1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số tác giả văn học hiện đại Việt Nam

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoisaigon2005, 07/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Một số tác giả văn học hiện đại Việt Nam

    Tôi coi mốc 1987 là đánh dấu văn học hiện đại Việt Nam. Có bạn nào thấy có tác giả nào đáng lưu ý trong giai đoạn này không?
  2. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    lại gặp cô Nguóiaigon!
    rất tiếc là chả biết tý gì về văn học Việt trong giai đoạn này, nhưng nghe người ta nói Văn học hiện đại đã bắt đầu từ lâu rồi cơ mà....
    Có lẽ thời kỳ này là Hậu hiện đại chăng?

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng
  3. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hậu hiện đại khi chưa có hiện đại thực sự????
  4. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn đề cập chút ít đến Bảo Ninh và tác phẩm của ông (được tặng thưởng năm 1991 của NXB Hội nhà văn). Nỗi buồn chiến tranh có lẽ là tác phẩm viết hay nhất về chiến tranh Việt Nam mà tôi từng đọc. Cảm nhận của tôi về nó là một sự bàng hoàng về cuộc chiến tranh này. Từ đầu đến cuối khó có thể tìm thấy cái gì hơn là nỗi buồn chiến tranh "mênh mông và cao cả". Tôi tự hỏi mình tại sao lại như vậy, sao chiến tranh lại khác với những miêu tả khác của các nhà văn khác vậy. Sao Kiên lại buồn vậy. Một thế hệ đã lao vào cuộc chiến và đã bị nắm quăng quật từ đầu đến cuối, thậm chí "đến cả lời nói cũng chẳng trở lại bình thường được đâu" như người lái xe đã nói với Kiên. Và vị thần sầu này, cũng chính là tác giả thôi, đã khám phá lại trong lòng mình một "cuộc chiến tranh khác, một thời buổi bão táp khác, dưới một bầu trời khác của quá khứ" và "ngôi sao chiếu mệnh của đời anh đã tắt" nhưng lại không hề mất đi niềm "cảm hứng quay ngược lại quá khứ, những năm tháng đau thương nhưng huy hoàng, những năm tháng bất hạnh nhưng chan chứa tình người. Ngày mà chúng ta phải bước vào chiến tranh, chúng ta phải chịu đựng tất cả và hi sinh tất cả. Ngày mà tất cả còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành". Có thể nói tác phẩm này là một kiệt tác của văn học hiện đại Việt Nam. Và có lẽ BN đã phải dứt ruột ra để mà viết dù biết có thể sẽ lại chìm vào trong cái "nỗi buồn chiến tranh" đó.
  5. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Phạm Thị Hoài có lẽ cũng là một nhà văn khá xuất sắc. Tôi muốn nói đến Thiên sứ của bà. Chỉ với góc nhìn của một cô bé về thế giới xung quanh đã khiến cho ta (những người thường coi thường trẻ em) không thể nào nhận ra gì khác ngoài sự lường gạt, bóp méo nhân tính con người qua cái điệu bộ lòng tốt và sự vị tha. Một đứa trẻ nhỏ phải sống trong thế giới đó và là trở thành một thiên sứ? Có được không? Được viết năm 1988, đây là tác phẩm tôi thích nhất trong các tác phẩm của PTH.
  6. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi thú vị!
    Văn chương Việt Nam, nếu chia ra nhiều thời kì theo thời gian, thì năm 1986 chính là một thời điểm đáng ghi nhớ và chú ý. Nó đã tạo ra một giai đoạn mới đầy khởi hứng và sôi nổi trên văn đàn Việt nam ; cả sự cách tân về hình thức lẫn nội dung tư tưởng.
    Công bằng mà nói, trước đó, đã có nhiều người đi trước muốn khai phá mảnh đất này, nhưng vì nhiều lí do, con đường văn chương trước thời điểm 1986 vẫn không được khai thông và trì trệ.
    Người đi tiên phong trong vấn đề này phải nhắc tới nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ tài ba Nguyễn Đình Thi. Ngay từ những năm 1950 ông (NĐT) đã sáng tác những bài thơ không vần và là người khai sáng, nổ phát súng đầu tiên vào Thơ Mới trong hội nghị văn hóa của trung ương nhóm họp tại Việt Bắc. Nhưng như một định mệnh khắc nghiệt của văn chương VN, tiếng nói của ông chìm nghỉm và chết sặc sau hội nghị ấy, dẫu rằng ngay sau đó, nhóm những người như Trần Dần cũng manh nha một ý tưởng về cách tân: "Đào Mồ Chôn Thơ Mới" như tuyên bố của ông sau 1986 với nhóm thơ Cửa việt- Miền Trung.
