1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số thẵc mắc về các khái niệm pháp lý

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi ducsnipper, 08/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Một số thẵc mắc về các khái niệm pháp lý

    Chào các bạn.

    Số là Xịt Nai có một số tắch mắc hơi...bị ngu. Được biết trong box chúng ta có một số thành viên là dân luật , Xịt Nai mong các bạn khai sáng cho Xịt Nai nhen.


    1. Chức năng và hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp khác với hội đồng nhân dân các cấp như thế nào ????

    2. Chức năng và hoạt động của mặt trận tổ quốc là gì ????

    Hix, cũng tự thấy là thắc mắc của mình hơi ...chuối, nhưng cái này là tui hỏi nghiêm túc , bác nào biết giúp giùm hen.

  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    UBND là giống Chính Phủ, HĐND là giống quốc hội. Ở Trung Ương thì có Chính Phủ và Quốc Hội ở địa phương thì có HĐND và UBND các cấp.
    Còn Mặt trận Tổ quốc, chắc đây là đặc trưng riêng của Việt Nam. Mặt trận có nhiệm vụ giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức bầu cử, giúp người dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo. Ví dụ, một anh Nông dân tố cáo ông chủ tịch xã tham nhũng, một mình anh ta ko tạo được sức ép và do đó anh ta sẽ gửi đơn lên hội Nông dan nhờ xem xét can thiệp.
  3. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Bạn sát thủ tình đói giải thích rất dễ hỉu. khá lắm. chuyên viên tư vấn rồi có khác.
    Tuy nhiên đó là cách ******** đói ....diễn nôm. Còn nếu anh muốn biết những quy định cụ thể thì hôm nào em cho anh mượn sách (luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân)
  4. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Các bác để nhà cháu giải quyết vụ này ạh
    Theo Luật Tổ CHứC HộI đồNG NHâN DâN Và Uỷ BAN NHâN DâN được QH thông qua ngày 21/06/1994 thì :
    Điều 1
    Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
    Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương.
    Điều 2
    Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
    Điều 4
    Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:
    - Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
    - Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
    - Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
    Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thể thức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định.
    Điều 5
    Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân.
    Hội đồng nhân dân cấp xã có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
    Điều 6
    Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp là năm năm.
    Nhiệm kỳ Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
    MụC I
    NHIệM Vụ, QUYềN HạN CủA HộI đồNG NHâN DâN

    Điều 11
    Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, của nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân:
    1- Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết; những nghị quyết về các vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành phải được cấp trên phê chuẩn;
    2- Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về các lĩnh vực được quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

    Điều 12
    Trong lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân quyết định:
    1- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, biện pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật, dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của địa phương;
    2- Chủ trương, biện pháp phân bổ lao động và dân cư ở địa phương;
    3- Biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương theo quy định của pháp luật;
    4- Biện pháp thực hiện chính sách tiết kiệm trong hoạt động quản lý Nhà nước, trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, chống tham nhũng, chống buôn lậu.

    Điều 13
    Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội và đời sống, Hội đồng nhân dân quyết định:
    1- Chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình, giáo dục thanh niên, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng , xây dựng nếp sống văn minh, giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, chống các tệ nạn xã hội và những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương;
    2- Chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động; cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương;
    3- Chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ, chăm sóc người già, bà mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
    4- Chủ trương, biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội.

    Điều 14
    Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, Hội đồng nhân dân quyết định:
    1- Chủ trương, biện pháp nhằm khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống ở địa phương;
    2- Chủ trương, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường ở địa phương theo quy định của pháp luật;
    3- Biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

    Điều 15
    Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân dân quyết định:
    1- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân, bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, thực hiện nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương;
    2- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.


    Điều 16
    Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Hội đồng nhân dân quyết định:
    1- Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc, bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường khối đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc ở địa phương;
    2- Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.

    Điều 17
    Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân quyết định:
    1- Biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đối với công dân ở địa phương;
    2- Biện pháp bảo hộ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
    3- Biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước, bảo hộ tài sản của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương;
    4- Biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.

    Điều 18
    Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính, Hội đồng nhân dân:
    1- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;
    2- Bãi bỏ những quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
    3- Quyết định giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp phải được sự phê chuẩn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi thi hành;
    4- Thông qua đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xét.
    MụC I
    NHIệM Vụ, QUYềN HạN CủA Uỷ BAN NHâN DâN

    Điều 41
    Uỷ ban nhân dân tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
    Uỷ ban nhân dân cấp trên chỉ đạo hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
    Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.

    Điều 42
    Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân, xây dựng đề án trình Hội đồng nhân dân xét và quyết định.
    Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân.

