1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số hình ảnh về lính khố Xanh-khố Đỏ, Mời các Bác xem qua

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dungsamtien, 29/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Anh có tí phản đối chú Sơn. Các cụ ngày xưa văn hoá thấp nên thường dùng cách gọi dân dã gần gũi (thường có tính chất tượng hình, tượng thanh) để đặt tên cho sự vật hiện tượng. Nên anh nghĩ các cụ gọi là khố đỏ do cái vòi khố mầu đỏ nó thòi ra, còn xà-cạp chắc đi theo màu khố cho nó tông - xuyệc - tông. Chú cứ xem lại các ảnh đi, tất cả đều đóng khố, còn xà-cạp phần lớn lại là sáng màu. Theo anh biết đám lính có chỉ huy là người Pháp thì phần lớn là lính khố đỏ.(lính ở miền núi thì các cụ gọi là lính dõng)
  2. 040239407

    040239407 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Trong này có rất nhều hình ảnh Việt Nam thời xưa, trong đó có binh lính
    http://nguyentl.free.fr/autrefois/armee-indo/
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Dạ, em nghĩ là nếu dựa vào màu sắc để phân biệt giữa các loại quân thì phải dùng cái gì dễ nhìn như mũ nón, xà cạp hay quần áo ngoài. Nhưng nếu đúng như bác nói thì công nhận quân đội do Pháp tổ chức chính quy thật, đến cả underwear cũng phải đồng màu
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    He he chú lại nhầm nhọt roài, sao chú lại gọi cái khố là cái underwear. Tiền sử cái khố vừa là ...ờ...underwear như chú nói, nó vừa là ...cái bộ sờ-mô-king như ngày nay vì các cụ trần xì chỉ có đóng khố đi khắp muôn phương làm bao nhiêu việc. Sau đó cái khố được biến tấu đi nhiều khi cái quần dài xuất hiện và cái khố khiêm tốn thu nhỏ mình lại thành cái...dải rút quần, chỉ còn dân thuyền chài kéo lưới hoặc làm việc sông nước mới còn đóng khố. Cái khố của lính thực chất nó cũng chỉ là cái dải rút mà thôi chú ạ, có điều được bỏ múi lớn như là một thứ hoạ tiết trang trí, vì thế mới bị dân gian người ta gọi diễu cợt là cái khố. Nếu thời điểm đó còn đóng khố đúng nghĩa chắc chỉ có khu vực người Thượng ở Trung Phần mà thôi (Bây giờ hội hè người Thượng cũng chỉ đóng cái khố thôi, các bà cụ già thì thậm chí còn chẳng mặc áo)
  5. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Hì hì xem xong mấy bức ảnh thấy:
    - Lính khố xanh ăn vận còn ngon hơn khố đỏ, nhất là cái mũ bọn khố đỏ trông như cái đĩa trên đầu, chuối vãi.
    - Có thể thấy có sự thay đổi về trang phục, ví dụ: lính đã bắt đầu được đi giầy, mặc áo cổ âu, có ve... không biết thời kỳ này là lúc nào nhỉ?
    - Lính cũng có thay đổi về kiểu tóc: lúc đầu là kiểu tóc dài truyền thống búi gọn, sau này lại cắt ngắn
    - Mấy thằng cai đội Pháp sao còi thế nhỉ? Đứng với lính An Nam mà chẳng to cao hơn bao nhiêu. Chứ nếu đặt thằng lính Pháp bây giờ với mấy chú bộ đội nhà mình trông chênh nhau vãi.
    - Các bác có thể xếp mấy cái ảnh lính khố xanh, khố đỏ, lính thú, lính tập... cạnh nhau để anh em xem sự khác biệt không?
  6. NGR

