1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số lưu ý về bảo quản hòm lạnh và phích vacxin

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi dichvuseo, 12/04/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dichvuseo

    dichvuseo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Yêu cầu tiêu chuẩn tủ lạnh
    - Vacxin và dung môi đủ dùng trong một tháng.
    - Vacxin và dung môi dự trữ để dùng 1, 2 tuần (thêm 25 đến 50% nhu cầu của tháng).
    - Tủ bảo quản vacxin tại trạm y tế cũng dùng để làm đông băng bình tích lạnh. Ðồng thời tủ lạnh cũng để làm lạnh các bình tích lạnh chưa đông băng trong ngăn lạnh (để bảo đảm nhiệt độ thích hợp và đặc biệt nếu mất điện).
    - Chú ý phải luôn để khoảng trống trong Tủ bảo quản vắc xin để không khí lưu thông quanh vacxin và dung môi đảm bảo chúng được giữ lạnh.
    Hướng dẫn sắp xếp tủ lạnh
    Làm đông băng và bảo quản bình tích lạnh ở khoang làm đá.
    Tất cả các vacxin và dung môi được bảo quản ở khoang chính. Nếu không đủ chỗ dung môi có thể bảo quản ở nhiệt độ thường. Chú ý trước khi sử dụng, dung môi phải được để lạnh.
    Sắp xếp hộp vacxin sao cho không khí có thể lưu thông giữa chúng, để những hộp vacxin dễ bị hỏng bởi đông băng cách xa khoang làm đá, giàn làm lạnh. Thành hoặc đáy của tủ lạnh là những nơi vacxin dễ bị đông băng.
    Giữ lọ vacxin có gắn chỉ thị nhiệt độ báo hiệu đã tiếp xúc với nhiệt nhưng chưa phải hủy bỏ ở trong một hộp có dán nhãn "sử dụng trước". Sử dụng những lọ vacxin này trong buổi tiêm chủng ngay sau đó.
    Chỉ giữ vacxin còn sử dụng được trong tủ lạnh. Không để trong tủ lạnh vacxin quá hạn, vacxin đã pha hồi chỉnh còn lại sau buổi tiêm chủng và lọ vacxin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã có dấu hiệu phải hủy bỏ.
    Ðể các bình tích lạnh đầy nước ở giá dưới cùng và ở cánh cửa tủ lạnh. Chúng sẽ giúp duy trì nhiệt độ lạnh trong trường hợp bị mất điện.
    Bảo quản vacxin trong tủ lạnh tùy thuộc vào loại tủ lạnh bạn đang sử dụng, bảo đảm theo khuyến cáo dưới đây:
    Tủ lạnh mở cửa phía trước xếp vacxin như sau:
    - ở giá trên cùng: Vacxin sởi, sởi - rubella, sởi - quai bị - rubella, BCG và OPV.
    - ở giá giữa: Vacxin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT), bạch hầu - uốn ván (DT), uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản.
    - Dung môi xếp bên cạnh vacxin cùng loại.
    Tủ lạnh cửa mở phía trên xếp vacxin như sau:
    Tất cả vacxin được bảo quản trong khay của tủ lạnh.
    - ở đáy tủ: Vacxin sởi, sởi - rubella, sởi - quai bị - rubella, BCG và OPV.
    - ở phía trên của tủ: Ðặt các vacxin dễ bị đông băng như vacxin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT), bạch hầu - uốn ván (DT), uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản.
    Trong khi bảo quản vacxin cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh. Ðể kiểm tra nhiệt độ trong khoang chính của tủ lạnh cần nhiệt kế và biểu đồ theo dõi nhiệt độ của tủ. Quy trình theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh bao gồm:
    - Ðặt núm điều chỉnh nhiệt độ vào thời gian lạnh nhất trong ngày từ + 2oC đến + 4oC.
    - Kiểm tra nhiệt độ vào buổi sáng lúc bạn đến và buổi chiều trước khi bạn về. Nếu nhiệt độ từ + 2oC đến + 8oC thì không cần điều chỉnh nhiệt độ.
    - Ghi lại nhiệt độ, ngày và thời gian vào biểu đồ theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh.
    Bảo quản vacxin trong hòm lạnh
    Hòm lạnh được sử dụng để bảo quản vacxin khi vận chuyển và bảo quản vacxin khi tủ lạnh hỏng và bổ sung vacxin trong buổi tiêm chủng lưu động. Hòm lạnh có chứa các bình tích lạnh xung quanh để giữ lạnh vacxin và dung môi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản trong thời gian ngắn (từ 2 tới 7 ngày).
    Hòm lạnh thích hợp cho một cơ sở y tế bảo đảm được khả năng bảo quản vacxin đủ nhu cầu của cơ sở y tế; trọng lượng và kích thước của hòm lạnh tùy thuộc phương tiện vận chuyển hòm lạnh và cần có bình tích lạnh phù hợp với kích thước hòm lạnh.
    Bảo quản vacxin ở phích vacxin
    Giống như hòm lạnh, phích vacxin có xếp bình tích lạnh đông băng để bảo quản vacxin và dung môi trong khi vận chuyển và bảo quản tạm thời. Phích vacxin nhỏ hơn hòm lạnh nên có thể vận chuyển dễ dàng, nhất là khi đi bộ. Nhưng thời gian giữ lạnh của phích vacxin không bằng hòm lạnh, tối đa là 48 giờ với điều kiện không mở nắp.
    Phích vacxin dùng để bảo quản vận chuyển vacxin và dung môi đến các điểm tiêm chủng ở ngoài trạm y tế. ở trạm y tế nhỏ, phích vacxin được sử dụng để vận chuyển vacxin hàng tháng từ huyện về. Phích vacxin cũng dùng để bảo quản vacxin khi tủ lạnh bị hỏng.
    Phía trên bình tích lạnh trong phích vacxin có một miếng xốp đậy khít, có những đường rạch nhỏ để cài lọ vacxin. Trong buổi tiêm chủng miếng xốp sẽ giữ lạnh cho vacxin ở dưới và giữ lạnh cho lọ vacxin đã mở đang sử dụng thay thế cho việc dùng cốc đá hay bình tích lạnh để đặt vacxin trong buổi tiêm chủng.
    Một số lưu ý về bảo quản hòm lạnh và phích vacxin
    - Phích vacxin và hòm lạnh phải luôn khô sau khi sử dụng. Nếu chúng còn ướt mà bạn đã đậy nắp lại chúng sẽ bị mốc. Các vết mốc sẽ làm ố, hỏng phích vacxin và hòm lạnh. Phích vacxin và hòm lạnh không sử dụng cần hé mở nắp.
    - Va đập và ánh nắng mặt trời có thể làm nứt thành, nắp của hòm lạnh và phích vacxin. Nếu điều này xảy ra bên trong phích, vacxin sẽ bị nóng.
    Vacxin rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, để tránh lãng phí vacxin và góp phần nâng cao chất lượng của dịch vụ tiêm chủng, vì quyền lợi của trẻ em, chúng ta cần quản lý và bảo quản vacxin trong dây chuyền lạnh thật tốt tại các cơ sở y tế và các điểm tiêm chủng.
    Ngoài ra còn nhiều các loại tủ đông có thể dùng để bảo quản vacxin rất tốt
    Xem thêm: đèn mổ di động / đèn mổ treo trần / máy gây mê kèm thở / bàn khám sản phụ khoa / máy nội soi cổ tử cung / máy cắt đốt điện cổ tử cung / máy siêu âm điều trị / máy lắng máu

Chia sẻ trang này