1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số suy nghĩ về ngành Đóng tàu Việt nam

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi Shipvn, 22/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Shipvn

    Shipvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Một số suy nghĩ về ngành Đóng tàu Việt nam

    Việt Nam chúng ta chủ trương phát triển công nghiệp đóng tàu, chắc các bạn đã biết. Theo tôi, đó là một hướng đi đúng đắn không chỉ cho ngành đóng tàu VN mà cho ngành công nghiệp nói chung. Ngành CN đóng tàu chúng ta đã đạt được những thành tích to lớn trong thời gian vừa qua.
    "Từ 22 đơn vị năm 1996, đến nay ngành công nghiệp đóng tàu VN đã có 75 đơn vị thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng. Năm 2003, tổng sản lượng toàn ngành đạt hơn 5.330 tỉ đồng, tăng 10 lần so với năm 1996 và về đích trước hai năm trong kế hoạch phát triển đến năm 2005.
    Năm 2010, toàn ngành phấn đấu đóng 5 triệu tấn tàu, trong đó 3 triệu tấn cho nhu cầu trong nước và 2 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Ngoài tàu 53.000 tấn, VN đang triển khai đóng tàu chở dầu thô 100.000 tấn. "(Trích từ bài "Dấu đo? mới trên ba?n đô? đóng ta?u thế giới" của Vnexpres).
    Tuy nhiên, phần lớn các tàu được đóng tại các nhà máy đều có "tác giả" thiết kế là các công ty thiết kế tàu của nước ngoài.
    Theo tôi nhận thấy, ngành thiết kế tàu của chúng ta chưa thể đáp ứng được nhu cầu đóng tàu trong nước. Ngành thiết kế tàu cần được quan tâm,đầu tư phát triển hơn nữa. Còn bạn thì sao?
    Với mong muốn được trao đổi, thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên ngành đóng tàu nói chung và thiết kế tàu nói riêng, mời các bạn yêu thích những con tàu và biển cả tham gia ý kiến.
  2. Shipvn

    Shipvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Về chủ đề này, mình giới thiệu với các bạn một số bài báo, thông tin liên quan đến ngành đóng tàu để các bạn tham khảo thêm, coi như "đọc báo giùm bạn" vậy.
    Con tàu đầu tiên khai triển, hạ liệu bằng máy tính.
    Bài báo của Nguyễn Ngọc Học
    Lần đầu tiên tại Việt Nam, một con tàu 12500DWT đã được thiết kế thi công phần vỏ hoàn toàn bằng máy tính với những ưu điểm đáng kể.
    Ngày 30/7/2004, tàu hàng 12500 DWT đóng cho chủ tàu Vinalines đã đuợc đấu đà xong tại nhà máy đóng tàu Hạ Long. Ðây là con tàu đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế thi công (phóng dạng vỏ, khai triển kết cấu và hạ liệu) toàn bộ phần vỏ bằng phần mềm ShipConstructor trên máy tính. Kết quả lắp ráp và đấu đà cho thấy tiến độ thi công nhanh, vỏ tàu trơn nhẵn và đẹp, được các chuyên gia đăng kiểm NK, các cán bộ kỹ thuật trong ngành và các đoàn tham quan của các công ty nước ngoài khen ngợi.
    Thành công này đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ đóng tàu Việt Nam, khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đi tắt đón đầu của Tổng công ty và nhà máy đóng tàu Hạ Long. Trong đó, quyết tâm, sự chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo và hệ thống điều hành thông suốt của nhà máy có một vai trò rất lớn.
    Trong quá trình thi công phần vỏ con tàu này, một loạt các công nghệ mới đã đuợc đưa vào áp dụng:
    1. Thiết kế thi công vỏ và kết cấu hoàn toàn bằng máy tính (do công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghệ Tàu thủy thực hiện). Thay thế hoàn toàn việc phóng dạng, khai triển trên sàn phóng. Ðặc biệt đây là một con tàu có dạng vỏ phức tạp có độ cong hông và mũi quả lê.
    2. Cắt tự động hoàn toàn bằng máy cắt CNC sau khi nhận bản hạ liệu trên máy tính đưa sang máy cắt. Bản hạ liệu được phần mềm tự động thực hiện sắp xếp tối ưu các chi tiết trên từng tờ tôn. Bỏ qua các công đoạn hạ liệu, lấy dấu bằng tay.
    3. Sử dụng các bản tổng hợp vật tư do phần mềm tự động tạo ra. Trong đó số lượng, trọng lượng, trọng tâm từng chi tiết, từng phân, tổng đoạn được tính chính xác.
    4. Gia công các chi tiết, phân tổng đoạn chính xác. Do đó các chi tiết được cắt chính xác ngay, không để lượng dư lắp ráp (chỉ để lượng dư đấu đà).
    5. Hàn lắp bằng mối hàn lót sứ, năng suất cao, tiết kiệm vật tư và rút ngắn thời gian thi công.
    6. Áp dụng bệ khuôn xoay khi gia công các phân đoạn mạn. Các số liệu cần thiết cho bệ khuôn được phần mềm tạo tự động. Bệ khuôn xoay giúp tiết kiệm vật tư bệ khuôn, dễ lắp ráp, dễ hàn.
    7. Sử dụng các bản vẽ lắp ráp dạng phối cảnh. Các bản vẽ này dễ đọc, giảm nhầm lẫn, làm tăng nhanh tiến độ lắp ráp.
    8. Sử dụng máy trắc đạc laser để kiểm tra kích thước trong quá trình lắp ráp.
    Thành công này giúp cho nhà máy đóng tàu Hạ Long hoàn toàn tin tưởng và có cơ sở chuẩn bị cho việc đóng tàu 53000 DWT xuất khẩu. Công ty Kỹ thuật và Công nghệ Tàu thủy cũng có khả năng nhận được một số hợp đồng thiết kế thi công cho các công ty thiết kế nước ngoài.
    Hiện nay, nhà máy và công ty đang phối hợp nghiên cứu triển khai tiếp các công việc: đưa vào sử dụng máy cắt plasma có bộ phận vạch dấu tự động, đi ống và đi hệ thông gió trên máy tính, uốn ống và uốn sườn trên máy uốn CNC, chế tạo hoàn chỉnh các tổng đoạn trước khi đấu đà,...
  3. Shipvn

    Shipvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Về chủ đề này, mình giới thiệu với các bạn một số bài báo, thông tin liên quan đến ngành đóng tàu để các bạn tham khảo thêm, coi như "đọc báo giùm bạn" vậy.
    Con tàu đầu tiên khai triển, hạ liệu bằng máy tính.
    Bài báo của Nguyễn Ngọc Học
    Lần đầu tiên tại Việt Nam, một con tàu 12500DWT đã được thiết kế thi công phần vỏ hoàn toàn bằng máy tính với những ưu điểm đáng kể.
    Ngày 30/7/2004, tàu hàng 12500 DWT đóng cho chủ tàu Vinalines đã đuợc đấu đà xong tại nhà máy đóng tàu Hạ Long. Ðây là con tàu đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế thi công (phóng dạng vỏ, khai triển kết cấu và hạ liệu) toàn bộ phần vỏ bằng phần mềm ShipConstructor trên máy tính. Kết quả lắp ráp và đấu đà cho thấy tiến độ thi công nhanh, vỏ tàu trơn nhẵn và đẹp, được các chuyên gia đăng kiểm NK, các cán bộ kỹ thuật trong ngành và các đoàn tham quan của các công ty nước ngoài khen ngợi.
    Thành công này đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ đóng tàu Việt Nam, khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đi tắt đón đầu của Tổng công ty và nhà máy đóng tàu Hạ Long. Trong đó, quyết tâm, sự chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo và hệ thống điều hành thông suốt của nhà máy có một vai trò rất lớn.
    Trong quá trình thi công phần vỏ con tàu này, một loạt các công nghệ mới đã đuợc đưa vào áp dụng:
    1. Thiết kế thi công vỏ và kết cấu hoàn toàn bằng máy tính (do công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghệ Tàu thủy thực hiện). Thay thế hoàn toàn việc phóng dạng, khai triển trên sàn phóng. Ðặc biệt đây là một con tàu có dạng vỏ phức tạp có độ cong hông và mũi quả lê.
    2. Cắt tự động hoàn toàn bằng máy cắt CNC sau khi nhận bản hạ liệu trên máy tính đưa sang máy cắt. Bản hạ liệu được phần mềm tự động thực hiện sắp xếp tối ưu các chi tiết trên từng tờ tôn. Bỏ qua các công đoạn hạ liệu, lấy dấu bằng tay.
    3. Sử dụng các bản tổng hợp vật tư do phần mềm tự động tạo ra. Trong đó số lượng, trọng lượng, trọng tâm từng chi tiết, từng phân, tổng đoạn được tính chính xác.
    4. Gia công các chi tiết, phân tổng đoạn chính xác. Do đó các chi tiết được cắt chính xác ngay, không để lượng dư lắp ráp (chỉ để lượng dư đấu đà).
    5. Hàn lắp bằng mối hàn lót sứ, năng suất cao, tiết kiệm vật tư và rút ngắn thời gian thi công.
    6. Áp dụng bệ khuôn xoay khi gia công các phân đoạn mạn. Các số liệu cần thiết cho bệ khuôn được phần mềm tạo tự động. Bệ khuôn xoay giúp tiết kiệm vật tư bệ khuôn, dễ lắp ráp, dễ hàn.
    7. Sử dụng các bản vẽ lắp ráp dạng phối cảnh. Các bản vẽ này dễ đọc, giảm nhầm lẫn, làm tăng nhanh tiến độ lắp ráp.
    8. Sử dụng máy trắc đạc laser để kiểm tra kích thước trong quá trình lắp ráp.
    Thành công này giúp cho nhà máy đóng tàu Hạ Long hoàn toàn tin tưởng và có cơ sở chuẩn bị cho việc đóng tàu 53000 DWT xuất khẩu. Công ty Kỹ thuật và Công nghệ Tàu thủy cũng có khả năng nhận được một số hợp đồng thiết kế thi công cho các công ty thiết kế nước ngoài.
    Hiện nay, nhà máy và công ty đang phối hợp nghiên cứu triển khai tiếp các công việc: đưa vào sử dụng máy cắt plasma có bộ phận vạch dấu tự động, đi ống và đi hệ thông gió trên máy tính, uốn ống và uốn sườn trên máy uốn CNC, chế tạo hoàn chỉnh các tổng đoạn trước khi đấu đà,...
  4. intraco

    intraco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Hello everybody!
    Tui xin được tham gia diễn đàn này nhé vì tôi thấy rất thích nó. Công nghệ đóng tàu 12.500DWT của Nhà Máy đóng tàu Hạ Long là một thành công lớn của Nhà máy. Hiện nay đang đóng mới 8 tàu 53.000DWT thì không biết nhà máy sử dụng công nghệ như thế nào? Ai nói cho tôi biết với!!!! Nghe nói Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Nam Triệu ở Hải phòng cũng đang đóng mới tàu 53.000DWT. Ai có tài liệu nào liên quan đến loại tàu này xin post lên mạng để chia sẻ cùng nhau nghe.
  5. intraco

    intraco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Hello everybody!
    Tui xin được tham gia diễn đàn này nhé vì tôi thấy rất thích nó. Công nghệ đóng tàu 12.500DWT của Nhà Máy đóng tàu Hạ Long là một thành công lớn của Nhà máy. Hiện nay đang đóng mới 8 tàu 53.000DWT thì không biết nhà máy sử dụng công nghệ như thế nào? Ai nói cho tôi biết với!!!! Nghe nói Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Nam Triệu ở Hải phòng cũng đang đóng mới tàu 53.000DWT. Ai có tài liệu nào liên quan đến loại tàu này xin post lên mạng để chia sẻ cùng nhau nghe.
  6. risktd85

    risktd85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    chào mấy pác em cũnng thấy thích chủ đề này nhưng kiến thức của em lại bị hạn chế nên mong mấy pác post bài cho em học hỏi nhé
  7. risktd85

    risktd85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    chào mấy pác em cũnng thấy thích chủ đề này nhưng kiến thức của em lại bị hạn chế nên mong mấy pác post bài cho em học hỏi nhé
  8. intraco

