1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số điều về thầy Koichi Tohei và các sensei của Aikidoka

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tristian_the_fall, 09/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi, có mấy vị anh giai đều biết rõ: Ngô Phượng Tường, Ngô Sĩ Quý, Ngô Quốc Phong, Ngô Quyền, Ngô Khoa, Ngô Kiểm, Ngô Đồng. 1 vài vị đã quy tiên, còn lại đều cùng chốn với anh giai.
    Vả lại sao chui vô topic aikido bàn chuyện ngoài aikido vậy???
  2. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Chỉ muốn đồng chí chia xẻ với mọi người, chứ tui nếu muốn biết cho tui, có thể hỏi thẳng trong vòng riêng tư với đồng chí mà .
    Nhưng tui ngớ ngẩn, nhảy vào không đúng nơi, đúng chỗ . Xin lỗi anh bạn Tristian nha ;-)
  3. Sui_Feng

    Sui_Feng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Up nhát nữa!
  4. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Minoru Mochizuki (1907-2003)
    by Stanley Pranin
    Ngày 30 tháng 05 năm 2003 thế giới Aikido mất một trong những nhân vật vĩ đại nhất của mình: Minoru Mochizuki, một trong những đệ tử kiệt suất nhất của ***** Ueshiba. Bản thân Minoru cũng là người sáng lập ra môn phái Yoseikan Budo (hiện tại theo Tris được biết thì ở Việt Nam còn hai nơi có võ đường của môn này là ở TP HCM và Phú Yên). Cuộc đời ông là bản anh hùng ca với hơn 90 năm tham gia hoạt động võ thuật.
    Mochizuki có may mắn được học trực tiếp thầy Jigoro Kano, người sáng lập ra judo, võ sư judo 10 dan Kyuzu Mifune vĩ đại và Morihei Ueshiba, người sáng lập ra Aikido. Hơn thế nữa, ông còn là người đầu tiên truyền bá Aikido đến thế giới phương Tây khi ông tới Pháp dạy vào năm 1951. Tôi muốn trình bày đây một cái nhìn tổng thể về sự nghiệp võ thuật, những đóng góp của thầy Mochizuki cùng những ký ức cá nhân của tôi đối với người thầy lớn này.
    [​IMG]
    Mochizuki ở tuổi 80
    Tập judo từ nhỏ
    Minoru Mochizuki sinh năm 1907 ở thành phố Shizuoka và bắt đầu tập luyện judo từ 5 tuổi. Ngay từ nhỏ, cách tiếp cận võ thuật mang tính tổng hợp, chiết trung của ông đã xuất hiện khi ông tập kết hợp kendo và môn võ cổ ?oGyokushin-ryu jujutsu?. Năm 1926 khi 19 tuổi, ông ghi danh tại Kodokan, thánh địa của môn judo, và trong chưa đầy 2 năm, ông đã lên đến tam đẳng, một thành tích xuất chúng lúc bấy giờ.
    Thầy Mochizuki kể một câu chuyện rất thú vị về cách ông gặp và được thày Kyuzo Mifune nổi tiếng chú ý khi tham dự Kangeiko (một khoá tập nặng vào mùa đông). Lúc đó ông sống ở Tsurumi, một nơi tương đối xa Kodokan ở Tokyo. Để có thể tham gia các buổi tập vào buổi sáng ông thường phải rời nhà từ lúc nửa đêm. Một buổi sáng khi đến Kodokan thì ông không tìm được cái xô ông thường dùng để dội sạch mồ hôi sau khi đi bộ cực nhọc suốt đêm nên ông đã nhảy vào giếng và chui xuống lớp băng đã kết lại trên bề mặt. Khi chàng trai trẻ Mochizuki nhô lên khỏi mặt nước thì có một cánh tay lôi ông lên. Không phải ai khác mà chính là Mifune Sensei, người nhìn chằm chằm chàng trai đang ướt sũng đầy nghi ngờ và hét lên ?oCậu làm gì mà lại trầm mình dưới nước lạnh vậy? Đồ điên, cậu đang huỷ hoại sức khoẻ của mình đó.? Tối đó thầy Mifune yêu cầu Mochizuki ở lại. Kể từ đó ông trở thành nội đệ tử và tiếp tục sống tại nhà thầy Mifune. Kể từ đó trở đi ông hiểu được tầm quan trọng khi được bên cạnh các thầy suốt 24 giờ một ngày.
    Được thày Jigoro Kano lựa chọn
    Dù là chàng trai trẻ đang thời kỳ sung sức và đầy ý chí ganh đua nhưng Mochizuki luôn có mong muốn được mở rộng sự học của mình. Khi thầy Kano lập ra ?oNhóm nghiên cứu võ thuật truyền thống? thì Mochizuki đã tham gia để luyện tập Katori Shinto-ryu. Cuối cùng thì ông cũng lọt vào mắt xanh của thầy Kano. Người nói với ông rằng ?ocon có tố chất của người thủ lĩnh?trong tương lai, con sẽ là người thầy hàng đầu ở Kodokan.? Thầy Kano yêu cầu Mochizuki mỗi tháng phải báo cho thầy đã luyện tập/thu lượm được những gì. Điều này đã dẫn đến một loạt cuộc gặp mang tính triết lý giữa người sáng lập judo với mục đích gợi mở tâm hồn cho chàng thanh niên vốn bấy giờ chỉ nghĩ được đến việc giành thắng lợi trong các giải thi đấu! Những theo dõi và định hướng của thầy Kano về mục đích thực sự của judo và những cạm bẫy của thể thao sau này có đóng rất nhiều cho nền tảng triết lý của Yoseikan Budo của thầy Mochizuki.
    Mối liên hệ giữa judo và aikido bắt đầu khi Kano, nhận lời mời của đô đốc Isamu Take****a, tới xem buổi biểu diễn nhu thuật của thầy Morihei Ueshiba vào tháng 10 năm 1930. Rất ấn tượng nên thầy Kano đã gửi hai đệ tử của mình - một trong hai người đó là Minoru Mochizuki ?" sang tập bên thầy Morihei Ueshiba.
