1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số tình huống thú vị

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thongtue, 27/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    thongtue và Oldbuf có ý đúng khi nói hợp đồng giữa Công ty z và B có hiệu lực. Tôi đồng ý với oldbuff khi chỉ ra sự phân biệt trường hợp A "hoàn toàn không có quyền đại diện" với "chỉ có quyền đại diện một phần".
    Thử hỏi các bạn nếu HĐQT Z phát hiện A ký vượt thẩm quyền và báo việc này cho B biết nhưng B mặc kệ cho tới khi phát sinh tranh chấp, khi đó Công ty Z chịu trách nhiệm toàn bộ hợp đồng hay chỉ phần trong thẩm quyền ký của A?
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Luật dân sự có quy định trường hợp vô hiệu do vượt quá phạm vi uỷ quyền ==> chỉ phần vượt quá bị vô hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp quyền đại diện của giám đốc (quyền giao kết hợp đồng) được xác định theo giá trị hợp đồng thì không thể chia nhỏ giá trị hợp đồng / chia hợp đồng thành từng phần để xác định phần nào là phần vô hiệu.
    Theo tôi, trong trường hợp này không áp dụng vô hiệu theo phần, nếu vô hiệu sẽ vô hiệu toàn bộ.
    Ví dụ :
    Giám đốc Công ty A ký 1 hợp đồng mua máy điều hoà nhiệt độ trị giá 3 tỷ với công ty B. Nội dung cơ bản của hợp đồng như sau:
    (X). A mua của B 150 sản phẩm mã hàng XX, tổng giá trị 1 tỷ đồng, ngày nhận hàng là 1/01/2008.
    (Y) A mua của B 100 sản phẩm mã hàng YY, tổng giá trị là 1 tỷ đồng, ngày nhận hàng là 2/01/2008
    (Z) A mua của B 50 sản phẩm mã hàng ZZ, tổng giá trị là 1 tỷ đổng, ngày nhận hàng là 3/01/2008
    Giám đốc công ty A chỉ được phép ký hợp đồng có giá trị đến 1 tỷ. Vậy nếu vô hiệu theo phần, thì phần nào sẽ được xác định là vượt quá, phần nào sẽ vô hiệu, X, Y hay Z --> Không có căn cứ để xác định ?!
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    @ ntt78: Trường hợp HĐQT của Z thông báo cho B nhưng B không phản ứng thì còn phải xét yếu tố này có ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng hay không. Thông thường, hợp đồng phát sinh hiệu lực ngay sau khi ký (trừ trường hợp phải thực hiện thủ tục chứng thực... hoặc các bên trong hợp đồng có thoả thuận khác). Việc thông báo của HĐQT của Z không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng trừ trường hợp các bên thương lượng lại hoặc có thoả thuận gì khác về hợp đồng này. Vì vậy, nếu B không phản ứng trước thông báo của HĐQT của Z thì hợp đồng vẫn có hiệu lực cho tới thời điểm xảy ra tranh chấp(và sẽ phụ thuộc vào kết quả giải quyết tranh chấp). Việc xử lý tranh chấp này, theo tôi khó có thể cho là vô hiệu. Nếu vẫn có hiệu lực thì A phải chịu bồi thường thiệt hại (nếu có) cho Z.
    @ remediot: Trường hợp này B là người ngay tình, như đã nói ở trên khó xác định vô hiệu từng phần. Khi xét trách nhiệm của A (trường hợp ký nhiều hợp đồng) thì phải căn cứ vào đối tượng hợp đồng, ví dụ nếu là thiết bị toàn bộ mà A lại ký nhiều hợp đồng thì rõ là lách điều lệ, nếu không thì chắc là khó chứng minh.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 31/01/2008
  4. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Luật pháp không phải là thứ gì đó vạn năng, nó chỉ là việc trù liệu những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống và đưa ra những giải pháp, trong nhiều trường hợp nó không phải luôn luôn đúng đắn nên trong thực tế áp dụng có thể phát sinh những hệ lụy cho cả những kẻ ngay tình.
    Tiếp tục tình huống đã nêu, trong trường hợp A ký hợp đồng ngoài thẩm quyền của mình (đáng ra phải được HĐQT của Z phê duyệt trước khi ký) nhưng không gây thiệt hại (hoặc HĐQT không chứng minh được điều này) thì A có thể bị xử lý như thế nào?

Chia sẻ trang này