1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số suy nghĩ về ngành Đóng tàu Việt nam

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi Shipvn, 22/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Shipvn

    Shipvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chào Intraco, risktd85 và mọi người!
    Rất vui khi các bạn hưởng ứng tham gia chủ đề này. Ngành đóng tàu của ta mới phát triển mạnh những năm gần đây, về báo chí, tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Việt vẫn còn rất ít. Không biết các bạn sử dụng tiếng Nga, Anh... thế nào? Mình hay đọc báo Russia. Nếu chúng ta có ngôn ngữ chung thứ 2 thì hay quá nhỉ?
    Về công nghệ đóng tàu ở các nhà máy của ta thời gian gần đây, hình như ta mua thiết kế và phía bạn chuyển giao từng phần công nghệ đóng mới. Ở một số công ty, nhà máy đã bắt đầu sử dụng phần mềm ShipConstructor, AutoShip. Có lẽ đây là hai phần mề hỗ trợ đóng tàu nói chung đầu tiên ở Việt nam. Trên thế giới, việc sử dụng các phần mềm thiết kế, mô phỏng hình dáng thân tàu, tính toán các tính năng, phần mềm thiết kế kết cấu, phóng dạng, cắt tôn...đã rất phổ biến. Có thể điểm một số phần mềm dạng này như: Tribon, Foran, FastShip, SeaSolution, RhinoMarine...Việc sử dụng các phần mềm trợ giúp này đã tăng khả năng của các công ty thiết kê, các nhà máy lên rất nhiều. Có lẽ các công ty, nhà máy của VN chưa đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư.
  2. lang_tu_PT

    lang_tu_PT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mọi người
    chủ đề này tôi rất thấy thú vị,đọc được bài của Shipvn tôi thấy công nghệ cũng như trình độ của nghành đóng tàu VN đâu có tệ.Nhưng theo tôi nghành công nghiệp đóng tàu của ta cũng tình trạng chung như một số nghành khác là chúng ta chỉ trong giai đoạn lắp giáp còn lại phần công nghệ như : từ thiết kế ,đến máy móc có khi cả phần vật liệu cũng phải nhập ngoại.Vì theo như tôi được học (xin tự trích ngang chút tôi đang theo học năm 3 tại trường Đóng Tàu Xanhphêtcbua là trường lớn nói chung là nhất Nga chuyên thiết kế và đóng ngững con tàu từ trọng tải lớn đến những dự án đóng tàu quân sự như Tàu ngầm thế hệ mới theo đơn đặt hàng của những nước TQ,Ấn Độ... )thì theo tôi được biết để đóng một con tàu trên dưới 1000 Tấn thì Nga cũng cần có khoảng ngần ấy kĩ sư với lại chưa kể dội ngũ thợ và công nhân viên,vậy như theo số liệu của bác Shipvn thì quả thật ngành đóng tàu của VN đã rất phát triển.
  3. lang_tu_PT

    lang_tu_PT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mọi người
    chủ đề này tôi rất thấy thú vị,đọc được bài của Shipvn tôi thấy công nghệ cũng như trình độ của nghành đóng tàu VN đâu có tệ.Nhưng theo tôi nghành công nghiệp đóng tàu của ta cũng tình trạng chung như một số nghành khác là chúng ta chỉ trong giai đoạn lắp giáp còn lại phần công nghệ như : từ thiết kế ,đến máy móc có khi cả phần vật liệu cũng phải nhập ngoại.Vì theo như tôi được học (xin tự trích ngang chút tôi đang theo học năm 3 tại trường Đóng Tàu Xanhphêtcbua là trường lớn nói chung là nhất Nga chuyên thiết kế và đóng ngững con tàu từ trọng tải lớn đến những dự án đóng tàu quân sự như Tàu ngầm thế hệ mới theo đơn đặt hàng của những nước TQ,Ấn Độ... )thì theo tôi được biết để đóng một con tàu trên dưới 1000 Tấn thì Nga cũng cần có khoảng ngần ấy kĩ sư với lại chưa kể dội ngũ thợ và công nhân viên,vậy như theo số liệu của bác Shipvn thì quả thật ngành đóng tàu của VN đã rất phát triển.
  4. Shipvn

    Shipvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Bước tiến nhảy vọt​

    Là ngành công nghiệp non trẻ, hoạt động chưa đầy 9 năm, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Nhà nước cũng như Bộ Giao thông Vận tải và nỗ lực cao của CBCNV, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) đã tiến những bước dài và quan trọng, duy trì mức tăng trưởng bình quân 30-35%/ năm. Ba năm đầu thế kỷ XXI, TCTcó bước tiến nhảy vọt với việc đóng thành công nhiều tàu có trọng tải lớn, chất lượng cao, thu hẹp khoảng cách giữa Công nghiệp đóng tàu Việt Nam với các nước có nền công nghiệp tàu thuỷ mạnh trong khu vực. Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc VINASHIN qua trả lời phỏng vấn Tạp chí Công nghiệp Tiếp Thị cho biết:
    Từ chỗ chỉ đóng được các tàu vận tải cỡ nhỏ, đến nay VINASHIN đã đóng những con tàu có trọng tải lớn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp có thể vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, đã đóng mới thành công nhiều sản phẩm như: Cần cẩu nổi 600T, ụ nổi 8500 DWT, tàu chở dầu 3500 DWT, tàu cao tốc, tàu tuần tra 30 hải lý/ h, tàu khách cao tốc 120 chỗ ngồi, tàu chở hàng 6380 DWT- 6500 DWT- 11.500 DWT, tàu container 1016 TEU, tàu hút xén thổi 1500 m3/h, tàu chở khí hóa lỏng 2.500 m3, tàu tìm kiếm cứu nạn Sar 27, Sar 41...Các bạn hàng trong nước và nước ngoài đánh giá cao khả năng của VINASHIN. Năm 2004, VINASHIN đã ký hợp đồng đóng mới 15 tàu hàng rời trọng tải 53.000 DWT/ chiếc cho chủ tàu Anh Quốc, 13 tàu có trọng tải từ 6500 DWT đến 22.500 DWT cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và nhiều hợp đồng đóng mới với các chủ tàu Mỹ, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản, Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.
    PV: Yếu tố gì giúp VINASHIN có bước tiến nhảy vọt như vậy ?
    Ông Phạm Thanh Bình: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh :" Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, hiện đại hoá một số khâu then chốt trong chế tạo, chú trọng công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu, đặc biệt là các loại tàu lớn..."- Phương hướng ấy đã giúp cho Công nghiệp đóng tàu Việt Nam có điều kiện mở rộng ra nhiều lĩnh vực để ?ođi tắt đón đầu? hội nhập với thế giới và nội địa hoá các sản phẩm của mình. Trước hết, VINASHIN tăng cưòng hợp tác kinh doanh trên cơ sở các bên cùng có lợi với các hãng, công ty đóng tàu và sản xuất cung ứng vật tư thiết bị tàu thủy ở các nước có nền công nghiệp tiên tiến. Từ đó, tạo môi trường tốt nhất để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức KHKT, tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến. Bên cạnh việc đổi mới công nghệ, hiện đại hóa một bước trình độ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất cho các nhà máy, VINASHIN đã và đang khẩn trương thực hiện nhiều dự án như: Nâng cấp mở rộng các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Hạ Long, Bến Kiền, Nam Triệu, Sài Gòn...dự án xây dựng mới tại Dung Quất, xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại công trình trọng điểm quốc gia mà trong đó, riêng bể thử mô hình tàu thủy đã trị giá hàng chục triệu USD; đầu tư trang bị chế tạo tàu đánh bắt cá xa bờ bằng vật liệu mới composite với công suất 100 chiếc/năm tại các nhà máy Đóng tàu Bến Thủy và Nha Trang, đầu tư dây chuyền sản xuất tàu vỏ nhôm để đóng các loại tàu tuần tra, tàu khách cao tốc, tàu cứu nạn... tại các nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Tam Bạc...
    PV: Cùng với các dự án, việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, VINASHIN thực hiện ra sao?
    Ông Phạm Thanh Bình: Để nâng cao năng lực sản xuất, VINASHIN chú trọng đầu tư các thiết bị công nghệ tiên tiến như: thiết bị cắt kim loại bằng khí hóa lỏng LPG, máy cắt tự động CNC, thiết bị làm sạch bề mặt kim loại và sơn vỏ tàu, hàn tự động tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Hạ Long... Với các dây chuyền công nghệ này, chất lượng sản phẩm của VINASHIN đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường. Chúng tôi chủ động ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, nối mạng với tất cả các đơn vị thành viên, mua và ứng dụng thành công các phần mềm thiết kế tàu thủy Autoship của Canađa, phần mềm thiết kế thi công ShipConstructor, phần mềm dự toán xây dựng, từng bước sử dụng thiết kế tự động CAD vào thiết kế tàu... Xây dựng, ứng dụng định mức kinh tế kỹ thuật, triển khai hệ thống quản lý IS0 9001:2000. Đến nay đã có 10 doanh nghiệp và trụ sở VINASHIN được cấp chứng chỉ IS0.
