1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số thủ đoạn trên chiến trường

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 11/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Nói về biệt kích hay gián điệp. Ngày xưa em có nghe kể 1 câu chuyện là bọn chúng luồn sâu vào trong hậu phương ta hoạt động. Bọn này hoạt động rất nhà nghề, chả có ai phát hiện được, từ kiểu cách đi đứng, ăn mặc...., thế mà có lần bọn này đi ăn bún ngoài chợ, thấy nước nhạt quá móc trong túi ra gói mì chính cho vào bát thì bà bán bún thấy lạ (vì ngày đó, mì chính đối với Miền Bắc là thứ hàng xa xỉ), đi báo công an. Thế là bi tóm....
     
  2. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Nhà báo - anh hùng LLVT - cố thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn có kể về thủ đoạn của tình báo Mỹ như sau:
    1. Trong một trận đánh, một toán biệt kích Mỹ đổ bộ bằng trực thăng xuống trận địa của ta bị chặn đánh phải rút chạy, bỏ lại nhiều vũ khí. Bộ đội ta thu dọn chiến trường, tập kết số vũ khí chiến lợi phẩm trên về căn cứ. Tối hôm đó, máy bay địch phá tan tành cả kho vũ khí của đơn vị. Về sau mới biết, trong số vũ khí trên có cài máy phát sóng, địch biết ta sẽ mang về bỏ trong kho và dò được tọa độ.
    2. Hàng ngày ở chợ huyện thường có 2 chú lính Mỹ da đen anh nuôi ghé qua mua mắm tôm (mắm ruốc) ở 1 một cửa hàng lớn nhất chợ. Bà con mình thắc mắc: chu choa mấy thằng Mỹ mà cũng biết ăn mắm tôm hả trời???? Nhưng sau đó mọi người cũng quen dần với ý nghĩ : chắc tụi tây da đen này cũng như người mình thôi. (Khôn chưa? Nếu để bọn da trắng mua thì ai tin). Sau này ông Ẩn mới biết, thực ra 2 thằng nhọ đen này mua xong trên đường về đều quăng xuống ruộng chứ đâu có xài. Thực chất chúng mua để dò la tin tức của ta. Nếu hôm nào mắm tôm hết hàng vài ngày có nghĩa bộ đội trong vùng đang tập trung quân chuẩn bị đánh lớn nên mua gom về chưng lên để ăn dần.
    Một câu chuyện khác về bọn lính Úc Đại Lợi tại Long Khánh.
    Trong số bọn biệt kích úc có đơn vị đặc nhiệm mà đồng bào, chiến sỹ ta gọi là "lính cõng" (danh từ này tôi không nhớ rõ). Bọn này đặc biệt nguy hiểm và gây rất nhiều thiệt hại cho ta. Thủ đoạn của chúng là thường hoạt động vào mùa mưa, mỗi toán khoảng từ 6 đến 12 tên to lớn, mặc áo ponchou (áo mưa trùm kín người), mỗi tên cõng theo 1 tên nhỏ con (thường là thổ dân Úc), khi choàng áo vào thì không thấy. Khi chúng thâm nhập vào vùng của ta, sau đó rút về căn cứ, bà con theo dõi báo với du kích là chúng đã về hết, tuy nhiên, những tên nhỏ đã nằm lại phục và bắt cóc, giết hại cán bộ, du kích của ta, do chủ quan, mất cảnh giác, đi vào chỗ chúng phục kích.
    Sau khi đối phương rút đi, khi quay lại thu gom xác tử sỹ, phải buộc dây vào xác đồng đội và dật thử. Hơi tàn nhẫn và đau lòng quá phải không các bác? Nhưng đó là cần thiết để tránh địch chơi lựu đạn gài để gây thương vong cho quân ta khi đến lấy xác đồng đội (chứ còn thời gian đâu mà mò mẫm, sờ soạng tìm lựu đạn). Chắc phe ta cũng chơi chiêu này thôi. Bọn viễn thám sau khi giết hại chị Đặng Thùy Trâm còn ém lại 3 ngày phục du kích ta lên lấy xác.
    CIA đã từng qua tận Phi Luật Tân để in giả báo Nhân Dân của ta sau đó tìm cách nào đó phán tán trong vùng giải phóng. Trong cả bài báo chỉ chêm một đoạn rất nhỏ gây hoang mang cho bộ đội. Điều kiện chiến trường, rất khó kiểm chứng.
    Sau khi phát hiện vị trí đội hình của bộ đội ta, B-52 tiến hành oanh tạc. Khoảng 10-15 phút sau khi dứt đợt bom, bọn Mỹ pháo kích cấp tập vào các tọa độ vừa bị chúng đánh bom. Ý định của chúng là tiêu diệt tiếp số bộ đội ta còn sống sót đang ra cứu các đồng đội bị thương.
    Còn ta cột tù binh phi công vào các công trình trọng điểm như đài truyền hình, nhà máy điện... trong đợt 12 ngày đêm 1972(mới chỉ nghe đồn vậy, không biết có phải đúng như vậy không các bác nhẩy?).