    Học Daito-ryu của thầy Morihei Ueshiba
    [​IMG]
    Chứng chỉ nhận được từ thầy Ueshiba
    Mochizuki học nhu thuật Daito-ryu chỗ thầy Ueshiba ở Mejiro vài tháng trước khi Kobukan dojo được thành lập ở Ushigome, Shinjuku (tháng 4 năm 1930). Lúc đó Minoru 24 tuổi và anh ta tiến bộ rất nhanh nhờ vốn võ thuật phong phú và tài năng bẩm sinh của mình. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tập ở Kobukan, thầy Ueshiba đã giao cho anh nhiệm vụ làm giám sát những uchideshi và là trợ giảng cho thầy Ueshiba. Thầy Ueshiba sau đó còn gợi ý Mochizuki cưới con gái thầy, trở thành con nuôi và là người kế tục ông sau này. Mochizuki từ chối và, như có số phận định đoạt vậy, sau đó ông bị viêm màng phổi và lao phổi. Ông được đưa về thành phố Shizuoka để dưỡng bệnh. Sau 3 tháng nằm viện, ông dần dần đi dạy trở lại ở một dojo do anh trai và một số người bạn của ông xây lên. Dojo của ông chính thức được khai trương tháng 11/1931. Rất nhiều vị khách quý từ Tokyo đã tới thăm, trong đó có thầy Ueshiba, đô đốc Take****a, và tướng Makota Miura.
    Mặc dù Mochizuki chỉ tập với thầy Ueshiba được vài tháng trước khi đổ bệnh nhưng thầy Ueshiba thường ghé thăm ông trên đường đi lại giữa Tokyo-Kyoto. Tại đây ông thường tổ chức các buổi huấn luyện do Budo Senyokai (một hội võ thuật) của đạo Omoto tài trợ. Chính trong thời gian này mà thầy Ueshiba đã trao cho Mochizuki hai tấm bằng của Daito-ryu. Cả hai đều được phát tháng 06 năm 1932. Tên của chứng chỉ đầu là ?oDaitoryu Aikijujutsu Hiden Mokuroku? được trao bởi Sokaku Takeda cho cấp cao đầu tiên. Chứng chỉ thứ hai có tên ?oHiden Ogi?, cấp cao kế tiếp theo truyền thống của Daito-ryu. Cả hai chứng chỉ đều có chứ kí, ?oMoritaka Ueshiba, học trò của Sokaku Takeda? và một dấu chữ ?oAikijujutsu?. Những tài liệu đó là những bằng chứng thêm về tầm quan trọng của Daito-ryu trong quá trình phát triển kĩ thuật của aikido.
    Có tính phiêu lưu nên thầy Mochizuki đã chuyển sang sống ở Mông Cổ với gia đình vào cuối những năm 1930s và sống ở đó 8 năm. Sau khi thế chiến kết thúc, ông trở về Nhật bản. Ở Mông Cổ ông có cơ hội quan sát đời sống cày cấy và săn bắn của người dân trong vùng. Điều này giúp ông có thêm những hiểu biết về nguồn gốc lịch sử của võ thuật Trung Quốc. Ông đồng thời cũng tiếp tục luyện tập với một đại sư karate khi sống ở vùng đó. Trở lại Shizuoka sau chiến tranh thế giới II, Mochizuki nối lại liên lạc với thầy Morihei Ueshiba. Thầy Ueshiba có đề nghị Minoru trợ giúp trong việc quản lý Shinjuku Aikikai Hombu dojo nhưng ông từ chối vì không muốn can dự vào các vấn đề tổ chức.
    Đi sang Pháp
    [​IMG]
    Mochizuki c. 1951
    Mochizuki Sensei là một người tiên phong trong Aikido ở trên nhiều phương diện. Ông là người đầu tiên truyền bá aikido cho người Phương Tây khi ông tới Pháp năm 1951 để dạy judo. Hiểu biết của châu Âu về Aikido và mối liên hệ với judo xuất phát trực tiếp từ những hoạt động ban đầu này của Mochizuki. Ông đã tạo ra một hệ thống mà sẽ được lập lại ở hầu hết các nước châu Âu. Aikido cũng bám rễ ở cộng đồng những người tập judo này. Phần lớn những người tập Aikido ở châu Âu đều là những người từng tập judo sau khi đã qua những năm tháng thi đấu và cảm thấy các kĩ thuật thanh nhã của aikido là một bước chuyển hoàn hảo để họ có thể tiếp tục các hoạt động tập luyện võ thuật của mình. Mochizuki sống ở Pháp được khoảng hai năm rưỡi và những nỗ lực của ông đã gieo hạt giống cho sự phát triển của cộng đồng aikido bên ngoài Nhật Bản. Cho đến giờ có khoảng hơn 50 ngàn người đang tập luyện aikido ở Pháp.
    Sáng lập ra Yoseikan Budo
    Sau chiến tranh, khi suy nghĩ đã chín chắn hơn, Mochizuki dần dần tạo ra một trường phái võ thuật tổng hợp gồm những kĩ thuật của judo, nhu thuật, aikido, karate, Katori Shinto-ryu, và các môn võ khác. Hệ thống này dần được biết đến với cái tên là ?oYoseikan Budo?. Những suy nghĩ của ông có dấu ấn rõ nét của triết lý của Jigoro Kano và Morihei Ueshiba, hai người thầy lớn của ông. Kano, một nhà tư tưởng lý tính và Ueshiba, một người có khả năng cảm nhận tinh thần rất lớn, bằng những cách riêng của mình đã dạy cho Mochizuki hiểu về sự phù phiếm của việc chỉ chăm chăm đến chiến thắng và dạy ông chiến thắng thực sự của võ thuật nằm ở sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.
