1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số phản ứng của cơ thể khi vận hành khí công

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi vocucthu72, 26/09/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    NHỮNG PHẢN ỨNG CƠ THỂ KHI TẬP NỘI CÔNG KHÍ CÔNG
    1.Ngứa: Đầu là tông của Tam dương. Bình thường cơ ở đầu ít vận động, từ đó mất dần công năng hoạt động, nên kinh lạc ở đó không phát huy hết khả năng của mình, khi chân khí vận hành qua đó, xuất hiện kích thích nên da đầu bị ngứa lạ kì, gặp trường hợp này, không nên dừng khí để gãi làm thế sẽ bế khí cơ lại, mà chỉ nên vuốt hoặc xoa nhẹ giúp khí đi qua, hoặc cứ để vậy khi kinh lạc thông, tự khắc hết ngứa ( hiện tượng này có thể xuất hiện một lần hoặc nhiều lần ).
    2. Tê: Khi hành khí tình trạng này gây ảo giác thông khí nhưng thực chất chưa thông, thường xảy ra ở chỗ kinh lạc phủ tạng đi qua. Tập trên 10 ngày thì hết ( tùy thể trạng ).
    3. Phát nhiệt: khi luyện khí công sẽ thấy đầu nóng lên, cái nóng di chuyển dần xuống dưới rốn 2 thốn, đan điền nóng, eo nóng, đó là hiện tượng chân khí trỗi dậy, tiếp theo chân tay nóng, toàn thân nóng hiện tượng đại khí lưu chảy dào dạt. Khi đó những chỗ nào cơ thể có mầm bệnh sẽ thấy nóng rát và bệnh sẽ bị tiêu trừ dần.
    4. Chướng căng: Sau khi nhập tĩnh, chân khí vận hành, sẽ có cảm giác da căng lên, dặc biệt tay chân rất nhạy cảm. Đây là cảm giác bước đầu khi khí thông kinh lạc.
    5. Đại: Ảo giác thân thể to lớn hẳn lên, chân khi thông suốt mao mạch nở ra, các bộ phận của cơ thể đều có cảm giác căng đầy, khi sung mãn toàn thân, trôi chảy,lâu ngày hiện tượng này sẽ không còn nữa.
    6. Tiểu: Ảo giác thân thể nhỏ bé, đấy là vì chân khí từ ngoài vào trong, tập trung ở đan điền, không lâu sẽ hết.
    7. Khinh ( nhẹ ): Chân khi trong quá trinh vận hanhf, có lúc gây ảo giác bay bổng trong không trung, bồng bềnh như tiên, chân bước cảm giác nhệ tênh.
    8. Nặng: Chân khí xuôi xướng theo đà thở ra mà trầm xuống đan điền, thân thể cảm thấy nặng là thường. Đến khi đại khí thông hành suông sẻ cảm giác này sẽ mất.
    9. Mát: Sau khi tâm thận giao thông, cảm thấy luồng khí mát thấy tâm tỳ dễ chịu, là do nhâm đốc tuần hoàn, thiên địa giao thái, thận âm dồi dào.
    10. Sáng: Luyện công trình độ cao, bất chợt phát hiện có luồng sáng, khi ẩn khi hiện như ánh chớp, kinh lạc thông thoát cơ thể dồi dào, điện sinh vật tập trung nên phát ra luồng sáng.
    11. Thời khí: Mỗi lần thở ra cảm thấy có luồng khí nóng từ trên xuống , bụng dưới sôi ùng ục, nhu động ruột tăng mạnh. Đó là vì chân khí tràn vào bụng dưới, công năng đường ruột có sự thay đổi.

Chia sẻ trang này