1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số nhận xét về giải cầu lông quốc tế Robot vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.

Chủ đề trong 'Cầu lông' bởi Tristian_the_fall, 24/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Một số nhận xét về giải cầu lông quốc tế Robot vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.

    Giải cầu lông quốc tế Robot thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 vừa diễn ra là một đợt cọ sát cho các tay vợt trong đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho Seagames sắp tới. Nhìn chung, các tay vợt mạnh của tuyển quốc gia sau một thời gian được tập huấn ở nước ngoài đã có những tiến bộ đáng kể. Trình độ của các vận động viên đã được nâng cao, khả năng tấn công, phòng thủ cũng được cải thiện, thể lực có sự tiến bộ trông thấy.

    Về Tiến Minh (xếp hạng 111 theo bảng xếp hạng của IBF), chúng ta có thể thấy trình độ và kĩ thuật của Tiến Minh đã được cải thiện rõ rệt. Lối đánh của em đã có thể tiếp cận được với trình độ cầu lông quốc tế hiện đại. Nhanh, linh động trong di chuyển, các bài tấn công phong phú. Thành tích nổi bật nhất của Tiến Minh tại giải chắc chắn là chiến thắng trước tay vợt Jeffer Rosobin. Đây là một tay vợt dày dặn kinh nghiệm đã có thời gian dài đứng trong Top 15 cây vợt xuất sắc nhất thế giới theo bảng xếp hạng của IBF, cựu vô địch châu Á năm 1997. Trước một đối thủ già dơ và có kĩ thuật tốt như Rosobin nhưng Tiến Minh vẫn phát huy được những điểm mạnh của mình và dành chiến thắng nghẹt thở với tỉ số 2-1. Đương nhiên cũng có một vài bình luận cho rằng Tiến Minh đã thắng nhờ đối thủ, do tuổi tác, đã bị xuống sức ở hiệp 3 và không thể nhanh chóng hồi phục thể lực như vận động viên 22 tuổi của chúng ta. Điểm yếu lớn nhất của Tiến Minh tại giải lần này đó là vấn đề tâm lý. Ở trận bán kết, gặp đối thủ Jung Hoon Min, vận động viên xếp hạng 170 theo bảng xếp hạng của IBF do tâm lý nên Tiến Minh đã phải gác vợt với tỉ số 2-0. Tuy nhiên ở trận đấu tranh huy chương đồng gặp đối thủ Hadikusumo Wiratama, xếp hạng 79 thế giới thì Tiến Minh lại giành thắng lợi với tỉ số 2-1. Qua những trận đấu này ta thấy Minh bộc lộ điểm yếu về tâm lý và thường không phát huy được hết khả năng của mình, đánh dưới phong độ và mắc lỗi rất nhiều trong những trận đấu quan trọng. Đây là điều cần phải được cải thiện nếu Tiến Minh muốn vươn cao hơn trên làng cầu lông quốc tế. Ngoài ra, tư duy chiến thuật của Minh đôi khi cũng còn hạn chế khi nhiều lúc bị lôi vào những cuộc đấu cầu theo ý của đối thủ mà không thể điều tiết nhịp độ và hướng trận đấu theo cách của mình. Mặc dù vậy, theo tôi đánh giá thì Tiến Minh là vận động viên Việt Nam duy nhất tiếp cận được với lối đánh nhanh hiện đại của cầu lông quốc tế.

    Về Quang Minh, cựu số một của cầu lông Việt Nam, thì đây quả là một giải thi đấu đáng thất vọng của em. Có lẽ thời gian tập luyện ở Indonesia đã không giúp nhiều cho Quang Minh khi chúng ta thấy em thất bại nhanh chóng ở nội dung đơn trước vận động viên trẻ của Malaysia. Thi đấu thiếu tự tin, phòng thủ sơ hở và tấn công thiếu uy lực là những điểm yếu có thể thấy ở Quang Minh ở giải này. Cùng là một lứa vận động viên và thành công đến với Quang Minh sớm hơn Tiến Minh nhưng cho đến nay thì Tiến Minh đã vượt hẳn lên còn Quang Minh thì vẫn đì đẹt tại chỗ. Cố lên Quang Minh ơi.