    Thầy Mochizuki vẫn liên lạc thường xuyên với ***** cho đến khi người hoàn nguyên năm 1969 dù ông vẫn giữ mình độc lập, không phụ thuộc vào Aikido Hombu Dojo. Ông tiếp tục ra nước ngoài thường xuyên tới Pháp, Úc, Đài Loan và Canada. Ông tiếp tục dạy Yoseikan Budo ở đạo đường ở Shizuoka và viết sách, báo về các vấn đề liên quan đến võ thuật.
    Mấy năm cuối đời thầy Mochizuki sống ở miền Nam nước Pháp cùng với con trai Hiroo. Tổng hành dinh của Yoseikan cũng theo ông chuyển sang pháp trong thời gian đó luôn. Con trai ông sau đó trở thành người kế tục tiếp theo của ông dù có cách tiếp cận rất khác đối với môn võ và đã tiến hành tổ chức thi đấu cho môn võ này. Mochizuki Sensei ra đi thanh bình ở tuổi 96 tại đất nước là cái nôi của phong trào Aikido quốc tế này.
    Một vài cảm nghĩ cá nhân
    Lần đầu tôi gặp Mochizuki Sensei năm 1982 ở Shizuoka thì ông đã ở tuổi hơn 70 rồi. Dù không còn tập nặng như vài năm trước nữa nhưng ông vẫn lên thảm hàng ngày dợt đòn với võ sinh và hướng dẫn họ tập luyện. Ông có trí nhớ sắc bén và vẫn nhớ rất rõ những chi tiết về những ngày đầu tập luyện khi bé của mình, đặc biệt là thời gian ông tập luyện judo và Dato-ryu (tiền thân của aikido) dưới sự chỉ dạy của thầy Morihei Ueshiba.
    Nhà của thầy Mochizuki ở ngay dưới dojo nên ông hàng ngày cứ lên lên xuống xuống cầu thang hoài. Tâm trí ông lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc luyện tập và nghiên cứu thôi. Dường như không có một sự tách biệt nào giữa các hoạt động võ thuật của ông và đời sống cá nhân.
    Tham gia buổi biểu diễn Aikido hữu nghị lần 2
    [​IMG]
    Tại buổi biểu diễn năm 1986
    Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất có Mochizuki Sensei của tổ chức chúng ta là khi thầy tham dự buổi biểu diễn năm 1986 tại Tokyo. Thầy đã có một buổi vừa giảng vừa biểu diễn kĩ thuật với đoàn những đệ tử hàng đầu của ông ở Yoseikan Hombu. Các kĩ thuật sutemi (đòn hi sinh) do họ biểu diễn đã tạo rất nhiều phấn khích cho khán giả. Hầu hết mọi người chưa từng được chứng kiến những kĩ thuật xuất chúng như vậy từ trước tới giờ. Mochizuki Sensei cũng rất thành công trong việc kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ thuật hi sinh của Gyukushin-ryu jujutsu với các kĩ thuật taisabaki (di chuyển) của Aikido. Sau buổi biểu diễn đó đã có hàng ngàn người đã tìm đến tập Yoseikan Budo và băng của buổi biểu diễn đã được bán đi trên khắp thế giới.
    Võ thuật và đạo lý
    Mochizuki Sensei là người uyên thâm với trí tuệ đặc biệt xuất chúng. Thầy không chỉ là một võ sĩ tài năng tập luyện được rất nhiều môn phái mà còn là một tư tưởng gia sâu sắc, người có thể kết hợp các khía cạnh xã hội và đạo đức vào việc luyện tập võ thuật.
    Những ý tưởng của thầy về vẻ đẹp của võ thuật so với các môn thể thao có thể cho ta thấy phần nào triết lý của thầy. Đây là một đoạn trích trong buổi phỏng vấn ngày 22 tháng 11 năm 1982 với thầy:
    ?oNếu aikido hay judo trở thành một phần của thế giới thể thao, thì chắc chắn các môn này sẽ biến thành một cuộc chơi với những người thắng và kẻ thua, người mạnh và kẻ yếu. Những giá trị như giáo dục về tinh thần, phát triển nhân cách của môn võ theo đó cũng sẽ mất đi?
    Trong thể thao, bạn đánh bại đối phương để vươn tới đỉnh cao và là người thắng cuộc. Chính bởi tinh thần này của thể thao mà bạn sẽ không bao giờ đạt được chiến thắng đích thực. Thời gian đã trôi qua và giờ chúng ta có thể tự hỏi xem liệu người Mỹ thắng hay người Liên Xô sẽ thắng? Nói về cuộc sống như vậy thực tế là nói về sự tuyệt diệt của loài người! Tinh thần thể thao sẽ khiến trái đất huỷ diệt mất thôi vì nó không hàm chứa tinh thần tu dưỡng bản thân và giúp đỡ người khác.?

    Trong một mạch tương tự về ảnh hưởng của thể thao đối với giới trẻ, thầy đã đưa ra nhận xét này:
    ?oCó những tình huống khiến những người trẻ tuổi rời nhóm bạn hay đội thể thao của mình. Tuy nhiên, các huấn luyện viên thường chỉ quan tâm tới việc huấn luyện toàn đội và về chuyện thắng thua mà thôi. Họ không quan tâm tới chuyện ai bỏ hay không, họ chỉ quan tâm tới chiến thắng. Trong thể thao không có chỗ cho những kẻ yếu hay thiếu năng lực.
    Cá nhân tôi muốn thấy các môn thể thao chuyển thành các môn võ, để họ có thể quan tâm hơn tới các khía cạnh phát triển về tinh thần và việc tránh những hành động xấu. Họ nên quan tâm tới việc phát triển những đứa trẻ không gặp vấn đề gì với gia đình của mình, sống hoà thuận với anh em, có quan hệ tốt với vợ hay chồng của mình.?

