1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số nguyên nhân dẫn đến việc dân tộc ta, nhất là giới thanh niên dần dần đi xa âm nhạc dân tộc..

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi loa_ken_den_si, 02/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Một số nguyên nhân dẫn đến việc dân tộc ta, nhất là giới thanh niên dần dần đi xa âm nhạc dân tộc..

    Đây là trích bài viết của Giáo sư Trần Văn Khê nêu về một số nguyên nhân làm cho dân tộc ta , thanh niên chúng ta ngày càng xa dần âm nhạc truyền thống ....Sau một vài nguyên nhân khác đã nêu , Ông đưa thêm những nguyên nhân sau :

    Nếp sống trong xã hội thay đổi.

    Đàn bà không phải như ngày xưa chỉ là nội trợ, mà đi làm việc bên ngoài. Con ít bú sữa mẹ, và tiếng hát ru cũng đã tắt trên môi của bà , mẹ, chị, để nhường chỗ cho những chương trình của Đài phát thanh giới thiệu những ca sĩ tân nhạc, hay nhạc kích động của nước ngoài. Đứa trẻ đã mất đi bài giáo dục âm nhạc đầu tiên của mẹ gieo vào tiềm thức em .

    Trẻ em không còn hát những bài đồng dao mà hát những bài do người lớn đặt ra cho em

    Thanh niên thiếu nữ gặp nhau, không còn thích đối đáp bằng những câu ca tình tứ, những bài hát huê tình, mà thích ôm nhau và khiêu vũ theo những điệu tango, bolero.

    Tiến bộ kỹ thuật có giúp con người đỡ tay, và nâng cao mức sản xuất, nhưng cũng làm mất đi vài vài điệu dân ca.Trong đồng ruộng không còn những giàn hò, hò cái hò con, cất lên những câu kể câu xô Đã có đài phát thanh cho nghe những bài hát tân nhạc rồi !.Không còn những tiếng chày tiếng cối nhịp theo những câu hò giã gạo hay xay lúa, vì đã có những nhà máy thay người, chỉ cần đổ lúa đầu nầy, hốt gạo đầu kia.

    Trên sông nước không còn những tiếng cất lên trong đêm vắng gọi «Bớ chiếc thuyền loan khoan khoan gác mái. Tôi có một đôi lời phải trái phân nhau». Vì bao nhiêu đò máy đã thay thế chiếc đò chèo. Tiếng máy xình xịch đã thay tiếng Hò khoan vang trên mặt nước.

    Các rạp hát thưa lần và tụ điểm mọc lên như nấm

    Trên các đài phát thanh hay truyền hình, vắng tiếng đờn ca dân tộc tân nhạc và nhạc ngoại» chiếm những giờ có thể đông người nghe.



    Lại có bao nhiêu bộ môn bị hiểu lầm, đôi khi chịu hàm oan mang tiếng xấu. Những đào nương, gốc nông dân, chịu khó luyện tập để hát được tròn vành rõ chữ, vững tay phách, lại phải có tánh hạnh tốt mới được tuyển đi hát thờ hay hát cửa đình. Người đào nương đến khi mang tiếng «cô đầu bị liệt vào phường bán phấn buôn hương » , vì ít ai biết cô đầu hát và cô đầu rượu là hai hạng người khác nhau rất xa. Cô đầu rượu nhờ tài nghệ của cô đầu hát dẫn khách vào nhà để cô đầu rượu rót chén rượu nồng mời « quan viên» uống cho say, rồi rỉ tai bày chuyện gió trăng. Nhưng nghệ thuật ca trù vì vậy mà bị coi thường và chìm lần vào sự lãng quên.

    Chầu Văn bị xem là mê tín, nên có lúc bị bài trừ chớ nhông phải là một sinh hoạt văn hoá toàn diện, có hát có đàn, có trang phục, có múa.