    intraco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin được đóng góp một bài báo này để mọi người cùng đọc và cho ý kiến bình luận nhé.
    Nhà máy đóng tàu ảo, một phương hướng mới trong tổ chức, quản lý đóng tàu.
    Lời người dịch: ứng dụng Công nghệ Thông tin trong đóng tàu hiện nay không những là một điều tất yếu mà còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các dự án nâng cấp các nhà máy đóng tàu trên thế giới. Ví dụ: trong Chương trình Nghiên cứu Khoa học quốc gia về Đóng tàu của Mỹ, tỷ trọng dành cho Công nghệ Thông tin (hạng mục Công nghệ Hệ thống) chiếm tới 29% tổng vốn đầu tư, lớn nhất trong các hạng mục đầu tư (đứng thứ nhì là đầu tư trực tiếp cho nâng cấp công nghệ đóng tàu ?" 26%, tiếp theo là Công nghệ thiết kế và vật liệu ?" 20%).
    Ở quy mô từng nhà máy đóng tàu hiện không chỉ tin học hóa từng công đoạn quản lý và sản xuất (thiết kế thi công, cắt tôn, uốn ống, quản lý vật tư, kế toán,...). Đã xuất hiện một xu hướng mới mô hình hóa toàn bộ quá trình đóng tàu dưới dạng mô hình ảo 3 chiều trên máy tính (có thể hình dung đơn giản như dựng một phim hoạt hình toàn bộ tiến trình đóng một con tàu) hay còn gọi là hệ thống đóng tàu số hóa (Digital Shipbuiding System) hoặc Nhà máy đóng tàu ảo (Virtual Shipyard). Trong mô hình nhà máy đóng tàu ảo có mô hình của các sản phẩm (phân, tổng đoạn, cả con tàu...), mô hình các công đoạn (vận chuyển, cắt tôn, ....) và mô hình các tài nguyên của nhà máy (triền đà, ụ, bãi lắp ráp, cần cẩu,....) với các kích thước thật, dữ liệu thật (trọng lượng, tốc độ,...). Mô hình ảo này là công cụ để thực hiện việc lập kế hoạch đóng một con tàu cụ thể và thiết kế thi công con tàu đó (dưới đây ta gọi chung là quá trình thiết kế sản xuất). Hiện nay việc thiết kế thi công (phóng dạng, hạ liệu, lập bản vẽ lắp ráp các phân tổng đoạn,..) đều đã được thực hiện trên mô hình 3 chiều của tàu. Tuy nhiên việc lập kế hoạch đóng vẫn còn được thực hiện trên giấy, bằng lời văn là chính, dựa theo kinh nghiệm và không thể kiểm tra trước được. Mô hình nhà máy đóng tàu ảo cho phép lập kế hoạch chi tiết trên mô hình như thật, đo được cả thời gian thực hiện các công đoạn. Do đó sẽ tận dụng tối đa tài nguyên nhà máy (tổ chức vận chuyển, xếp dỡ hợp lý; tận dụng diện tích bãi lắp ráp; ...) và điều rất quan trọng là cho từng công đoạn hoạt động để kiểm tra xem có trục trặc, sai sót gì không. Sau khi tàu được đóng thử trên mô hình như vậy, kết quả cuối cùng sẽ được xuất ra dưới hai dạng: lệnh sản xuất cho người và mã lệnh cho các máy NC. Tóm lại, mô hình ảo cho phép thử đóng một con tàu trên máy tính để tìm ra cách đóng tối ưu nhất để nâng cao tính cạnh tranh của nhà máy (giá thành đóng thấp nhất, chất lượng cao nhất và thời gian đóng nhanh nhất).
    Cũng cần lưu ý là đây là một xu hướng mới đang được nghiên cứu ứng dụng. Nên ảo hóa nhà máy chi tiết đến mức nào, cách lập kế hoạch trên mô hình ảo ra sao, hiệu quả thực tế của cách làm này như thế nào là những câu hỏi còn chờ thực tế trả lời.
    Dưới đây xin giới thiệu một số thông tin (đã được biên soạn lại chút ít) để các bạn tham khảo.

    Nhà máy đóng tàu số hóa làm biến đổi ngành đóng tàu (Digital dockyard to transform shipbuilding).