    [​IMG]
    Mochizuki và thầy Ueshiba c. 1950
    Một ví dụ khác nói về sự nguy hiểm của ý tưởng thắng thua cũng cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của thầy Morihei Ueshiba đối với Mochizuki. Đó là sau khi trở về từ châu Âu, Mochizuki có kể cho thầy Ueshiba về việc ông phải sử dụng kĩ thuật của các môn khác như judo và kendo để có thể đánh bại các đối thủ của mình khi ông ở Pháp. Ông sau đó còn kết luận rằng aikido nếu muốn truyền bá rộng hơn thì cần phải có một nền tảng kĩ thuật rộng khắp hơn nữa. Mochizuki nhớ lại câu truyện này và câu trả lời sắc lạnh của thầy Ueshiba:
    ?oToàn bộ suy nghĩ của con là sai rồi! Rõ ràng nếu ta yếu thì là sai rồi, nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Con không nhận ra rằng chúng ta đã qua rồi cái thời đại của thắng hay thua rồi sao? Giờ đây là thời đại của tình thương, con không nhận ra điều đó sao?? Thầy đã nói với tôi bằng ánh mắt hiền từ thế đó.
    Lúc đó tôi vẫn chưa lĩnh hội được điều này, nhưng dần dần, cùng với thời gian thì tôi càng thấu hiểu hơn. Đó là lí do tôi có cách suy nghĩ như ngày nay? Chúng ta có thể thấy thế giới càng ngày càng đi gần tới bờ vực chiến tranh, mà nếu xảy ra, sẽ giảm dân số thế giới xuống còn một phần ba số người hiện tại. Trong cái không khí như này mà chúng ta vẫn còn nghĩ đến chuyện thắng hay thua được sao? Đó là lý do từ nơi sâu thẳm của trái tim tôi cảm thấy rằng đây chính là môn võ tôi muốn truyền bá. Tôi cảm thấy mạnh mẽ rằng cần phải truyền tải cho mọi người ý tưởng và suy nghĩ của Ueshiba Sensei. Nhưng đồng thời cũng rất cần thiết phải có những kĩ thuật để có thể dạy được mọi người. Chúng ta nói được và phải làm được.?

    Những điều này chính là nền tảng triết lý của Yoseikan Budo và là tư tưởng chủ đạo của Mochizuki Sensei trong phần sau cuộc đời của người. Thật là một vinh dự lớn lao khi được biết và làm việc với một thiên tài võ thuật và một quý ông hoàn hảo như vầy.
    Khi thời gian buộc chúng ta rời xa ***** và những đại đệ tử của người, những người đóng góp công lao lớn cho quá trình truyền bá aikido, thì tên của thầy Minoru Mochizuki vẫn luôn có một vị trí đặc biệt. Thiên tài của thầy nằm sâu trong các kĩ thuật võ thuật của người cùng khả năng chuyển tải dễ hiểu những yếu lĩnh của aikido cho chúng ta hôm nay.
    (Aikido Journal)
  5. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Morihei Ueshiba và Kisshomaru Ueshiba
    by Stanley Pranin
    Là con của ***** Morihei Ueshiba, Kisshomaru kế thừa cha mình làm Đạo chủ sau khi ***** hoàn nguyên tháng 4 năm 1969. Vai trò của Kisshomaru Sensei đối với sự phát triển của Aikido sau thế chiến là đặc biệt quan trọng. Hình ảnh và vị thế của môn võ hiện tại có được là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của thầy. Không sai khi nói rằng những nhân vật lớn như Gozo Shioda, Kenji Tomiki, Koichi Tohei, và Morihito Saito là những người có đóng góp quan trọng cho uy tín của Aikido, nhưng Kisshomaru Sensei với địa vị là Đạo chủ và là người quyết định đối với ?odòng chảy chính? của Aikido đã tạo ra những dấu ấn cá nhân rõ rệt đối với môn võ.

    [​IMG]
    Kisshomaru Ueshiba (1921-1999)
    Kisshomaru Ueshiba được sinh ở Ayabe, quận Kyoto ngày 27/06/1921 là đứa trẻ thứ 4 của *****. ***** lúc đó sống cùng gia đình ngay gần thủ phủ của Omoto ở Ayabe. ***** là người theo đạo sùng kính và luôn ủng hộ nhiệt thành cho tôn giáo này. ***** cũng tập cùng vài đệ tử trong một dojo nhỏ ở nhà có tên ?oUeshiba Juku?. Chính đây là nơi mà vị thầy Daito-ryu nổi tiếng Sokaku Takeda đã tới và ở đây vài tháng năm 1922. Kisshomaru Sensei giờ vẫn giữ được những kỉ niệm thời bé về Aikido này.
    Morihei Sensei cùng gia đình chuyển lên Tokyo năm 1927. Đây là nơi Kisshomaru hoàn tất việc học của mình. Trong một bài phỏng vấn năm 1983 về thời điểm ông bắt đầu tập võ, Kisshomaru trả lời: ?oCó một câu thành ngữ Nhật thế này ?oThằng bé bán hàng gần đền sẽ biết tụng kinh mà không cần dạy.? Cũng theo cách này, mà tôi tập ngay từ bé lúc nào mà tôi cũng không rõ?Khoảng năm 1936 tôi đã phải làm mẫu ukemi khi tập kiếm mỗi khi cha tôi đi biểu diễn đây đó. Tôi có tập một chút kendo?và Kashima Shinto-ryu cổ.? Ngay trong cuốn hướng dẫn kĩ thuật tên ?oBudo? (võ đạo) của ***** thì Kisshomaru làm uke đã xuất hiện trong rất nhiều bức ảnh.