    ..........................
  2. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Một số điều kiến nghị của giáo sư Trần văn Khê :
    1°. Làm sống lại tiếng Hát ru để cho trẻ sơ sanh có được bài giáo dục âm nhạc đầu tiên trong cuộc đời. Nếu mẹ phải đi làm việc bên ngoài hay phải gởi con vào nhà trẻ, thì đến giờ các em ngủ, để cho các em nghe qua máy phóng thanh, tiếng hát ru ghi vào dĩa hát hay băng từ.
    2°. Đem âm nhạc truyền thống vào học đường là một phuơng thuốc hữu hiệu và cần thiết nhứt. Dạy con dạy thuở còn thơ. Trong các lớp mẫu giáo hay các trường tiểu học, trung học nên có chương trình dạy Giáo dục âm nhạc trong đó âm nhạc truyền thống dân tộc là nòng cốt.
    3°Các em nhỏ nên hát những bài đồng dao hay những bài hát sáng tác theo loại đồng dao, như những bài Ông Nỉnh Ông Ninh, Có con dế mèn của Lê Thương, phù hợp với tâm lý các em hơn những bài do ngưới lớn sáng tác theo phong cách phương Tây.
    4° Khuyến khích người nông dân hò, lý trong lúc làm việc. Có thể tổ chức những giàn hò trong mỗi vạn cấy gồm đôi ba cặp hò đối đáp. Những người hò hay, thì hò nhiều, làm việc ít, mà tiền công được trả đủ có khi còn được thưởng. Như cô bảy Phùng Há thuở lên 7, 8 tuổi đi làm thuê trong lò gạch. Nhờ có giọng ca hay, ai nấy đều dồng ý để cho cô ca, khỏi làm gạch, mỗi người cho một ít gạch, thành ra cô bé có giọng oanh vàng hôm nào cũng có nhiều viên gạch, mà khỏi phải lao công. Người làm nhờ nghe ca, thích thú, năng suất cao, chủ lò gạch rất thích.
    5° Khuyến khích những sinh hoạt đối ca nam nữ, những buổi hoà đàn dân tộc bằng cách mở những cuộc thi có cho giải thưởng cho những người đàn hay hát giỏi. Tổ chức những buổi giao lưu giữa những đội hát, nhóm đàn.
    6° Các Đài phát thanh và Truyền hình nên có những buổi giới thiệu, có chuyên gia giải thích, những bộ môn âm nhạc, trong truyền thống dân gian hay bác học vào những giờ có nhiều người nghe hay xem, bày những trò chơi đố giải, có liên quan đến âm nhạc dân tộc. Đài nên mời những nghệ sĩ có tên tuổi đến dự những buổi liên hoan trên Đài về Hát ru, Hò, Lý, Đối ca Nam Nữ. Những nguời nghiệp dư được huy chương vàng, bạc hay đồng trong các liên hoan tại các huyện các tỉnh, được mời lên Đài biểu diễn, coi đó như là một phần thưởng mà các bạn không chuyên nghiệp rất thích.
    7° Báo chí nên có những trang đặc biệt về âm nhạc dân tộc.
    8° Những nhà xuất bản sách báo nên phát hành những bưu ảnh có hình nhạc khí được thông dụng do các nhạc sĩ trẻ biểu diễn , những sách tập vẽ hay tô màu hình nhạc khí truyền thống , những sách góp lại những truyền thuyết liên quan đến âm nhạc.
    9° Những nhà xuất bản dĩa hát nên cho ra những dĩa hát giới thiệu nhạc khí, nhạc phẩm dân tộc, do những nghệ sĩ trẻ biểu diễn, có lời giới thiệu của những giáo sư có tên tuổi do những kịch sĩ, ca sĩ được quần chúng hâm mộ đọc lên, từng ấy «siêu sao » sẽ thu hút nhiều người mua dĩa.
    Rất cần có nhiều người do hiếu kỳ, đi tới âm nhạc truyền thống để tìm hiểu. Có hiểu mới thương, có thương mới thích, mới sẵn sàng để thì giờ học hỏi, luyện tập, biểu diễn, thưởng thức, rồi đi tới bảo tồn, phổ biến, phát huy âm nhạc dân tộc.

