1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số tình huống thú vị

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thongtue, 27/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Một số tình huống thú vị

    A là giám đốc công ty Z ký hợp đồng với B. Theo điều lệ của công ty Z thì ở mức giá trị của hợp đồng nói trên phải do Hội đồng quản trị quyết định, giám đốc (A) chỉ được giao kết hợp đồng sau khi có sự chấp thuận của HĐQT. Vậy, HĐQT nên xử lý việc này thế nào, các hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối với các bên trong tình huống này?
  2. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Vấn đề của bác, theo tớ xử lý như sau:
    - Nếu A là người đại diện theo pháp luật: tớ bảo B chẳng phải lo trừ khi muốn phá hợp đồng. Nếu muốn tiếp tục thực hiện HĐ này, B bảo A xin phê chuẩn việc ký HĐ từ HĐQT Z. Nếu muốn nghỉ HĐ, B thông báo tới A và HĐQT Z về việc người ký HĐ ko đủ thẩm quyền và đề nghị huỷ.
    - Đối với HĐQT Z: HĐ phát sinh tranh chấp, nếu A ko phải là người đại diện theo PL và HĐQT ko biết việc ký kết này thì hoàn toàn vô can. Nếu biết có việc ký HĐ (qua giám sát, báo cáo) mà vẫn lờ đi thì HĐ này vẫn có hiệu lực đối với Z. Trường hợp HĐ chưa phát sinh tranh chấp mà Z vẫn muốn tiếp tục thực hiện thì HĐQT ra nghị quyết phê chuẩn hành vi của GĐ hoặc buộc GĐ ký lại HĐ trên cơ sở sự phê chuẩn. Trường hợp muốn chấm dứt HĐ, HĐQT Z chỉ cần báo cho B biết GĐ A ko có đủ thẩm quyền.
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    1. Đây chỉ là tình huống giả định, không biết trong thực tế đã xảy ra khiếu kiện hay chưa.
    2. Nếu HĐQT biết và sau đó chuẩn y hợp đồng hoặc không có ý kiến gì thì không có gì phải bàn.
    3. Nếu HĐQT không đồng ý, đề nghị tuyên hợp đồng vô hiệu, B yêu cầu thực hiện hợp đồng thì vấn đề mới phức tạp. Các điều kiện về có hiệu lực của hợp đồng đều thoả mãn (về thẩm quyền thì, A là đại diện pháp nhân, B không buộc phải biết nội dung điều lệ của Z có điều khoản như vậy).
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Anh Thongtue, không biết anh hỏi "thực tế" ở đây là luật vn hay không? Trong common law system đây là một mảng rất lớn trong luật công ty mà bất cứ ai cũng đã phải học qua và vụ kiện cases (thực tế cuộc sống mà ra) thì rất nhiều . Anh thử dò tìm actual authority hoặc ostensible (apparent) authority sẽ thấy .
    Trong trường hợp hợp đồng có hiệu lực hay không thì phải xem người ký đó (director) có actual hay apparent authority hay không . Nếu muốn biết thực sự phải xem vào từng trường hợp cụ thể của từng case một đó anh. Em làm biếng nên cũng không lấy cases ra giải thích cho anh hiểu trong từng điểm trên nó áp dụng như thế nào . Luật vn thì em không biết nếu anh rảnh cho em biết luật vn quy định authority với giám đốc như thế nào .
  5. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ Thongtue và các bạn:
    Chúc mừng topic mới của bạn.
    Vụ việc ký vượt thẩm quyền này rất thường xảy ra trong các đơn vị xây dựng, nơi công ty hưởng % quản lý phí và giao các giám đốc xí nghiệp thành viên hay đội trưởng XD đi ký hợp đồng mua vật tư, vật liệu XD cho các công trình.
    Nếu A là đại diện pháp luật của Z như bạn nói tại 3 thì về nguyên tắc, HĐQT vẫn có thể đề nghị B chấm dứt HĐ. Nếu phát sinh thiệt hại từ sự chấm dứt này thì Z vẫn phải móc túi bồi thường cho B, sau đó quay lại đòi A hoàn trả do ký vượt thẩm quyền.
    Lưu ý bạn là hiện nay tại các công ty VN, việc phân định thẩm quyền ký HĐ theo giá trị là ko rõ ràng. Rất nhiều GĐ lách qua bằng cách ký cùng lúc tới 3 HĐ có giá trị thấp hơn 50% (mức thấp nhất theo luật) tổng giá trị tài sản Công ty theo báo cáo tài chính gần nhất. Cũng có trường hợp, Công ty áp dụng hệ thống kế toán 2 sổ (bị luật cấm) để trốn thuế nên việc GĐ ký có vượt thẩm quyền hay không rất khó xác định.