    Sau khi học xong phổ thông, Kisshomaru đăng kí vào học ở ĐH Waseda. Tại đây ông tốt nghiệp với tấm bằng về kinh tế năm 1942. Cũng vào khoảng thời gian này, giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới II, mà Kisshomaru được ***** giao nhiệm vụ điều hành dojo Kobukan. ***** lúc này ?ogiải nghệ?, chuyển về làng Iwama ở quận Ibaragi. Vào thời điểm đó, dojo có rất ít môn sinh và nhiệm vụ của Kisshomaru chủ yếu là về hành chính. Cũng chính vào năm 1942 này mà từ ?oaikido? được chính thức sử dụng, theo quy định về việc chuẩn hoá các tên của Dai Nihon Butokukai. Ngoài việc hết võ sinh đăng kí học vì chiến tranh, dojo cũng ở trong tình trạng rất nguy hiểm bởi những đợt oanh tạc Tokyo. Trong một lần, khi vẫn còn là sinh viên của trường đại học Waseda, Kisshomaru cùng với một vài người hàng xóm nữa may mắn cứu được dojo khỏi bị thiêu rụi bởi một trận cháy ở khu Shinjuku.
    Ngay khi chiến tranh chấm dứt, tất cả các hoạt động võ thuật đều bị Hội đồng Đồng Minh cấm hoạt động. Kisshomaru lúc đó mở cửa dojo cho vài trăm người vô gia cư sau thế chiến. Ông lúc thì ở Tokyo, lúc thì ở Iwama vào thời gian này. Khi việc luyện tập được tiếp tục trở lại một cách không chính thức thì chỉ có một vài người đến tập. Mối lo chính của mọi người lúc này là làm thế nào để tồn tại. Nhưng đến năm 1948, tổ chức Zaidan Hojin Aikikai, tổ chức kế thừa của Kobukai, được thành lập thì dần dần dojo bắt đầu được hồi sinh.
    Lúc đó phải nuôi vợ, hai con, và một vài nội đệ tử đói khát, Đạo chủ phải làm việc full-time tại một công ty vệ sĩ và dạy aikido vào buổi sáng và buổi tối. ***** lúc này vẫn ở Iwama luyện tập với một vài đệ tử, trong đó có Morihito Saito. Khi mà phong trào luyện tập ở Tokyo phát triển trở lại, Kisshomaru bắt đầu hướng nỗ lực của mình vào việc truyền bá aikido đến cho quần chúng vẫn bấy lâu thờ ơ với môn võ. Một bước ngoặt cho quá trình phát triển này là một buổi biểu diễn ở nhà bách hoá Takashima năm 1956. Lần đầu tiên buổi biểu diễn không chỉ có ***** mà còn có cả những huấn luyện viên hàng đầu biểu diễn. Kishomaru cũng xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình năm 1957 với tên ?oAikido? và bắt đầu đều đặn viết các cuốn khác. Sự phát triển của các dojo tiếp tục lan rộng ra các thành phố và trường học trên khắp đất Nhật Bản. Cái tên ?oaikido? bắt đầu trở nên quen thuộc với công chúng Nhật Bản, những người giờ đây ít nhất đã phân biệt được môn võ.
    Trở ngại tiếp theo của quá trình truyền bá aikido là ở nước ngoài. Kisshomaru sau đó bắt đầu gửi những huấn luyện viên trẻ tài năng ra nước ngoài để lập các dojos. Mặc dù trước đó đã có thầy Koichi Tohei, nhưng năm 1963 chính Kisshomaru cũng đi sang Mỹ. Tôi rất nhớ đã từng được tham gia buổi tập đầu tiên Đạo chủ dậy ở YMCA (Liên hiệp thanh niên công giáo) ở Los Angeles.
    [​IMG]
    Đạo chủ biểu diễn kĩ thuật năm 1969
    Vào giữa những năm 1960, rất đông những người tập tới Aikikai Hombu dojo cùng với hàng loạt những người ngoại quốc tới Nhật để tập luyện tại thánh địa của Aikido. *****, lúc này dù chủ yếu sống ở Tokyo, nên Kisshomaru và Koichi Tohei mới là những nhân vật chính ở dojo. Sau khi ***** hoàn nguyên năm 1969 thì mối bất hoà giữa Đạo chủ Kisshomaru và Trưởng giáo Tohei bắt đầu nổi lên, và đến năm 1974 thì thầy Koichi Tohei rời Hombu để lập ra phái riêng của mình.
    Vào giữa những năm 1970 thì aikido đã phát triển tới mức mà Đạo chủ và những nhân vật chủ chốt của Aikikai thấy rằng thời cơ đã chín muồi để lập ra ?oLiên đoàn Aikido quốc tế?. Các liên đoàn quốc gia được công nhận và toàn bộ tổ chức đó chịu sự điều hành của Zaidan Hojin Aikikai. Đạo chủ bận hơn, và công việc khiến ngài phải tới rất nhiều thành phố ở Mỹ, Châu Âu và thậm chí là Nam Mỹ.
    Năm 1977, cuốn sách rất được mong đợi của đạo chủ ?oTiểu sử của Morihei Ueshiba? được Kodansha xuất bản và được coi là cuốn sách đáng tin cậy nhất về cuộc đời của *****. Tuy nhiên cũng chính thời gian này là thời điểm mà con trai của đạo chủ, Moriteru bắt đầu nổi lên để chuẩn bị cho việc trở thành ?oĐạo chủ đời thứ 3?. Quá trình này tiếp diễn khi mà trách nhiệm của chàng Ueshiba trẻ tuổi ngày càng tăng để chuẩn bị cho sự kế tục của mình. [Đạo chủ Moriteru tiếp quản vị trí lãnh đạo sau khi Đạo chủ Kisshomaru hoàn nguyên tháng 1 năm 1999]
    Cách tiếp cận của đạo chủ đối với Aikido nhấn mạnh vào những kĩ thuật mềm mại, ?otròn?. Có một lần Đạo chủ có nói với tôi rằng chữ ?omaru? trong tên của ngài là dấu hiệu khiến ngài luôn coi đường tròn là căn bản nhất của aikido. Trên phương diện triết lý, Đạo chủ thường nói về những suy nghĩ của mình về môn võ của ***** bằng những từ sau: ?o Các chuyển động của aikido luôn hoà hợp với chuyển động của tinh thần. Nếu ai đó nói về các vấn đế tinh thần hay ném mà không làm đối phương bị đau sau khi đã đấm và đá anh ta thì điều này hoàn toàn không thuyết phục. Trong aikido, chúng ta tăng cường sức mạnh của cơ thể và tinh thần thông qua những chuyển động mềm mại, hoà hợp với tự nhiên.?
