1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số điều về thầy Koichi Tohei và các sensei của Aikidoka

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tristian_the_fall, 09/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Thắc mắc rất chính đáng. Sự truyền bá AiKiDo xem ra là sự giả dối hào nhoáng của các lý luận về tình thương và hoà hợp. Xét kỹ thì nó là sự bành trướng văn hoá Nhật Bản nhiều hơn. Tập đến cao thủ Ai-Ki-Do thì xa vời, các chú có đấm đá hoặc là thua bê bết hoặc cũng vẫn trẻ trâu vật lộn, chạy vòng vòng. Lúc đấy thì lý do chính là" AiKiDo không đập nhau và trình độ chưa đủ cao". Nếu chỉ để tập thể dục và múa thì không cần tốn tiền và thời gian như vậy. Nhưng dù sao thì nếu bị stress thì đi tập AiKiDo cũng rất tốt vì ở các lớp tập đa phàn có không khí thân thiện, vui chơi giải trí .
  2. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Stanley Pranin - Người giải các câu chuyện lịch sử của Aikido (Tiếp theo)
    Mục đích của ông khi lập ra tờ Aiki News vào năm 1974?
    Chuyện là thế này. Một vài năm trước đó tôi có một vài tài liệu tiếng Nhật (vốn là một loạt bài báo) nói về cuộc đời của *****. Lúc đó không có bản tiếng Anh nào vì vậy tôi và một người bạn Nhật nữa đã dịch luôn 17 bài đó. Tôi đưa bài dịch đó cho một số người xem và ai cũng muốn giữ một bản đó, vì vậy chúng tôi bắt đầu copy bằng rô-nê-ô và phân phát cho họ. Mọi người rất vui khi nhận được những bản dịch đó. Tôi vốn thích viết và đúng lúc đó lại có một vài sự kiện ở Bắc California nên tôi nghĩ ?oCó lẽ là mình nên làm một tờ đưa tin nhỏ thôi.?
    Chúng tôi sử dụng các bài viết về ***** làm phần tin chính còn lại là một số thông tin địa phương. Tôi viết một bài xã luận nhỏ và đôi khi cũng có vài người gửi bài cho báo. Rồi thì có một thầy người Nhật tới và chúng tôi đã làm phỏng vấn và đăng bài đó lên. Mọi thứ bắt đầu như vậy. Lúc đó chỉ là sở thích thôi. Giống như việc phát tán các nghiên cứu tôi làm cho một lượng độc giả đông đảo hơn thôi.
    Ông đã đạt được gì qua những công việc đó?
    Tôi dính vào nhiều rắc rối! [cười] Chúng tôi đã chỉ ra rất thuyết phục rằng có mối liên hệ quan trọng về mặt lịch sử giữa Daito-ryu và ***** cũng như là tôn giáo Omoto với *****. Việc cố tình kéo người ra khỏi những mối liên hệ đó là sai lầm và sẽ khiến chúng ta rất khó hiểu được *****, con người thật cũng như là các thành tựu của người. Và chính nhờ đó chúng tôi mới có thể phản ánh đầy đủ vị trí lịch sử của thầy Saito. Ngoài yếu tố tài năng, thầy Saito cũng là con người của thời điểm khi có mặt đúng nơi đúng lúc. Nếu như thầy Saito không có làm cho ngành đường sắt thì ông cũng sẽ không có vị trí của ngày hôm nay. Nếu như ông làm các công việc văn phòng (hơn là ở trên tàu), và có gia đình vào thời điểm đó thì ông cũng không thể luyện tập chuyên tâm được đến như vậy.
    Chúng tôi phát hiện ra một vài vấn đề lịch sử mà có lẽ cũng chỉ hấp dẫn những người thích chi tiết mà thôi. Có một mối liên hệ rõ nét giữa gia đình Inoue và gia đình Ueshiba cách đây chừng 70, 80 năm. Thời gian đó có ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn tập luyện đầu tiên của *****. Họ đã cất nhắc và hỗ trợ cho ***** bằng nhiều cách khác nhau. (Các bạn có thể tìm đọc thêm về Yoichiro Inoue Noriaki. Đây được coi là một tên tuổi lớn bị lãng quên của Aikido. Một người tiên phong có ảnh hưởng lớn đến ***** và sự hình thành của Aikido - Tristian)
    Lịch sử aikido sẽ ra sao nếu không có Aiki News?
    Đọc các sách của Aikikai hoặc Yoshinkan thì bạn sẽ thấy. Đạo chủ viết một tiểu sử cho ***** được xuất bản vào khoảng năm 1977 và được in trong khoảng 2, 3 năm. Trong đó có rất nhiều chi tiết lịch sử quan trọng từ những kinh nghiệm của đạo chủ khi là con của *****.