    NGR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Các loại lính lệ,lính khố xanh thì em không biết chứ nghe ông nội em (ông sinh năm 1912) kể là lúc còn bé,ông thấy mấy ông khố đỏ mãn lính về làng trông ghê lắm,ông nào cũng to con (so với dân ta thời ấy).Đọc thêm sách em mới biết lính khố đỏ là lính trục tiếp chịu sự huấn luyện và chỉ huy của sĩ quan Pháp,vậy khi tuyển lính khố đỏ bọn thực dân chúng nó cũng lựa kĩ lắm.Nếu không tính vũ khí và phương tiện cơ giới thì lính khố đỏ xem ra còn tinh nhuệ hơn cả quân ngụy quyền Sài Gòn.
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Chuyển từ topic "Lính Khố Xanh ,Khố Đỏ ,Khố Vàng" sang để các mod xóa topic đó đi cho gọn
    Nguồn http://www.travailleurs-indochinois.org/
    Thời Pháp chiếm đóng Đông Dương .Để bảo vệ cho quyền lợi của mình ở đây Pháp đã sây dựng và hình thành nên những đạo quân người Việt nhằm củng cố chính quyền cai trị của mình tại Đông Dương.Những đoàn lính người Việt này nằm dưới sự chỉ huy của thực dân Pháp .Đoàn quân người Việt này thường được gọi với cái tên như Lính Đông Dương hay ngắn gọn hơn là Lính Tập
    Lính tập, thoạt kỳ thủy, tiếng Pháp gọi là tirailleurs, binh sĩ của một đội quân thuộc địa bản xứ (soldats dune troupe coloniale indigène). Ở Senegal thì gọi là tirailleurs senegalais, ở VN gọi là lính tập An Nam (tirailleurs annamites). Trong binh pháp Âu - Mỹ cho đến thế kỷ 19, thường thì binh sĩ xếp theo đội hình "khối vuông", khi giao tranh lần lượt hàng trước bắn xong thì đến hàng sau bắn. Tất cả hiên ngang giơ ngực ra mà bắn và hứng đạn. Sau đó, mới điều chỉnh bằng chiến thuật phân tán ra mà bắn nhằm gây rối nơi đối phương, gọi là disperser en tirailleurs, từ đó gọi các binh sĩ chuyên di chuyển tấn công này là tirailleur. Trong các quân đội sử dụng tiếng Anh gọi là thiện xạ (sharpshooter). Có lẽ do thời đầu mới thành lập, nhìn thấy các chú lính này tập tành "ắc ê" (một, hai) nên gọi là lính tập.
    Lính Tập được chia theo 3 loại
    -Lính khố Xanh .Là lính dưới quyền cai quản trực tiếp của thực dân Pháp ,được bố trí ở tất cả 3 miền Bắc Trung Nam .Họ được trang bị rất đầy đủ về quân dụng y như lính Pháp.Gọi là Lính khố Xanh là do trang phục của họ như mũ ,khố ,giầy màu xanh
    -Lính khố Đỏ .Là lính cũng thuộc quyền cai quản trực tiếp của Pháp ,nhưng họ chẳng khác nào những người lính đánh thuê .Họ thường Xuyên bị huy động chiến đấu tại những thuộc địa của Pháp hay tại chính quốc.Cách gọi Lính Khố Đỏ cũng là do trang phục của họ như Mũ ,giầy và khố có màu đỏ
    -Lính khố Vàng.Là lính không trực tiếp thuộc quyền quản lý của Pháp mà thuộc Quyền quản lý của triều đình nhà Nguyễn.Họ được trang bị sơ sài .Nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ và làm những công việc nghi lễ của Triều Nguyễn.Cách gọi Lính Khố Vàng cũng tương tự như lính khố xanh ,khố đỏ
    Những Hình ảnh về lính Tập thời Pháp thuộc (tạm thời một số ảnh do dungsamtien post đang hiện ô vuông nên vẫn để lại 1 số ảnh, sẽ gỡ xuống sau khi kiểm tra đc)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] http://i328.photobucket.com/albums/l349/daivietvn00/corps_expe***ionnaire.jpg
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Hỡi bác Trường sơn, sang xem cô Hồng Liên có cái ảnh lính khố đỏ này.
  8. Takamiya