    Điều 43
    Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý Nhà nước:
    1- Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá;
    2- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương;
    3- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
    4- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác;
    5- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ;
    6- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật;
    7- Tổ chức, thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương.

    Điều 44
    Uỷ ban nhân dân thực hiện việc quản lý địa giới đơn vị hành chính, xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương đưa ra Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xét.
    Điều 45
    Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên.
    Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chính phủ.
    (Luật thì nói chung là nó khô khan, thực ra các cô các bác cứ theo giải thích của Sátthủ là ok đấy ạh)
  5. vetgia

    vetgia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2002
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    - HĐND là cơ quan lập pháp (là ngồi vẽ)
    - UBND là cơ quan hành pháp (là thi hành những bản vẽ của CQ lập pháp )
    - MTTQ thì chưa học
  6. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Oh, theo cơ cấu hệ thống chính trị của VN cũng như của bất kỳ nước nào trên thế giới thì cơ quan lập pháp chỉ có 1 mà thôi. Đó là Quốc Hội (hoặc nghị viện).
    Hội đồng ND tại các địa phương chủ yếu là lên kế hoạch, chủ trương về an ninh xã hội, phát triển kinh tế... tại các địa phương đó, giao cho UBND thực hiện và giám sát việc thực hiện của UBND.
    Mặt Trận Tổ quốc : chỉ duy nhất ở VN có cái này. Đầu tiên nó được ***** sáng lập với cái tên gọi là ********* với mục tiêu liên kết tất cả các tầng lớp xã hội (sĩ, nông, công , binh, trí thức, các giáo hội...) tham gia Cứu Quốc. Còn ngày nay MTTQ chủ yếu làm nhiệm vụ Đại đoàn kết dân tộc, cứu trợ đồng bào khó khăn, lũ lụt thiên tai...
    Hehe , ngày xưa nhà cháu có thời gian công tác tại UBND Phường nên có tìm hiểu đôi chút về cái này
  7. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, thấy chủ đề này cũng hay, nhưng 3 tháng rồi không có bài mới. Bác Đức là người giỏi như thế mà cũng có théc méc về vấn đề này, chứng tỏ rằng trong cuộc sống đôi lúc chúng ta cũng gặp những vấn đề thuộc về lĩnh vực pháp lý mà không biết hỏi ai.
    iem mới gia nhập 7x, cũng muốn có một chút đóng góp cho cả nhà. Các bác có vấn đề gì vướng mắc trong lĩnh vực pháp lý có thể mang ra trao đổi để mỗi người góp 1 í thành ra có thể có ích. Bản thân em có đôi chút kiến thức về vấn đề này nên cũng có thể góp đôi lời (trong lĩnh vực pháp luật hình sự và dân sự).
    Các bác mại dzo ... mại dzo ....
  8. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 27/08/2006, 03:46 (GMT+7)
    TP.HCM: công khai tuyển dụng công chức cấp phường
    TT (TP.HCM) - Từ nay UBND TP.HCM sẽ giao cho chủ tịch UBND quận, huyện tổ chức việc tuyển dụng công chức cấp phường. Trước khi tuyển dụng 30 ngày, cơ quan tuyển dụng phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
    Việc tuyển dụng bắt buộc phải thông qua thi tuyển (thi viết và vấn đáp). Người được tuyển dụng sau đó phải thực hiện chế độ tập sự trong thời gian sáu tháng, được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn của ngạch công chức được tuyển dụng.
    Tại TP.HCM, quận Gò Vấp là địa phương đầu tiên áp dụng qui chế này để tuyển dụng công chức cho các phường mới tách lập. Với nhu cầu tuyển dụng khoảng 200 công chức, đến nay quận đã nhận được 324 hồ sơ hợp lệ đăng ký dự tuyển từ những người đã tốt nghiệp đại học. Dự kiến kỳ thi tuyển sẽ diễn ra ngày 11-9-2006.
  9. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Bác nào biết qui định về việc chuyển bằng lái ô tô của nước ngòai sang bằng lái ô tô ở Việt Nam như thế nào không ạ ? Thủ tục như thế nào ? Cần phải có các lọai giấy tờ gì ? Bằng lái ở nước nào thì VN có thể chấp nhận cho chuyển thành bằng lái ở Việt Nam được ? Em nghe một số người ở HN nói về HN đổi được, nhưng chưa nghe ai ở SG nói điều này.
    Bác nào biết giúp em nhé, thanks !
  10. phale81

    phale81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    0
    Em đang có tí thắc mắc vế quy chế hoạt động và quy định trong Khu chế xuất và Khu công nghiệp? em kiếm ở đâu thì ra ạ

Chia sẻ trang này