1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số lưu ý khi thành lập công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Làm đẹp' bởi hieuind1, 07/05/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieuind1

    hieuind1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2015
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam ngày càng trở thành một thị trường tiềm năng và sôi động. Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Trong bối cảnh đó, việc thiết lập nên một mô hình kinh doanh phù hợp là một nhu cầu bức thiết của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp những thông tin sơ bộ về thủ tục thành lập mới doanh nghiệp tại Việt Nam và đặc biệt lưu ý một số điểm khác nhau giữa việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

    Căn cứ pháp lý:

    Luật Doanh nghiệp 2014;
    Luật Đầu tư 2014;
    Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
    Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp;
    Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp;
    Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 1/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
    Thông tư 130/2017/TT-BTC về sửa đổi Thông tư 215/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
    Thông tư 215/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
    Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
    Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO.
    Thủ tục thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam:

    [​IMG]

    Về cơ bản, đối với nhà đầu tư Việt Nam, khi thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sẽ phải trải qua 5 bước chính bao gồm:

    Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu để thực hiện thủ tục thành lập công ty;
    Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    Bước 3: Khắc con dấu công ty;
    Bước 4: Công bố mẫu dấu;
    Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (trước đây là đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp).
    Tuy nhiên, nếu kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật đầu tư 2014, quý khách hàng phải thực hiện thêm một bước xin cấp giấy phép kinh doanh mới có thể tiến hành kinh doanh, cụ thể, quý khách hàng có thể tra cứu tại website của Việt An https://luatvietan.vn/danh-muc-nganh-nghe-kinh-doanh-co-dieu-kien.html.

    Bên cạnh đó, sau thành lập công ty, nhà đầu tư cũng bắt buộc phải thực hiện thêm một số thủ tục khác trước khi bắt đầu kinh doanh như:

    Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư;
    Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
    Làm biển Công ty:
    Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
    Đề nghị đặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn giấy hoặc đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
    Và một số thủ tục khác theo quy định của pháp luật.
    Chi tiết thủ tục thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam và một số lưu ý, quý khách hàng có thể tham khảo tại https://luatvietan.vn/tu-van-thanh-lap-doanh-nghiep hoặc liên hệ Luật Hùng Sơn nếu có thêm bất kì thắc mắc nào.


    Lưu ý :

    Về lệ phí đăng ký doanh nghiệp, Từ ngày 20/01/2018 một số mức lệ phí sẽ được quy định mới như sau:

    – Đối với đăng ký thành lập doanh nghiệp, mức lệ phí là 100.000 đồng/hồ sơ (giảm 100.000 đồng/hồ sơ);

    – Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp;

    – Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu. Tiêu chí cụ thể xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa , quý khách hàng có thể tham khảo tại chương II Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Thủ tục thành lập mới doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

    Một doanh nghiệp sẽ được coi là có vốn đầu tư nước ngoài nếu có sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài từ 1% đến 100%. Theo quy định tại khản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài. Nếu nhà đầu tư có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam thì có thể lựa chọn áp dụng quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài. Nói cách khác, nhà đầu tư có thể lựa chọn được đối xử như nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài.

    Đối với nhà đầu tư nước ngoài, về cơ bản thủ tục sẽ bao gồm 6 bước như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu để thực hiện thủ tục thành lập công ty;
    Bước 2: Xét điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
    Bước 3: Soạn hồ sơ đăng ký đầu tư và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
    Bước 4: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    Bước 5: Khắc con dấu công ty;
    Bước 6: Công bố mẫu dấu;
    Bước 7: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (trước đây là đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp)

    Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

    CÔNG TY TNHH LUẬT HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ

    Địa chỉ : P415, CT4 KĐT Mỹ Đình Sông Đà, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    Hotline : 0969 329 922

    Tổng đài hỗ trợ 24/7 : 1900.6518


    Website : https://luathungson.vn/

Chia sẻ trang này