1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số thông tin về giải 12 CVXS toàn quốc 2005 tại HD ngày 24,25-12.

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi donguyen1983, 27/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Một số thông tin về giải 12 CVXS toàn quốc 2005 tại HD ngày 24,25-12.

    Khác xa những dự đoán ban đầu của giới chuyên môn, tâm điểm của sự chú ý sau 2 ngày thi đấu liên tiếp được chuyển từ Kiến Quốc, sang Tuấn Quỳnh, tới Quang Linh rồi dừng lại ở Nam Hải. Với phong độ ổn định và chắc chắn, cây vợt ở vị trí số 3 của ĐTQG thực hiện cú nước rút đẹp mắt và chuẩn bị về đích trong sự ngạc nhiên của khán giả.

    Thất bại 0-3 trước Tuấn Quỳnh trong ngày đầu tiên khiến Nam Hải không còn nhận được sự đánh giá cao trong cuộc chạy đua. Thế nhưng, cũng từ thời điểm này, Nam Hải bắt đầu chứng minh rằng mọi phán đoán đều có thể? sai lầm. Điểm nhấn đáng chú ý nhất trong chặng đường còn lại là Hải có trận thắng đầy thuyết phục trước Kiến Quốc. Hai lần để Quốc gỡ hoà ở các ván 2 và 4 nhưng trong ván quyết định, Hải vùng lên giành chiến thắng 11- 9, qua đó thắng chung cuộc 3- 2. Chưa dừng lại ở đó, Nam Hải tiếp tục vượt qua một rào cản rất khó chịu - Quang Linh - để chiếm ưu thế. Chỉ sau hơn 30 phút đồng hồ, Quang Linh nhanh chóng gác vợt với tỷ số 0-3 (6-11, 11-13, 9-13). Chiến thắng này mang ý nghĩa rất quan trọng bởi trước đó, Quang Linh vừa đánh bại Kiến Quốc 3- 1 trong một trận đấu rất hấp dẫn. Bị dẫn trước 0-1, Linh đột nhiên bùng nổ ở 3 ván tiếp theo và giành thắng lợi với các tỷ số rất khó tin: 17-15, 11-4, 11-2.

    Hôm qua là một ngày đáng nhớ với Quang Linh. Trong buổi sáng, cây vợt trẻ Quân đội này hạ "đo ván" Trần Tuấn Quỳnh với tỷ số 3-1 (11-8, 6-11, 11-3, 11-9) và nổi lên là một ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Tuy nhiên, tất cả xoay ngược 180 đọ sau khi anh gác vợt trước Nam Hải. Thất bại này đẩy Quang Linh văng ra khỏi tốp đầu nhưng đưa Nam Hải lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng tạm thời. Hôm nay, Nam Hải chỉ còn lại 2 trận đấu với các cây vợt yếu Minh Tiến và Văn Nam (Quân đội). Nếu giữ vững phong độ, việc Nam Hải lấy Cúp là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Cũng ở giải nam, Tuấn Quỳnh và Kiến Quốc đang có cùng cơ hội tới vị trí á quân khi cả hai đều đã thua 2 trận. Ai thắng trong trận đối đầu trực tiếp nhiều khả năng sẽ giành được vị trí thứ 2.

    Ở giải nữ, số phận chiếc Cúp đã được định đoạt từ rất sớm nhờ sự xuất sắc của cây vợt trẻ Mai Hoàng Mỹ Trang. Kể từ đầu giải, duy nhất Mỹ Trang vẫn bất bại với 9 trận toàn thắng và tạm dẫn đầu trên bảng xếp hạng. Sau khi vượt qua tất cả các "đàn chị" như Xuân Hằng, Mai Thy, Lương Thị Tám, cánh cửa tới chức vô địch hiện đã mở toang phía trước cây vợt này



    Khởi đầu bằng trận thắng dễ dàng trước đồng hương Ngọc Trình (3-0), Nam Hải nhanh chóng đánh bại một tay vợt Hà Nội khác là Phan Huy Hoàng (số 5 ở ĐTQG) cũng bằng 3 set trắng để nhanh chóng khẳng định ưu thế của mình. Mặc dù bị thua đậm Tuấn Quỳnh 0-3, nhưng ngay sau đó, Nam Hải đã không mắc thêm một sai lầm nào.