    Tóm tắt: Một tổ hợp nghiên cứu đang tiến hành một dự án nghiên cứu tổng hợp để mô phỏng và tối ưu hóa toàn bộ quá trình đóng tàu và xây dựng một hệ thống đóng tàu số hóa.
    Delmia, một công ty thuộc tập đoàn Dassault đã thông báo rằng một tổ hợp (consortium) nghiên cứu đứng đầu bởi Trung tâm số hóa đổi mới ngành đóng tàu (Digital Shipbuilding Innovation Center-DSIC) thuộc trường đại học Quốc gia Seoul đã chọn giải pháp của Delmia để tiến hành một dự án nghiên cứu tổng hợp nhằm xây dựng một hệ thống đóng tàu số hóa (digital shipbuilding system) cho công ty Công nghiệp nặng Samsung (Samsung Heavy Industries Co., Ltd ?" SHI).
    Delmia là một công ty hàng đầu cung cấp giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm 3 chiều cho các ngành kỹ thuật sử dụng phương pháp sản ********* (lean manufacturing).
    Các sản phẩm IGRIP và QUEST của Delmia sẽ được ứng dụng để xây dựng một hệ thống đóng tàu số hóa thế hệ tương lại kết hợp với những thực tiễn tốt nhất của ngành đóng tàu hiện tại.
    Hệ thống đóng tàu số hóa này sẽ mô phỏng và tối ưu hóa toàn bộ quá trình đóng tàu trong một môi trường ảo từ giai đoạn thiết kế ban đầu tới lúc hạ thủy tàu.
    Dự án này thu hút được sự quan tâm như một bước ngoặt trong quá trình đổi mới ngành đóng tàu truyền thống.
    SHI dự định đầu tư 5 triệu USD cho dự án kéo dài trong 3 năm bắt đầu từ cuối năm 2004. Dự án được chờ đợi không chỉ làm tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng tàu mà còn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của công nghệ đóng tàu Hàn quốc.
    Tiến sỹ Jong Gye Shin, giáo sư khoa Kỹ thuật biển và Đóng tàu trường đại học Quốc gia Seoul và là người lãnh đạo trung tâm DSIC nói:? Khả năng cạnh tranh trong tương lai của các nhà máy đóng tàu đến từ việc số hóa đổi mới các quá trình sản xuất và số hóa các tài nguyên của nhà máy?
    Các giải pháp sản xuất số hóa của Delmia cho phép dễ dàng mô hình hóa các quá trình sản xuất phức tạp và các tài nguyên của nhà máy đóng tàu SHI.
    Sau dự án, SHI sẽ điều hành hai nhà máy đóng tàu: một nhà máy thực và một nhà máy ảo tại Koje. Tiến sỹ Seong-Yong Han, phó chủ tịch, lãnh đạo trung tâm Nghiên cứu Phát triển của SHI nói :?Hàn quốc cần phải tích hợp các công nghệ Tin học hàng đầu thế giới như các giải pháp của Delmia với các công nghệ đóng tàu chưa từng có của Hàn quốc để củng cố địa vị thống trị của ngành đóng tàu Hàn quốc trên thị trường thế giới. Mục tiêu của SHI là xây dựng một hệ thống quản lý đóng tàu tích hợp bằng mô phỏng số hóa. Hệ thống này sẽ nâng cao năng suất của nhà máy, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất và đánh giá được hiệu quả sản xuất một cách chi tiết, cụ thể.?
    Peter Schmitt, phó chủ tịch phát triển Kinh doanh và Marketing toàn cầu của Delmia nói :?Chúng tôi vô cùng vinh dự được SHI chọn các sản phẩm IGRIP và QUEST là công cụ trình diễn 3 chiều để mô phỏng toàn bộ các quá trình đóng tàu. Chúng tôi tin chắc rằng quyết định đó sẽ mang lại lợi ích cho SHI qua việc cải thiện một cách đáng kể các quá trình đóng tàu. Ngoài ra, những giải pháp này sẽ rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường nhờ vào sự kết hợp giữa thực tiễn đóng tàu ưu việt của SHI và công nghệ sản xuất số hóa hàng đầu của Delmia.?
    Về SHI ?" công ty công nghiệp nặng Samsung (SHI) là một thành viên then chốt trong tập đoàn Samsung. SHI là một tổ chức có tính tích hợp cao cung cấp một loạt các dịch vụ trong ngành đóng tàu. SHI hoạt động trong ba lĩnh vực: đóng tàu và dàn khoan, chế tạo các hệ thống điều khiển số và xây dựng.
    Về tổ hợp nghiên cứu- tổ hợp nghiên cứu thành lập tháng 2/2002 đứng đầu bởi giáo sư Jong Gye Shin thuộc trung tâm Số hóa đổi mới ngành đóng tàu của trường đại học Quốc gia Seoul. Giáo sư cũng là nhà nghiên cứu chính của tổ hợp này.
    Các bên tham gia tổ hợp gồm tám trường đại học, hai công ty, viện Nghiên cứu Biển và Tàu thủy Hàn quốc.
    Về Delmia- Delmia là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp sản xuất số hóa tinh, tập trung chủ yếu vào các phần mềm dùng mô phỏng các quá trình sản xuất.
    Delmia phục vụ cho những ngành công nghiệp mà việc tối ưu hóa các quá trình sản xuất có ý nghĩa sống còn như: chế tạo ôtô, công nghiệp vũ trụ, các ngành chế tạo và lắp ráp, điện và điện tử, hàng tiêu dùng, xây dựng nhà máy và đóng tàu.
    Giải pháp Quản lý Vòng đời Sản phẩm (Product Lifetime management- PLM) version 5 của IBM dành cho ngành đóng tàu số hóa: Nhà máy đóng tàu ảo
    ?Nhà máy đóng tàu ảo (the Virtual Shipyard)
    Các nhà máy đóng tàu trên toàn thế giới đang tiến hành các công tác nâng cấp lớn nhằm một mục tiêu - hợp lý hóa sản xuất. Mở rộng vùng nước, xây dựng các phân xưởng lắp ráp lớn, trang bị các cần cẩu có sức nâng lớn, cải tiến việc xếp dỡ vật tư, hiện đại hóa các dây chuyền lắp ráp, trang bị các dây chuyền hàn panel tự động và các thiết bị uốn ống tích hợp ?" đó chỉ là một số ít trong những công tác nâng cấp đang thực hiện. Tại sao các nhà máy đóng tàu phải làm những công việc nâng cấp đó? Câu trả lời là ngành kinh tế đóng tàu đang thay đổi và chỉ có những nhà máy nào thích ứng được và tổ chức được sản ********* giản mới có thể thắng thầu được đóng những con tàu mới và mới kiếm được lợi nhuận cao.
    Nhiều nhà máy đáp ứng với tình hình kinh tế thay đổi bằng cách dựa ngày càng nhiều hơn vào những nhà thầu phụ và đóng các phân tổng đoạn ngày càng lớn hơn. Cái cách ?ođóng tàu ở khắp nơi? đó buộc nhà máy phải tận dụng khả năng của từng nơi, thiết lập được các quá trình sản xuất tối ưu để có thể hoàn tất các bộ phận đúng lúc cần thiết. Nhiều hệ thống trong dây chuyền sản xuất phải được thiết lập sao cho trong tương lai chúng có thể dễ dàng chuyển đổi sang các công nghệ mới. Việc điều phối các nguồn cung cấp từ bên ngoài với quá trình sản xuất bên trong cần phải chính xác hơn bao giờ hết. Và khi có một số tàu được đóng đồng thời, cần phải tận dụng được các thiết bị chủ yếu cũng như diện tích sản xuất một cách tốt nhất. Tất cả những thách thức đó đã làm cho việc tổ chức sản xuất số hóa trở nên quan trọng nổi bật.
    ?Sản xuất số hóa (Digital Manufacturing)
    Sản xuất số hóa là gì? Về cơ bản đó là kỹ thuật tin học dùng để xác định và mô phỏng trên máy tính tất cả các công đoạn cần thiết cho việc chế tạo ra một sản phẩm (chế tạo các phân tổng đoạn, lắp máy, đấu đà, uốn ống v.v...), thử các công đoạn đó hoàn chỉnh, tạo ra các lệnh sản xuất để thực hiện các bước đó (Nói cách khác đó là việc mô phỏng toàn bộ quá trình đóng tàu trên máy tính, sắp xếp sao cho hợp lý nhất, chạy thử trên máy tính để chắc chắn là thực hiện được từ đó mới tạo ra một loạt lệnh sản xuất cho người và máy trong sản xuất thực- lời người dịch). Các giai đoạn của sản xuất số hóa gồm: Lập kế hoạch sản xuất; Chi tiết hóa kế hoạch và thông qua; Mô hình hóa và Mô phỏng hóa các tài nguyên; Xuất ra các dữ liệu thi công và lệnh thi công. Ba mục tiêu quan trọng nhất của Sản xuất số hóa là rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất; giảm bớt tối đa các công việc trùng lắp và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân công. Sản xuất số hóa tập trung vào việc giảm các phương án lịch sản xuất, tránh các điều kiện sản xuất không phù hợp, khó thực hiện, giảm việc thay đổi lệnh sản xuất sau khi thiết kế đã hoàn chỉnh và rút ngắn thời gian chuyển đổi khi có thay đổi hoặc có các sự kiện chưa lường trước. Vì việc đóng tàu ngày nay đã trở thành cố gắng hợp tác chung của các nhà cung cấp và thường cũng còn là sự hợp tác của một vài nhà máy đóng tàu nên một mục tiêu nữa của sản xuất số hóa là tăng tối đa việc lắp ráp thiết bị trong quá trình đóng các tổng đoạn, duyệt sớm thiết kế thi công, tăng vòng quay các thiết bị và giảm tối đa công thực hiện.
    ? Các lợi ích của Nhà máy đóng tàu ảo (Benefits of a Virtual Shipyard)
    Trên cơ sở ngành kinh tế đóng tàu mới, một giải pháp Sản xuất số hóa lý tưởng là giải pháp tạo nên một cầu nối giữa việc thiết kế sản xuất (lập kế hoạch và thiết kế thi công) và sản xuất, cho phép lập kế hoạch trên cơ sở mô hình sản xuất mô phỏng trên máy tính không cần phải có mô hình mẫu thật. Sản xuất số hóa diễn ra trong một môi trường ảo, có sự đóng góp của nhiều bộ phận trong nhà máy (thay cho việc chỉ do riêng phòng kế hoạch điều độ thực hiện) và đem lại những lợi ích sau:
    · Thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa thiết kế sản xuất.
    · Tạo ra các chi tiết từ các yêu cầu chức năng.
    · Tạo ra các dữ liệu sản xuất từ việc lập kế hoạch.
    · Kiểm nghiệm được kế hoạch là khả thi và hiệu quả.
    · Hỗ trợ việc giao các vật tư, thiết bị, bán thành phẩm,.. đúng lúc.
    · Tạo ra các ứng dụng sử dụng kho dữ liệu sản phẩm, công đoạn và tài nguyên chung.
    ? Phần mềm IBM PLM version 5 và sản xuất số hóa.
    IBM PLM có hai cơ sở dữ liệu chính: Trung tâm Kỹ thuật và Trung tâm Sản xuất. Hai cơ sở dữ liệu này lưu giữ tất cả các số liệu cần thiết để tích hợp giữa phần mềm thiết kế thi công CATIA và phần mềm mô phỏng sản xuất DELMIA. Dữ liệu trong Trung tâm Sản xuất có các đặc điểm:
    · Các giải pháp và dữ liệu đã có từ trước.
    · Các dữ liệu được lưu giữ trong mối quan hệ logic để chỉ cần nhập một lần.
    · Có thể tạo các báo cáo về thực tại bất kỳ lúc nào trong quá trình lập kế hoạch sản xuất.
    · Tăng cường độ chính xác của công tác lập kế hoạch sản xuất dựa trên những dữ liệu chính xác.
    · Cung cấp cho mọi người dữ liệu cập nhật mới nhất.
    · Phản ánh ngay lập tức mọi sự thay đổi.
    Trong giai đoạn thiết kế sản xuất tổng quát, phần mềm cho phép tổ chức một cách hiệu quả các cụm chế tạo tại nhà máy và tại các nhà thầu phụ. Toàn bộ quá trình đóng tàu thể hiện trong môi trường Sản xuất số hóa sẽ giúp phát hiện các vấn đề sớm, chi phí do việc thay đổi quá trình sẽ là tối thiểu.
    Trong giai đoạn thiết kế sản xuất chi tiết, kế hoạch chi tiết và thiết kế thi công chi tiết được hoàn chỉnh rồi kiểm tra và điều chỉnh trong môi trường 3D trên máy tính. Sau đó sẽ tạo ra các bản vẽ thi công 3D cho các phân xưởng tạo nên sự nhất quán từ khâu lập kế hoạch tổng quát đến khâu thi công. Môi trường Sản xuất số hóa ở đây bao gồm: xây dựng hệ thống đóng một con tàu cụ thể, lập kế hoạch triển khai các giai đoạn, các bước, các công đoạn, kiểm tra thứ tự các bước, các công đoạn bằng việc mô phỏng trên máy tính. Các chức năng của chương trình gồm: lập kế hoạch, kiểm tra kế hoạch, đo thời gian thực hiện từng công đoạn, bố trí mặt bằng sản xuất, kiểm tra các điều kiện nhân thể học, rô bốt hóa, mô phỏng máy NC, mô phỏng luồng sản phẩm, vật tư, quản lý sản xuất và tạo các lệnh sản xuất (bản vẽ thi công) 3D.
    ?Ứng dụng tại các nhà máy đóng tàu (Implementation in Shipyards)
    Nhiều nhà máy đóng tàu trên thế giới đã tích cực ứng dụng các chương trình sản xuất số hóa. Một số ví dụ quan trọng nêu dưới đây:
    Thiết kế thi công tàu LPD-17 LPD 17 là loạt tàu đổ bộ đệm khí tương lai của Hải quân Mỹ. Trước đây việc đóng tàu bắt đầu thực hiện khi mới xong khoảng 20-30% thiết kế thi công. Việc đó dẫn đến nhiều công việc trùng lắp, tốn thời gian sau này. Nhờ những công cụ mô phỏng sản xuất của hãng DELMIA, khoảng 80% thiết kế được hoàn thành trước khi bắt đầu cắt thép. Trong dự án đóng tàu LPD17, thép chỉ được cắt và hàn sau khi mọi công đoạn đã được mô phỏng và kiểm định trên máy tính do đó tránh được các công việc trùng lắp, cắt sai và hàn đi hàn lại.
    Nhà máy đóng tàu Samsung Heavy Industries(SHI) đã tối ưu hóa dây chuyền sản xuất panel dùng phần mềm QUEST. Nhà máy đang triển khai bước tiếp theo của hệ thống đóng tàu số hóa kết hợp với những thực tiễn đóng tàu tiên tiến nhất. Hệ thống đóng tàu số hóa này được xây dựng để mô phỏng và tối ưu hóa toàn bộ quá trình đóng mới một con tàu trên máy tính. Dự án này thu hút được sự quan tâm của ngành đóng tàu, đánh dấu một cột mốc trong quá trình đổi mới ngành công nghiệp đóng tàu truyền thống. Dự án sẽ thực hiện trong 3 năm. Đến cuối năm 2004 dự kiến dự án sẽ mang lại những thay đổi rõ rệt trong việc giảm chi phí đóng tàu, nâng cao chất lượng đóng.
    và còn nhiều ví dụ khác...
  9. intraco

