1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mot so nhan xet ve CDT . Moi tat ca cung tham gia

Chủ đề trong 'Văn học' bởi rosesmary, 22/09/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rosesmary

    rosesmary Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Toi co mot so nhan xet sau khi doc xong chuyen CHU DOng Tu. XIn moi cac ban cung thao luan xem dung hay sai:
    - CHu DOng TU la nhan vat co pham chat cao dep
    - TIEN DUng co tam hon phong khoang, tu do
    - Day la chuyen ki la ve tinh yeu
    - Cau chuyen tinh dam cam hung nhan van
    - The hien su vuot len chinh minh cua nguoi phu nu
    Ai thich moi dong gop y kien het minh
  2. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Không đúng lắm. Hơi đúng thôi. Mà không ... , bác nói cũng tương đối ... không sai.
    Truyện này thể hiện tinh thần hài hoà giữa Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa. Ít mang tính thế tục hay tình yêu đôi lứa. Nói là thể hiện cảm hứng nhân văn thì cũng đúng. Nhưng đây hoàn toàn không phải câu chuyện về con người hay cuộc đời. Nó truyền tải những ký hiệu văn hoá học chứ không phải những ký hiệu thẩm mỹ văn chương thuần tuý.
    Nó phản ánh sự giao lưu VH VN với bên ngoài, cụ thể là sự hoà nhập văn hoá Việt -Tàu, tín ngưỡng bản địa và tôn giáo Tàu, phản ánh sự ra đời của nghề buôn, khai phá mở rộng đất đai và sự mở mang phát triển của nhiều ngành nghề khác. Chính vì thế mà Chử Đồng Tử được tôn làm 1 trong Tứ bất tử của người Việt. Trong 4 vị ấy, Tản Viên sơn thánh bảo vệ con người trước sức mạnh của thiên nhiên, Phù Đổng thiên vương là vị thần đánh giặc ngoại xâm. Thánh Mẫu Liễu Hạnh là hình ảnh người mẹ của muôn loài (đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng gốc của cư dân trồng lúa nước), còn Chử đạo tổ tượng trưng cho lao động sản xuất KT và giao lưu, phát triển văn hoá.
    Thế có được không, RM? (Real Madrid ???)
  3. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Bác cười hay mếu ơi!
    Theo tôi thì Chử Đồng Tử là người Phật Tử của Việt nam đầu tiên . Ngài cùng vợ ( công chúa Tiên Dung ) được thiền sư Phật Quang truyền đạo Phật . Ông An Thiền có viết trong Lĩnh nam Chích quái như sau: Thời Hùng Vương, núi Quỳnh Vi, có Đồng Tử lên thảo am. Trong am có nhà sư tên Phật Quang. Đó là người Thiền Trúc, tuổi hơn 40, truyền pháp cho Đồng Tử một cái nón và một cây gậy, nói rằng: "Linh dị và thần thông ở đây cả". Đồng Tử đem đạo Phật truyền cho Tiên Dung. Vợ chồng Tiên Dung bèn học đạo. Đến buổi chiều ngày trở về, giữa đường cần làm nơi tá túc, bèn dựng gậy che nón, đến canh ba thì thành quách lâu đài, màn gấm màn the, kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ đầy cả sân chầu..."
    Trước mắt, nếu Chữ Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên, thì vấn đề người Phật tử đầu tiên này đã sống vào lúc nào? Truyện Nhất Dạ Trạch chỉ viết một câu hết sức mơ hồ, là: "Vua Hùng truyền đến cháu đời thứ 3" (Hùng Vương truyền chí tam thế tôn). Ta biết lịch sử nước ta, tên hiệu Hùng Vương được dùng để gọi cho nhiều đời vua thời cổ đại. Đại Việt sử ký toàn thư ngoại kỷ I, tờ 2b9-5b, ghi nhận Hùng Vương là triều đại đầu tiên của họ Hồng Bàng, và bảo: "Họ Hồng Bàng từ Kinh Dương Vương năm Nhâm Tuất thụ phong cùng với Đế Nghi cùng thời, truyền đến đời Hùng Vương cuối cùng gặp năm 257 tdl của Noãn Vương nhà Chu, là năm Quí Mão thì chấm dứt, gồm 2622 năm". Nhưng trong tác phẩm của mình , Ngô Sĩ Liên đã nhận xét: "Hoặc có người nói (Hùng Vương) có 18 đời, sợ chưa phải là thế".