    Hòa bình lập lại, nhóm người thú hai chủ trương đổi mới văn chương Việt Nam mà đại diện là Trần Dần, Nguyễn Bính, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Lê Văn, Phùng Quán, Đặng Đình Hưng, Phùng Cung v...v....Nhưng nhóm người này chết ngỉm trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm và thực sự họ cũng để lại hành tranh mong mảnh, không đáng là bao, trên văn giới Việt nam như ngày nào Trần Đăng Khoa hóm hỉnh nhận xét với Chân Dung Và Đối Thoại; đại ý: ?oTưởng rồng lại hóa ra......thằn lằn?o.
    Thực sự, công tâm mà nói, là họ cũng làm một số việc, ví dụ như tờ báo Trăm Hoa mà chủ bút là Nguyễn Bính đã cho in ấn dăm bài thơ, vài truyện ngắn mang hơi thở mới của VCVN. Giai đoạn này có hai ba nhân vật đáng chú ý, đấy là Trần Dần, Lê Đạt và Hoàng Cầm. Theo cá nhân tôi, người tạo nên dấu ấn khá thành công thứ nhất về Nghệ Thụât phải nói tới Hoàng Cầm. Dẫu cho mãi tới sau này, ông mới được cho ra đời nhiều tác phẩm viết tản mạn bao năm trời, nhưng tập thơ Về Kinh Bắc của ông thực sự là một tác phẩm vượt lên thời gian, cả về nhiều khía cạnh. Nhưng gây được tiếng vang rộng khắp, tốn nhiều bút mực cho văn chương lại không phải Hoàng Cầm. Nhà thơ Lê Đạt, âm thầm trong hơn hai chục năm viết Bóng Chữ và sau đó là Ngó Lời thực sự làm chuyển động giới văn sỹ VN, bởi sự mạnh dạn cách tân về hình thức, bước hẳn sang một con đò thơ mới với tuyên ngôn: "Chữ bầu nên thơ" của ông. Người thứ ba cả về lý luận lẫn về tác phẩm là Trần Dần với tập thơ Mùa Sạch. Nhưng tập thơ này không được như Bóng Chữ của Lê Đạt. Nó âm thầm chìm trong khuất lặng và lại không gây sự chú ý về dư luận bằng tập hòo kí Trần Dần của ông xuiất bản ở Hải Ngoại.
    Bên cạnh những tác giả nói trên phải kể tới nhóm thơ mới như Đặng Đình Hưng, Phùng Cung, Hoàng Hưng với các tác phẩm của họ viết trước và sau thời điểm 1986 và được công bố sau .Đó là một thế hệ đi trước, âm thầm lao động và tạo nên ít nhiều cống hiến về mặt tìm tòi thi pháp mới cho văn học đương đại VN.
    Năm 1986 khi ông Nguyễn văn Linh chủ trương đổi mới cả về kinh tế lẫn văn hóa là bước đánh dấu rất quan trọng cho văn học VN phát triển. Ngay sau diễn văn Cởi Trói văn Nghệ trong hội nhà văn VN thì trước đó và ngay sau đó tờ báo Văn Nghệ , tờ báo lớn nhất của văn học chính thống VN đã lóe sáng những tác phẩm của cố nhà văn Phùng Gia Lộc. Hai tác phẩm chú ý nhất của ông là Vật Báu (truyện ngắn) và Đêm Hôm Ấy Đêm gì ( bút kí)làm chấn động lương tâm của cả nước và gây cho ông nhiều hệ lụy.
    Cũng thời điểm ấy trước đó chút ít, khi Đào Vũ còn giữ chức tổng biên tập báo Văn Nghệ, trên văn đàn VN xuất hiện nhà văn Nguyễn huy Thiệp với truyện ngắn Vết Trượt. và ngay sau thời điểm Nguyễn văn Linh thay mặt đảng CSVN tuyên bố cởi trói cho văn nghệ, Nguyễn Huy Thiệp đột phá như ngôi sao băng sáng chói trên văn đàn VN, với hàng loạt truyện ngắn mang theo một giọng điệu cách thức nội dung hoàn toàn mới mẻ. Đấy là Ngọn Gió Hua Táp, Tướng Về Hưu, Con gái Thủy Thần; Chẩy Đi Sông ơi; Phẩm Tiết; Vàng lửa.....Có nghĩa là khi ấy, với sự ủng hộ tích cực của Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp thả sức tung hoành ngòi bút của ông không chỉ với bề dầy của tác phẩm, mà chinh phục người đọc bằng bút pháp khác lạ, sắc sảo và không kém phần kiêu ngạo.