    (Aikido Journal)
    Được Tristian_the_fall sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 14/02/2006
  6. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Aikido những năm sau thế chiến: 1946-1956
    By Stanley Pranin
    Dẫn nhập
    Mặc dù khái niệm ?oAikido? xuất hiện từ năm 1942, nhưng sự phát triển của môn võ này chỉ có bước chuyển biến thật sự vào cuối những năm 1950s. Những hậu quả của thế chiến đã gây ra nhiều khó khăn, hạn chế cho sự phát triển của môn võ. Cùng với sự suy yếu về kinh tế và sức mạnh của nước Nhật, có thành kiến tiêu cực mạnh mẽ đối với tư tưởng quân phiệt trước chiến tranh. Chính vì lý do đó mà các môn võ, vốn rất được coi trọng và là một phần của chương trình giáo dục trước kia, đã chịu những điều tiếng nhất định.
    Do chỉ có số ít những người tập Aikido có hiểu biết thật sự về nguồn gốc của môn võ, nên hiện có rất nhiều quan điểm sai trái về cách mà aikido chiếm giữ được vị trí như hiện tại trong nền võ thuật hiện đại Nhật Bản. Một trong những hiểu lầm lớn nhất có lẽ chính là ý tưởng cho rằng ***** Morihei Ueshiba là người có công lớn trong việc truyền bá Aikido sau thời Thế chiến. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nói chính xác là, vai trò của ***** chỉ trên khía cạnh tinh thần và những ảnh hưởng của Người đối với những người đệ tử Aikido đầu tiên. Thực tế thì, phương pháp sư phạm và kĩ thuật của Koichi Tohei và Kisshomaru Ueshiba ?" con trai ***** - của Aikikai, và Gozo Shioda của Yoshikan Aikido mới chính là tiêu chuẩn của Aikido hiện đại. Thậm chí rất nhiều phương pháp huấn luyện ngày nay ở các võ đường vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phong cách của những người thầy lớn này.
    Trong bài viết này tôi sẽ viết về những năm tháng khó khăn sau thế chiến, về những nhân vật lớn bằng những nghĩ suy và hành động của mình đã tạo ra những bước phát triển ban đầu cho môn võ cùng những bối cảnh đã giúp môn võ phát triển vượt bậc ở Nhật Bản và trên thế giới
    Hoàn cảnh sau chiến tranh
    Hội đồng chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã cấm việc tập luyện võ thuật từ năm 1945. Thực chất lệnh cấm này chấm dứt việc huấn luyện tại các cơ sở giáo dục và giải thể Dai Nippon Butokukai (liên đoàn Võ thuật Nhật bản), một tổ chức trung ương cho các môn võ Nhật bản trong thời kì chiến tranh ở Nhật Bản. Đã có rất nhiều hoài nghi về thực chất cái gì bị cấm và hoạt động gì vẫn được cho phép, tuy nhiên, có ít người dám tập vì sợ các biện pháp đàn áp của lực lượng chiếm đóng. Ngoài ra, do tình hình kinh tế khó khăn lúc đó, tập võ cũng là một việc xa xỉ quá sức mà ít người có thể đáp ứng nổi.

    [​IMG]
    ***** bên cạnh Koichi Tohei, Gozo Shioda và nhiều đệ tử giai đoạn hậu thế chiến
    Trong hoàn cảnh trên thì điều kiện ở dojo Wakamatsu-cho của thầy Morihei cũng không thật sự thuận lợi cho việc luyện tập aikido. Dojo, vốn có tên Kobukan thời kì trước chiến tranh, là một trong vài toà nhà còn sót lại sau những trận không kích ở khu vực Shijuku lúc này cũng trong tình trạng rất xập xệ. Chỉ một góc của dojo là còn thảm tatami mà những tấm thảm đó cũng rất tơi tả. Những người mới tập vì vậy phải tập trên sàn gỗ. Một vài gia đình không có nhà ở được chia cho một phần của dojo và mùi nấu nướng từ các gia đình thường xuyên làm ảnh hưởng đến dojo. Có một thời gian dojo còn được chưng dụng làm sàn nhảy, khu tokonoma (chỗ để treo các bức thư pháp, cắm hoa,?) đã biến thành sân khấu. Đó chủ yếu là những sinh viên của trường Waseda và Takushoku - trường cũ của Kisshomaru và Gozo Shioda - họ sử dụng khu nhà này khi Kisshomaru đi vắng. Không có lịch tập cố định ở đây lúc đó.

    [​IMG]
    ***** Morihei Ueshiba, ảnh chụp năm 1956
    Thầy Morihei Ueshiba sống ở Iwama từ năm 1942 với bà Hatsu và chủ yếu tập trung vào làm vườn, tập thiền và dạy một vài đệ tử quanh đó. Thầy ít khi đi xuống Tokyo và không còn tham gia việc dạy dỗ ở Hombu dojo.
    Về mặt tổ chức mà nói thì tổng đàn thực chất lúc đó đã được rời từ Tokyo về Iwama. Lúc này Zaindan Hojin Aikikai đã được sát nhập vào Mito, quận Ibaragi năm 1948. Sau khi đã có được sự thừa nhận nhất định từ công chúng, tổng đàn Aikido vẫn ở Iwama cho đến năm 1955 khi mà Kisshomaru cuối cùng cũng đã ngừng làm để dành toàn thời gian cho công việc ở dojo.