    Đi sâu vào vấn đề này, ta biết hiện có 3 bản ngọc phả khác nhau liên hệ đến triều đại Hùng Vương. Bản thứ nhất là một bản chép của thời Lê Hồng Đức bắt đầu từ năm 1470, rồi được chép lại vào thời Lê Kính Tôn (ở ngôi 1600-1618), niên đại Hoằng Định. Bản thứ hai là bản chép tay đời Khải Định được bảo là chép lại từ một bản thuộc niên đại Thiên Phúc (980-988) của Lê Đại Hành (ở ngôi 980-1005). Cả hai bản này hiện tàng trữ tại đền Hùng ở Vĩnh Phú, Phú Thọ. Bản thứ ba hiện tàng trữ tại chùa Tây Thiên trên núi Tam Đảo, không có ghi ngày tháng. Vấn đề văn bản học của các ngọc phả này ta chưa cần đề cập tới ở đây. Chỉ cứ vào chúng, ta biết tối thiểu mỗi triều đại Hùng Vương có thể có nhiều người cùng mang một tên hiệu. Chẳng hạn, đời Hùng Vương cuối cùng là Hùng Duệ Vương thì ta có Duệ Vương thứ nhất, thứ hai, thứ ba v.v... Vì thế, mười tám đời Hùng Vương trải dài trên hai ngàn năm là có thể hiểu được. Riêng đối với vấn đề quan tâm cuả chúng ta ở đây là cháu đời thứ ba của Hùng Vương là cháu của đời Hùng Vương nào?
    Nếu Phật giáo xuất hiện vào năm 528 (hoặc 529?) tdl ở Ấn Độ và bắt đầu truyền bá qua các nước xung quanh vào những năm 247-232tdl vào thời của vua A Dục khi vua này lịnh cho các phái đoàn Tăng lữ đi khắp nơi để truyền bá đạo Phật, trong đó đặc biệt là phái đoàn Tăng lữ đi khắp nơi để truyền bá đạo Phật, trong đó đặc biệt là phái đoàn của Sona đi về vùng Đất vàng (Suvanabhumi). Vùng Đất vàng này có phải là vùng Đông Nam Á hay không, có phải là vùng Đông Dương hay không? Đây là một vấn đề đang còn tranh cãi. Tuy nhiên cứ vào những sử liệu cổ sơ của Trung Quốc, cụ thể là Sử Ký và Tiền Hán thư cùng Hậu Hán thư cũng như các di liệu khảo cổ học, như di liệu khảo cổ học Óc Eo, thì vào những thế kỷ đầu dl, vùng biển phía Nam nước ta đã rộn rịp những thương thuyền không những của các quốc gia thuộc nền văn minh Ấn Độ, mà cả những quốc gia xa xôi của nền văn minh La-mã. Cho nên, truyền bá Phật giáo vào những vùng đất này là một sự kiện chắc chắn đã xảy ra.
    Hơn nữa, vùng đất miền nam nước ta từ phía nam cửa Sót trở vào đã mang nặng những vết tích của nền văn hóa Ấn Độ. Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy tại làng Võ Cảnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ II sdl viết bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Độ vào thời điểm ấy chủ đạo là Phật giáo, phải truyền bá tại vùng đất này qua một thời gian tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất một vài ba trăm năm. Nói thẳng ra, văn minh Ấn Độ phải tồn tại ở phía nam nước ta vào những thế kỷ trước và sau Dương lịch. Cho nên, vị Hùng Vương của thời Chữ Đồng Tử ta cũng có thể xác định vào những thế kỷ tđl, có khả năng là Hùng Nghị Vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức khoảng thế kỷ II-III tđl.( Tư liệu tôi lấy trong quyển Lịch sử Phật giáo Việt nam Bác ạ)
    Thân ái
  4. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bác Quan ơi, bác đi lạc đề rồi, không nên bàn chuyện Phật pháp ở đây bác ạ, bác có cao kiến rì về Chử Đồng Tử và Tiên Dung thì đàm đạo với em Real Madrid ấy.
    Bài trên tôi đã nói rồi. Câu truyện ấy mang những ký hiệu văn hoá học. Chử Đồng Tử theo học thì có, nhưng có là Phật tử không thì như bác thấy ấy. "Thời Hùng Vương, núi Quỳnh Vi, có Đồng Tử lên thảo am. Trong am có nhà sư tên Phật Quang. Đó là người Thiền Trúc, tuổi hơn 40, truyền pháp cho Đồng Tử một cái nón và một cây gậy, nói rằng: "Linh dị và thần thông ở đây cả". Đồng Tử đem đạo Phật truyền cho Tiên Dung. Vợ chồng Tiên Dung bèn học đạo. Đến buổi chiều ngày trở về, giữa đường cần làm nơi tá túc, bèn dựng gậy che nón, đến canh ba thì thành quách lâu đài, màn gấm màn the, kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ đầy cả sân chầu..."
