1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số mẩu chuyện về trạng nguyên Lương Thế Vinh

Chủ đề trong 'Toán học' bởi VNmaths, 10/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VNmaths

    VNmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Một số mẩu chuyện về trạng nguyên Lương Thế Vinh

    Dưới đây là một số mẩu chuyện vè trạng nguyên Lương Thế Vinh mà tôi sưu tầm được trên internet. Nếu có điều gì trùng lặp mong các bạn thông cảm.

    Lương Thế Vinh - Nhà toán học lỗi lạc đầu tiên của đất nước

    Lương Thế Vinh (1441 -? ) tự là Cảnh Nghi, hiệu là Thụy Hiên quê ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản nay là thôn Cao Hương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

    Ông nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, đậu Trạng nguyên khoa Quý Mùi - 1463 đời Lê Thánh Tông lúc mới 22 tuổi, buổi đầu được giao giữ chức Hàn lâm viện Trực học sĩ. Sau thăng lên Cấp sự trung Công khoa lo các giấy tờ về công việc ngoại giao, tiếp theo được phong lên Hàn lâm viện Thị thư, nắm công việc của viện kiêm cả quán Sùng Văn và cục Tú Lâm, được dự vào Tao Đàn nhị thập bát tú do Lê Thánh Tông làm nguyên súy. Trong công việc giao thiệp với phương Bắc, qua các giấy tờ đi lại. Được vua quan nhà Minh khen ngợi, thán phục. Tại Tao Đàn, ông được cắt cử giữ chức Sái phu (người dọn vườn). Cuối đời ông được phong lên Hàn lâm viện Thừa chỉ đứng đầu Hàn lâm viện.

    Lương Thế Vinh có tài năng toàn diện. Bài Đối đình sách, bài văn dẫn đến kết quả thi đậu Trạng nguyên của ông, bàn về đạo trị nước của đế vương, nhấn mạnh sự đồng tâm và sự tự sửa mình của vua tôi, thể hiện rõ sự sắc sảo về chính trị của ông.

    Ông đặc biệt nổi tiếng với tập Đại thành toán pháp dạy về phép cân đo tính toán và việc chế ra thước đo ruộng, rất có công dụng trong việc đo đạc và tính toán diện tích đất đai.
    Nhân dân đương thời ca ngợi và tôn ông là Trạng Lường, là Thần cơ diệu toán vạn niên sư, hậu thế coi ông là nhà toán học lỗi lạc đầu tiên của đất nước.

    Lương Thế Vinh quan tâm cả về triết học và tôn giáo. Ông đã viết chú giải và đề tựa cho hai cuốn Nam tông tự pháp đồ và Thiền môn giáo khoa. Ông còn là tác giả của bộ Hý phường phả lục bàn về sáng tác và diễn xuất môn nghệ thuật chèo. Khi ông mất, Lê Thánh Tông viết thơ điếu ca ngợi:

    Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua,
    Gióng khánh tiền đài kíp tới nhà.
    Cẩm tú mấy hàng về động ngọc,
    Thánh hiền ba chén ướp hồn hoa.
    Khí thiêng đã lại thu sơn nhạc,
    Danh lạ còn truyền để quốc gia.
    Khuất ngón tay thán tài cái thế,
    Lấy ai làm trạng nước non ta.


    Sau khi mất, ông được nhà vua phong làm Phúc thần, giao cho nhân dân Cao Hương lập đền thờ hàng năm cúng tế. Trong dân gian có nhiều giai thoại ca tụng ông.




    Được VNMaths sửa chữa / chuyển vào 16:15 ngày 10/02/2004
  2. VNmaths

    VNmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Cân Voi to - đo giấy mỏng
    Ngày xưa, vua quan Trung Quốc thường cậy thế nước lớn, coi thường nước ta, cho nước ta là man di, mọi rợ. Về tinh thần bất khuất của cha ông ta thì chúng đã được nhiều bài học. Nhưng về mặt khoa học thì chúng chưa phục lắm.
    Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước ta, vua Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên mới hỏi:
    - Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?
    Lương Thế Vinh đáp:
    - Dạ, đúng thế!
    Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo:
    - Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!
    - Xin vâng!
    Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi.
    - Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy! - Hy cười nói.
    - Thì chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời!
    - Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé!
    Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngưng đổ đá.
    Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà Thanh:
    - Ông ra mà xem cân voi!
    Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường. Khi xong việc, Hy nói:
    - Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dày bao nhiêu không?
    Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc thước.
    Giấy thì mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ giây lát rồi nói:
    - Ngài cho tôi mượn cuốn sách!
    - Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin tưởng lắm.
    Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy.
    Kết quả rất khớp với con số đã viết sẵn ở nhà. Nhưng sứ chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán mò. Khi nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả thì sứ ngửa mặt lên trời than: "Danh đồn quả không sai. Nước Nam quả có lắm người tài!"
    Lương Thế Vinh quả là kỳ tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng. Gặp vật to thì ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ thì ông gộp lại. Phải chăng ý tưởng của Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.
    ------------------------------------------------------------------------------------------Mời bạn đến với trang web Toán học http://toanhoc.homeip.net
  3. VNmaths

    VNmaths Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Quan trạng hầu quan huyện
    Lương Thế Vinh rất ghét những viên quan hống hách, hà hiếp nhân dân. Ông có nhiều học trò giỏi đỗ cao, làm quan lớn. Với học trò nào ông cũng dạy về lòng yêu dân, đức khiêm tốn. Có lần, một viên quan huyện hách dịch đã bị ông cho một bài học, làm trò cười cho thiên hạ.
    Bữa ấy, ông đi thăm bạn bè, ngồi nghỉ chân ở quán nước bên đường. Bỗng thấy một đoàn rước quan huyện đi qua. Dân trong vùng đều biết viên quan này thường hay bắt người dọc đường khiêng cáng, bèn bảo nhau trốn chạy cả. Vì không biết lệ đó nên ông cứ ung dung ngồi nghỉ đến khi tên lính hầu của quan huyện bắt ra khiêng cáng.
    Lương Thế Vinh khúm núm bước lại ghé vai khiêng cáng. Khi cáng quan đi đến chỗ bùn lội, ông làm như vô tình trượt chân văng cáng, hất quan huyện ngã chỏng gọng giữa vũng, áo, mũ, cân đai bê bết bùn.
    Quan huyện đỏ tím mặt mày vì giận, đang toan định đổ cơn thịnh nộ lên đầu kẻ hầu hạ mình thì trạng vẫy người đi đường, nói lớn:
    - Bác gọi hộ anh học trò tôi là thám hoa Văn Cát ra khiêng hầu võng quan huyện thay thầy.
    Quan huyện xanh xám mặt mày, cuống quýt quỳ mọp xuống bùn lạy như bổ củi, xin quan trạng tha tội cho.
    Lương Thế Vinh nhẹ nhàng lấy lời răn dạy, từ đó viên quan huyện chừa thói hống hách với dân.
    ------------------------------------------------------------------------------------------Mời bạn đến với trang web Toán học http://toanhoc.homeip.net
  4. nhuthuhuong

    nhuthuhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Hay quá! Cám ơn bạn đã post những mẩu chuyện này lên! Mình là học sinh trường Lương Thế Vinh mà còn chưa được biết nhiều về Trạng nguyên LTV hic thật xấu hổ qúa đi thôi.
    [​IMG] Maica Co be tu tren troi roi xuong <IMG src="http://w

Chia sẻ trang này