    Đáng chú ý trong những thắng lợi tiếp theo của Nam Hải là cuộc đấu căng thẳng với Đoàn Kiến Quốc (tỷ số 3-2) hay với Quan Đức Thắng (3-1). Đặc biệt trận đấu giữa anh với cây vợt đang lên Đinh Quang Linh gần như đã được coi là trận chung kết sớm của giải (Quang Linh từng thắng cả Tuấn Quỳnh lẫn Kiến Quốc). Nhờ phát huy được cú đánh trái tay sở trường, Nam Hải đã kết thúc 3 set không mấy khó khăn để vượt hẳn lên trên bảng xếp hạng chung cuộc.


    Nam Hải thẳng tiến đến chức vô địch.

    Tuy nhiên, con đường trở nên rộng mở trước mắt Nam Hải một phần cũng là nhờ các đối thủ chính của anh thi đấu không ổn định. ĐKVĐ Kiến Quốc đã thua đến 2 trận cùng trong trạng thái "cóng" về tinh thần, còn Tuấn Quỳnh bất ngờ là bại tướng của Quan Đức Thắng và Đinh Quang Linh. Về phần mình, dù thắng những cây vợt rất tên tuổi, nhưng Quang Linh lại sơ xảy trước những VĐV đẳng cấp chỉ ngang bằng, thậm chí còn kém hơn như Dương Văn Nam hay Đoàn Trọng Nghĩa nên cũng khó có hy vọng tranh chấp thứ hạng cao.

    Trận đấu giữa Tuấn Quỳnh - Kiến Quốc mà BTC ưu ái dành cho buổi chiều ngày thi đấu cuối, với mong muốn là trận chung kết thực sự, sẽ chỉ còn mang ý nghĩa quyết định ngôi á quân.

    Trong khi đó, ở giải nữ, ĐKVĐ Mai Hoàng Mỹ Trang không gặp bất cứ khó khăn nào để băng băng về đích. Cô đánh bại cả 2 "đàn chị" trong đội Bưu điện TPHCM là Mai Thy và Xuân Hằng cùng tỷ số 3-0. Cũng trong ngày thi đấu đầu tiên, chướng ngại cuối cùng là cây vợt kỳ cựu Lương Thị Tám cũng bị Mỹ Trang vượt qua nốt.

    Với những trận thắng như chẻ tre này, Mỹ Trang coi như đã bảo vệ thành công ngôi vô địch mà không cần phải chờ đợi kết quả của ngày bế mạc. Cuộc đua về nhì bỗng nhiên lại được người hâm mộ Hải Dương quan tâm hơn cả. Có đến 3 VĐV cùng có khả năng giành vị trí này là Xuân Hằng, Lương Thị Tám, và lão tướng Mai Thy vừa "tái xuất".



    Không có bất ngờ nào xảy ra khi Nam Hải và Mỹ Trang toàn thắng trong ngày bế mạc để lên ngôi vô địch một cách thuyết phục. Kiến Quốc năm thứ hai liên tiếp đánh bại Tuấn Quỳnh nhưng chỉ đủ giành ngôi á quân.
    Mỹ Trang năm thứ hai toàn thắng tại giải CVXS.
    Nắm đến 90% cơ hội đăng quang sau 2 ngày thi đấu, Nam Hải hết sức tự tin khi chỉ còn phải tiếp 2 "tiểu tướng" không mấy tên tuổi là Nguyễn Minh Tiến và Dương Văn Nam (đều của Quân đội). Các trận đấu này đều diễn ra chóng vánh sau 3 set (các tỷ số là 11/4, 11/9, 11/6 và 11/8, 11/3, 11/6), giúp Nam Hải giành số điểm gần như tuyệt đối (21/22). Như vậy, cây vợt chỉ về thứ 3 tại giải cây vợt xuất sắc năm ngoái đã làm một cuộc lật đổ ngoạn mục trước 2 đối thủ Kiến Quốc, Tuấn Quỳnh.

    Phong độ ổn định của Nam Hải khiến cuộc gặp gỡ cuối cùng ở bảng nam giữa Quốc và Quỳnh không còn nhiều ý nghĩa. Trận đấu từng được BTC chờ đợi là "chung kết" này kết thúc với chiến thắng nhanh 3-0 nghiêng về Kiến Quốc, giúp anh giành ngôi á quân (20 điểm). Tuấn Quỳnh đành chấp nhận vị trí thứ ba (19 điểm).