    Ngay sau đó, để bù trì cho văn học VN, khi ngôi Dương nổi trội với con xe điều Nguyễn huy Thiệp, trời lại ban con mã điều đột phá về thi pháp văn xuôi với tác phẩm Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài. Lại kế đó, tác giả này xuất hiện với Mê Lộ , tập truyện ngắn đầu tay của bà.
    Như thế là con lộ văn học VN dường như đượng khai thông....Văn đàn VN liên tục được mùa với biết bao nhiêu tác phẩm của nhiều nhà văn khác, ít và nhiều mang lại một không khí khác lạ cho nền văn học đương đại vốn cũ kỹ của hôm qua, những Lưu Quang Vũ, Nguyễn Minh Châu với một khối lượng đồ sộ tác phẩm , kịch và văn xuôi, khó quên được; những Bảo Ninh với tác phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh được dư luận chú ý, và từ đó nhiều cây bút mới xuất hiện từ văn xuôi như phan Thị Vàng Anh cho tới giáo đường thơ cũ cũng cảm như bị ô uế khi Vi Thùy Linh của ngày hôm nay xuất hiện.......
    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 10/11/2002
  7. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    tôi lại coi mốc 1985 là mốc đánh dấu cho VH VN
    năm đó có một văn sĩ kiêm phê bình vĩ đại ra đời, ha ha!
    NTT's
  8. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    vào nhưng năm 50 tại bẮC VIỆT đã manh nha một luồng tư tưởng mới trong văn học VN,một số nhà văn ,nhà phê bình có tên tuổi chia làm hai nhóm mà đại diện là Trần Dần, Nguyễn Bính, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Lê Văn, Phùng Quán, Đặng Đình Hưng, Phùng Cung mang tư tưởng cách tân,tự do văn hoá.Nhóm thứ hai,nói chính xác là những QUAN VĂN,NGUYỄN ĐÌNH THI,NGUYỄN CHƯƠNG..TỐ HỮU.
    Chân dung và đối thoại,thần đồng thơ cách mạng,tuổi nhỏ tài cao,ngay từ hồi nhỏ đã có những vần thơ thể hiện lòng căm thù giặc MỸ sau này chết nghỉm một thời gian dài,không còn khả năng sáng tác.bị lu mờ khá lâu,TRẦN ĐĂNG KHOA mang đồng nghiệp của mình ra bình phẩm,trong đó có rất nhiều nhà văn đáng tuổi cha chú của anh ta,nhưng không hề gì,anh ta muốn tìm lại tên tuổi của mình và hòng kiếm một món tiền để kiếm một cô vợ trẻ.
    __________________________________________
    Nhưng nhóm người này chết ngỉm trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm và thực sự họ cũng để lại hành tranh mong mảnh, không đáng là bao, trên văn giới Việt nam như ngày nào Trần Đăng Khoa hóm hỉnh nhận xét với Chân Dung Và Đối Thoại; đại ý: ?oTưởng rồng lại hóa ra......thằn lằn?o.
    _______________________________________________--
    Đây là hành vi cái kiểu quay giáo đâm gà chết để đánh bóng tên tuổi của mình(câu này tôi trích dẫn từ một bài báo nói về hành vi bỉ ổi,phản bội bạn bè của tên nhà báo LINH trong vụ NĂM CAM).Nếu nhóm nhân văn giai phẩm không bị bạo quyền dập tắt thì hành trang văn học của họ không mỏng manh như chúng ta thấy.
    Từ đó đến năm 1986 văn học vịệt nam chủ yếu để phục vụ CNXH,ca hay được thưởng bằng chế độ,tem phiếu,khen hay được đi nước ngoài hội thảo.Năm 1986 trở lại đây có nhiều tác giả và tác phẩm tương đối mới lạ về giọng văn và nội dung.Nhưng sự cởi trói thì vẫn có khuôn khổ .
  9. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Nhân văn thì thực ra cũng tốt đấy chứ, nhất là khi họ phải đối đầu với những sai lầm của cải cách ruộng đất (sự thật phũ phàng của trí thức khi thấy những cảnh đấu tố những người có công với chính quyền, điều mà họ không nghĩ tới vì họ là con người của trước 1945) và tệ sùng bái và tàn bạo của Stalin và những bạo động ở Ba Lan và Hung (gốc gác cũng là do chính sách của Stalin thôi). Vấn đề này phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
  10. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Diễn đàn điện tử là nơi có thể trao đổi tương đối thoái mái những quan niệm riêng của mỗi cá nhân nhất hiện nay. Nhưng phải trên cơ sở tôn trọng lich sử và hiểu biết. Những vấn đề nào chỉ "Nghe Hơi Nồi Chõ" thì nên viết rõ là tôi nghe thấy, tôi tưởng, tôi nghĩ... Có nghĩa là tự nó mang theo một hoài nghi trong đó. Thì độc giả sẽ lựợng thứ không chê cười mình...dốt, hoặc là kẻ cố tình vì động cơ nào đấy mà xuyên tạc lịch sử.
