1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số hình ảnh về lính khố Xanh-khố Đỏ, Mời các Bác xem qua

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dungsamtien, 29/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Tìm đc một số thông tin về lính khố xxx, ở đây nói lính lệ mang khố trắng:
    Trích truyện ngắn "Trận lụt 1945 và Việt Quốc"
    Năm đó Vinh còn thấy những người lính khố xanh khố đỏ và lính lệ có đeo khố trắng. Các bạn trẻ sau này không rõ tại sao gọi là khố? Thực ra không phải là cái khố. Đó chỉ là một cách trang phục để dễ nhận ra những đơn vị lính thời Pháp thuộc. Thoạt tiên nó là những thắt lưng vải màu, sau đó thay bằng thắt lưng da to bản, nhưng vẫn còn đeo một miếng vải trắng; đỏ; xanh hình chữ nhật phía dưới mép áo phía trước, nên trông giống như một cái khố. Những người lính khố xanh thuộc cấp tỉnh, như Bảo An, tức Địa Phương quân sau này; còn khố đỏ là lính chính quy, được tuyển chọn kỹ, được huấn luyện cao hơn, họ mặc quân phục đẹp hơn. Lâu lâu Vinh mới gặp một người lính khố đỏ, về mùa đông họ mặc quân phục dạ và đội mũ chào mào mầu ô liu, khá tề chỉnh.
    ...
    Vào dịp hè, Vinh thường la cà đến xem những người lính khố xanh tập tành, học ngoài bãi cỏ. Mãi sau Vinh mới hiểu là họ học để được thăng cấp cai, hay đội (hạ sĩ, trung sĩ), họ phải thuộc lòng những khẩu lệnh bằng tiếng Pháp.
    ...
    Còn những người lính lệ, Vinh thấy họ đi lẻ tẻ trên đường phố, vẫn còn đội chiếc nón dấu, đó là chiếc nón cổ truyền, nhưng thu nhỏ lại có chóp đồng bên trên và có quai giữ chặt ở cằm.
    Họ đeo miếng vải trắng bắp chân quấn xà cạp và đi chân đất, mỗi khi quan tuần đi đâu trên chiếc xe tay bóng nhoáng, họ phải chạy theo hầu. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. .. .và vài tác giả khác có tả chuyện trong dinh ông huyện, ông tuần, có hình bóng người lính lệ rất tham lam, hống hách xằng, nhưng dưới mắt Vinh, Vinh chỉ thấy họ đáng thương.
    Trong một chuyến ông tuần phủ Thân Trọng X. đến thăm ông nội Vinh, cụ là thông phán cấp cao dinh thống sứ và đầu tòa tỉnh đã hồi hưu, Vinh đã thấy tận mắt cái thấp kém và đáng thương của người lính lệ. Có lẽ để đáp lễ lại, ông tuần X. có cô con gái đi theo đến thăm ông nội Vinh. Vinh không thấy rõ được những nét kiêu kỳ, xa cách của quan đầu tỉnh. Và cả cô con gái, nói chuyện với bà nội Vinh lễ phép, tự nhiên không hề thấy vẻ bắc bậc làm cao, còn sống có lẽ cô ta (bà cụ) cũng khoảng 75 rồi. Hai người ngồi trên hai cỗ xe tay sơn dầu bóng loáng, gọng kim khí kền, đồng sáng lóa. Hai người lính lệ chạy theo, đứng ngoài cửa thở hồng hộc, nhưng may là ông tuần đã cho phép, chuyến về dinh, họ không phải theo xe nữa.
    .....
    Nhà thờ Tin Lành chỉ cách nhà ông nội Vinh có một mặt đường, vì thế Vinh có nhiều dịp để quan sát và nhận xét những người lính Nhật và lối sinh hoạt của họ. Ngoài những thói kỳ thị dân tộc nặng nề, tàn ác trong chiến tranh, rất nhiều tham vọng phát xít như Ý, Đức khối Trục, nhưng hồi đó Vinh còn nhỏ phục lính Nhật lắm. Ở nơi đóng quân Văn Miếu, có những cây đa to, người ta đồn là để xạ thủ Nhật bắt buộc phải liều chết với máy bay Mỹ, sĩ quan Nhật ra lệnh khóa chân lính ở ổ súng chống máy bay trong chòi đặt trên cây. Có người bác chuyện này, cho rằng cần ở tinh thần tự giác, hăng say chiến đấu, không cần phải làm như thế. Nếu người lính quá khiếp sợ đã xỉu khi thấy máy bay địch nhào xuống, khóa chân cũng vô ích.
    ....
    Tác giả: Diệu Tần http://www.vantuyen.net/index.php?view=author&id=1349
  2. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.577
    Đã được thích:
    841
    Bay lên nào là em bay lên nào!

Chia sẻ trang này