    PV: Con người là yếu tố quan trọng để khẳng định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, VINASHIN quan tâm như thế nào tới công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ?
    Ông Phạm Thanh Bình: VINASHIN mở các lớp đại học chuyên ngành tại Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, mở các lớp đại học cấp văn bằng II về đóng tàu tại Hà Nội, Đà Nẵng, tiến hành đào tạo kèm cặp trực tiếp tại cơ sở... Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước để đào tạo và tuyển dụng lao động có kết quả học tập cao. Hằng năm, chúng tôi gửi khoảng 200 tu nghiệp sinh ngành đóng tàu sang học tập tại Nhật Bản và hàng trăm đoàn đi công tác, học tập tại các nước Ba Lan, Đan Mạch,Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ. Đây là lực lượng kỹ thuật- công nghệ chủ chốt của các nhà máy. Từ năm 1998 đến nay, VINASHIN chủ động thực hiện 69 đề tài nghiên cứu KHKT, trong đó có 20 đề tài cấp nhà nước, 49 đề tài cấp bộ. Các đề tài tập trung vào những vấn đề KHCN then chốt của Ngành và góp phần tạo ra các công nghệ hiện đại và sản phẩm tiêu biểu mang tính đột phá như: tự động thiết kế tàu thủy, công nghệ cắt tôn tự động, chế tạo tàu khách, tàu chở dầu thô...
    PV: Điều đó giải thích vì sao hoạt động chưa đầy 9 năm, VINASHIN liên tục đạt nhiều giải thưởng. Và năng lực sản xuất tăng từ 10 đến 15 lần so với khi mới thành lập?
    Ông Phạm Thành Bình: Để tạo lợi thế cạnh tranh và chủ động trong sản xuất kinh doanh, chúng tôi còn triển khai các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ tại khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang... để sản xuất thép tấm, lắp ráp động cơ diesel công suất từ 300-30.000 mã lực, xích neo, hộp số, chân vịt biến bước, phụ kiện tàu thủy và trang bị boong... Kết quả, từ chỗ phải nhập 100% trang thiết bị, vật liệu để đóng mới tàu thủy, đến nay, TCT đã tự sản xuất được một số trang thiết bị, vật liệu, đạt tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm tới 30-40%. Tại Hội chợ- Triển lãm Cơ khí- Điện- Điện tử- Luyện kim" Hà Nội năm 2002 và Hội chợ- Triển lãm thành phố HCM năm 2003, các sản phảm công nghiệp tàu thủy của VINASHIN đạt giải thưởng Ngôi sao chất lượng, Huy chương vàng chất lượng. Tại Hội chợ công nghệ thiết bị Việt Nam 2003, VINASHIN đạt kết quả cao nhất về doanh số hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán sản phẩm công nghệ. Tại Triển lãm quốc tế lần 2 về Công nghiệp đóng tàu và Vận tải năm 2004, VINASHIN đã ký được nhiều hợp đồng với tổng giá trị 430 triệu USD. Đặc biệt, công trình Nghiên cứu thiết lập các giải pháp công nghệ đóng tàu hợp lý để chế tạo các tàu hàng đi biển cấp không hạn chế có trọng tải đến 11.500 DWT của đồng tác giả kỹ sư Phạm Thanh Bình và Chu Thế Hưng đã nhận được giải thưởng VIFOTEX 2004.
    PV: Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (NCNTTVN) đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt? VINASHIN chú trọng vào lĩnh vực gì để thực hiện Quy hoạch này?
    Ông Phạm Thanh Bình: Quy hoạch tổng thể NCNTTVN đến năm 2010 là phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực. Thực hiện Quy hoạch này, VINASHIN tăng cường hơn nữa việc hợp tác kinh doanh với các hãng, các công ty đóng và sửa chữa tàu thủy ở các nước có nền công nghiệp tiên tiến. Đẩy mạnh thực hiện các dự án đổi mới, nâng cao công nghệ cũng như năng lực sản xuất cho các nhà máy. Chỉ đạo tập trung xây dựng dứt điểm các khu công nghiệp phụ trợ tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang... nhằm đạt mục tiêu ?oPhát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu đạt tỉ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010? được Chính phủ để ra trong đề án phát triển TCT và Quy hoạch phát triển Ngành. Với hướng đi và cách làm này, VINASHIN sẽ có đủ năng lực, cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý, năng động, đồng bộ và bền vững từ khâu nghiên cứu thử nghiệm đến thiết kế, chế tạo, đóng mới hàng loạt tàu có trọng tải lớn, hiện đại, từng bước tham gia vào thị trường đóng tàu thế giới, trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    PV: Xin cám ơn ông./.
    Được Shipvn sửa chữa / chuyển vào 02:04 ngày 20/07/2005
  5. Dikz1979