    Về kẻ tập làm Người Trí, xưa có câu răn: Biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết. Đấy là biết.
    Latrung viết:
    "vào nhưng năm 50 tại bẮC VIỆT đã manh nha một luồng tư tưởng mới trong văn học VN,một số nhà văn ,nhà phê bình có tên tuổi chia làm hai nhóm mà đại diện là Trần Dần, Nguyễn Bính, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Lê Văn, Phùng Quán, Đặng Đình Hưng, Phùng Cung mang tư tưởng cách tân,tự do văn hoá.Nhóm thứ hai,nói chính xác là những QUAN VĂN,NGUYỄN ĐÌNH THI,NGUYỄN CHƯƠNG..TỐ HỮU."
    Tôi ko rõ ông lấy đoạn văn này ở thông tin nào. Nghe lỏm hay lấy ở những báo chí lá cải hải ngoại in ấn tràn lan hiện nay?Hay ông tự bịa ra với hàm ý xấu. Hay ông kiến văn ngu ngơ?
    Xin thưa rằng: năm 1950. Khi ấy Phùng Quán đang còn là cậu lính chưa viết văn. Mãi tới 1954 PQ mới đặt bút viết cuốn tiểu thuyết lấy tên là "Vượt Côn Đảo." và khi ấy PQ trở thành một hiện tượng văn chương bấy giờ. Trần Lê Văn thì cùng Cao Nhị, ở tận Thanh Hóa trong chiến khu và lo tự cung tự cấp. Nguyễn Bính thì ba đào trôi dạt và tận khi hòa bình mới tập kết quay lại miền bắc.Lê Đạt thì là bí thư chi bộ và chưa hề biết gì. Khi ấy ông đang tập làm quen với văn chương xô viết và mãi tới 1953 trở đi viết thử những vần thơ bậc thang học Mai a. Hội nghi văn hóa trung ương lần thứ nhất nhóm họp tại Việt Bắc khi ấy, dưới sự chủ trì của Trường chinh và trợ thủ Tố Hữu đã phê phán Nguyễn Đình Thi khi NĐT đưa ra những bài thơ không vần và lí luận đầu tiên về cách tân. Trong thảo luận, theo tài liệu gần đây vừa công bố của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên công bố trong tuần báo Văn Nghệ, đọc tại hội nghị thảo luậnvề NH tại Hải Phòng, viết nhân dịp ngày giỗ Nguyên Hồng, khi đó chỉ có Nguyên Hồng đứng ra bênh vực Nguyễn Đình Thi, nhưng không chịu nổi sức ép của tập thể. Vì nguyên tắc hoạt động của mọi tổi chức khi ấy là thiểu số phục tùng đa số. Vậy lấy đâu ra sự manh nha hai nhóm người như anh nói trên? Nếu căn cứ vào hồi ký của Trần Dần và những bài nói chuyện của ông in ấn tại tạp chí cửa Việt thi duy nhất chỉ có Trần Dần và Phan Khôi là có manh nha những ý nghĩ về cách tân nhưng hai ông này không có một tuyên ngôn nào được ghi vào sử văn học.
    Chỉ mãi tới sau này, từ 1955, khi có chủ trương Trăm Hoa Đua Nở, Trăm Người Đua Tiếng , nhóm Nhân Văn hình thành hết sức tự phát và bùng nổ chính trong nhiều nhân vật quan trọng nhất của Hội Nhà Văn bấy giờ. và sau đó có vụ án NVGP như mọi người đã biết.
    Thứ hai: Anh cho rằng:
    "Nếu nhóm nhân văn giai phẩm không bị bạo quyền dập tắt thì hành trang văn học của họ không mỏng manh như chúng ta thấy."
    Và, từ luận cứ này anh phê phán Trần Đăng Khoa " giết gà chết để tô hồng mình"
    Thưa anh bạn trẻ , Lịch sử không có chữ Nếu.