    "Hiện tượng" Đinh Quang Linh chơi rất xuất sắc trước các đàn anh, nhưng lại hay thua những trận đáng tiếc, giành được 18 điểm (bằng Phan Huy Hoàng) nhưng chỉ đứng thứ năm do thua Hoàng đối đầu trực tiếp.

    Ở bảng nữ, Mai Hoàng Mỹ Trang cũng nhanh chóng hoàn tất nốt 2 trận thủ tục với Vũ Thị Hà (Quân đội) và Phạm Ngân Giang (Lào Cai), đều bằng cách biệt 3-0. Mỹ Trang đã lập lại thành tích toàn thắng của giải năm ngoái và trở thành một thế lực thực sự trong hoàn cảnh bóng bàn nữ nước nhà quá "vắng sao".

    Cũng do mặt bằng chung yếu kém mà "lão tướng" 31 tuổi Nguyễn Mai Thy tái xuất sau vài năm gác vợt vẫn về nhì chung cuộc (20 điểm). Lương Thị Tám sau một SEA Games thất bại tiếp tục thể hiện sự chậm chạp, trì trệ và thua nhanh 0-3 trước Mai Xuân Hằng ở trận cuối cùng. Với kết quả này, Xuân Hằng xếp thứ ba, còn Lương Thị Tám rơi xuống vị trí thứ tư.

    (nguồn Thethaovietnam&vietnamnet )



    Không biết bác cuongphong nhà ta có đi theo dõi giải này ko mà sao ko thấy post thông tin lên cho anh em ko có điều kiện đi tranh giải nắm được thông tin nhỉ
  2. rossicarbon

    rossicarbon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    co bang video hay dvd cua giai nay o vay ?
  3. chip_hoibb

    chip_hoibb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    cho mình đính chính lại một chút,chị Tám thua chị Hằng 3/2 chứ có phải là thua 3/0 đâu.Trận của 2 vận động viên này còn được truyền hình trực tiếp cơ mà!
  4. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Nếu như chức vô địch của Mai Hoàng Mỹ Trang KHông có gì là bất ngờ Thì Việc Việc bạo động lật đổ của Nam Hải Cực kì ngoạn Mục và rất đáng khen...Những Kiến Quốc và Tuấn Quỳnh Đã được coi như một biểu tượng VÔ địch NHư Gã KHổng Lồ Chesea ở giải ngoại Hạng Anh Bất NGờ Gục Ngã thay Một Biểu Tượng Mới Đầy Sức Trẻ Và Nhiệt TÌnh NAM HẢI!!! CHúc Mừng Nam Hải...Chúng ta Mong trong bóng bàn Có Cả những yếu tố bất NGờ...khi mà Tuấn QUỳnh Kiến Quốc Đều được đánh giá mạnh hơn...Việc lật đổ NGôi vô địch là việc Cần thiết để Tăng thêm Tính cạnh tranh trong làng bóng bàn...NHưng nguyên Nhân sâu xa theo báo chí Là Tuấn Quỳnh Và kiến Quốc đã quá Xa sút PHong độ và bị ảnh hưởng bởi thất bại Của SEAGAME 23...
  5. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Nói chung tại giải lần này bộ khung đồng độ nam của đội tuyển Việt Nam nếu nói chung thì tạm ổn định bởi 3 vị trí dẫn đầu đều thuộc về các VĐV của đội tuyển quốc gia tham gia tại giải SEAGAME 23 vừa qua.
    Nhưng nói đến từng cá thì hai VĐV Đoàn Kiến Quốc và Trần Tuấn Quỳnh quả thật sa sút phong độ rất rõ rệt, được điển hình là 2 VĐV này đã thua trước 2 VĐV Nguyễn Nam Hải và nhất là VĐV Đinh Quang Linh.
    Nói đến giải nữ cũng có thể coi như là bất ngờ, nhưng theo giới dư luận cũng đoán trước được điều này cũng xảy ra bởi trong thời gian gần đây VĐV Mai Hoàng Mỹ Trang đã đạt được phong độ rất tốt nên tại giải này cũng phản ánh đúng thực chất điều đó.
    Điều đáng mừng là tại giải này có sự xuất hiện nổi lên của các VĐV trẻ chưa thành danh nhưng đó chỉ là dấu hiệu đáng mừng bởi chỉ mới bước khởi đầu. Song các VĐV gạo cội vẫn chứng tỏ được mình và chỉ sơ xẩy khi trong tức thời không đạt được đúng phong độ của mình.
    Nếu chúng ta nói lại thì ngay đến bây giờ chưa có VĐV nào xứng đáng sánh ngang tầm với VĐV Vũ Mạnh Cường của Hải Dương về mọi mặt. Nói về Trần Tuấn Quỳnh nếu các bạn chú ý và nhìn nhận một cách sâu sắc thật kỹ thì các bạn sẽ thấy chu kỳ phong độ của Trần Tuấn Quỳnh đang chuyển động theo chu kỳ Parapol rất rõ. Phong độ đang phát triển một cách trì trệ và dường như có xu hướng dừng lại và đi xuống (phụ thuộc vào yếu tố khách quan). Còn Đoàn Kiến Quốc cũng chẳng khác gì mấy, nhưng VĐV của Khánh HOà này hơn Tuấn Quỳnh về mặt kinh nghiệm chiến trường thi đấu thế thôi.
    Nói như thế Bóng Bàn Việt Nam cũng nên cải tổ lại chương trình đào tạo VĐV, phải tổ chức và đi thật sát vào từng VĐV. Trước đây Uỷ Ban TTDTT - Tổng Cục TDTT chỉ mới quan tâm đến chương trình đào tạo về chuyên môn mà chưa quan tâm đào tạo và hướng dẫn đến đời sống của từng VĐV do vậy mọi thứ không như ý muốn.
    Ansox mong rằng sau này Uỷ Ban TDTT nên quan tâm và chú ý đến chương trình quản lý nhân sự và đời sống của mỗi một VĐV, quản lý chặt chẽ làm cho các VĐV không còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan khác. Nhân tiện qua chủ đề này ansox chỉ có ý kiến và đóng góp quan điểm của mình như vậy thôi.
    Chúc các bạn một ngày vui vẻ!!!
  6. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Bác ansoxvn có theo dõi đầy đủ giải này? Nếu có, bác cho em hỏi, Ngọc Trình đứng thứ mấy? Sao cô bé Thiên Kim (Tiền Giang) không được dự nhỉ? Theo em, cô bé này đánh đôi công hay nhất làng bóng bàn nữ VN? Còn Ngân Giang thì có quả giật sát thủ nhưng nhìn chung em không thích lối đánh đấy (năm ngoái em có dịp xem họ ở HKPĐ).
  7. chip_hoibb