    Kisshomaru Ueshiba

    [​IMG]
    Kisshomaru Ueshiba, ảnh năm 1961
    Vai trò của đệ nhị đạo chủ là trung tâm của sự phát triển Aikido đến nay vẫn ít được hiểu thấu đáo. Điều này một phần bởi vì tính cách và kĩ thuật Aikido của thầy tương đối ?odè dặt? so với những nhân vật nổi tiếng như *****, Koichi Tohei và Gozo Shioda.
    Kisshomaru nắm giữ vai trò đứng đầu Kobukan Dojo kể từ năm 1942 khi vẫn là sinh viên ở trường Waseda. ***** về Iwama trong năm đó khi mà hoạt động của dojo gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh và các đợt không kích của lực lượng Đồng Minh ở Tokyo.
    Một vài năm sau thế chiến Kisshomaru vẫn sống với cha mẹ ở Iwama, nhưng sau đó thì Kisshomaru làm cho Osaka Shoji, một hãng vệ sĩ ở Tokyo năm 1949. Cũng trong năm này ông bắt đầu dạy một vài lớp nhỏ ở Hombu. Số người tham gia lúc này vẫn còn rất hạn chế. Cũng chính vào khoảng thời gian này mà lệnh cấm luyện tập võ thuật được lực lượng chiếm đóng gỡ bỏ.
    Kisshomaru khi đó được một loạt người cố vấn hỗ trợ, phần lớn là những người có quan hệ với gia đình Ueshiba kể từ trước chiến tranh. Morihei Ueshiba tập hợp được quanh mình một lực lượng gồm những quân binh, chính trị gia, thương gia và trí thức, những người đã biết danh tiếng là một võ sư nổi tiếng của người. Trong số những người tiếp tục hỗ trợ Kisshomaru sau chiến tranh có những cái tên như Kin?Tya Fujita và Kenji Tomita, vốn là thành viên của hội đồng quản trị của Hội Kobukai. Thêm vào đó còn có Seiichi Seko, Kisaburo Osawa và Shigenobu Okumura. Cả 2 người sau đều là những võ sư cấp cao đã từng tập từ hồi chiến tranh
    Phục hồi việc luyện tập

    Hầu hết các đại đệ tử của thầy Morihei Ueshiba từ hồi trước chiến tranh đã vào quân đội từ cuối những năm 1930s và điều này đã ảnh hưởng đến việc luyện tập của họ. Sau chiến tranh chỉ có số ít tiếp tục luyện tập trong khi một số vẫn giữ những quan hệ xã hội nhất định với gia đình Ueshiba. Một vài đệ tử trước chiến tranh có quay lại Hombu Dojo gồm có Gozo Shioda, Koichi Tohei, Osawa, và Okumura. Những đệ tử lớn đó cùng với vài người trẻ tuổi nữa bắt đầu luyện tập từ cuối những năm 1940, đầu những năm 1950s. Danh sách những đệ tử khi đó có những tên tuổi nổi tiếng như Morihito Saito, Sadateru Arikawa, Hiroshi Tada, Seigo Yamaguchi, Shoji Nishio, và Nobuyoshi Tamura. Rất nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những cái tên vẫn thường gắn với Gozo Shioda và Yoshinkai Aikido như Kiyoyuki Terada, Shigego Tanaka, Tadataka Matsuo cũng gia nhập Aikikai trong khoảng thời gian này. Điều này diễn ra trước khi Yoshikan tách ra khỏi Aikikai.
    Koichi Tohei: ?oGiri no onisan, ông anh cọc chèo lớn?

    [​IMG]
    Koichi Tohei, c. 1953
    Đây là lúc thích hợp nhất để nói đến vai trò của Koichi Tohei trong giai đoạn đầu truyền bá aikido. Sẽ là việc rất khó để nói về đóng góp của thầy Tohei trong khuôn khổ Aikikai. Việc rời bỏ Aikikai của thầy trong bối cảnh không hay ho gì của năm 1974 đã khiến vai trò nổi bật của thầy bị giảm khuyết đi rất nhiều trong những ấn phẩm sau này của Aikikai. Về phần mình, thầy Tohei cũng đánh giá thấp ảnh hưởng của thầy Morihei Ueshiba trong những năm tháng ban đầu của mình và thường đề cập vai trò của mình trong Aikikai dưới góc nhìn tiêu cực trong những cuốn sách và bài phỏng vấn sau này.
    Kết cục cuối cùng của mối sự chia rẽ giữa Kisshomaru và Tohei chắc chắn là điều không ai có thể hình dung được từ cuối những năm 1940 khi mà mối quan hệ của họ rất gần gũi do tình yêu, đam mê lớn của họ với aikido cùng những ràng buộc do cả hai cùng lấy chị em của một gia đình.
    Sau khi không thành công trong buôn bán ở quận Tochigi, thầy Tohei lần đầu tiên tới Hawaii năm 1953 theo lời mời của Hawaii Nishi Kai và ở đó trong một năm. Lúc đó dù mới chỉ 32 tuổi nhưng thầy Tohei đã đạt 8 đẳng và là một trong những võ sĩ hàng đầu và đóng góp nhiều cho việc giúp aikido phục hồi ở Nhật Bản.
    Hombu dojo lúc đó trong tình trạng tồi tàn và thầy Tohei đã gửi tiền về từ Hawaii để giúp sửa chữa và mua những tấm tatami mới. Sau chuyến đi đầu tiên, thầy Tohei có những chuyến đi thường xuyên và dài hơn tới Hawaii và sau đó là tới lục địa Hoa Kỳ khi mà danh tiếng là thầy dạy aikido số một của thầy ngày càng được biết tới.
    Thành công của thầy Tohei không chỉ mang lại cho thầy vị thế trên trường quốc tế mà thầy còn có một vị trí đặc biệt ở Aikikai. Rất nhiều nội đệ tử (uchideshi) và võ sinh trẻ tham gia các lớp học của thầy Tohei và tập theo cách thở misogi của thầy ở Ichikukai và gia nhập Tempukai, một tổ chức của Tempu Nakamura.