    Takamiya Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    50
    Àh, nhân đây cho em hỏi cái cơ cấu của cái mũ của những người lính này làm thế nào ạh? Trông nó thô sơ chắc chỉ để che nắng thôi chứ che đạn thì ... [bộ quân nhu hồi đó làm mấy quả này kinh tế nhỉ?]
    Hồi Nguyễn Thái Học hình như cũng có quân khố đỏ của Ngô Hải Hoằng tham gia khởi nghĩa Yên Bái thì phải, không biết Đội Cấn là lính khố đỏ hay xanh ạh?
  9. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Văn hóa thấp thì không thể sản sinh ra những Nguyễn Khuyến,Tú Xương, Nam Cao , Nguyễn Bính,Tản Đà... đâu ông nhỉ.
  10. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Lịch sử trang phục
    Vua Gia Long lên ngôi năm 1802. Trang phục của vua, có mũ miện, áo long cổn, xiêm, đai, hia, hốt...
    - Mũ miện, thân mũ hình tròn ống, đan bằng dây thau, rộng hẹp tùy cỡ đầu, mặt ngoài bọc lụa màu huyền, trong lót lụa màu đỏ. Đặt lên trên thân mũ là một ván gỗ mỏng hình chữ nhật, cạnh trước và cạnh sau đeo 24 dây tua bằng vàng, xâu 300 hột san hô, trân châu, pha lê và 400 hạt vàng. Đỉnh mũ đính hai chữ vạn thọ bằng vàng. Xung quanh thân mũ có 12 hình rồng vàng, 6 hình ngọn lửa cũng bằng vàng. Lại dát hình hoa sen và đám mây bằng 256 hột vàng.
    Khi đội mũ, dùng một khăn chít ở trán để đội cho chặt (võng cân). Khăn dệt bằng tơ vàng.
    áo long cổn bằng sa tanh màu thanh thiên, cổ tròn bằng đoạn bát ty màu quan lục, trong lót lụa trắng. Thân áo thêu nhiều họa tiết: mặt trời, mặt trăng, sao, núi, rồng v.v... Vạt áo thêu rồng, mây, hình sóng nước... Tay áo cũng có họa tiết hình hai con rồng quay đầu xuống. Bên trong mặc áo đơn màu bạch tuyết, cửa tay thêu hình rồng mây.
    Xiêm bằng sa màu vàng bóng, dưới viền gấm, thêu các họa tiết: ngọn lửa, hạt gạo, hình phất, hình phủ... lại còn đính các thứ ngọc bội, khánh ngọc, ngọc huỳnh, hạt vân mẫu, san hô, hổ phách... Khi đi lại, các thứ đó va chạm vào nhau, phát ra âm thanh rủng rẻng.
    Đai làm bằng da bọc đoạn màu vàng, giữa đính một miếng ngọc hình vuông, xung quanh gắn sáu viên ngọc trắng hình quả trám, bịt vàng, 392 hạt châu ngọc, bên trong có sáu khuy để đính vào áo.
    Hia, ngoài bọc đoạn màu đen, trong lót đoạn màu đỏ. Xung quanh thêu hình rồng, mây, đính ngọc, kim cương và những miếng kính cùng nhiều thứ khác.
    Hốt (cầm tay) của vua bằng ngọc, dài một thước hai tấc (khoảng 40cm), ngang ba tấc (khoảng 10cm), có túi gấm đựng.
    Năm 1806, vua Gia Long ban chiếu quy định phẩm phục đại triều và thường triều cho các hàng văn võ, tóm lược như sau:
    Phẩm phục đại triều Văn giai:
    Các quan từ trên nhất phẩm đến chánh thất phẩm, tùng thất phẩm đều đội mũ cánh chuồn tròn, nhưng tùy cấp bậc thấp, cao mà được đính ít hay nhiều vàng, bạc, đá quý... ởtrên mũ.
    áo, mãng, bào cổ tròn. Chức cao nhất thì màu tía rồi đến hàng thấp: màu lục, lam, xanh...
    Đai, thân màu đỏ, trang sức vàng, ngọc, bạc, đồi mồi...
    Hia, màu đen, mũi vuông. Tất viền gấm.
    Phẩm phục thường triều Văn giai:
    Từ trên nhất phẩm đến chánh tam phẩm, tùng tam phẩm: đội mũ văn công, trang sức bằng vàng có hai dải đính ngọc kim hoa. áo bằng sa đoạn, màu xanh, lục, lam, đen v.v... hoặc thêu hoa, cổ chéo, màu trắng. Xiêm thêu chim hạc, xen hoa màu đỏ. Hia, tất giống như phẩm phục đại triều Văn giai.
    Từ chánh tứ phẩm, tùng tứ phẩm đến chánh, tùng lục phẩm (tán giai): đội mũ kiểu Đông pha. áo bằng sa đoạn, màu xanh, lam, lục... Bố tử nền đỏ, thêu chim công, (cháng, tùng tứ phẩm), thêu vân nhạn (chánh, tùng ngũ phẩm), thêu ngỗng trắng (chánh, tùng lục phẩm).
    Chánh thất phẩm, tùng thất phẩm đến chánh cửu phẩm, tùng cửu phẩm (tán giai): đội mũ văn tú tài. áo: kiểu may, màu sắc và hia tất giống cấp bậc trên. Bố tử, bậc chánh: nền đỏ, bậc tùng: nền xanh, thêu hình chim cò. Xiêm màu xanh, lục tùy ý nhưng hai bên không thêu hoa chùm.
    Phản ứng bởi lẽ người dân Việt rất tự hào về chiếc váy, rất tự tin vào bản sắc và bản lĩnh văn hóa của mình:
    Cái trống thì thủng hai đầu
    Bên ta thì có , bên tàu thì không!
    Đối với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố. Khố là một mảnh vải dài quấn một hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau, đuôi khố thường thả phía sau (cũng có khi thả về phía trước). Khố mặc mát, phù bợp với khí hậu nóng bức, và dễ thao tác trong lao động. Vì vây, nó không chỉ là đồ mặc điển hình thời Hùng Vương mà còn được duy trì ở bộ phận dân chúng khá lâu về sau này; thời Nguyễn. các sắc lính tuy phân biệt với nhau bằng màu của thắt lưng (lễ phục) hoặc xà cạp (thường phục), nhưng vẫn dược gọi là "khố": lính khố xanh (địa phương), lính khố đỏ (quân thường trực), lính khố vàng (phục vụ vua). Ngày nay. tuy nam giới không còn đóng khố. nhưng do sự chi phối của khí hậu, lối cởi trần mặc độc một chiếc quần đùi (= quần xà lỏn) lúc ở nhà vào mùa nóng ở người lớn cũng như trẻ con. Nông thôn cũng như thành thị, thực ra cũng chẳng khác cách mặc cởi trần đóng khố thời Hùng Vương bao xa!
    GS-TS Trần Ngọc Thêm
    Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP.HCM, 1996