    Nói chung xử lý mấy vụ này luật Âu Mỹ nó có cả một rừng đồ sộ các case đi kèm.
  6. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    @ analyst: Tôi không rành về common law nên không biết cụ thể như thế nào. Nếu có thể, bạn cho vài dòng về nguyên tắc cho dễ hình dung.
    @ nangthuytinh78:
    - Bản chất của vấn đề ở đây là tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng. Xét các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực (điều kiện có hiệu lực cuả giao dịch dân sự- BLDS 2005) đều thoả mãn, dưới mắt B, A hoàn toàn có đủ năng lực giao kết hợp đồng. Vậy có thể tuyên hợp đồng vô hiệu không và căn cứ vào đâu?
    - Ở các trường hợp bạn nêu thì người ký không phải là đại diện pháp nhân và đương nhiên B phải biết là họ không có thẩm quyền (xí nghiệp hạch toán phụ thuộc, đội xây dựng không phải là pháp nhân và không có tư cách pháp nhân). Trường hợp họ ký có giấy uỷ quyền thì không có gì để bàn nữa.
    - Việc tách thành các hợp đồng nhỏ để ký cho phù hợp với thẩm quyền có thể là cách làm "thông minh", xét bề ngoài là hợp pháp, nếu có tranh chấp thì không thể vô hiệu hoá các hợp đồng đó (trừ khi có tình tiết khác).
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Anh TT
    + Các bạn ở trên chỉ nói cho anh "nếu A là đại diện theo pháp lý" nhưng chưa giải thích cho anh hiểu định nghĩa rõ ràng của nó là như thế nào, thế nào mới gọi là đại diện pháp luật thế nào là không phải đại diện pháp luật cơ sở nào để phân biệt nó ? Vả lại, anh đã nói là nếu đã là đại diện thì không cần phải nói . Theo mình nghĩ cái mà luật vn không có là ostensible authority nghĩa là trong tình huống mà người đại diện hành xử như một người có quyền được phép thật sự mà không cần phải đưa ra bất cứ bằng chứng rõ ràng nào họ là đại diện thật sự (actual authority).
    + Đơn giản nhe cho anh hiểu về nguyên tắc:
    ++ Actual authority thì anh đã hiểu rõ khỏi nói, ví dụ tui là CEO thì sure hiển nhiên tui có quyền ký nếu một người reasonable person nhìn vào . Actual nghĩa là anh có quyền thật sự hợp đồng phải binding.
    ++ Apparent authority mới là khó . Nó là trường hợp anh không có quyền thật sự như anh hành động thể hiện (holding out) giống như anh có quyền thật sự mà external party không thể nào biết được trừ phi họ biết internal management rule của công tỵ, sẽ quay lại lấy cases ví dụ cho anh hiểu . Cái này mình học cũng phải 4 năm có rồi đó case không còn nhớ nữa đã phải đọc lại để trả lời anh .
    ++ Defenses cho công ty Z - nghĩa là công ty B phải có trách nhiệm kiểm tra thông tin ở mức hợp lý. Test là objective test nghĩa là trong khi giao dịch với A công ty B thấy A thuộc ostensible authority và nếu thấy có nghi ngờ phải có trách nhiệm kiểm tra lại thông tin từ công ty A để bảo đảm là A có thẩm quyền nếu không cho dù A không có thẩm quyền hợp đồng sẽ không có giá trị vì B đã không kiểm tra lại as a reasonable person . Đơn giản là vậy chắc là sẽ khó hiểu .
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Anh tìm đọc trên mạng vụ kiện Royal Bristish Bank kiện Turquand năm 1989 liên quan đến apparent authority anh sẽ hiểu thêm sorry là làm biếng và mệt nên không trả lời thật chi tiết cho anh việc này mà em tin rằng sinh viên luật vn không có học kỹ trong trường luật do không có dạy nếu không người nhiều kinh nghiệm luật như anh đã không hỏi. Để tránh hiểu lầm, ý mình ở trên không còn nhớ nghĩa là thật chi tiết tranh luận trên cases thế nào thì không còn nhớ nữa đâu chứ lúc mình học không nhớ cases vào thi chắc rớt từ vòng gửi xe đạp rồi. Những nguyên tắc luật pháp common law mình đều nhớ không chạy đâu được nói ra biết ngay nhưng kêu mình cases nào tên gì số mấy ngày nào thì mình thua.
    Authority này là một mảng thật to đùng như cái nhà trong luật công ty của trường luật dạy và cũng như director''s duties bảo đảm hai món này không có câu hỏi trong exam thì không phải là corporations law exam nhưng nó rất hay anh TT. Mình nghĩ là chắc ở vn không có dạy fiduciary duties của director trong luật công ty.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 29/01/2008
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Anh bạn Analyst nói rất hay những luật ở Tây. Còn ở Việt Nam mình thì sao? Tớ không nhầm thì anh cũng từng được học luật quốc nội rồi thì phỏng?
