1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số trận đánh của Hải quân nhân dân VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 27/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    ... và phần kết:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Hmm...phân đội trưởng nói ''''Kiên quyết bỏ tảu 339'''' xong rồi cả hai tàu 333 và 336 đều chạy vào bờ, không hề quay lại ít nhất không kéo thì xem có còn vớt hay cứu được ai không à ?
    Ngày 01/07/1966 Mỹ nói đã đánh chìm cả 3 tàu này, bắt 19 thủy thủ trong đó có thuyền trưởng 333, không biết có phải là ông phân đội trưởng này không nhỉ ? Trận này 3 tàu phóng lôi ta đánh đội hình 3 tàu khu trục Mỹ, nhưng tổn thất nặng quá, thủy thủ sống sót bị bắt hầu hết nên chắc không có báo cáo đầy đủ để tổng kết kinh nghiệm.
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 18:59 ngày 04/08/2006
  3. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    LOạt bài về Hải Quân Nhân Dân rất hay.
    Bác nào có tài liệu về các tầu chở vũ khí xâm nhập của quân dân ta vào miền Nam (đường Hồ Chí Minh trên biển) xin post lên đây mọi người biết rõ những gian khổ và hysinh anh hùng của quân dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ Ngụy.
  4. cowboyhunter

    cowboyhunter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Không thấy có tài liệu nào tổng kết về cuộc hải chiến năm 1988 khiến hàng chục cán bộ chiến sỹ hải quân ta bị chết? Năm 1975 khi ta đánh Song Tử Tây, chỉ huy còn dặn là thấy cắm cờ TQ thì không đánh (?!), vậy là mầm mống mất đất đã có rồi, tinh thần quốc tê cộng sản mù quáng đã làm cho ta mất đất, mất đảo. Biết bao giờ mới đòi lại được...
  5. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Chú có mặt ở đó hay sao mà biết "thấy cắm cờ TQ thì không đánh (?!)"? Người ta đã chiến đấu đến người cuối cùng để giữ cờ nên mới hy sinh nhiều như vậy.
    Mầm mống mất đất thì lộ rõ từ năm 74 khi mấy chú VNCH được lệnh phản công mà ko đánh rồi.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đọc lại thì trong điện ra lệnh là nếu gặp lính TQ cắm cờ thì dừng lại báo về BTL, đồng thời tìm cách đóng xen kẽ, nhưng phải "hết sức cảnh giác".
    2 nước đang có quan hệ ngoại giao, tránh đụng độ trực diện(VNCH cũng có bao giờ đánh các đảo mà Đài Loan hay Philippines, Malaysia chiếm đâu nhỉ). Muốn đánh chiếm phải dùng cách khác, ở đây chắc nhiều bác đã nghe nói về chuyện năm 75 ở vài nơi trên TS bộ đội đã phải mặc giả lính VNCH để đánh nhau.
    Vụ TS năm 88 thì bên LSVH có cả topic rồi đấy. Đ/c nào muốn đọc thì sang đó mà search CQ-88.
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Phần tập 1 tôi đã pót xong. Từ lâu lắm rồi tôi cố gắng tìm tập 2 nhưng không được. Bác nào có tập 2 hoặc có bài viết nào liên quan đến chủ đề này thì pót tiếp lên cho.
    Dưới đây là một bài báo về chủ đề này
    =======
    Tàu hải quân chia lửa bảo vệ Thủ đô
    Sau những bước leo thang đánh phá các mục tiêu ven biển, đánh phá thành phố Hải Phòng trong hai năm 1965, 1966, sang năm 1967, đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành đánh phá các khu công nghiệp của ta trên miền Bắc và đánh vào Hà Nội. Để đập tan kế hoạch tiến công mới của địch, Bộ Tổng tư lệnh quyết định đưa các lực lượng phòng không có hoả lực mạnh, có kinh nghiệm đối phó với cuộc chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ về bảo vệ Thủ đô. Từ đầu năm 1967, nhiều đơn vị không quân tiêm kích, bộ đội tên lửa, pháo cao xạ... được điều về Hà Nội và các vùng ven Thủ đô. Lưới lửa phòng không nhân dân của tự vệ Hà Nội được tăng cường thêm nhiều trận địa và hỏa lực.
    Theo lệnh trên, Quân chủng Hải quân cử Trung đoàn 171 tàu tuần tiễu có trang bị pháo phòng không tầm thấp và tầm trung mạnh nhất của Hải quân ta lúc đó, gồm các tiểu đoàn 1, 7 và 100 từ vùng biển, theo dòng sông Hồng, sông Thái Bình lên tham gia bảo vệ Hà Nội. Đây là những đơn vị đã đánh thắng không quân và hải quân Mỹ nhiều trận, lập nhiều chiến công vẻ vang ở các sông lạch khu 4, vùng biển duyên hải Bắc Bộ, vùng biển Đông Bắc và thành phố Hải Phòng.
    Ngày 4-5-1967, các tàu tuần tiễu đã tập kết đầy đủ và triển khai sẵn sàng chiến đấu ở những vị trí qui định. Tiểu đoàn 1 ở nam cầu Long Biên, đoạn từ Bến Nứa đến Phà Đen. Tiểu đoàn 7 ở đoạn sông sát xã Ngọc Thụy. Tiểu đoàn 100 ở gần cầu Đuống. Lúc đó, cầu Long Biên, cầu Đuống, nhà máy điện Yên Phụ là những mục tiêu trọng tâm đánh phá của không quân Mỹ, cũng là mục tiêu chính các tàu Hải quân tham gia bảo vệ.