    Người ta chỉ nói là CĐT có theo học một vị sư thôi chứ có ai bảo ông ta tu thành sư đâu. Ông ta là sư thì làm rì dám lấy vợ. ( Cũng như thấy anh em ta ngâm cứu Phật giáo mà chú nào lại kêu toáng lên là cuoihaymeu và Anhquan là sư thì bỏ M anh em mình bác ạ). Phật giáo làm rì dạy đệ tử ăn chơi hưởng lạc, nhà lầu xe hơi thành quách lâu đài màn gấm màn the kẻ hầu người hạ sung sướng như tiên giáng trần như thế. Cồ-đàm Tất-đạt-đa chỉ có dạy ngưòi ta tu tâm diệt dục thôi . Phật giáo cũng làm rì nói chuyện tu tiên, hoá tiên như thế. Còn chuyện này có mang tinh thần Đạo giáo hay Phật giáo thì cái này đã được giới ngâm cứu VH thừa nhận zồi, tại bác đi Tây sướng quen zồi, bọn Tây không ngâm cứu tác phẩm lớn, không chú ý đến truyện này nên bác không biết đó thôi.
    Nếu bác đã đọc những cái như Từ Thức lên tiên, Bích Câu kỳ ngộ, Dương phu truyện... thì bác thấy rõ "Nhất dạ trạch" ( tức Chử Đồng Tử - Tiên Dung) nằm gọn trong môt típ đó thôi.
    Về cấu trúc tác phẩm thì những cái phức tạp nhất là Từ thức lên tiên, cái CĐT đơn giản hơn nhưng cũng đảm bảo mấy yếu tố như Trẩy hội/ đi chơi lạc/ đi học đạo... (tức là con người đi tìm sự giải thoát khỏi sự hữu hạn của cuộc sống trần thế); Đến cõi tiên/gặp người tiên/lấy vợ tiên/ học phép tiên (tức là tìm thấy một dạng ngoại lực mà con người hằng mơ ước)/ Thể hiện phép tiên/ Cứu nhân độ thế...(khát vọng được thoả mãn); Nhớ nhà rời tiên cảnh trở về thì trần gian mọi thứ đã vật đổi sao dời và không bao giờ trở về dược nữa/ Rời bỏ trần gian biến đi vĩnh viễn/... (tức là ám chỉ hạnh phúc đã mất. Khát vọng đó là trường sinh bất tử, là được đi mây về gió, cứu nhân độ thế, ăn sung mặc sướng, nhàn tản vui chơi...)
    Về xây dựng hình tượng nhân vật thì CĐT cũng là một dạng điển hình trong những truyện chữ Hán mang tinh thần Đạo giáo. Đặc thù của những truyện Đạo giáo là hai típ, hai kiểu xây dựng hình tượng nhân vật: "Trần thế hoá" thần linh (như Giáng Hương, Giáng Kiều... trong Từ Thức lên tiên và Bích câu kỳ ngộ) và ngược lại, "thần tiên hoá" con người ( như CĐT, Từ Thức...) CĐT thuộc típ sau, ông con trai Chử Vi Vân, làng Chử xá nhờ dày công tu luyện mà có phép màu dựng gậy, nón biến thành lâu đài. Nếu là Phật tử thì tôi e hơi vi phạm tinh thần Phật giáo, thậm chí cho dù ông viết truyện có bảo thế đi chăng nữa.
    Với lại bác ạ, VH bác học trung đại bao giờ cũng kết cấu 2 lớp nghĩa, một là cái lớp nghĩa bề mặt, tức là sự việc, câu truyện- cái lớp này chỉ có tác dụng dẫn dắt người ta gọi là lớp Bản sự, còn ý nghĩa thực sự của Bản sự người ta gọi là lớp Bản Ý. Như phần nói về mô típ cốt truyện ở trên, những cái gạch chéo ( / ) là tôi mô tả cái bản sự. Còn những cái trong ngoặc đơn (...) là phân tích cái bản ý của câu truyện.