    chip_hoibb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Ngọc Trình đứng thứ 10,thắng được 3 trận:Nam (QĐ),Tài(HD),Tiến(QĐ).Còn Kim(TG) ko được đánh vì thành tích năm nay ko tốt nên ko được đánh giải này.
  8. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Bóng bàn Việt Nam - đáng lo lắm!
    21:17'' 27/12/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Nếu SEA Games 23 cho thấy tương quan của bóng bàn Việt Nam với các nước trong khu vực thì giải Cây vợt xuất sắc toàn quốc giúp chúng ta đánh giá đúng hơn về chính bản thân mình...
    SEA Games 23 là giải đấu mà bóng bàn Việt Nam đã thể hiện một bộ mặt kém thuyết phục nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Chấp nhận một thực tế các nước trong khu vực, đặc biệt là Singapore đã "Trung Quốc hoá" đội tuyển của họ một cách ồ ạt, gây tâm lý hoang mang cho các đối thủ, nhưng cũng phải thừa nhận rằng chúng ta đã thụt lùi rất nhiều so với chính mình. Không có HCV là một kết quả quá nghèo nàn so với tham vọng trước lúc lên đường.
    Không nói về những sai lầm trong chỉ đạo chiến thuật của BHL, không nói về sự sa sút của các cây vợt Việt Nam, cũng bỏ qua luôn những vướng mắc chưa được làm sáng tỏ về chuyện tiền nong... ở SEA Games 23, bài viết này chỉ nhắc đến những vấn đề của bóng bàn Việt Nam qua giải đấu cuối cùng trong năm - màn solo của những cây vợt hàng đầu.
    Nam: Ánh sáng mờ dần
    Bảng nam giải Cây vợt xuất sắc những năm qua đều hấp dẫn đến phút chót, nhờ sự cạnh tranh quyết liệt giữa ít nhất là 3 cây vợt chủ lực. Gần đây nhất, giải năm 2004 phải chờ đến trận "chung kết" đầy kịch tính (Kiến Quốc lội dòng thắng Tuấn Quỳnh 3-2) mới phân định được ngôi thứ. Nhưng năm nay, chức vô địch đã an bài chỉ sau 2 ngày thi đấu đầu tiên.
    Chủ nhân của chức vô địch đó, Nguyễn Nam Hải, lên ngôi bằng những chiến thắng cách biệt và hầu như không gặp phải trở ngại nào đáng kể. Cách đây không lâu, nhà báo Nguyễn Lưu - một chuyên gia hàng đầu về bóng bàn của nước ta - đã nhận định rằng Nam Hải sẽ chỉ tiến xa nếu từ bỏ được lối đánh "công chức". Quả thật, anh đã dần rũ bỏ cách chơi thiếu lửa, thiếu cá tính để đứng vững trong những thời điểm khó khăn.
    Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là Nam Hải đăng quang trong bối cảnh các đối thủ của anh đều... đánh mất điểm rơi. Giải nam trở thành cuộc đua một ngựa tẻ nhạt, mà ngựa về đầu không cần, hoặc cũng không đủ khả năng để tung hết sức. Bản thân Nam Hải vẫn còn nhiều điểm yếu rất rõ ràng. Quả trái của anh hay nhất Việt Nam, có thể ngang tầm khu vực, nhưng quả phải thì rất thường và đánh ôm bàn thì vẫn yếu. Nam Hải chỉ thua duy nhất 1 trận, nhưng lại là thua đậm 0-3 trước Tuấn Quỳnh, vì bị người đồng hương của anh "bắt thóp".
    Thế nhưng Tuấn Quỳnh - cựu vô địch Đông Nam Á lại tiếp tục thất bại ở các giải trong nước. Anh vẫn không tài nào hạ bệ được Kiến Quốc, dù đây là tay vợt sa sút "mãnh liệt" nhất trong năm. Anh cũng không tìm ra "thuốc" để "trị" chú ngựa non Đinh Quang Linh - đành gác vợt 1-3 và sớm chia tay giấc mơ vô địch. Ra ngoài khu vực, Quỳnh luôn chơi tốt, nhưng hễ cứ "về nhà" là ngược lại.
    Có rất nhiều điều để nói về Kiến Quốc. Anh có thể thắng Tuấn Quỳnh dễ dàng, nhưng lại cũng thoải mái cho phép mình thất bại trước Quang Linh. Nhìn cách đánh của Quốc, người khó tính sẽ không thể hài lòng bởi thái độ qua quýt rất thiếu chuyên nghiệp ở một VĐV hàng đầu.