    Tuy nhiên, bạn cũng nhớ rằng ***** khi còn sống vẫn có những lần tức giận, cãi cọ,v.v. với nhiều người khác nhau. Mặc dù họ là những người quan trọng giúp đỡ cho các hoạt động của *****, hoặc là thành viên gia đình như nhà Inoues, hay là các cuộc đấu khẩu với Daito-ryu. Xu hướng chung là chúng ta thường phớt lờ những tình tiết đó. Mặc dù đó là những chi tiết lịch sử quan trọng nhưng những năm sau này Aikikai thường không đề cập tới nữa. Bạn có thể cảm thông điều này trên góc độ con người. Nhưng, với tư cách một sử gia, nếu bạn loại bỏ Daito-ryu hay gia đình Inoue thì bạn đã hoàn toàn bóp méo khái niệm aikido là gì và nó có xuất phát từ đâu. Bạn phải đặt ***** vào bối cảnh lịch sử lúc đó của người thì mới hiểu được sự vĩ đại và tầm quan trọng khi người sáng tạo ra aikido. Aikido là gì? Đó là một sự khởi đầu hoàn toàn mới hay chỉ là một sự phát triển thêm của Daito-ryu? Bạn sẽ không thể trả lời được nếu bạn không nghiên cứu những vấn đề lịch sử đó. Bạn sẽ không có nền tảng để có thể đánh giá đúng những công lao của *****.
    Ông có nghĩ rằng Aiki News sẽ phát triển lớn mạnh như bây giờ khi ông mới lập tờ báo không?
    Không, thật ra lúc đó tôi vẫn chưa thật ý thức được tôi đang làm gì. Tôi đã có một dojo riêng lúc đó. Tôi bị thôi thúc bởi ý muốn được tìm hiểu thêm về *****. Khi tôi tới Nhật Bản lần đầu năm 1969 tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin nhưng tôi chẳng đi được tới đâu. Rất ít người muốn hợp tác với tôi. Cũng không có tư liệu tiếng Nhật nào lúc bấy giờ. Không ai làm nghiên cứu. ***** vừa mới qua đời và người Nhật dường như không chú tâm làm những nghiên cứu đó. Tôi thấy công việc đó thú vị, tìm ra thêm được một vài điều nó lại càng trở nên thú vị và tôi muốn tiếp tục công việc đó.
    Dự định trong tương lai của ông đối với Aiki News?
    Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu mọi khía cạnh cuộc sống của *****. Điều này đồng nghĩa với việc tìm hiểu sâu hơn nữa về Daito-ryu. Chúng tôi sẽ xuất bản bản dịch tiếng Anh tiểu sử của Onisaburo Deguchi vào năm nay. Rồi xuất bản nhiều tài liệu kĩ thuật này đúng như ý của thầy Saito. Một ngày nào đó tôi sẽ xuất bản một loạt các cuốn tài liệu kĩ thuật về Daito-ryu. Cũng có một vài Sensei khác có cách tiếp cận khác về Aikido. Cá nhân tôi chưa tập theo con đường đó nhưng tôi rất ngưỡng mộ và tôn trọng họ. Tôi sẽ cố gắng làm một cái gì đó về họ. Sau đó thì trong một vài năm tôi hi vọng sẽ viết được một tiểu sử thật kĩ lưỡng về *****. Tự tôi sẽ xuất bản cuốn tiểu sử đó để không có nhà biên tập nào lại nói rằng tôi không làm được, rằng nó quá dài hay quá tỉ mẩn. Tôi sẽ làm những gì tôi muốn. Tôi nghĩ nhiều về những gì tôi sẽ để lại sau khi chết.
    Ông có thể giải thích lý do chính xác về tập sách với thầy Saito mà chúng ta đang chụp ảnh mấy hôm nay không?
    Như tôi đã nói trong một số bài viết và trong tập một của tập sách này, Saito Sensei là một câu chuyện ngẫu nhiên của lịch sử, một người đã có cơ hội đặc biệt được biết chi tiết về ***** hơn bất cứ ai khác. Ông nhận được rất nhiều chỉ dẫn trực tiếp từ *****. Đầu óc của ông cũng rất có phương pháp nên ông có thể phân loại và giải thích theo cách dễ hiểu hơn rất nhiều. Do đó, duy trì các kĩ thuật của thầy Saito có lẽ là cách tốt nhất tiếp theo để gìn giữ những kĩ thuật của *****. Chưa có Sensei nào tôi từng làm việc với hiểu về vấn đề này sâu được như thầy Saito, không ai có thể giải thích được cụ thể hay có quá trình theo dõi *****, những biến chuyển trong kĩ thuật của ***** trong suốt một thời gian dài như Saito Sensei.