    Đó là mô típ phổ biến của các truyện mang tinh thần đạo giáo. Tiếc là Chử Đồng Tử không phải là truyện tiêu biểu cả về hình thức lẫn nội dung. Các truyện có thể khác nhau về độ dày, độ phức tạp của lớp sự việc. Nhưng về cơ bản giống nhau về lớp ý nghĩa, tức là tinh thần tiêu dao thoát khỏi đời sống trần tục, khát vọng được giải phóng của con người ấy mà.
    Nhưng qua đó cũng thấy các cụ nhà ta thâm thuý và tỉnh táo lắm, các cụ vẫn khẳng định rằng mơ ước bao giờ cũng đẹp đẽ và đáng trọng, nhưng thực tế vẫn là thực tế, khát vọng và thực tế không ở chung nhau được, hoặc là bỏ mơ ước về trần gian ( Từ Thức),hoặc là ôm nó rời khỏi trần gian (Tú Uyên - Giáng Kiều, CĐTử-Tiên Dung.
    Còn chuyện tại sao nội dung của nó có nhắc đến Phật và học đạo phật thì đơn giản là vì P vào VN trước Nho và Đạo, sư tăng cũng là trí thức, tương tự như ông đồ Nho sau này, và lúc đó là duy nhất. Hơn nữa PG ở Bắc bộ VN như bác biết đấy là nó khác xa PG nguyên thuỷ. Tính nghi lễ, giáo luật của nó được đơn giản hoá đi rất nhiều và ở nông thôn, làng quê VN thì PG hoà nhập với thế tục đến nỗi người ta dường như coi nó như một tín ngưỡng dân gian hơn là một tôn giáo uy nghiêm, cho nên cuộc sống gắn chặt với PG thế tục thì cũng không lạ.
    Và một cái nữa mà anh em ta đã nói bên LSVHKT rồi đấy, Phật-Lão là hai hệ tư tưởng có nhiều điểm tương đồng, bởi cả hai đều là triết thuyết chứ không phải tôn giáo đơn thuần.
    Lâu không động chạm đến các vấn đề LS và VH, buồn tay wá bác anhquan ạ.
    (alô, em RM, anh viết đến 2 phát zồi mà không thấy em đâu )

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  5. rosesmary

    rosesmary Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Này, mấy bác la thât đấy. Tôi chỉ muốn bàn về môt số nghê thuât trong truyên thôi, chứ có muốn tìm hiểu về lai lich của ông ta đâu
  6. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    ặ? RM th?Ân mỏ??n ặĂi. Em không thỏ?Ơy là anh ?'ang bàn ?'ỏ??n c?Ăc vỏ?Ơn ?'ỏằ? h?ơnh thỏằâc nghỏằ? thuỏ?ưt (nhặ? em y?êu cỏ?Đu) và cỏ?Ê nỏằTi dung tặ? tặ?ỏằYng cỏằĐa truyỏằ?n ỏ?Ơy ?'ỏ?Ơy à??? Chỏằ? là nh?Ân tiỏằ?n hai anh em anh trao ?'ỏằ.i t?ư ti vỏằ? Phỏ?ưt ph?Ăp, nó vỏằ'n là sỏằY trặ?ỏằ?ng cỏằĐa b?Ăc Anhquan n?ên cỏằâ gỏ?ưp nhau ỏằY ?'?Âu là lỏ?Ăi phỏ?Êi ngỏằ? nguỏ?ưy cho ?'ỏằĂ nhỏằ> ?'ỏằâc Cỏằ"-?'àm mà thôi? Ba trong mỏằTt ỏ?Ơy mà.
    Chỏằ- nào không vỏằôa mỏ??t ngỏằ?c th?ơ em cỏằâ "?'ỏằ?c rỏằ"i qu?ên ?'i nh?â" là xong thôi, chau ?'ôi mày hoa xinh lỏ?Ăi làm g?ơ cho tuỏằ.i t?Ăc nó mỏằông thỏ?**. ( ha...)
    Nhỏằ?ng vỏ?Ơn ?'ỏằ? em n?êu ra anh ?'?Ê tranh luỏ?ưn vỏằ>i em bỏ??ng 2 bài, à không, 1bài rặ?ỏằĂi, zỏằ"i ?'ỏ?Ơy. Em thỏ?Ơy có chỏằ- nào cỏ?Đn chỏằ?nh không ỏ?Ă? Nỏ??u có th?ơ ta bỏ??t ?'ỏ?Đu tranh c?Êi xem! Còn nỏ??u không th?ơ, xin ph?âp ?'ặ?ỏằÊc nói lỏằ?i tỏằô biỏằ?t ! Mong là s?Ăng mai ?'ặ?ỏằÊc nhỏ?ưn tỏằô nặĂi em mỏằTt lỏằ?i chào th?Ân ?Ăi.