    Dikz1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mọi người. Tôi cũng học chuyên ngành vỏ tàu song kiển thức còn hạn hẹp lắm. Hy vọng được học hỏi từ mọi người nhiểu
  6. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn!
    Tớ không học đóng tàu, mà cũng không học cơ khí nốt. Nhưng tuần vừa rồi có dịp đến 3 xi nghiệp ở Hải Phòng (Sông Cấm, Nam Triệu và Phà Rừng) và được nghe giới thiệu về ngành đóng tầu Việt Nam cũng như xem các xa bàn về kế hoạch PT cũng thấy nhiều hy vọng cho ngành nhiều triẻn vọng này.
    Dù mới ra khỏi giấc ngủ sau những năm 2000 mà đã được nhiều khác nước ngoài để ý. Đừng đốt cháy giai đoạn, mình có phải đóng những cái tầu do người ta thiết kế cũng có sao đâu, qua đó các "công trình sư" tương lai của ta mới học và tự thiết kế dược chứ.
    Cố lên các bạn đang công tác trong ngành đóng tầu thủy, có chúng tôi luôn bên các bạn!
  7. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Chào các bạn!
    Có ai biết công nghệ làm sạch vỏ tầu (cleaning hay blasting) ở nước ta hiện nay đa số dùng phương pháp gì không nhỉ? Và có gặp khó khăn lớn gì trong nguyên công đó không?
    WJT.
  8. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1
    Phần lớn là phun cát bác ạ.
  9. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Em đang nghiên cứu về món phun cát mà bí tài liệu quá. Bác nào có tài liệu gì về món này giúp em với nhé!
    WJT.
  10. Thao_my

    Thao_my Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    ban WJT cso vẻ rất quan tâm tới nghành ĐT. Bạn học ở dâu nhỉ? Và đang làm ở đâu.

Chia sẻ trang này