    Chúng ta đang ở trong Iwama dojo. Theo quan điểm của ông với tư cách là một sử gia thì tầm quan trọng của nơi này đối với sự phát triển của aikido là gì ạ?
    Đây có lẽ là nơi ***** tìm được sự thanh bình nhất và thoải mái nhất. Người đã tới Tokyo, Oska, Tanabe, và Shingu, nhưng ngôi nhà của ***** là ở đây. Ngôi nhà của người ở Tokyo trở thành nhà của Đạo chủ bây giờ (Kisshomaru Ueshiba) hơn là ngôi nhà của *****. Dĩ nhiên người có thể ở đấy nhưng Iwama vẫn chính là nhà của người và vợ của người, bà Hatsu, cũng sống ở đây. Bà không có ở Tokyo nhiều. Kể từ năm 1942, đây chính là nhà của *****.
    Dojo này vẫn giữ được những nét cổ kính. Đó không phải là toà nhà bê tông hiện đại. Khuôn viên xung quanh của dojo rất đẹp và bạn có thể nhìn thấy đền thờ hiệp khí ở kia và đối với *****, khía cạnh này luôn rất quan trọng. Đây là một nơi đặc biệt, và có lẽ, đây là ngôi nhà duy nhất ***** có kể từ sau thế chiến. Mọi người ở Tokyo có thể nghĩ khác, nhưng riêng tôi vẫn giữ quan điểm đó.
    Như ông có nói trong một bài viết thì ***** dành hầu hết thời gian ở Iwama trong quá trình hoàn thiện aikido còn aikido dạy ở Hombu Dojo chủ yếu do Tohei Sensei và đạo chủ thực hiện. Vì sao lại có sự khác biệt lớn như vậy trong quá trình phát triển của aikido?
    Một vài năm trước có lẽ sẽ rất khó để tôi có thể trả lời câu hỏi này. Nhưng thông qua nói chuyện với nhiều người cùng với những suy ngẫm trong rất nhiều năm thì tôi đã có câu trả lời như này. Điều này tôi cũng có đề cập trong một bài viết của mình.
    Nếu bạn để ý thời gian mà những tên tuổi lớn từng tập với ***** - những tên tuổi lớn tôi muốn nói đến là Đạo chủ, Tomiki, Mochizuki hay Shioda ?" thì bạn sẽ thấy rằng thời gian họ tập thường rất ngắn. Điều này một phần bởi quãng thời gian họ tập luyện là ngay trước chiến tranh thế giới. Đôi khi họ được cử đi dạy chỉ sau có 6 tháng hay một năm luyện tập. Chính ***** cũng là một người hay đi lại nên họ cũng không có một thời khoá luyện tập ổn định với *****. Nếu bây giờ bạn tới Iwama thì bạn có thể tập một ngày hai buổi với thầy Saito ngoại trừ những lúc thầy đi vắng. Trong những ngày đó thì chuyện sẽ thế này. Bạn tới đây luyện tập rồi cứ vài tháng bạn sẽ lại phải tới Mito hoặc Tsuchiura [hai thành phố lớn nằm gần Iwama] hai, ba tối một tuần để dạy. Khi mà bạn đã phải dạy thì việc học hỏi ***** của bạn chắc chắn bị hạn chế đi rất nhiều.
    Ngày đó chiến tranh vẫn còn đang âm ỉ và khi chiến tranh nổ ra thì rất nhiều người tài năng không có điều kiện để tiếp tục tập luyện nữa. Trong thời kì chiến tranh không có chuyện gì xảy ra và sau chiến tranh ***** vẫn còn ở đây. Khi đó thì ***** đã già và giải nghệ nên những nhân vật chính ở Tokyo lúc này là thầy Koichi Tohei và đạo chủ hiện tại Kisshomaru Ueshiba. Không ai có thể phủ nhận. Thầy Tohei là người có uy tín rất lớn, thầy có sức mạnh, và thầy đã tập rất nhiều với *****, thầy đi ra nước ngoài, nói được tiếng Anh và viết sách. Thầy là lý tưởng của mọi người. Thậm chí ở Hombu dojo có rất nhiều thầy theo Sensei Tohei. Thầy Tohei còn tập luyện ở Tempukai, nên rất nhiều thành viên của aikikai cũng tập luyện ở đó. Sensei Tohei là một người rất có ảnh hưởng.