    ( ??, c?Ăi ông Phỏ?Ăm Tỏ?Ơt Đỏ??c t?Ăc giỏ?Ê Chi?êu hỏằ"n nặ?ỏằ>c, h?ơnh nhặ? em hỏằ?i, th?ơ anh chỏằ? biỏ??t là ... có ông ỏ?Ơy thôi, còn ông nhà v?fn, nhà b?Ăo Ph?ạng Tỏ?Ơt Đỏ??c L?Êng nh?Ân kia chỏ??c em ko cỏ?Đn, tiỏ??c w?Ă, giỏằ?i không cho cặĂ hỏằTi trò chuyỏằ?n vỏằ>i em lỏ?Đn nỏằ?a)
    B?Ăc anhquan ỏ?Ă, phiỏằ?n quan anh nỏ??u có c?Ăi online cỏằĐa "Nhỏ?Ơt dỏ?Ă trỏ?Ăch" th?ơ bin l?ên giúp, l?Âu w?Ă rỏằ"i tôi c?âng không ?'ỏằ?c nó. Mai thỏ?? nào tôi c?âng vào lỏ?Đn nỏằ?a, hoỏ?ãc là ?'ỏằf c?ạng nhàn ?'àm vỏằ>i tiỏằfu thặ? Rose Madrid ?'?Ây, hoỏ?ãc là ?'ỏằf thặ?ỏằYng thỏằâc c?Ăi online tuyỏằ?t vỏằ?i cỏằĐa b?Ăc, anh em ta c?ạng Ti?ên Dung du ti?ên mỏằTt chuyỏ??n.
    K?ưnh!
  7. rosesmary

    rosesmary Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Đúng tôi đồng ý về viêc nói : sư kiên CDT cùng TD bay về trời là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa: người tốt sẽ đươc hoc đao tu tiên"
    Nhưng hãy bàn về môt khía canh khác:
    Tình yêu của CDT va TD rất la và rất đep. Câu chuyên xảy ra ở môt vùng trời nước mênh mông, non xanh nước biếc. Tuy ho chỉ găp nhau mới môt lần, nhung TD đả gat bỏ hết vinh hoa phú quý, khoác lên người chiếc áo bình dân, ngỏ lời với CDT. (Nữ ngỏ lời với nam là la rồi?)
    Mấy bác nghĩ thế nào?
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Ừ, lạ thật đấy?
    Sao lại thế được nhỉ? Quái. Con gái ngỏ lời trước? Ô hay? Chưa từng nghe nói! Chậc chậc, kỳ thật. Câu chuyện xảy ra ở một vùng trời nước mênh mông non xanh nưóc biếc sơn thuỷ hữu tình ( sao giông giống vườn rau nhà mình). ờ, thật không tài nào hiểu nổi. Thời ấy mà đã có sét ái tình zồi cơ à ? hmm... Chắc đấy là người ta bịa ra đấy. Chuyện thật ngoài đời làm gì có...
    hơ ...
  9. moi_hong_dao_new

    moi_hong_dao_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    chuyện tình chữ đồng tử và tiên dung mhd nghĩ chẳng có gì là thơ mộng cả. anh chàng này thiệt lẩn thẩn và vô duyên, có mỗi cái khố cũng chôn theo cha, còn mình thì tổng ngổng tồng ngồng đi khắp chốn, hên nhờ trốn nhằm vào "phòng tắm" của tiên dung nên mới lấy được vợ ấy chứ. tớ mà như tiên dung thấy anh chàng nào trong phòng tắm là xách cây củi đập cho một trận, kêu công an tới bắt nữa, thiệt là đồ biến thái.
    --oOo---
    Every man dies, but not all of them live ...

    http://www.tezuka.crosswinds.net
    Được sửa chữa bởi - moi hong dao vào 07/10/2001 22:36
  10. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Bác cuoihaymeu và cô RM thân mến
    Tiếc quá, tôi tìm mãi mà không thấy cái online của Nhất Dạ Trạch. Hẹn các BÁc khi tôi thấy cái gì hay hay sẽ online lên đây cho mọi người cùng xem nhé
    Thân

Chia sẻ trang này