    Về Nguyễn Như Mỹ, vận động viên cầu lông của Hà Nội, từng rất nhiều lần giành huy chương bạc quốc gia. Là vận động viên lên tuyển quốc gia sớm nhất trong lứa của Tiến Minh, Quang Minh. Như Mỹ tại giải lần này theo tôi là vận động viên có lối đánh trí tuệ nhất của đội tuyển. Qua quá trình tập huấn ở Trung Quốc trình độ của em đã được nâng cao đáng kể. Khả năng điều khiển nhịp độ trận đấu, biết cách tạo đột biến trong các đường cầu là điểm mạnh của em. Nếu như trước đây trong tuyển Việt Nam thì Như Mỹ và Quang Minh ngang ngửa nhau thì tôi tin rằng trong thời gian tới, Như Mỹ sẽ vượt Quang Minh để trở thành cây vợt số 2 chính thức của cầu lông Việt Nam.

    Về Trần Thanh Hải, vận động viên đánh đôi cùng Quang Minh. Tôi chưa được quan sát em thi đấu nhiều nhưng rất ấn tượng về lối đánh của em khi đấu đôi. Thông minh, phòng thủ tốt, có cú đập uy lực. Thanh Hải là tay đập có cú smash mạnh nhất ở đội tuyển Việt Nam hiện nay.

    Về các tay vợt nữ, Nguyên Nhung thi đấu vẫn tốt nhưng tâm lý và chiến thuật trong thi đấu vẫn còn nhiều nhược điểm. Trong khi các vận động viên quốc tế rất biết cách khai thác các khoảng trống và các điểm yếu để khiến đối thủ phải di chuyển nhiều thì các vận động viên của chúng ta cắm đầu cắm cổ đưa cầu qua lưới, tấn công thiếu chủ đích dẫn đến phải di chuyển nhiều và nhanh xuống sức? Phạm Thị Trang thi đấu vẫn ổn định nhưng thể lực của em yếu quá, chưa đủ sức đương đầu với các vận động viên quốc tế. Trang thua nhanh 0-2 trước vận động viên Ly Ly của Singapore.

    Ở giải lần này chúng ta cũng thấy sự yếu kém trong chỉ đạo của các huấn luyện viên của chúng ta nữa. Trong khi các huấn luyện viên như Rashid Sidek của Malaysia, huấn luyện viên của các đội Hàn Quốc, Indo thường xuyên đưa ra những đấu pháp hợp lý hơn cho các vận động viên của mình sau mỗi hiệp thì chúng ta thường thấy huấn luyện viên của Việt Nam ngồi ủ rũ và có ít ý tưởng cho vận động viên sau mỗi hiệp. Thật là đáng thất vọng cho đội ngũ huấn luyện viên của cầu lông Việt Nam.