    Cùng thời gian đó, thầy Tohei tới Hawaii trong một thời gian dài nên Đạo chủ và những người như thầy Tada và Yamaguchi tạo ra được một số ảnh hưởng và người ủng hộ. Tuy vậy thì thầy Tohei vẫn luôn là dòng chảy chính. Thầy là một shihan bucho, một trưởng giáo và là người đứng đầu của đội ngũ huấn luyện viên ở Tổng đàn.
    Sau khi ***** mất đi, Kisshomaru Ueshiba trở thành đạo chủ. Thầy Tohei rời Tổng đàn năm 1974 và lúc đó là giai đoạn bước vào kỉ nguyên của đạo chủ. Đạo chủ muốn các kĩ thuật dễ hiểu và ít giống nhu thuật hơn nên phát triển các kĩ thuật ?otròn? hơn trước. Giờ đây mọi người lại đang chuyển giao mọi thứ cho con trai của đạo chủ là Moriteru, nhưng Moriteru không chịu ảnh hưởng của *****. Không chịu ảnh hưởng của Tohei Sensei hay Saito Sensei, Moriteru chịu ảnh hưởng của cha mình. Giờ đây họ đang xây dựng lại aikido theo cách hiểu của họ. Đó là một điều cũng rất con người thôi. Tuy nhiên tôi thấy đó là một nhát cắt, một sự rời xa gốc rễ của lịch sử.
    (Còn nữa)
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 30/11/2005
  3. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Stanley Pranin - Người giải các câu chuyện lịch sử của Aikido (Tiếp theo)
    ***** có biết về những sự khác biết phát sinh trong thế giới aikido vậy không?
    Anh phải hiểu rằng ***** luôn sống trong một thế giới mơ hoặc. Người luôn nhìn mình như là một phương tiện truyền bá của các vị thần, các kami khác nhau. Ví dụ như Tohei Sensei vẫn nói khi ***** giảng điều gì đó và học trò nói ?oSensei, con xin lỗi nhưng con không hiểu? và ***** sẽ trả lời ?oKhông sao. Chính ta cũng không hiểu ta đang nói gì nữa!? (!!!). Và thầy Tohei thường phê phán ***** ở điểm này. ***** luôn chỉ nghĩ đến việc hoà hợp với vũ trụ. Ngôn từ và quan điểm của người chịu sự chi phối nặng nề của tôn giáo Omoto. Đó là một tôn giáo Shinto, một tôn giáo pháp thần và ***** luôn ở một thế giới khác
    Người không quan tâm đến các vấn đề tổ chức. Kể cả khi người còn trẻ người cũng không bao giờ sắp xếp mọi thứ. Người để người khác làm việc đó. Người chỉ quan tâm tới việc luyện tập, tập thiền, quan hệ của người đối với các vị thần mà thôi(!!!). ***** thường dễ nổi cáu nếu người nhìn thấy ai đó làm những việc mà người cho là thô tục. Theo ngôn ngữ ngày nay, chúng ta có thể thấy người rất kì quái và lập dị. Dù sao thì lúc đó người cũng đã già. Sau thế chiến người đã ở gần bẩy mươi rồi.
    Ông nghĩ thế giới aikido sẽ biến chuyển thế nào trong tương lai? Aikido sẽ phát triển ra sao?
    Một điều thú vị về aikido là sự phát triển của nó mang tính quốc tế và có những người đóng góp cho nó trên những khía cạnh, lĩnh vực khác. Do đó, bạn có lẽ sẽ thấy aikido trở thành một phần của những môn phái khác. Có thể là phần chính hoặc phần phụ. Nhưng tôi nghĩ mọi người sẽ chủ yếu phát triển aikido giống như một môn thể dục, rèn luyện sức khoẻ. Một số ít sẽ phát triển theo hướng ?ocứng? hơn. Sẽ có rất nhiều hướng phát triển.
    Có một điều rõ ràng là aikido có những nét quyến rũ nhất định nên mọi người thường tập aikido lâu hơn các môn khác. Có lẽ bởi do môn này không có đấu đối kháng. Ở đây có một tinh thần hoà hợp và do đó hấp dẫn nhiều người có trí tuệ hơn (câu này nghe động chạm quá). Ví dụ như karate hay một số môn tương tự thì thường những người trẻ sẽ tập trong vài năm và rồi lại bỏ. Trong khi đó aikido thì cả nhà có thể luyện tập. Bạn có thể tập khi 20, 30, 40 và thậm chí 50 hay 60 thì bạn vẫn cứ tập luyện tốt. Liệu bạn có thể thi đấu judo hay kendo khi đã 60 không? Điều này là rất hiếm. Vì vậy aikido vẫn đang trong quá trình tái định hình để lan rộng ra khắp thế giới.