    Vụ thongtue băn khoăn ở trên là xử lý hiệu lực hợp đồng ra sao khi ông giám đốc thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền. Cái này luật doanh nghiệp không nói nhiều, nhưng Bộ luật dân sự có nói toét cả ra ở cả Chương IV Pháp nhân và Chương VII Đại diện.
    Ông GĐ ký vượt thẩm quyền, tức vượt quá phạm vi đại diện, thì Công ty Z chẳng phải chịu trách nhiệm về cái phần vượt quá đó, trừ trường hợp Công ty Z (HĐQT) đồng ý hoặc biết mà không phản đối (xem Khoản 1 Điều 146 Bộ luật dân sự 2005). Phần trong thẩm quyền do ông GĐ ký HĐ thì Công ty Z vẫn phải chịu trách nhiệm (xem Khoản 1 điều 93 blds 2005). Trong vụ này, nếu có thiệt hại hoặc tranh chấp hợp đồng với B thì Công ty Z và GĐ A phải chịu trách nhiệm liên đới: Công ty Z cho phần hợp đồng mà A ký phù hợp thẩm quyền và A cho phần mình ký vượt thẩm quyền.
    Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng luật để giải quyết trách nhiệm dân sự trong các vụ kiểu này thường là: thẩm phán nhận định A có quyền ký cái hợp đồng đó vì lợi ích của Công ty Z (khoản 1 điều 144 blds 2005) để chốt trách nhiệm của Công ty Z trước B, mà thường lờ đi rằng A chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi thẩm quyền (khoản 3 điều 144 blds2005) và GĐ này có nghĩa vụ phải thông báo cho B biết cái thẩm quyền được ký của mình (khoản 4 điều 144 blds2005).
    Quay lại việc xử lý hiệu lực hợp đồng: nếu là HĐQT Công ty Z, muốn chấm dứt hợp đồng với B khi cho rằng nó vô hiệu là không chắc chắn về mặt lý. HĐQT của Z có thể làm theo các cách sau: a- thông báo cho B biết phạm vi thẩm quyền của GĐ A để giới hạn trách nhiệm của mình trong phần A ký phù hợp thẩm quyền và đề nghị B ký lại hợp đồng với A cho phù hợp thẩm quyền. Nếu B không ký lại thì đương nhiên phần hợp đồng vượt quá thẩm quyền của A là không có hiệu lực với Công ty Z; b- phê chuẩn việc ký hợp đồng vượt thẩm quyền của A và báo B biết; c- thoả thuận với B việc chấm dứt hợp đồng trước hạn và chịu bồi thường tổn thất (nếu có) tương ứng với phần thẩm quyền được ký của A trong hợp đồng này.
    Về phần B, nguyên tắc B chỉ cần biết A có phải là đại diện theo pháp luật của Công ty Z hay không khi ký hợp đồng là đủ. Cái as a reasonable person như Analyst đề cập chỉ có thế. Còn chuyện A cố tình không thông báo phạm vi thẩm quyền của mình cho B biết khi ký hợp đồng thì A tự chịu trách nhiệm cá nhân do vi phạm nghĩa vụ thông báo như đã dẫn. Kể từ thời điểm B tự biết hoặc được thông báo việc A không đủ thẩm quyền ký hợp đồng, B có quyền đơn phương cấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường (khoản 2 điều 145 blds 2005).
    Cái mà luật dân sự Việt Nam hiện hành không phân định rõ trong trường hợp xác định hiệu lực hợp đồng kiểu này là người ký hợp đồng "không có quyền đại diện" với "có quyền đại diện một phần". Thế mới cần làm rõ và vận dụng!~
  10. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    - A là đại diện theo pháp luật của Z, B không buộc phải biết phải có sự chấp thuận trước của HĐQT công ty Z thì A mới có đủ thẩm quyền, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đều thoả mãn. Vì vậy mà hợp đồng này có hiệu lực. Nếu xảy ra thiệt hại từ việc thực hiện hợp đồng này thì A phải bồi thường thiệt hại cho công ty Z.
    - Trong một doanh nghiệp hoặc pháp nhân bất kỳ, mỗi người đều có những thẩm quyền nhất định, chẳng ai phải hỏi một giao dịch viên ngân hàng về thẩm quyền của họ trước khi giao dịch.... Tôi chưa đọc nhiều về authority theo commn law nên không biết chi tiết nhưng chắc cũng có nhiều điểm tương đồng như civil law. Về phần đánh giá về thẩm quyền đại diện dưới mắt người thứ ba theo civil law, khi nào rảnh tôi sẽ viết thêm để mọi người có dịp so sánh.

Chia sẻ trang này