    intraco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin được đóng góp một bài báo này để mọi người cùng đọc và cho ý kiến bình luận nhé.
    Nhà máy đóng tàu ảo, một phương hướng mới trong tổ chức, quản lý đóng tàu.
    Lời người dịch: ứng dụng Công nghệ Thông tin trong đóng tàu hiện nay không những là một điều tất yếu mà còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các dự án nâng cấp các nhà máy đóng tàu trên thế giới. Ví dụ: trong Chương trình Nghiên cứu Khoa học quốc gia về Đóng tàu của Mỹ, tỷ trọng dành cho Công nghệ Thông tin (hạng mục Công nghệ Hệ thống) chiếm tới 29% tổng vốn đầu tư, lớn nhất trong các hạng mục đầu tư (đứng thứ nhì là đầu tư trực tiếp cho nâng cấp công nghệ đóng tàu ?" 26%, tiếp theo là Công nghệ thiết kế và vật liệu ?" 20%).
    Ở quy mô từng nhà máy đóng tàu hiện không chỉ tin học hóa từng công đoạn quản lý và sản xuất (thiết kế thi công, cắt tôn, uốn ống, quản lý vật tư, kế toán,...). Đã xuất hiện một xu hướng mới mô hình hóa toàn bộ quá trình đóng tàu dưới dạng mô hình ảo 3 chiều trên máy tính (có thể hình dung đơn giản như dựng một phim hoạt hình toàn bộ tiến trình đóng một con tàu) hay còn gọi là hệ thống đóng tàu số hóa (Digital Shipbuiding System) hoặc Nhà máy đóng tàu ảo (Virtual Shipyard). Trong mô hình nhà máy đóng tàu ảo có mô hình của các sản phẩm (phân, tổng đoạn, cả con tàu...), mô hình các công đoạn (vận chuyển, cắt tôn, ....) và mô hình các tài nguyên của nhà máy (triền đà, ụ, bãi lắp ráp, cần cẩu,....) với các kích thước thật, dữ liệu thật (trọng lượng, tốc độ,...). Mô hình ảo này là công cụ để thực hiện việc lập kế hoạch đóng một con tàu cụ thể và thiết kế thi công con tàu đó (dưới đây ta gọi chung là quá trình thiết kế sản xuất). Hiện nay việc thiết kế thi công (phóng dạng, hạ liệu, lập bản vẽ lắp ráp các phân tổng đoạn,..) đều đã được thực hiện trên mô hình 3 chiều của tàu. Tuy nhiên việc lập kế hoạch đóng vẫn còn được thực hiện trên giấy, bằng lời văn là chính, dựa theo kinh nghiệm và không thể kiểm tra trước được. Mô hình nhà máy đóng tàu ảo cho phép lập kế hoạch chi tiết trên mô hình như thật, đo được cả thời gian thực hiện các công đoạn. Do đó sẽ tận dụng tối đa tài nguyên nhà máy (tổ chức vận chuyển, xếp dỡ hợp lý; tận dụng diện tích bãi lắp ráp; ...) và điều rất quan trọng là cho từng công đoạn hoạt động để kiểm tra xem có trục trặc, sai sót gì không. Sau khi tàu được đóng thử trên mô hình như vậy, kết quả cuối cùng sẽ được xuất ra dưới hai dạng: lệnh sản xuất cho người và mã lệnh cho các máy NC. Tóm lại, mô hình ảo cho phép thử đóng một con tàu trên máy tính để tìm ra cách đóng tối ưu nhất để nâng cao tính cạnh tranh của nhà máy (giá thành đóng thấp nhất, chất lượng cao nhất và thời gian đóng nhanh nhất).
    Cũng cần lưu ý là đây là một xu hướng mới đang được nghiên cứu ứng dụng. Nên ảo hóa nhà máy chi tiết đến mức nào, cách lập kế hoạch trên mô hình ảo ra sao, hiệu quả thực tế của cách làm này như thế nào là những câu hỏi còn chờ thực tế trả lời.
    Dưới đây xin giới thiệu một số thông tin (đã được biên soạn lại chút ít) để các bạn tham khảo.