    Những cây vợt khác như Phan Huy Hoàng, Đoàn Trọng Nghĩa hay Quan Đức Thắng chưa phải là già nhưng đều chững lại, và khó hy vọng tiến xa hơn. Giới chuyên môn đành nhìn về tuyến sau để tìm nhân tố mới đóng vai phụ cho những Hải - Quỳnh - Quốc, nhưng có lẽ chẳng còn ai, ngoài Đinh Quang Linh lúc trồi lúc sụt.
    Trình độ thì thế, nhưng điều đáng lo ngại hơn cả lại là sinh hoạt. Những sự cố trèo tường, vượt rào đi chơi đêm của VĐV Việt Nam trong thời gian tập huấn đã lan truyền khắp Trung Quốc. Sáng hôm sau thi đấu, mà đêm trước, các "sao" còn tụ họp ở một quán ăn khuya của thành phố Hải Dương để chén chú chén anh. Có những chai bia ngất ngù, những điếu thuốc khói bay sặc sụa...
    Nữ: chỉ toàn... bóng đêm
    Bảng nữ lại thể hiện một bộ mặt khác, tối tăm theo một cách khác. Ở đó, Mai Hoàng Mỹ Trang vẫn là thống soái, mặc dù không cho thấy sự tiến bộ nào so với 1 năm về trước. Chuỗi trận toàn thắng áp đảo của cô bé này chỉ chứng tỏ một điều: cô đang là... nữ hoàng ở xứ mù!
    Đồng đội của Mỹ Trang ở Bưu điện TPHCM - Mai Xuân Hằng đã nhiều năm nay không phát triển về chuyên môn, nhưng vẫn ung dung trụ lại Top 3. Trong khi đó, Lương Thị Tám, đi chủ lực ở SEA Games 23 lại "già trước tuổi" bằng lối đánh cằn cỗi, không có sức sống và đương nhiên là chẳng mong gì yếu tố sáng tạo.
    Một thực tế không biết đáng buồn hay nên vui, đó là sự trở lại của nữ tướng Mai Thy. Đã 31 tuổi, lại bỏ vợt nhiều năm nay nhưng Mai Thy vẫn đàng hoàng chiếm lĩnh ngôi á quân mà không cần phải chờ đến kết quả ngày thi đấu cuối. Mừng cho Mai Thy, để mà xót xa cho phong trào chung.
    Đã lâu lắm rồi, người ta "khóc than" cho sự hẩm hiu của bóng bàn nữ, khi các tay vợt của Việt Nam gần như mất dạng trên bản đồ thành tích Đông Nam Á. Thế nhưng người ta lại không biết nuôi dưỡng, gìn giữ những mầm hy vọng. Phạm Thị Thiên Kim - tài năng trẻ phát lộ qua giải 2004 - đã không còn xuất hiện năm nay, vì những lý do rất đáng trách ngoài chuyên môn.
    Nhìn vào những cái tên còn lại ở bảng nữ: Trà My, Hồng Hạnh, Thanh Tuyền, Ngân Giang hay Hải Yến... rõ ràng không phải là nơi có thể đặt niềm tin trong tương lai. Chẳng biết đến bao giờ, chúng ta mới lại có những "nữ tướng" tầm cỡ Ngô Thu Thuỷ, hay thậm chí chỉ như Trần Lê Phương Linh thôi, cũng đã là mơ ước lắm rồi...
    Lo cho xu thế mới
    Những người tâm huyết với bóng bàn Việt Nam còn có một nỗi lo xa xôi hơn nữa, đó là làm thế nào để theo kịp xu thế mới của thế giới. Người Trung Quốc luôn đi đầu trong những cách tân, và họ không ngừng hiện đại hoá môn thể thao hội tụ đầy đủ các yếu tố nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ này.
    Trung Quốc hiện nay đang nổi lên một lớp VĐV trẻ hết sức chú trọng kỹ năng giật bóng ngay trên mặt bàn. Đó là một kỹ thuật cực khó, nhưng hiệu quả, bởi nguyên lý của nó là phát huy tốc độ nhờ thu hẹp biên độ và phát lực đưa bóng đi nhanh hơn phản xạ của con người. Theo dự báo, không lâu nữa lối đánh này sẽ thống trị bóng bàn thế giới.
    Điều đó có nghĩa là những Nam Hải, Tuấn Quỳnh, Kiến Quốc và cả những VĐV trẻ nhất của chúng ta - những người chỉ quen giật moi hoặc đôi công xa bàn cũng sẽ trở nên lạc hậu. Đã đến lúc bóng bàn Việt Nam cần học hỏi những kỹ thuật mới nhất, và xây dựng tận gốc lực lượng hậu bị cho khoảng 10 năm nữa.
    ? Anh Đức
  9. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có suy nghĩ gì về bài báo này?
  10. Haoshuai