    Ông có lời khuyên gì cho các aikidoka ở Thuỵ Điển?
    Hãy biến nó thành của bạn và hãy cố hết sức. Ví dụ như với tính cách của tôi, tôi sẽ cho thêm vào đó những điểm xuyết mới vì tôi có những quan tâm khác nữa. Tôi không có vai trò cần thiết để duy trì Aikido của ***** giống như một người luyện tập kĩ thuật thông thường. Tôi làm công việc đó với tư cách một học giả. Saito Sensei cũng có vai trò của thầy. Ông có nhiệm vụ trông coi ngôi nhà và dojo của *****. Đó là nhiệm vụ của đời ông. Hitohiro Saito Sensei có nhiệm vụ đó còn nhiệm vụ của tôi thì hơi khác một chút.
    Tôi khuyến khích mọi người tìm kiếm xem có ai giỏi hơn ***** thì học hỏi. Nếu như bạn không thể thì ít nhất hãy tự dạy cho bản thân mình biết ***** là ai và người đã làm gì. Nếu như bạn không có ý định có được những kĩ thuật như người có thì hãy cố để hiểu người từ đâu tới. Sau đó hãy nắm bắt được những nền tảng môn aikido bạn đang học và làm một điều gì có ý nghĩa.
    Iwama ryu Aikido sẽ phát triển như thế nào và nhiệm vụ của nó là gì?
    Các bạn rất may mắn là người kế tục của thầy Saito rất tài năng và trung thành. Đây không phải là phổ biến đâu. Tôi hi vọng rằng, Iwama Aikido sẽ phát triển được rộng khắp hơn nữa vì Iwama Aikido có thật nhiều ẩn chứa quan trọng. Có quá nhiều nội dung trong Iwama Aikido mà có lẽ bạn sẽ phải mất vài đời để có thể tập được môn phái này. Tôi hi vọng các bạn hãy cứ như vậy mà đừng phát triển nhất thể hoá thành một tổ chức cứng nhắc. Việc này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề.
    Nếu Iwama có thể tập trung vào việc duy trì aikido của ***** và gieo rắc những hạt giống đó, và chịu khó tập luyện hơn là để ý tới xây dựng các hệ thống tôn ti thì tôi nghĩ rằng Iwama aikido đang trên con đường đúng.
    (Rất đáng tiếc là những ý muốn của thầy Stanley Pranin không thành sự thật. Sau khi Saito Sensei mất vào năm 2002 thì đến tháng 2 năm 2004, Hitohiro Saito - con trai thầy Saito - đã chính thức xin tách ra khỏi Aikikai và lập ra phái Iwama Shin Shin Aikishuren Kai. Như vậy là lại có thêm một sự chia rẽ nữa trong thế giới aikido - Tristian)
    Chú thích

    - Inoue, Noriaki. Inoue là cháu trai của thầy Morihei Ueshiba, và được nuôi nấng ở gia đình thầy Ueshiba ở Tanabe. Sống và hợp tác với thầy Morihei Ueshiba giai đoạn trước Thế chiến. Cuối cùng hai người đi theo những con đường khác nhau và Noriaki lập ra Shin?Tei taido.
    - Tempukai. Một tổ chức tự phát xuất hiện do các hoạt động của Tempu Nakamura (1876-1969), người sáng lập của Shinshin Toitsu Do (đạo Tâm thân hoà hợp). Nakamura là một người quen của Morihei Ueshiba. Ông đạt được sự khai ngộ trong một chuyến đi tới Ai Cập. Trong khi cố gắng chữa bệnh lao của mình ông đã ngồi thiền trên núi Kanchenjunga ( nằm ở Nepal), đỉnh núi cao thứ ba trên thế giới. Shinshin Toitsu Do dựa chủ yếu vào các môn yoga, một số môn võ và phương pháp rèn luyện của phương Đông khác.
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 01/12/2005
  4. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Đây là danh sách các đại đệ tử của *****. Một công trình công phu, tỉ mỉ của Stanley Pranin:
    [​IMG]
  5. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Morihiro Saito Sensei, 9th Dan Shihan
    Người đứng đầu Iwama Dojo và người coi giữ ngôi đền Hiệp khí 1969 ?" 2002​
    [​IMG]
    Morihiro Saito Sensei, 9 dan mất ngày 13 tháng 5 năm 2002 thọ 74 tuổi. Ông là nội đệ tử (uchi deshi) lâu nhất của *****. Ông tập với ***** trong 23 năm và kể từ khi ***** mất đi ông là người đứng đầu Iwama dojo và là người gìn giữ ngôi đền Hiệp khí. Saito Sensei được thế giới biết đến nhờ kiến thức sâu rộng về kĩ thuật, về quan điểm nhất quán của ông trong truyền dạy các kĩ thuật với vũ khí của Aikido. Ông tập Aikido hơn 50 năm và được coi là một chuyên gia về kĩ thuật của giới Aikido. Với hơn 30 năm dạy dỗ Aikido, ông là tác giả của nhiều cuốn sách huấn luyện có uy tín. Trong suốt cuộc đời, Saito Sensei đã đi nhiều nơi trên thế giới để tổ chức các hội thảo và truyền bá những di sản ***** để lại.