    9 giờ sáng ngày 5-5, hàng trăm chiếc máy bay Mỹ xuất phát từ Thái Lan, hạm đội 7 tiến công vào cầu Long Biên, cầu Đuống, nhà máy điện, kho xăng Đức Giang... Quân và dân Thủ đô đã bình tĩnh chờ giặc đến. Khi những chiếc máy bay ném bom của địch vừa xuất hiện, các lực lượng phòng không Hà Nội đồng loạt nổ súng. Ngày đầu đánh lớn vào trung tâm Hà Nội, không quân Mỹ đã chịu tổn thất nặng: 8 máy bay bị bắn rơi.
    Trong trận đầu chiến đấu bảo vệ Thủ đô, gần 20 tàu tuần tiễu của Hải quân đã nổ súng mạnh mẽ và chính xác vào những chiếc máy bay bay thấp. Những tốp từ hướng đông bắc đến ném bom cầu Long Biên đã bị cụm tàu ở khu vực Bến Nứa, Phà Đen đón bắn, buộc phải ném bom ra ngoài mục tiêu. Những tốp bay dọc sông Hồng định vào đánh phá nhà máy điện Yên Phụ đã bị tàu ta đậu ở đoạn sông xã Ngọc Thụy bắn tan tác đội hình.
    Các chiến sĩ Hải quân đã chiến đấu trong tình thương yêu, quí mến của Đảng bộ và nhân dân Hà Nội. Nhiều chiến sĩ tự vệ đã xuống tàu lau đạn, nấu cơm giúp bộ đội. Sau trận chiến đấu, đồng chí Bí thư quận ủy Hoàn Kiếm, cán bộ đảng, chính quyền xã Ngọc Thụy và các phường có các đơn vị của Trung đoàn 171 đóng quân, đã đến thăm, tặng quà, động viên các chiến sĩ Hải quân.
    Cuộc chiến đấu hiệp đồng giữa các lực lượng phòng không bảo vệ Thủ đô ngày càng chặt chẽ. Ngày 14-5, địch đánh lớn vào Hà Nội, chúng lại bị bắn rơi 5 chiếc. Các ngày 19, 20, 21 và 22-5, chúng huy động hàng trăm chiếc máy bay đánh phá liên tục vào các mục tiêu mà những ngày trước chúng chưa dứt điểm được. Bốn ngày liền, Hà Nội ầm vang tiếng bom đạn của quân thù và tiếng đạn pháo của quân và dân ta. Giặc Mỹ đã tàn phá nhiều nhà dân ở khu Yên Phụ, đường Quán Thánh, làm hư hại cầu Long Biên, cầu Đuống. Nhưng chúng đã bị các lực lượng phòng không Hà Nội bắn rơi 17 máy bay. Nhiều chiếc đã rơi ngay tại chỗ, nhiều tên giặc lái bị bắt.
    Trong chiến công chung của quân và dân Hà Nội có sự đóng góp tích cực của các chiến sĩ Hải quân. Các đơn vị của Trung đoàn 171 đã sát cánh chiến đấu cùng các trận địa pháo cao xạ, tên lửa, các đơn vị không quân và các trận địa súng phòng không của tự vệ Hà Nội. Từ ngày hành quân lên Hà Nội đến cuối năm 1967, các tàu tuần tiễu của trung đoàn đã chiến đấu trực tiếp với không quân Mỹ hơn 20 trận, góp phần tạo nên các chiến thắng lớn của quân và dân Thủ đô. Trong trận chiến đấu mừng ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19-5-1967), tàu 187 đã cảnh giác cao, nắm vững thời cơ, nổ súng chính xác, bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay phản lực của không quân Mỹ.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác có ở HN không. Nếu có thì bác vào TVQG ấy, có 1 quyển "Một số trận đánh của HQNDVN", không rõ tập nào nhưng có nói về 1 số trận mà quyển của bác không đề cập như trận tái chiếm đảo Thổ Chu, trận đổ bộ lên Kongpong Som....
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đây là chủ đề về HQNDVN, ai có nhu cầu ca ngợi HQ VNCH có thể sang topic khác, lúc đó chắc chắn là không ai dám ý kiến gì hết.
    Thiết nghĩ chắc cũng không cần nhắc lại tiêu chí của box GDQP này nhỉ.
    Cho khỏi lạc đề, chủ đề về TS năm 88 của bác dongdoan :
    http://www2.ttvnol.com/f_533/582597.ttvn
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hôm trước, thấy có bác kêu là bài thì rất hay nhưng thiếu hình ảnh, hôm nay post chơi vài cái pic hỗ trợ topic của bác rongxanhpmu:
    1, Trận đầu ra quân: Đánh đuổi tàu khu trục Maddox !
    Theo cuốn "Lịch sử ngành kỹ thuật Hải quân nhân dân Việt Nam, 1955-1975" thì cuối năm 1961 ta nhận viện trợ từ Liên Xô 4 tàu săn ngầm và từ TQ 12 tàu phóng lôi. Đây là loại tàu do TQ đóng theo mẫu của project 123K lớp Komsomolets của Liên Xô còn gọi là loại P-4. 12 chiếc phóng lôi này được biên chế vào d135, 3 trong số 12 chiếc tàu này có số hiệu T333, 336, 339 đã tấn công tàu khu trục Maddox. Diễn biến thì bác rongxanhpmu đã post ở trên, nay tớ chỉ post hình project 123K:
    [​IMG]

Chia sẻ trang này