    Khi phê phán và nhận định về tài sản văn chương của lịch sử để đưa ra những nhận xét của mình, người ta(TĐK) chỉ căn cứ vào thực tế những việc nhóm Nhân Văn đã làm, những người chủ chốt như Phan Khôi, Trần Dần Lê Đạt. Còn một vài người khác, khi ấy đã có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng và bề dầy của tác phẩm, ví như nhà thơ Quang Dũng thi không phải đa số. Và điều những tác giả ấy thành công lại không nằm trong chủ trương cách tân của Nhân Văn Giai Phẩm.. Thực tế khi ấy Phan Khôi không có tác phẩm nào đáng giá. Nhiều tác giả khác tài sản văn chương khi ấy cũng rất mong manh. Người được tụng xưng nhiều nhất trước đó ( vụ NVGP) là Phùng Quán bấy giờ có tác phẩm: Vượt Côn Đảo . Giới văn học phê bình hiện tại cho tới nay đều nhận thấy VCĐ về mặt nào đó chưa phải một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật lớn lao như người ta tưởng hồi ấy. Và thực chất, Vượt Côn Đảo cũng không phải là sản phẩm mang tính cách tân của nghệ thuật. Sở dĩ TĐKK nói vậy, vì nhóm NVGP khi đó cũng chỉ có một vài truyện ngắn mang tính cách tân về bút pháp và tư tưởng, như một...truyện của Đặng Đình Hưng in trên Nhân Văn....
    Cho tới hôm nay, nhà nước VN chưa có tài liệu nào công khai tổng kết lại vụ án này( sau 1989), nhưng về thực chất, như một lời xin lỗi ngầm, tất cả những ai trong vụ Nhân Văn đều được phục hồi. Trong số Các hạ, như Văn Cao được nhận những phần thưởng cao quý nhất của nhà nước: Huân chương HCM. Nhiều tác giả khác người nhận khen thưởng, nhưng không quan trọng bằng họ được công bố lại những gì họ đã viết trong thời gian ấy.
    Tôi là kẻ hậu sinh. Khi họ dấn thân thì tôi còn nhỏ. Nhưng sau này, do tình yêu văn học, những gì về họ, họ viết và họ sống, đa số tôi được tiếp cận trực tiếp hoặctìm đọc gián tiếp tìm tới họ một cách nghiêm túc. Riêng nha thơ Phùng Quán thì mặc dù đọc ông từ rất lâu, nhưng không biết mặt, cho tới khi ông xuống mồ tôi mới được"Gặp" ông ở lần giồ đầu. Khi đi công tác xa nước nhà, lần đầu tôi được đọc tổng tập thơ của ông một cách hệ thống: Tập thơ Phùng Quán ( nhà xuất bảnHội Nhà Văn 1995. )Tôi đã khóc ròng suốt một đêm trên xứ tuyết. Tôi thương một trái tim nhân ái và tha thiết với cuộc sống. Tôi đồng cảm với nhiều bài thơ như những khẩu hiệu viết trên tường, nhưng viết bằng dòng máu tươi sáng của tuổi trẻ, biết yêu và giám sống với nhân dân. Tôi bàng hoàng với những câu thơ rất hay và huyết lệ như: Thương cà hết tím rồi xanh ( vịnh quả cà- Phùng quán- như đã dẫn) Tôi lấy thơ ông làm nạng đỡ trên con đường lầm than và cam go của cá nhân tôi như câu: Có những phút ngã lòng/ Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy. Nhưng dù yêu thế, thương thế( dẫu chỉ là Thương Vọng) tôi vẫn thừa nhận những gì anh Trân Đăng Khoa nhận xét nhóm NVGP khi ấy là đúng. Bởi ví dụ như Phùng Quán, thơ ông là thứ thơ đọc trên quảng trường ( không phải tátcả). Sang sảng mà thiếu cái trầm sâu , ẩn dụ của thi pháp. Cụ Tô Hoài người từng bị nhiều người trong nhóm Nhân Văn không ưa mấy , cuối đời đã viết rất nhiều nhắc nhớ tới Phùng Quán, nGuyễn Tuân v...v... Nhắc với tâm lòng đầy yêu thương và trung thực.
    Lich sử văn học VN cận và hiện đại, nhất là trong gia đoạn từ 1945 tới 1989 rất phức tạp. Nó bị chi phố bởi khá nhiều yếu tố, Những cấu thành tạo nên giá trị của nó, ít thì nhiều bị chiến tranh chi phối. Bây giờ nhắc lại, nếu thiếu con mắt khách quan và lượng thứ, cứ khăng khắng nó phải thế này, phải thế kia mới đúng, là Đôi Mắt của quá khích hay thiếu biện chứng.
    Xin chân thành cám ơn những ai đã đọc những dòng viết này.
    Được Toanli sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 13/11/2002
    Được Toanli sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 13/11/2002

Chia sẻ trang này