    Thầy Tohei được phong Shihan Bucho (trưởng giáo, người đứng đầu đội ngũ huấn luyện viên) tại đạo đường Hombu từ năm 1956 và phương pháp huấn luyện của thầy ảnh hưởng đến nhiều huấn luyện viên trẻ sau này. Một số huấn luyện viên cấp cao hơn thường tránh phương pháp của Tohei và tiếp tục theo con đường của riêng họ. Điều này sau này đã trở thành một vấn đề gây mâu thuẫn.
    Vào lúc này thì Kisshomaru và Tohei vẫn có quan hệ tốt. Cùng bị ràng buộc với quan hệ anh em theo pháp luật, dường như tương lai của aikido lúc này sẽ phát triển theo hướng Kisshomaru sẽ là ?oĐạo chủ? và đảm bảo vai trò hành chính ở Aikikai còn thầy Tohei quản lý việc giảng dạy và phát triển môn võ
    Gozo Shioda và Yoshinkan

    [​IMG]
    Gozo Shioda biểu diễn kotae gaishi năm 1955
    Rất nhiều người từng được huấn luyện ở Aikikai coi Yoshinkan Aikido là người ?oem thấp kém? vì vị thế yếu hơn của Yoshinkan so với Aikikai. Điều này thực chất đã làm phủ nhận vai trò rất lớn của Gozo Shioda và những người thân cận của mình trong vai trò đầu tàu giúp dẫn dắt phục hồi aikido sau những năm thế chiến.
    Shioda là một trong những đệ tử đầu tiên của ***** bắt đầu tập ở Kobukan Dojo từ năm 1932. Ông tập ?oaiki budo? trong suốt tám năm trước khi sống phần lớn thời gian ở Trung Quốc trong thời gian chiến tranh thế giới. Thu năm 1946, một vài tháng sau khi rời quân đội hoàng gia, Shioda dành một vài tuần tập nặng và làm ruộng ở nhà thầy Ueshiba ở Iwama. Lúc đó còn là chàng trai trẻ trong khi thầy mình đã giải nghệ nên Shioda quyết định trở về Tokyo và giống như bao người khác bươn chải cho cuộc sống ở đất nước Nhật Bản nghèo đói lúc này.
    Năm 1950, Shioda được mời làm bảo vệ cho xưởng Tsurumi của hãng thép Nihon Kokan sau sự xuất hiện của ?ocuộc thanh trừng Đỏ?. Đó là một phong trào chống Cộng sản của tướng Mac Arthur để đàn áp các hiệp đoàn đang rất mạnh ở Nhật lúc bấy giờ. Kết quả là có khoảng 11,000 người hoạt động nghiệp đoàn đã bị sa thải. Shioda tập hợp chừng 55 người mạnh nhất của các câu lạc bộ kendo, judo và sumo của đại học Takushoku, trường cũ của mình, để lập lên lực lượng bảo vệ ở đó. Điều này buộc thầy phải thường xuyên dạy aikido ở các khu khác nhau của xưởng kể từ năm 1952. Shioda cũng tới biểu diễn aikido tại nhiều sở cảnh sát thời gian đầu những năm 1950.
    Năm 1954, thầy Shioda tham dự vào một buổi biểu diễn aikido lớn tổ chức ở Tokyo với sự tham dự của 15 ngàn người. ***** Morihei Ueshiba cũng đã nhận lời tham dự nhưng cuối cùng do sức khoẻ yếu nên để thầy Koichi Tohei đại diện Aikikai.
    Màn biểu diễn của thầy Shioda nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ đám đông khán giả và dần dần thì phái Yoshinkan non trẻ đã trở nên nổi tiếng hơn. Cùng lúc, các hoạt động của thầy Shioda trong giai đoạn này đã giúp ông nổi tiếng hơn trong giới thương gia. Đặc biệt là một người tên Shoshiro Kudo, người đứng đầu ngân hàng Tomin đã quyết định tài trợ cho Yoshinkan và xây giúp họ một đạo đường. Cơ sở Tsukudo Hachiman được ra mắt công chúng năm 1955.
    Nếu nhìn vào những tấm ảnh của những năm đầu thập niên 1950s, chúng ta sẽ thấy rất nhiều khuôn mặt của các trường phái Aikido khác xuất hiện cùng với các thầy của Aikikai. Ví dụ, Shioda và các nhân vật quan trọng khác của Yoshinkan như Terada, Tanaka, Matsuo cùng với Kisshomarru, Tohei, Saito, Arikawa, Tada, Yamaguchi, Nishio.
    Trước năm 1955 thì tổ chức Yoshikan Aikido không thật sự rõ rệt. Hoạt động của những người này chủ yếu dựa trên tình huynh đệ anh em chứ không phải một tổ chức. Do hoàn cảnh xô đẩy, thầy Shioda đã xây dựng cho mình một đội ngũ nòng cốt và có những hỗ trợ tài chính đúng vào thời điểm Aikikai bắt đầu có những bước chuyển mình ban đầu của mình.
    Sau khi Yoshinkan được thành lập, Aikikai rất quan tâm tới những chuyển biến của tổ chức mới thành hình này. Thực chất có thể nói là đã có một sự cạnh tranh ngầm giữa hai bên. Điển hình của ví dụ này là việc Aikikai phong đai cho một loạt võ sư của mình như Koichi Toihei,? để sánh với đẳng cấp của các võ sư bên Shioda. Thực chất, trong giai đoạn ?olạm phát thăng cấp? này có một vài huấn luyện viên nổi tiếng của Aikikai đã vượt cấp để Aikikai có hệ thống huấn luyện viên tương đương như Yoshinkan. Bằng cách này thì Aikikai có thể có nhiều võ sư cấp cao cho quá trình truyền bá aikido của mình. Morihito Saito Sensei có lần nói với tôi rằng ông cũng được nhẩy cấp tới 2 đẳng trong những năm 1950s.
    (Còn nữa)

Chia sẻ trang này