    Nhà máy đóng tàu số hóa làm biến đổi ngành đóng tàu (Digital dockyard to transform shipbuilding).

    Tóm tắt: Một tổ hợp nghiên cứu đang tiến hành một dự án nghiên cứu tổng hợp để mô phỏng và tối ưu hóa toàn bộ quá trình đóng tàu và xây dựng một hệ thống đóng tàu số hóa.
    Delmia, một công ty thuộc tập đoàn Dassault đã thông báo rằng một tổ hợp (consortium) nghiên cứu đứng đầu bởi Trung tâm số hóa đổi mới ngành đóng tàu (Digital Shipbuilding Innovation Center-DSIC) thuộc trường đại học Quốc gia Seoul đã chọn giải pháp của Delmia để tiến hành một dự án nghiên cứu tổng hợp nhằm xây dựng một hệ thống đóng tàu số hóa (digital shipbuilding system) cho công ty Công nghiệp nặng Samsung (Samsung Heavy Industries Co., Ltd ?" SHI).
    Delmia là một công ty hàng đầu cung cấp giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm 3 chiều cho các ngành kỹ thuật sử dụng phương pháp sản ********* (lean manufacturing).
    Các sản phẩm IGRIP và QUEST của Delmia sẽ được ứng dụng để xây dựng một hệ thống đóng tàu số hóa thế hệ tương lại kết hợp với những thực tiễn tốt nhất của ngành đóng tàu hiện tại.
    Hệ thống đóng tàu số hóa này sẽ mô phỏng và tối ưu hóa toàn bộ quá trình đóng tàu trong một môi trường ảo từ giai đoạn thiết kế ban đầu tới lúc hạ thủy tàu.
    Dự án này thu hút được sự quan tâm như một bước ngoặt trong quá trình đổi mới ngành đóng tàu truyền thống.
    SHI dự định đầu tư 5 triệu USD cho dự án kéo dài trong 3 năm bắt đầu từ cuối năm 2004. Dự án được chờ đợi không chỉ làm tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng tàu mà còn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của công nghệ đóng tàu Hàn quốc.
    Tiến sỹ Jong Gye Shin, giáo sư khoa Kỹ thuật biển và Đóng tàu trường đại học Quốc gia Seoul và là người lãnh đạo trung tâm DSIC nói:? Khả năng cạnh tranh trong tương lai của các nhà máy đóng tàu đến từ việc số hóa đổi mới các quá trình sản xuất và số hóa các tài nguyên của nhà máy?
    Các giải pháp sản xuất số hóa của Delmia cho phép dễ dàng mô hình hóa các quá trình sản xuất phức tạp và các tài nguyên của nhà máy đóng tàu SHI.
    Sau dự án, SHI sẽ điều hành hai nhà máy đóng tàu: một nhà máy thực và một nhà máy ảo tại Koje. Tiến sỹ Seong-Yong Han, phó chủ tịch, lãnh đạo trung tâm Nghiên cứu Phát triển của SHI nói :?Hàn quốc cần phải tích hợp các công nghệ Tin học hàng đầu thế giới như các giải pháp của Delmia với các công nghệ đóng tàu chưa từng có của Hàn quốc để củng cố địa vị thống trị của ngành đóng tàu Hàn quốc trên thị trường thế giới. Mục tiêu của SHI là xây dựng một hệ thống quản lý đóng tàu tích hợp bằng mô phỏng số hóa. Hệ thống này sẽ nâng cao năng suất của nhà máy, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất và đánh giá được hiệu quả sản xuất một cách chi tiết, cụ thể.?
    Peter Schmitt, phó chủ tịch phát triển Kinh doanh và Marketing toàn cầu của Delmia nói :?Chúng tôi vô cùng vinh dự được SHI chọn các sản phẩm IGRIP và QUEST là công cụ trình diễn 3 chiều để mô phỏng toàn bộ các quá trình đóng tàu. Chúng tôi tin chắc rằng quyết định đó sẽ mang lại lợi ích cho SHI qua việc cải thiện một cách đáng kể các quá trình đóng tàu. Ngoài ra, những giải pháp này sẽ rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường nhờ vào sự kết hợp giữa thực tiễn đóng tàu ưu việt của SHI và công nghệ sản xuất số hóa hàng đầu của Delmia.?
    Về SHI ?" công ty công nghiệp nặng Samsung (SHI) là một thành viên then chốt trong tập đoàn Samsung. SHI là một tổ chức có tính tích hợp cao cung cấp một loạt các dịch vụ trong ngành đóng tàu. SHI hoạt động trong ba lĩnh vực: đóng tàu và dàn khoan, chế tạo các hệ thống điều khiển số và xây dựng.
    Về tổ hợp nghiên cứu- tổ hợp nghiên cứu thành lập tháng 2/2002 đứng đầu bởi giáo sư Jong Gye Shin thuộc trung tâm Số hóa đổi mới ngành đóng tàu của trường đại học Quốc gia Seoul. Giáo sư cũng là nhà nghiên cứu chính của tổ hợp này.
    Các bên tham gia tổ hợp gồm tám trường đại học, hai công ty, viện Nghiên cứu Biển và Tàu thủy Hàn quốc.
    Về Delmia- Delmia là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp sản xuất số hóa tinh, tập trung chủ yếu vào các phần mềm dùng mô phỏng các quá trình sản xuất.
    Delmia phục vụ cho những ngành công nghiệp mà việc tối ưu hóa các quá trình sản xuất có ý nghĩa sống còn như: chế tạo ôtô, công nghiệp vũ trụ, các ngành chế tạo và lắp ráp, điện và điện tử, hàng tiêu dùng, xây dựng nhà máy và đóng tàu.
    Giải pháp Quản lý Vòng đời Sản phẩm (Product Lifetime management- PLM) version 5 của IBM dành cho ngành đóng tàu số hóa: Nhà máy đóng tàu ảo
    ?Nhà máy đóng tàu ảo (the Virtual Shipyard)
    Các nhà máy đóng tàu trên toàn thế giới đang tiến hành các công tác nâng cấp lớn nhằm một mục tiêu - hợp lý hóa sản xuất. Mở rộng vùng nước, xây dựng các phân xưởng lắp ráp lớn, trang bị các cần cẩu có sức nâng lớn, cải tiến việc xếp dỡ vật tư, hiện đại hóa các dây chuyền lắp ráp, trang bị các dây chuyền hàn panel tự động và các thiết bị uốn ống tích hợp ?" đó chỉ là một số ít trong những công tác nâng cấp đang thực hiện. Tại sao các nhà máy đóng tàu phải làm những công việc nâng cấp đó? Câu trả lời là ngành kinh tế đóng tàu đang thay đổi và chỉ có những nhà máy nào thích ứng được và tổ chức được sản ********* giản mới có thể thắng thầu được đóng những con tàu mới và mới kiếm được lợi nhuận cao.
    Nhiều nhà máy đáp ứng với tình hình kinh tế thay đổi bằng cách dựa ngày càng nhiều hơn vào những nhà thầu phụ và đóng các phân tổng đoạn ngày càng lớn hơn. Cái cách ?ođóng tàu ở khắp nơi? đó buộc nhà máy phải tận dụng khả năng của từng nơi, thiết lập được các quá trình sản xuất tối ưu để có thể hoàn tất các bộ phận đúng lúc cần thiết. Nhiều hệ thống trong dây chuyền sản xuất phải được thiết lập sao cho trong tương lai chúng có thể dễ dàng chuyển đổi sang các công nghệ mới. Việc điều phối các nguồn cung cấp từ bên ngoài với quá trình sản xuất bên trong cần phải chính xác hơn bao giờ hết. Và khi có một số tàu được đóng đồng thời, cần phải tận dụng được các thiết bị chủ yếu cũng như diện tích sản xuất một cách tốt nhất. Tất cả những thách thức đó đã làm cho việc tổ chức sản xuất số hóa trở nên quan trọng nổi bật.