  2. vmtien

    vmtien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    0
    Có thể thấy qua giải này, vđv của chúng ta còn rất nhiều điểm yếu:
    1. Về thể lực: quá kém, chả còn gì phải bàn...cứ nhìn các bộ xương sườn và chiều cao của vận động viên thì biết.... muốn chi tiết hơn thì xem vđv của ta ăn được bao nhiêu thức ăn....
    2. Kỹ thuật: có thể tốt hơn nhiều so với dân amateur như các thành viên trong forum này nhưng nếu mọi người xem các trận đấu của các giải lớn WC, SC, TC, ChinaOpen, IndoOpen... mọi người có thể thấy kỹ thuật di chuyển, chiến thuật của các vđv này một trời một vực. Có thể so sánh khập khiễng như này: nếu các member của forum so với vđv của VN thế nào, thì vđv của VN so với mấy vđv top 5 của TG thì cũng ở khoảng cách tương tự. Có thể ví dụ thêm, TM mặc dù có di chuyển rất nhanh, quyết liệt nhưng trong thực tế trong đấu pháp lại không phù hợp với các đối thủ có sức khỏe, độ bền, và kỹ thuật hơn. Chính vì lẽ đó, mà phần lớn khi gặp các đối thủ có 1 trong các yếu tố này nhỉnh hơn 1 chút. TM thường rất hay hụt hơi...và thiếu bền cầu... Có lẽ khỏi bàn đến các đối thủ hơn hẳn cả 3 yếu tố trên.
    Khi gặp vđv Hàn Quốc, TM để thua. Nhưng khi vđv Hàn Quốc gặp Indo. Ta có thể thấy vđv Indo di chuyển rất tốt, hợp lý, các quả phông cầu, tấn công dứt điểm đều rất chính xác so với vđv HQ, và phần lớn đều tạo sự bất ngờ đề dồn vđv HQ vào thế bị động rồi dứt điểm.
    3. Về sportmanships: mặc dù ý chí chiến đấu có quyết tâm, nhưng chơi không đẹp. ví dụ khi Tiến Minh tại séc 3 trong trận tranh huy chương đồng, khi đang dẫn điểm thứ 14, cậu này đã phát cầu rất ăn cắp... nhằm kết thúc nhanh trận đấu khi mà cậu ta đã bị xì ga, thở dốc. Ý chí đó cũng không thể vượt qua được khả năng khi mà TM vồ trên lưới 5-6 quả nhưng không hiểu sao đều hớt vào tay của đội bạn. Có lẽ tại thời điểm đó, TM không vít nổi quả cầu vào điểm chết đc.
    4. Về tâm lý: còn rất yếu, không ổn định: như mọi người đã thấy.
    Ngoài ra, khi so sánh các vđv đánh đơn, ta cần so sánh về độ tuổi của các vđv. Có thể tay vợt này đã từng đứng thứ 1,2 TG nhưng đấy là chuyện của những năm xa xưa, chẳng nói lên điều gì là vđv của ta có thể đạt được vị trí số 1, số 2 TG.
    Qua đây, ta có thể thấy các vđv của ta rất ít có thời gian cọ sát với các đối thủ mạnh. Trong khi đó, các vđv của TQ, Korea... có điều kiện cọ sát với nhau trong các giải quốc gia, các giải quốc tế với tần suất ít nhất là 2 tháng 1 lần. Ta có thể nhìn vào lịch thi đấu của các giải nằm trong hệ thống của IBF.
    Về giải ROBO hay giải Sattelite xxxxx, đây là các giải có nằm trong cơ cấu tính điểm.... của IBF nhưng thực chất là các giải không có uy tín quốc tế, không phải là đỉnh cao. Ta có thể thấy qua phần thưởng của giải. Nếu tăng phần thưởng, dứt khoát sẽ thu hút được nhiều vđv giỏi đến tham dự. Tất nhiên, còn nhiều vấn đề về khâu tổ chức, lỗ lãi....và cơ hội để cọ sát của VĐV Việt nam cũng bị giảm đi (do có lẽ bị loại sớm!!!). Nhưng cũng phải nhìn nhận đây là cơ hội để khán giả có thể thưởng thức các trận đấu hay, vđv của ta bớt "ếch ngồi đáy giếng"... he he....và để những nhà tài trợ, liên đoàn cầu lông Vn thấy cần có đầu tư hơn nữa vào bộ môn này để tạo dựng các đội tuyển trẻ và rất trẻ.
    Một sự thật rất hiển nhiên ở nước ta là: mặc dù có rất nhiều người chơi cầu lông, nhà nhà chơi cầu lông nhưng sách vở về cầu lông, sân bãi chuẩn còn thiếu. Ngay cả đến chương trình thể thao trên ti vi cũng chỉ rặt thấy bóng đá, tennis, đua ô tô và chấm hết. Quá nghèo nàn...
    MK... xem giải của VN xong thấy tiếc thời gian.... Sorry độc giả vì nói bậy ở đây!!!
  3. tubantre