    Saito Sensei sinh ra ở gần Iwama, và khi còn trẻ là một công nhân đường sắt. Cùng với những người tập Aikido của thời kì đó, Saito Sensei đến với Aikido sau khi đã tập một số môn như karate và kendo. Trong những năm tuổi trẻ đó, Saito Sensei nổi tiếng về sức khoẻ và phương pháp luyện tập mạnh mẽ của mình. Ông còn nổi tiếng vì các chuyến đi tới Tokyo để giao chiến với dân giang hồ nhằm kiểm chứng những kĩ thuật Aikido mình học (!!! - đề nghị bác caimatkhongchoiduoc mai ra Quận 4 kiếm chứng kĩ thuật nhé) cũng như là khả năng truyền đạt rõ ràng, hệ thống, dễ hiểu của ông.
    Saito Sensei luôn yêu cầu những học trò hàng đầu của mình, giờ là những người đứng đầu nhiều dojo trên khắp thế giới, phải tích cực gìn giữ môn võ của *****. Trong một buổi seminar ở Sydney, ông đã nói về những người vẫn cho rằng võ khí là không cần thiết trong Aikido, hay những người đang biến chuyển Aikido nhằm những mục đích của riêng họ. Saito Sensei tin rằng những gì ***** để lại là những tài sản quý giá và luôn cố gìn giữ cho các thế hệ tương lai.
    Trong thời gian tới Tris sẽ cố gắng tìm kiếm thêm các bài viết về Saito Sensei để mọi người có thể hiểu thêm về nhân vật đặc biệt này của Aikido.
  6. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tui rảnh việc, tham gia diễn đàn này hơi bị nhiều. Thôi lỡ rồi up luôn phát nữa.
    Ra quận 4 mà thử thì không về được, khổ thế đấy! Có cách nào khả thi hơn thì mách nước nhé.
  7. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Saito Sensei trước lúc được phong 9 đẳng.
    [​IMG]
    Thầy Saito cùng ***** trong một buổi biểu diễn.
    [​IMG]
    Một Saito dũng mãnh năm 1955
  8. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Morihei Ueshiba & Morihiro Saito
    by Stanley Pranin
    Aikido Journal #101 (1994)

    Stanley Pranin là một người hiếm hoi hiểu cặn tường về nguồn gốc của Aikido. Trong loạt bài viết này, vốn được viết cho tạp chí Wushu của Nhật. Pranin đã hồi tưởng lại những khoảng sáng trong sự nghiệp rất dài của ***** cùng với những người thầy và các đại tử hàng đầu. Phần 8 nói về Morihito Saito, người giữ ngôi đền Hiệp Khí ở Iwama. Người đã nỗ lực rất nhiều để phân loại và hệ thống hoá aikido mà ông đã học trong suốt 15 năm tập luyện với *****.
    Quá trình đa dạng hoá kĩ thuật Aikido đã bắt đầu trước cả khi ***** mất. Trong số những trường phái nổi bật ngày nay có trường phái ?onhu? nhấn mạnh đến đường tròn của Đạo chủ Kisshomaru Ueshiba của Aikikai Hombu Dojo, có trường phái ?ocương? của dòng Yoshinkan của thầy Gozo Shioda, có trường phái nhấn mạnh về ki của Shinshin Toitsu Aikido của thầy Koichi Tohei, trường phái ?otự do? (chiết trung) của thầy Minoru Mochizuki của Yoseikan aikido, có trường phái aikido thể thao của thầy Kenji Tomiki (trường phái này có đấu giải). Ngoài những trường phái trên còn cần phải kể đến ?ochương trình kĩ thuật thống nhất? của thầy Saito. Cách tiếp cận của thầy Saito, nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa các kĩ thuật tay không và vũ khí (aiki ken và jo), trong thực tế đã trở thành chuẩn mực cho rất nhiều người tập Aikido trên toàn cầu. Điều này phần lớn nhờ thành công của các cuốn sách kĩ thuật ông viết và rất nhiều chuyến đi nước ngoài huấn luyện của ông.
