1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số kinh nghiệm cho người đang học lái xe ô tô

Chủ đề trong 'Đề thi - Đáp án' bởi minhlands, 28/10/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minhlands

    minhlands Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2016
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Lái xe là một nghề mà mức độ rủi ro cao nhất, rong ruổi trên những hành trình dài, phía sau vô lăng, tài xế thường xuyên phải nếm trải sự nghiệt ngã của nghề. Công việc nhọc nhằn, vất vả nhưng nhiều tài xế không xem nghề này như gánh nặng. Để có những chuyến xe an toàn, đảm bảo tính mạng cho hành khách, họ lái xe bằng cả trái tim và sự nhiệt thành…
    Xác định trước những khó khăn và nghiệt ngã của nghề trước khi chọn là điều mà chúng ta nên cân nhắc khi chọn nghề "tài xế"
    Tuy nhiên với sự phát triển mạnh của xã hội, nhu cầu cuộc sống dần một cải thiện, mỗi gia đình đang hướng tới việc sắm cho mình một chiếc xe riêng để tiện cho công việc, cho sinh hoạt riêng... Vậy nên nhu cầu Học và thi Giấy phép lái xe đang là nhu cầu cần thiết của đại đa số người dân: Dưới đây daotaolaixe.net xin được chia sẻ một số kinh nghiệm cho người đã và đang học lái xe.
    "Buông ga rà phanh, côn ra ga vào, lên số nào xuống số đó là một trong những kinh nghiệm xương máu cho nhưng tài mới".

    [​IMG]
    1. BUÔNG GA RÀ PHANH
    Tài xế mới luôn phải nhớ trong đầu, bất cứ khi nào không ga, phải chuyển sang để lên chân phanh, khi cần thiết sẽ đạp phanh được ngay. Thói quen này nên tập bằng cách đặt cố định gót chân phải, xoay kiểu chữ V di động giữa hai bàn đạp phanh, ga. Cùng ý nghĩa này, ở các tỉnh phía nam thường nói "buông chân ga, qua chân phanh".
    2. CÔN RA GA VÀO
    Với những ai từng học lái xe số sàn đều biết "côn ra ga vào", tức là khi nhả chân côn phải đệm thêm ga, thường là nhả chân côn trước, khi thấy bắt đầu tiếp nối thì đệm ga đều.
    Xe đứng yên số một thì nhả chân côn rất chậm, khi bắt đầu lăn bánh thì nhả thêm chút nữa, có thể đệm ga để lăn bánh nhanh hơn mà không sợ chết máy. Còn nếu muốn nhả côn nhanh ở số một thì phải đệm ga lấy đà trước rồi mới nhả côn. Từ số hai có thể nhả côn nhanh hơn mà không sợ chết máy.

    3. LÊN GIỐC SỐ NÀO - XUỐNG GIỐC SỐ ĐÓ
    Gặp dốc cao và dài thì phải chạy lấy đà, bắt đầu lên dốc thì về số và sử dụng kỹ thuật vù ga để đồng tốc. Tốt nhất là đi chậm và về số thấp ngay từ chân dốc. Lên dốc số nào thì xuống dốc số đó, tránh tăng số hay về N hoặc đạp côn lúc xuống dốc sẽ khiến xe trôi nhanh hơn, mất độ bám đường, dẫn đến mất kiểm soát. Lúc đó, sử dụng phanh sẽ có thể bị cháy phanh, đặc biệt ở những con đèo.
    Xuống dốc với số thấp để tận dụng lực ghì của động cơ, giảm tải cho hệ thống phanh.

    [​IMG]
    Khi quay đầu xe: Đưa đầu về phía nguy hiểm, đuôi xe về phía ít nguy hiểm hơn
    Trên đường hẹp, chắc chắn phải dùng tới một vài lần "đỏ" (tương đương với một lần tiến lùi) thì mới quay đầu thành công. Một nguyên tắc khi phải lùi hoặc tiến, nơi khó quan sát nhất, địa hình nhiều rủi ro thì đưa đầu vào chứ không lùi đuôi.
    Ví dụ khi quay đầu trên đường đèo, một bên vách núi, một bên là vực. Lúc này, lấy hết lái và tiến sát đầu xe về phía vực vì đó là nơi tài xế dễ quan sát, chủ động điều chỉnh. Không lùi đuôi về phía mép vực, chỉ một sơ sẩy sẽ khiến bạn trả giá đắt vì khó quan sát, tầm nhìn bị hạn chế.

    4. TIẾN BÁM LƯNG - LÙI BÁM BỤNG
    Đây là trường hợp lái xe trong đoạn đường cong, lòng đường hẹp, kể cả tiến hoặc lùi. Nếu tiến thì bánh trước của xe bám sát mép làn đường bên bờ cong lớn (lưng). Còn lùi thì bánh sau bám sát mép làn đường bên bờ cong nhỏ (bung). Hiểu nôm na, bờ cong bên nào thì bám bánh xe vào bên đó.

    Hue Nguyen (Mr.)| B. Manager
    Mobile: (+84) 971.881.119
    Email: contact@daotaolaixe.net
    Website: www.daotaolaixe.net

Chia sẻ trang này