  3. wwwdotcom

    wwwdotcom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Đúng là bây giờ giới trẻ dần dần xa vời với nhạc dân tộc, mình nghĩ đây cũng là một vấn đề thuộc trào lưu và không chỉ riêng gì Việt Nam mà là cả các nước khác. Với xu thế phát triển về công nghệ thông tin, về truyền thông, trẻ em và mọi người thuộc nhiều tầng lớp cũng bị xô theo dòng lũ cuốn, có vẻ như thầm lặng nhưng thực chất nó đang đưa những thế hệ trẻ càng xa dần với cái cổ truyền. Các nước khác cũng thế thôi. Đây thực ra chính là sự giao lưu lai tạo các loại văn hoá, xu hướng tất yếu của cả thế giới. Cũng có những thứ văn hoá lành mạnh, cũng có thứ văn hoá tiêu cực mà ko nên theo. Trẻ em bây giờ cũng không được ru dưỡng chu đáo (mình dùng từ ru dưỡng trong trường hợp này là có lý do của nó chứ ko phải từ tu dưỡng vẫn dùng) vì chính bố mẹ lại là những người lỏng lẻo với con cái về vấn đề này, họ chỉ cần biết con mình lao đầu vào học mà không nghĩ đến khía cạnh giải trí của chúng nó âu cũng là một sự bàng quang diện rộng của nhiều gia đình. Chỉ cần các con chiếm được nhiều thành tích trong học tập đó là nhược điểm của các bậc làm cha mẹ. Để văn hoá dân tộc được gìn giữ lâu dài mãi mãi thì nhà nước cần đầu tư thoả đáng cho những bộ môn văn hoá cổ truyền này, nên có kỷ cương rắn chắc với cái tệ nạn lăng xê (mình gọi đây lạ một loại tệ nạn vì nghệ thuhật không thể nào đi lên từ cái vẻ bên ngoài, đi lên từ cái vô thực, người làm nghệ thuuật phải có sức hút thực thụ từ bên trong, nó là bản chất, là tài hoa ít hay nhiều, nhưng không vì đồng tiền là trước tiên...). Còn về gia đình thì đây cũng là một việc gian khó vì đây là ý thức của chính những bậc ông bà, của bố mẹ, cô chú. Mình không thể ngăn cản giới trẻ trên cái đà lĩnh hội văn hoá lai tạp nhưng mình có thể hy vọng làm cho giới trẻ luôn nghĩ đến và giữ lấy văn hoá trruyền thống mà thôi, điều đó phụ thuộc vào tất cả các thế hệ hiện thời, phụ thuộc sự đầu tư đúng đắn của nhà nước.
  4. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Bình thường bạn bao giờ cũng chuyển kênh khác khi TV phát chương trình vọng cổ . Nhưng trong một cuộc gặp gõ bạn bè , ai đó cao hứng hát một câu vọng cổ, bạn chăm chú nghe và ủng hộ một cách nhiệt tình !
    Giới trẻ ngày nay đâu có hững hờ với âm nhạc dân gian , phải không !
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Ông Khê nói thế. Ông Kèn nói gì?
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    "Dân tộc ta, nhất là giới thanh niên dần dần đi xa âm nhạc dân tộc.."
    =====> Một chuyển động tất yếu của thời đại. Qui luật đào thải và tiến hoá của tự nhiên. Trách ai? Ai tự cho mình có đủ tư cách để trách?
    Nếu không có sức hấp dẫn thực sự, mọi cố gắng truyền bá chỉ là công cốc. 9 điều kiến nghị của ông Khê, theo tôi, sẽ chẳng có tác dụng gì nhiều, kể cả khi những kiến nghị đó được thực hiện "100% kế hoạch".
    1. Ngày xưa các cụ chẳng có gì để nghe. Ngày nay thanh niên có quá nhiều cái để nghe, tây ta thái tài, tuy ni di thổ nhĩ kỳ đủ cả.
    2. Ngày xưa các cụ không có game, internet, cafe, vũ trường như bây giờ.
    3. Ngày xưa các cụ không có 8-10h làm việc với data sheets, charts, models, codes, reports như bây giờ.
    4. Chát xình chát chát bùm.
    Box Âm nhạc Dân tộc này làm được nhiều hơn 9 điều vàng ngọc của ông Khê. tặng box.
  7. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Hí hí .... Tuần trước quán mình có chương trình giao lưu của các lưu học sinh Nhạc cụ dân tộc _ Nhạc Viện , bọn Thuỷ Điển và Phần Lan , eo ! ấm cúng , vui phết , tiếc Tiger ko đến đc ....
    Nói thế thôi chứ bài này cụ ấy nói " nâu " roài !
    Tớ "ghét " bỏ xừ !
  8. LE_ROB