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Vụ này chỉ thấy ở Nam Tư thôi.
  4. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Đoạn 1: Cái này cũng được tướng tình báo Ba Quốc (trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ) cũng từng "tham gia" vụ này .
    Đoạn 2: Ban đầu (có lẽ) ta cũng mắc mưu, nhưng chỉ những lần đầu tiên sau thì đã có kinh nghiệm. Nếu tớ nhớ không nhầm, trong trận Playme, sau khi bị ta "nắm thắt lưng địch mà đánh", Mỹ đã dội bom luôn cả đồng đội bị thương trên chiến trường.
    Đoạn 3: Tớ nghĩ là không. Vì mỗi tù binh còn sống, và được đối xử tử tế có giá trị hơn nhiều.
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    EM thấy có. Giá trị sau này thế nào chưa rõ. Chỉ biết là ta mất cái nhà máy điện.
    Nếu cột nó vào đó, chắc chắn Mỹ chỉ kêu om sòm rằng ta vi phạm công ước chiến tranh (và ta cũng đáp lại rằng ông có tuân thủ đâu mà bắt tôi tuân thủ. Thế là huề) nhưng không dám đánh. Nhà máy điện còn, thằng phi công còn. Lần sau lại cột nó vào đài truyền hình.
  6. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Bác nói làm em nhớ ra, là ta có làm nhưng "kín". Theo một số người kể, khi Mỹ đánh bom ta cho xe chở tù binh (không biết trong có hay không) đi lại tại những khu quan trọng, như thể chuyển tù binh. Do thám Mỹ ở ngoài Bắc có đầy, làm giữa thanh thiên bạch nhật nó lại chẳng biết .
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Nam Tư có thộp được ông tù binh Mẽo nào đâu bác.
    Nhà ta ko cột tù binh vào đâu cả vì bọn này là superstar cho cánh nhà báo quốc tế quay phim chụp ảnh, nhưng cho đi quét cầu Long Biên thì có, chủ yếu cũng là để quay phim chụp ảnh nốt. Ko rõ ta có cho chúng nó quét đài phát thanh, nhà máy điện ko nhưng chắc chắn chúng nó ko có mặt ở đài truyền hình vì lúc này ta chưa có đài truyền hình
    Mặc dù ko cột chúng nó lại thật nhưng ta có doạ sẽ cột chúng nó vào đê sông Hồng khi Mẽo doạ tương bom vào đây để biến dân HN thành cua cá.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  8. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Hi hi, Đài truyền hình thành lập năm 70 hay 72 gì đó mờ?
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Về các thủ đoạn chống phá bằng biệt kích, thám báo và tâm lý chiến của Mỹ trong chiến tranh xâm lược VN thì phải kể đến OP-34 và OP-39. OP-34 thì nhiều người đã biết, đấy là kế hoạch tung gián điệp, biệt kích vào miền Bắc để phá hoại, bắt cóc ...còn OP-39 với những chiến dịch tuyên truyền kiểu "Gươm thiêng ái quốc" hay "Đảo Thiên đàng" thì chắc ít người biết hơn.
  10. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Lúc đó ta đã có Đài truyền hình rồi, ở Bạch Mai (trực thuộc đài Tiếng Nói Việt Nam). Trong đợt 12 ngày đêm, ta đã sơ tán một bộ phận cán bộ và máy móc sang đài phát sóng phụ ở Mễ Trì, sẵn sàng thay thế một khi đài Bạch Mai bị đánh. Tuy nhiên, không quân Mỹ đã không đánh vào đài Bạch Mai (hoặc đánh mà không trúng?! ). Đây là cái mà mọi người đều biết.
    Tuy vậy sự thực ít mà người biết đến là cả hai đài này đã bị không quân Mỹ đánh hỏng từ cuối năm 1971, không thể phát sóng được nữa, chỉ còn 1 số trạm phát sóng công suất nhỏ, phạm vị phủ sóng hẹp, không đáp ứng nhu cầu đặt ra. Trước tình hình đó ta đã cử 1 đoàn gồm hơn 100 cán bộ sang Trung Quốc và phát sóng nhờ qua trạm phát của đài Côn Minh. Trong đợt 12 ngày đêm, mặc dù bị Mỹ đánh phá rất mạnh nhưng nhân dân cả nước vẫn được nghe sóng của đài TNVN rõ và mạnh hơn cả ngày thường. Cũng có thể vì lý do này chăng mà Mỹ chẳng quan tâm gì tới việc đánh sập 2 đài Bạch Mai và Mễ Trì, mặc dù chúng vẫn là biểu tượng của Hà Nội cũng như hậu phương lớn miền Bắc.
    Đến năm 1973, sau hiệp dịnh Paris, ta đã khôi phục và đưa vào phát sóng lại đài Bạch Mai và Mễ Trì.

Chia sẻ trang này