    Tiếp xúc với Aikido
    Khi gặp thầy Morihei Ueshiba ở ngôi làng yên tĩnh Iwama tháng 7 năm 1946, Morihiro Saito là một anh chàng 18 tuổi gầy gò và không có gì ấn tượng. Lúc đó chiến tranh Thế giới vừa chấm dứt và việc luyện tập võ thuật bị cấm theo quy định của Hội đồng Đồng minh. ***** đã ?ochính thức? giải nghệ ở Iwama được vài năm, mặc dù thầy vẫn tiếp tục shugyo (tu hành, luyện tập) nặng ở những vùng hẻo lánh quanh đó. Thực chất, chính trong thời gian ở Iwama (trong và sau chiến tranh) là thời điểm thầy Morihei Ueshiba đang hoàn thiện ?oaikido hiện đại?.
    Trong số nhúm uchideshi (nội đệ tử) của những năm tháng nghèo khó đó có Kisshomaru Ueshiba, Koichi Tohei, và Tadashi Abe (Abe Sensei là một Sensei hiếm hoi được ***** phong 10 đẳng cùng với thầy Tohei). Anh chàng Saito trẻ tuổi được chút khích lệ ban đầu và sau đó thầm lặng chịu đựng những bài tập nặng, và thường rất đau đớn. Thầy Saito vẫn nhớ những ngày tập suwariwaza liên trên sàn gỗ cứng của dojo khiến đầu gối chảy máu và mưng mủ. Tệ hại hơn, do là người mới vào nên ông phải chịu đựng vô số những đòn đánh rất mạnh của những người huynh trưởng như của thầy Tohei và Abe.
    Tập luyện cùng *****
    Dần dần, sự kiên trì của thầy Saito cũng được đền đáp và chỉ trong một vài năm ông đã trở thành rường cột của dojo Iwama. Hơn thế nữa, ông còn có lợi thế là làm cho ngành đường sắt quốc gia nên cứ một ngày làm, lại có một ngày nghỉ nên ông có rất nhiều thời gian tập luyện bên cạnh người thầy của mình. Ngoài những giờ ông tập luyện ở dojo, thầy Saito còn giúp đỡ ***** trong mọi khía cạnh khác của đời sống thường nhật, như làm việc lặt vặt và việc đồng áng. Mặc dù công việc rất nặng nhọc và thầy Ueshiba rất nghiêm khắc, phần thưởng của Saito là cơ hội độc nhất được phục vụ làm người tập cùng duy nhất của *****, đặc biệt trong việc luyện tập aiki ken và jo, trong suốt hơn 15 năm trời. Thầy Morihei Ueshiba thường tập với vũ khí vào buổi sáng khi những môn sinh thông thường không có mặt. Do đó, một phần nhờ những thiên bẩm võ thuật và tính kiên trì và một phần thời khoá linh động của ông mà Morihiro trở thành người thừa kế những di sản kĩ thuật của thầy Morihei Ueshiba.
    Vào cuối những năm 1950, Saito Sensei trở thành một thế lực lớn và là một trong những shihan hàng đầu của Aikikai, thường xuyên dạy dỗ ở Iwama Dojo khi thầy Ueshiba vắng mặt. Ông cũng bắt đầu có những buổi dậy hàng tuần ở Aikikai Hombu Dojo ở Tokyo kể từ năm 1961 và là người duy nhất ngoài ***** được phép dạy các võ khí ở đó. Các lớp học của ông rất nổi tiếng. Rất nhiều sinh viên Tokyo thường đến vào sáng Chủ Nhật để tập taijutsu (các kĩ thuật tay không) và aiki ken và jo với ông. Khi ***** qua đời tháng 4 năm 1969, Saito trở thành dojo-cho (người đứng đầu dojo) của Iwama dojo và được tin tưởng trao cho nhiệm vụ trông nom ngôi đền Hiệp khí mà thầy Ueshiba đã xây gần đó.