    ?Sản xuất số hóa (Digital Manufacturing)
    Sản xuất số hóa là gì? Về cơ bản đó là kỹ thuật tin học dùng để xác định và mô phỏng trên máy tính tất cả các công đoạn cần thiết cho việc chế tạo ra một sản phẩm (chế tạo các phân tổng đoạn, lắp máy, đấu đà, uốn ống v.v...), thử các công đoạn đó hoàn chỉnh, tạo ra các lệnh sản xuất để thực hiện các bước đó (Nói cách khác đó là việc mô phỏng toàn bộ quá trình đóng tàu trên máy tính, sắp xếp sao cho hợp lý nhất, chạy thử trên máy tính để chắc chắn là thực hiện được từ đó mới tạo ra một loạt lệnh sản xuất cho người và máy trong sản xuất thực- lời người dịch). Các giai đoạn của sản xuất số hóa gồm: Lập kế hoạch sản xuất; Chi tiết hóa kế hoạch và thông qua; Mô hình hóa và Mô phỏng hóa các tài nguyên; Xuất ra các dữ liệu thi công và lệnh thi công. Ba mục tiêu quan trọng nhất của Sản xuất số hóa là rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất; giảm bớt tối đa các công việc trùng lắp và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân công. Sản xuất số hóa tập trung vào việc giảm các phương án lịch sản xuất, tránh các điều kiện sản xuất không phù hợp, khó thực hiện, giảm việc thay đổi lệnh sản xuất sau khi thiết kế đã hoàn chỉnh và rút ngắn thời gian chuyển đổi khi có thay đổi hoặc có các sự kiện chưa lường trước. Vì việc đóng tàu ngày nay đã trở thành cố gắng hợp tác chung của các nhà cung cấp và thường cũng còn là sự hợp tác của một vài nhà máy đóng tàu nên một mục tiêu nữa của sản xuất số hóa là tăng tối đa việc lắp ráp thiết bị trong quá trình đóng các tổng đoạn, duyệt sớm thiết kế thi công, tăng vòng quay các thiết bị và giảm tối đa công thực hiện.
    ? Các lợi ích của Nhà máy đóng tàu ảo (Benefits of a Virtual Shipyard)
    Trên cơ sở ngành kinh tế đóng tàu mới, một giải pháp Sản xuất số hóa lý tưởng là giải pháp tạo nên một cầu nối giữa việc thiết kế sản xuất (lập kế hoạch và thiết kế thi công) và sản xuất, cho phép lập kế hoạch trên cơ sở mô hình sản xuất mô phỏng trên máy tính không cần phải có mô hình mẫu thật. Sản xuất số hóa diễn ra trong một môi trường ảo, có sự đóng góp của nhiều bộ phận trong nhà máy (thay cho việc chỉ do riêng phòng kế hoạch điều độ thực hiện) và đem lại những lợi ích sau:
    · Thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa thiết kế sản xuất.
    · Tạo ra các chi tiết từ các yêu cầu chức năng.
    · Tạo ra các dữ liệu sản xuất từ việc lập kế hoạch.
    · Kiểm nghiệm được kế hoạch là khả thi và hiệu quả.
    · Hỗ trợ việc giao các vật tư, thiết bị, bán thành phẩm,.. đúng lúc.
    · Tạo ra các ứng dụng sử dụng kho dữ liệu sản phẩm, công đoạn và tài nguyên chung.
    ? Phần mềm IBM PLM version 5 và sản xuất số hóa.
    IBM PLM có hai cơ sở dữ liệu chính: Trung tâm Kỹ thuật và Trung tâm Sản xuất. Hai cơ sở dữ liệu này lưu giữ tất cả các số liệu cần thiết để tích hợp giữa phần mềm thiết kế thi công CATIA và phần mềm mô phỏng sản xuất DELMIA. Dữ liệu trong Trung tâm Sản xuất có các đặc điểm:
    · Các giải pháp và dữ liệu đã có từ trước.
    · Các dữ liệu được lưu giữ trong mối quan hệ logic để chỉ cần nhập một lần.
    · Có thể tạo các báo cáo về thực tại bất kỳ lúc nào trong quá trình lập kế hoạch sản xuất.
    · Tăng cường độ chính xác của công tác lập kế hoạch sản xuất dựa trên những dữ liệu chính xác.
    · Cung cấp cho mọi người dữ liệu cập nhật mới nhất.
    · Phản ánh ngay lập tức mọi sự thay đổi.
    Trong giai đoạn thiết kế sản xuất tổng quát, phần mềm cho phép tổ chức một cách hiệu quả các cụm chế tạo tại nhà máy và tại các nhà thầu phụ. Toàn bộ quá trình đóng tàu thể hiện trong môi trường Sản xuất số hóa sẽ giúp phát hiện các vấn đề sớm, chi phí do việc thay đổi quá trình sẽ là tối thiểu.
    Trong giai đoạn thiết kế sản xuất chi tiết, kế hoạch chi tiết và thiết kế thi công chi tiết được hoàn chỉnh rồi kiểm tra và điều chỉnh trong môi trường 3D trên máy tính. Sau đó sẽ tạo ra các bản vẽ thi công 3D cho các phân xưởng tạo nên sự nhất quán từ khâu lập kế hoạch tổng quát đến khâu thi công. Môi trường Sản xuất số hóa ở đây bao gồm: xây dựng hệ thống đóng một con tàu cụ thể, lập kế hoạch triển khai các giai đoạn, các bước, các công đoạn, kiểm tra thứ tự các bước, các công đoạn bằng việc mô phỏng trên máy tính. Các chức năng của chương trình gồm: lập kế hoạch, kiểm tra kế hoạch, đo thời gian thực hiện từng công đoạn, bố trí mặt bằng sản xuất, kiểm tra các điều kiện nhân thể học, rô bốt hóa, mô phỏng máy NC, mô phỏng luồng sản phẩm, vật tư, quản lý sản xuất và tạo các lệnh sản xuất (bản vẽ thi công) 3D.
    ?Ứng dụng tại các nhà máy đóng tàu (Implementation in Shipyards)
    Nhiều nhà máy đóng tàu trên thế giới đã tích cực ứng dụng các chương trình sản xuất số hóa. Một số ví dụ quan trọng nêu dưới đây:
    Thiết kế thi công tàu LPD-17 LPD 17 là loạt tàu đổ bộ đệm khí tương lai của Hải quân Mỹ. Trước đây việc đóng tàu bắt đầu thực hiện khi mới xong khoảng 20-30% thiết kế thi công. Việc đó dẫn đến nhiều công việc trùng lắp, tốn thời gian sau này. Nhờ những công cụ mô phỏng sản xuất của hãng DELMIA, khoảng 80% thiết kế được hoàn thành trước khi bắt đầu cắt thép. Trong dự án đóng tàu LPD17, thép chỉ được cắt và hàn sau khi mọi công đoạn đã được mô phỏng và kiểm định trên máy tính do đó tránh được các công việc trùng lắp, cắt sai và hàn đi hàn lại.
    Nhà máy đóng tàu Samsung Heavy Industries(SHI) đã tối ưu hóa dây chuyền sản xuất panel dùng phần mềm QUEST. Nhà máy đang triển khai bước tiếp theo của hệ thống đóng tàu số hóa kết hợp với những thực tiễn đóng tàu tiên tiến nhất. Hệ thống đóng tàu số hóa này được xây dựng để mô phỏng và tối ưu hóa toàn bộ quá trình đóng mới một con tàu trên máy tính. Dự án này thu hút được sự quan tâm của ngành đóng tàu, đánh dấu một cột mốc trong quá trình đổi mới ngành công nghiệp đóng tàu truyền thống. Dự án sẽ thực hiện trong 3 năm. Đến cuối năm 2004 dự kiến dự án sẽ mang lại những thay đổi rõ rệt trong việc giảm chi phí đóng tàu, nâng cao chất lượng đóng.
    và còn nhiều ví dụ khác...
  10. Shipvn

    Shipvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chào Intraco, risktd85 và mọi người!
    Rất vui khi các bạn hưởng ứng tham gia chủ đề này. Ngành đóng tàu của ta mới phát triển mạnh những năm gần đây, về báo chí, tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Việt vẫn còn rất ít. Không biết các bạn sử dụng tiếng Nga, Anh... thế nào? Mình hay đọc báo Russia. Nếu chúng ta có ngôn ngữ chung thứ 2 thì hay quá nhỉ?
    Về công nghệ đóng tàu ở các nhà máy của ta thời gian gần đây, hình như ta mua thiết kế và phía bạn chuyển giao từng phần công nghệ đóng mới. Ở một số công ty, nhà máy đã bắt đầu sử dụng phần mềm ShipConstructor, AutoShip. Có lẽ đây là hai phần mề hỗ trợ đóng tàu nói chung đầu tiên ở Việt nam. Trên thế giới, việc sử dụng các phần mềm thiết kế, mô phỏng hình dáng thân tàu, tính toán các tính năng, phần mềm thiết kế kết cấu, phóng dạng, cắt tôn...đã rất phổ biến. Có thể điểm một số phần mềm dạng này như: Tribon, Foran, FastShip, SeaSolution, RhinoMarine...Việc sử dụng các phần mềm trợ giúp này đã tăng khả năng của các công ty thiết kê, các nhà máy lên rất nhiều. Có lẽ các công ty, nhà máy của VN chưa đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư.

Chia sẻ trang này