    LE_ROB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Lạm bàn:
    Những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan về sự xa rời âm nhạc dân tộc của TN đã được GS TVK cũng như các bạn phân tích nhiều rồi, mọi nguyên nhân đều đúng cả. Ở đây tớ chỉ muốn lạm bàn 1 vài khía cạnh theo suy nghĩ cá nhân của tớ, mà không có ý chỉ trích cá nhân ai.
    Việc mai một dòng nhạc DT không chỉ phải hỏi thanh niên mà phải hỏi những người trong độ tuổi chín muồi, những người nắm sự phát triển cua VN trong tay, những người có thể làm được nhiều (về mặt XH) để có thể thay đổi chiều hướng này. Ở đây tớ muốn nói tới những người trong độ tuổi 30-50. Đáng tiếc là tầng lớp này cũng không có nhiều người thiết tha với nhạc (rộng ra VH) dân tộc. Văn hoá thưởng thúc nghệ thuật của họ đặt nặng tính giải trí kiểu vui vẻ, ăn cho no bụng sướng miệng. Văn hóa phương tây với họ mới ấn tượng (hiệu quả), những thứ mà họ mới chỉ được tiếp xúc nhiều trong 1 thời gian ngắn qua. Cứ nhìn vd trường hợp mời tài trợ của Quốc Trung cho "Đường xa vạn dặm" ta sẽ thấy nhiều điều. Những người có khả năng về kinh tế để tài trợ 1 chương trình ca nhạc dân tộc thì họ lại từ chối, đơn giản vì họ không có sở thích về thể loại ca nhạc DT, hay có thể đơn giản hơn là kiểu chương trình đó không mang lại cho họ sự quan tâm của XH như khi họ tài trợ cho 1 chương trình thi hoa hậu, hay nhạc trẻ, người mẫu thời trang... , những chương trình đơn giản và dễ hiểu.
    Như tớ biết thì ở Châu âu người ta có những quỹ tư nhân để nuôi các dàn nhạc, các nhà hát nghệ thuật, những thứ mà không thể chỉ dựa vào sự bao cấp của nhà nước hay bán vé. Không có các quỹ này thì các loại hình nghệ thuật cổ điển (được hiểu là nghệ thuật dân tộc của họ) bên này làm sao sống được. Nên chăng ở VN những người trong độ tuổi trên , những người có ảnh hưởng về XH và khả năng về tài chính còn nặng lòng với VH dân tộc tạo ra những quỹ như vậy.
    Về mặt bảo tồn VH dân tộc tớ rất thích người Nhật, họ làm được nhiều thứ mà chúng ta cần học hỏi. Việc họ mời "Đường xa vạn dặm" mà không phải 1 đoàn ca nhạc người mẫu thời trang như duyên dáng VN sang Nhật biểu diễn cũng thấy sự chân trọng của họ như thế nào với VH dân tộc.
    Cuối cùng ca nhạc DTnó thường chú sẵn trong mỗi người chúng ta rồi, không lo nó mất đâu là chỉ lo nó không mạnh thôi. Chỉ cần có 1 tác động đúng lúc, đúng cách để tự nó bùng lên thành niềm đam mê ... của tuổi già thôi.
  9. con_duong_lang

    con_duong_lang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    ơ, nhưng mà sao các ca khúc như Kalinka hay O sole mio vẫn được phổ biến nhỉ ?

Chia sẻ trang này