    tubantre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    2.083
    Đã được thích:
    0
    pác Vm tiến làm gì mà bức xúc thế, Cầu lông việt nam vẫn còn kém xa so với khu vực điều đấy chẳng nói ai cũng biết, nhuwng laan sau rut kinh nnghiem de do mat thoi gian xem
    Khi nào các thành viên trong đội tuyển việt nam vẫn phải đi dậy cầu lông để kiếm sồng thì cầu lông việt nam chẳng bao giờ khá nổi.
    Chưa kể mấy ku trong đội tuyển, chưa thành tài đã mang tật
  4. tubantre

    tubantre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    2.083
    Đã được thích:
    0
    pác Vm tiến làm gì mà bức xúc thế, Cầu lông việt nam vẫn còn kém xa so với khu vực điều đấy chẳng nói ai cũng biết, nhuwng laan sau rut kinh nnghiem de do mat thoi gian xem
    Khi nào các thành viên trong đội tuyển việt nam vẫn phải đi dậy cầu lông để kiếm sồng thì cầu lông việt nam chẳng bao giờ khá nổi.
    Chưa kể mấy ku trong đội tuyển, chưa thành tài đã mang tật,
    coi người như cỏ rác -> không có tố chất của 1 vận đồng viên lớn
  5. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu là cậu biết ai trong đội tuyển cầu lông Việt Nam mà đã có nhận xét hồ đồ vậy? Theo tôi được biết thì các vận động viên trong tuyển cầu lông Việt Nam đều rất khiêm tốn và có thái độ trong luyện tập cũng như là lối sống rất nghiêm túc.
    Chúng ta còn thiếu nhiều điều kiện về kinh tế để các vận động viên cầu lông có thể hoàn toàn tập trung vào sự nghiệp cầu lông nhưng tôi nghĩ tác phong cùng ý chí luyện tập của các vận động viên cầu lông Việt Nam là rất đáng khích lệ và cần nhận được sự động viên tích cực hơn.
    Kể từ khi chúng ta cứ gặp đối thủ nước ngoài là thua cho đến hôm nay chúng ta đã có thể đấu ngang ngửa và thậm chí là có thể chiến thắng được các đấu thủ sừng sỏ như chiến thắng của Tiến Minh trước Taufik (Indonesia) cách đây hai năm hay của Tiến Minh trước Jeffer Rosobin (gọi là tuổi cao nhưng Jeffer cũng chỉ mới 29 tuổi thôi), rồi chiến thắng trước Wiratama của Hồng Kông tại giải cầu lông Robot vừa rồi đều rất đáng được khen ngợi và cần nhận được sự tôn trọng hơn từ phía các cổ động viên. Cầu lông Việt Nam đã có những bước phát triển và tiến bộ vượt bậc so với điều kiện vật chất và khả năng đầu tư còn hạn chế của chúng ta. Chính HLV Namri của Indonesia (người có thời gian quan sát tương đối dài sự phát triển của cầu lông Việt Nam) cũng có những lời khen ngợi đối với những tiến bộ của cầu lông Việt Nam trong thời gian gần đây.
    Tôi thấy khán giả trong TP Hồ Chí Minh có những cái nhìn thể thao, khách quan và tích cực hơn các bạn ở Hà Nội rất nhiều.
    Nếu các bạn không theo dõi từ đầu đến cuối giải thì không nên có những nhận xét võ đoán và vội vàng như vậy.
    Thân ái.
  6. tubantre

    tubantre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    2.083
    Đã được thích:
    0
    abc
    Được tubantre sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 25/05/2005
  7. tubantre

    tubantre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    2.083
    Đã được thích:
    0

    abc
    Được tubantre sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 25/05/2005
  8. tubantre