    TRỊNH VĂN CẤN

    (tên thật: Trịnh Văn Đạt; cg. Đội Cấn; ? - 1918), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa của binh lính người Việt chống Pháp ở Thái Nguyên tháng 8.1917. Quê ở làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Vốn là viên Đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên. Là người khâm phục tinh thần yêu nước chống Pháp của nghĩa quân Đề Thám. Chủ động liên lạc với Lương Ngọc Quyến - chí sĩ yêu nước đang bị giam tại nhà tù Thái Nguyên - bàn tính kế sách. Đêm 30.8, khởi nghĩa bùng nổ. Nghĩa quân giết giám binh Pháp Nôen (Noël), phá nhà tù, giải phóng 230 tù nhân và sau đó, lực lượng này đều gia nhập nghĩa quân. Lá quân kì 5 ngôi sao đề 4 chữ "Nam binh phục quốc" được kéo lên trước trại lính khố xanh. Nghĩa quân làm chủ Thái Nguyên 6 ngày và tuyên bố "Thái Nguyên độc lập". Pháp đàn áp dữ dội. Nghĩa quân phải rút ra các vùng lân cận vừa hành quân, vừa chiến đấu. Sau đó, do lực lượng quá chênh lệch (quân Pháp có khoảng 2.000 quân, vũ khí hiện đại; quân khởi nghĩa có 623 người, vũ khí tự trang bị), cuộc khởi nghĩa thất bại. Trịnh Văn Cấn tự bắn vào bụng, anh dũng hi sinh.
    Bách khoa toàn thư Việt Nam http--www.bachkhoatoanthu.gov.vn

Chia sẻ trang này