số 98 (mùa xuân, 1994):
    ?oMorihei Ueshiba là một người phi lề thói lạ thường. Người theo đuổi con đường rất riêng trong khi phát triển aikido. Sự hào phóng và dư dả của người cha Yoroku đã mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho thầy trong nửa đầu cuộc đời. Việc thầy Ueshiba lập ra aikido khiến phái Daito-ryu (môn võ ***** học) coi là hành động nổi loạn và thiếu tôn trọng đối với Sokabu Takeda (--> phải chăng chính vì vậy mà ***** sau này tạo điều kiện cho rất nhiều học trò của mình được lập ra các trường phái riêng?). Ngược lại thì thầy Ueshiba lại rất trung thành tuyệt đối với Onisaburo Deguchi, và hầu hết các quan điểm đạo đức của người về võ đạo đều bắt nguồn từ những lời dạy của người đứng đầu tôn giáo Omoto này. O-Sensei coi võ đạo là một công cụ hoà bình để hoà giải xung đột thông qua những hình ảnh ẩn dụ và biểu tượng của học thuyết Omoto. Trong quá trình phổ cập Aikido thì thông điệp này đã được giản hoá và thay đổi với việc loại bỏ dần các nội dung tôn giáo.
    Ngoài ra, hoàn cảnh kiệt quệ về vật chất và tinh thần của nước Nhật sau Thế chiến cũng có ảnh hưởng quan trọng tới các quan điểm về tôn giáo và đạo đức của thầy. Aikido trong thời kì hiện đại phát triển qua những nghiên cứu chuyên sâu của ***** ở Iwama từ khoảng năm 1942 cho đến giữa những năm 1950s. Ảnh hưởng lớn nhất của giai đoạn này là về mặt tinh thần và biểu tượng hơn là về khía cạnh kĩ thuật. Các ảnh hưởng kĩ thuật chính trong quá trình phổ biến Aikido sau chiến tranh là của Gozo Shioda, Koichi Tohei, Kisshomaru Ueshiba, và ở một mức độ thấp hơn, là thế hệ các sư trưởng thứ hai.
    Aikido ngày nay khác tương đối nhiều so với Aikido do ***** phát triển giai đoạn Iwama trên những khía cạnh sau. Atemi (đánh vào những điểm yếu) được đánh giá thấp đi hoặc bị loại bỏ. Nhiều kĩ thuật được tập phổ biến ngày đó được giảm bớt. Việc chú trọng vào irimi (nhập nội), dori là người khởi xuất của kĩ thuật đã mất đi. Sự phân biệt giữa omote và ura cũng trở nên nhạt nhoà. Việc luyện tập kiếm, jo và các vũ khí khác cũng không còn phổ biến nữa hoặc không còn tồn tại ở một số nơi. Dù vẫn còn được một số người coi là võ đạo, nhuưg aikido chỉ còn giữ được chút ít tính hiệu quả ngày nào vốn có nhờ sự mềm mại, thả lỏng và tự nhiên trong khi thực hiện các đòn đánh. Những biến chuyển gần đây đã khiến môn võ giống một môn thể dục hơn.? (--> Quả thật những nhận xét này rất đáng để chúng ta phải suy ngẫm)
    Bài phỏng vấn sau với Stanley Pranin được thực hiện tại Iwama dojo vào cuối tháng 5 năm 1998.
    (Iwama Ryu News)
    (Bài phỏng vấn sẽ được post sau)
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 08:35 ngày 29/11/2005
  10. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Không biết những kỹ thuật Aikido giai đoạn đầu như thế nào nhỉ? Có lẽ những điều viết trên đây là đúng, vì khá nhiều người tập Aikido cảm thấy các kỹ thuật của mình thiếu đi tính thực chiến. Và bản thân tui cũng nhiều lần tự hỏi có đúng là chính những kỹ thuật được truyền dạy ngày nay đã đem lại uy danh "bất khả chiến bại" cho ***** ngày xưa không?
    Nếu như các phần bị "mất đi" là kỹ thuật áp dụng atemi, "kỹ thuật khởi xuất từ dori" (như bài trên, tức là tấn công chủ động chăng?), thì liệu điều đó có mâu thuẫn với nguyên lý chỉ thuần tự vệ và tình thương hoà hợp của Aikido không?
    Tui tưởng tượng ***** như một samurai, các kỹ thuật của ông cũng xuất phát từ chiến đấu, và phải có sự hung dữ nhất định trong đòn thế, phải có năng lực hạ thủ đối phương tại chỗ. Và Aikido như hiện nay được truyền dạy (ít nhất là ở Vietnam) có vẻ như không đáp ứng được nhu cầu đó.
    Tui đã nghe nhiều biện luận rằng luyện tập các đòn thế Aikido sẽ tạo cho võ sĩ một nguyên lý chiến đấu hiệu quả, một thân thể nhanh nhạy biến hoá --- và chính điều đó mới làm nên tính thực chiến của người luyện võ Aikido. Tức là các kỹ thuật hàng ngày luyện tập lại hoá ra không đem ra phô diễn được trong thực chiến, mà chỉ những nguyên lý mà kỹ thuật ấy mang lại mới có hiệu quả. Nhưng tui cũng tự hỏi trên thực tế nếu môn sinh Aikido trong một cuôc đấu sử dụng atemi để làm bất tỉnh hoặc gãy dập thân thể đối phương thì nguyên lý "khống chế" của Aikido còn được tôn trọng không? Hay là Aikido chỉ mềm mại, hoà hợp trong luyện tập, còn khi thực chiến thì tha hồ thẳng tay?
    Quả thật tui cảm thấy có điều gì đó không ổn ... Có lẽ một số môn sinh Aikido cũng có cảm giác như tui. Tui nhận xét thấy rằng những nghi ngờ về tính thực chiến của các kỹ thuật cụ thể mà môn sinh Aikido tập hàng ngày thường bị xoá mờ đi bằng những lời giải thích dài dòng về nguyên lý và sự hoà hợp, vốn là những lý thuyết, triết lý rất hay nhưng sau khi nghe xong, môn sinh chỉ dám gật gù và ngưng hỏi tới. Nói thật ra, ít nhất là như tui thấy, có vẻ như có sự mập mờ, không thoả đáng ở đây.
    Các cao thủ các phái trên diễn đàn kính mến, có ai biết những kỹ thuật từng được tập phổ biến thời đó nay đi đâu mất rồi không? Và muốn tìm lại thì tìm ở đâu? Có ai có tài liệu gì về các kỹ thuật này không, mong post lên giùm cho anh em được mở mắt...

Chia sẻ trang này