    tubantre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    2.083
    Đã được thích:
    0
    Cầu lông việt nam không bằng khu vực -> đúng
    Không có tài trợ , phải đi dậy cầu lông -> đáng buồn -> khoong thể giỏi bằng những người chỉ có luyện tập đuwợc ->Đúng
    Mấy ông ở hà nội Chảnh đúng vì tôi đã nhìn thấy
    Mấy ông ở sg thì nghe mấy anh ở SG nói "Chúng nó chảnh lắm"
    Tiến Minh Thắng Taufik -> Taufik nào, cái lúc đó tôi có lên IBF tra và thấy có 4,5 thằng taufik hidayat của indo
    Giả sử có là tàuik hidayat hiện nay đi chăng nữa, người ta mới đoạt huy chương vàng thế vận hội 2004 - không hiểu tiến minh lúc đó đang làm gì
    Xia Xuanze mới vô địch thế giới xong ->26,27 tuối đã có dấu hiệu của tuổi tác, thua liên tục toàn nhưng player không có tên tuổi. 29 tuổi mà chưa già trong Men single -> pó ...1 số thứ
    Chúng tôi đều công nhận là Cầu lông việt nam đều có tiến bộ, nhưng ngoài TM còn trông thấy đươc laf đánh bại nhưng vđv nước ngoài nhưng người khác thì chưa thấy thấy đâu.
    Đã là nguời VN ai chăng muốn các vận động viên của mình tiến bộ. Nhưng hãy nhìn thẳng vào sự thật, đứng mới thấy người ta có chút thành tích đã lăng xê này nọ -> làm hỏng chính vđv của mình. Đó mới chính là những kẻ hồ đồ và nóng vội.
    sign]<P><STRONG>"Never ague with an idiot, they will drag you down to their level then beat you with experience..." (Katjiusha)</STRONG></P>[/sign]