    Xuất bản các cuốn sách kĩ thuật và ra nước ngoài
    Việc xuất bản tập một của bộ sách kĩ thuật song ngữ Nhật-Anh năm 1973 đã tạo nên danh tiếng của thầy Saito như là Shihan hiểu biết nhất về kĩ thuật. Các cuốn sách đó có hàng trăm kĩ thuật, gồm cả taijutsu, aiki ken và jo, và kaeshiwaza (các kĩ thuật phản đòn). Những tài liệu này đã đưa ra một hệ thống phân biệt và thuật ngữ cho các kĩ thuật aikido được chấp nhận rộng rãi cho đến tận ngày nay. Ngoài ra, các thước phim hướng dẫn để hỗ trợ cho cuốn sách cũng được nhiệt tình đón nhận
    Năm 1974, Saito Sensei có chuyến hướng dẫn đầu tiên ở nước Mỹ. Tôi đã có mặt ở buổi seminars ở Bắc California và nhớ rất rõ sự ngạc nhiên của mọi người đối với kiến thức bách khoa của ông về các kĩ thuật aikido. Điều này, cùng với phương pháp giảng dạy rành mạch của ông, với rất nhiều những động tác chỉ dẫn, đã khiến cho vai trò của người thông dịch trở thành không cần thiết. Cho đến nay Saito Sensei đã hơn 50 lần đi ra nước ngoài và đã nhận được vô số những lời mời mà thời gian và sức lực không cho phép thầy có thể đảm đương được hết.
    Iwama: Mecca của những võ sinh nước ngoài
    Sự nổi tiếng của cuốn sách cùng những chuyến đi huấn luyện ở nước ngoài đã khiến Iwama dojo trở thành một Mecca (thánh địa) cho những võ sinh aikido, những người muốn được tập luyện nghiêm túc và tích luỹ kinh nghiệm về aiki ken và jo. Trải qua năm tháng đã có hàng trăm aikidoka đã tới đây tập luyện (thường thì môn sinh nước ngoài chiếm số đông hơn môn sinh Nhật ở đây). Có lẽ, bí quyết thành công của thầy Saito với những võ sinh nước ngoài là ở cách tiếp cận độc đáo đối với môn võ, một sự kết hợp giữa truyền thống và sự cách tân. Mặt khác, ông cũng hoàn toàn tuân thủ việc duy trì nguyên vẹn của các kĩ thuật do ***** để lại. Nói cách khác, Saito Sensei luôn coi mình là người duy trì sự nối tiếp để giúp những võ sinh hôm nay hiểu được nguồn gốc của aikido. Cùng lúc đó, ông cũng thể hiện nhiều sự sáng tạo để hệ thống hoá và phân loại những kiến thức về kĩ thuật được thừa hưởng từ thầy Morihei Ueshiba để hé lộ ra những logic nội tại và tạo điều kiện cho sự truyền bá cho các thế hệ tương lai. Sự rành mạch trong phương pháp huấn luyện của ông đã được đón nhận tích cực ở nước ngoài.
    Hệ thống chứng nhận Aiki ken và jo
    Saito Sensei cũng một hệ thống chứng chỉ mới cho những huấn luyện viên aiki ken và jo, theo đó những chứng chỉ truyền thống viết tay sẽ được trao cho những người có khả năng nhất định về vũ khí. Bên cạnh hệ thống dan, mục đích của chương trình nhằm duy trì các kĩ thuật của ken và jo của ***** như một phần gần gũi không tách rời của aiki taijutsu. Chứng chỉ đó có tên, chi tiết kĩ thuật và được làm theo kiểu chức chỉ mokuroku ở các võ đường truyền thống trước khi có hệ thống đai/đẳng ngày nay. Phương pháp chứng nhận này tương đối khác thường trong đời sống võ thuật hiện đại.
    Ngày nay (thời điểm viết bài), Saito Sensei vẫn tiếp tục tập nặng, buổi sáng dạy các lớp aiki ken và jo và dạy taijutsu vào các lớp buổi tối. Các trại tập luyện cũng được tổ chức hàng năm ở Iwama dojo. Đây là một truyền thống được gìn giữ từ khi ***** còn sống. Thầy Saito vẫn tiếp tục mài dũa kĩ thuật và sáng tạo ra nhiều cách thức luyện tập mới để phương pháp huấn luyện được hiệu quả hơn.
    Hiện nay đang có xu hướng coi aikido chỉ là môn ?othể dục, và tính hiệu quả của các kĩ thuật hiệp khí đang bị xem nhẹ. Trong bối cảnh đó, sức mạnh và tính hiệu quả trong các kĩ thuật của thầy Saito là một hướng đi cứu cánh cho tình trạng này. Nhờ những nỗ lực của thầy Saito và những người khá mà aikido vẫn có thể được coi là một võ đạo thực thụ
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 07:58 ngày 06/12/2005
  9. watanabe

    watanabe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Quyển sách này có tên là gì vậy Tris? Không biết là chúng ta có thể mua nó được không?
  10. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Tạp chí Akido cách đây độ 4 năm cũng có 1 bài viết về Dang Tri, người môn sinh VN đầu tiên của Akido, sao không thấy Tris đem lên đây .
    Hình như có cả bài phỏng vấn ông Phong em ông Trị về Akido VN và lý do thày chạy trốn ....

Chia sẻ trang này