    Haoshuai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2005
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Bóng bàn Việt Nam đi xuống là phải. Bóng đá được quan tâm nâng đỡ thế kia còn đá chả ra gì huống gì loại con rơi con ghẻ như bóng bàn. Chả bao giờ thấy chương trình thể thao trên TV phát các trận đấu bóng bàn cả. Trong khi đó mỗi trận bóng bàn chiếu trên CCTV5 là cả một sự chuẩn bị. Bình luận viên Sái Mãnh luôn có thêm cộng sự là Dương Ảnh hoặc những cựu vô địch thế giới trước đây phụ giúp để bình luận từng quả bóng, từng điểm, từng tay vợt rất sâu sắc. Kể cả bình luận viên của tỉnh lẻ cũng hiểu biết về bóng bàn rất nhiều.
    Mà đúng là xem các cậu năng khiếu bóng bàn đánh thấy non thật. Đa số là séc vít dài rồi giật. Chả thấy biến hoá gì trong công thủ cả. Xem 17 cái dĩa "Da hao pingpangqiu" mới thấy bọn Trung Quốc nó dạy bài bản từng quả cắt bóng, giật bóng, cài bóng...v.v. Những tay vợt top 10 thế giới trừ vài người như Kreanga, Saive đánh hùng hục còn lại đều đánh rất biến hoá, công thủ, phải trái đều hay. Xem ra nếu Việt Nam không gửi đi đào tạo ở Trung Quốc từ nhỏ (cả tuyển thủ lẫn huấn luyện viên) thì tương lai sẽ chẳng có tay vợt nào xứng danh Đông Nam Á chứ đừng nói xa hơn.

Chia sẻ trang này