    và tooi cũng xin dừng tranh cãi ở đaya
  9. vmtien

    vmtien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    953
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đều thấy một sự thật hiển nhiên là trong cầu lông, đặc biệt là nội dung đơn nam, cách biệt 5 tuổi thực sự là một khoảng cách. Ngay trong cầu lông chuyên nghiệp, phần lớn các vđv đều từ giã ở tuổi 30 đối với mọi nội dung. Hãy so sánh TM (22t) với 1 ông (29t). Không thể so sánh là ?ochỉ mới? 29 tuổi được? nếu như vậy, xin lỗi đồng chí là đồng chí chẳng biết cái mama gì về cầu lông cả? Ngay cả một vđv đang ở giai đoạn đỉnh cao và có thứ hạng cũng không thể nói là luôn luôn như vậy. Thứ nhất, xét về mặt sinh lý, thể chất, sức khoẻ có chu kỳ, lúc cao lúc thấp, đấy là chưa kể đến chấn thương? Xin lạc đề một chút. Một vđv bất chấp chấn thương chiến đấu đến cùng có lẽ là vđv thích hợp với đánh nhau với enermy (1 thằng sống và 1 thằng chết) hơn là một VẬN ĐỘNG VIÊN. Mọi người chắc xem cuộc phỏng vấn TM sau trận đấu tranh giải ba và đã nghe TM kể về chất thương của mình. Chúng ta hoan ngênh ý chí, tinh thần thi đấu nhưng không nên hoan ngênh những lời nói thơ ngây như vậy! Thứ hai, xét dưới góc độ thi đấu, không phải bao giờ đã từng thắng là luôn luôn thắng cả. Hãy quan sát các trận đấu giữa Indo và China trong giải SC05 vừa rồi. Có trận XD, Indo thắng trước 1 séc nhưng 2 séc sau lại để thua với khoảng cách cỡ 7 quả. Ngay trong 1 trận đấu, thắng thua cũng khó mà nói trước được vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính môi trường, thời điểm, chiến thuật.. chứ không phải về trình độ chuyên môn.
    Có lẽ cái chuyên TM thắng Taufik thì mọi người hãy quay lại chuyện ngày xưa
    http://www.ttvnol.com/caulong/270680.ttvn thằng đấy có phải là cái thằng đang đứng trong top 10 đâu. MK? chả biết gì về điện cả!!!
    Còn về bình luận cái câu ?oCầu lông Việt Nam đã có những bước phát triển và tiến bộ vượt bậc so với điều kiện vật chất và khả năng đầu tư còn hạn chế của chúng ta?. Tôi xin dẫn ra đây 1 cái câu mà tôi đọc được ở đâu đó :D đại ý như sau ?ocái thằng nước ngoài nó khen ta giỏi thế thì chớ có tin vì thực ra nó muốn nói: chúng mày chẳng chịu học, đầu tư gì cả sao mà?. lại như vậy?. Tóm lại, thằng cha nó khen đểu đấy. Làm gì có chuyện hít khí trời uống nước lã mà phát triển được.
    Còn bàn về cái gọi là tốc độ phát triển vượt bậc của Vđv của chúng ta cũng phải xem xét lại. Vượt là vượt so với ta trước đây, chứ so với người ngoài thì chả đến đâu cả. Tôi cũng không phải là người sính ngoại, vì thực ra nước ngoài cũng đều đã và đang gặp những khó khăn như ta cả. Tôi cũng không hiểu sao người VN ta rất thích thành tích và lạc quan đến vậy. Đất nước ta rừng vàng và biển bạc? con người VN thông minh?mà sao lại nghèo đến như vậy!!!. Vì vậy, có lẽ không nên quá lạc quan để đưa các vđv của chúng ta lên mây? thành tích lớn quá, tự hào quá để rồi chết trong ánh hào quang đó?Cái này gọi là ?oếch ngồi chết dưới bể phốt?. Có lẽ nên nhìn nhận ở góc độ cần phải đầu tư thêm, còn yếu kém còn phải phấn đấu cật lực? vì còn thua kém người ta nhiều lắm thì mới tiến bộ được.
    Lại bàn về tư tưởng ủng hộ đội nhà, tôi khi xem vđv Vn cũng muốn đội mình thắng lắm chứ, cũng muốn cổ vũ, nhảy vào các tv để hò hét lắm chứ. Vì vậy, cái khách quan ở đây phải nhìn dưới cả hai góc độ: mặt được và chưa được. Cái được của ta chưa là gì đâu, còn kém lắm? Không thể phủ nhận là đầu tư của TP. HCM cho cầu lông (sân bãi, cầu thủ), cũng như đội tuyển cl của TP hiện đang dẫn đầu trong cả nước. Tuy nhiên, các thế hệ kế cận của chúng ta là ai? Có được tuyển chọn, đầu tư cẩn thận không? Hết đời cầu thủ thì làm gì? Điều đó thì cho dù vđv VN có đạt được tốc độ phát triển vượt bậc như nêu trên thì cũng không giải quyết được vấn đề đó.
    Lại bàn về chuyện đưa vđv ra nước ngoài tập huấn, chúng ta đưa vđv ra nuớc ngoài nhưng đi đâu, đến tỉnh nào, tập huấn với ai, hlv nào, có đẳng cấp ra sao, cọ sát với vđv ở trình độ nào? có trời mà biết được?để rút cục là các vđv có mác là ?ođã được đào tạo, tập huấn ở nước ngoài?. Nói ngoa một chút, lấy ví dụ so sánh chuyến đi tập huấn ở TQ của vđv ta, nếu đến các tỉnh của TQ kiểu như Đắc Nông, hay kiểu lên Tây Bắc...ở ta thì có nên gọi là đã tập huấn ở TQ không?
    Mất điện nên lắm lời, xin các member khác lượng thứ!!! :D
  10. dreathknightinlove

    dreathknightinlove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    1
    Qua lời các bác phân tích và xem thực tế thi đấu thì em thấy giải này tổ chức ra chỉ để cho các bác nhà ta tự sướng, chứ còn cái khoản cọ sát chuẩn bị tranh huy chương ở SEA GAME thì không khả thi cho lắm

Chia sẻ trang này