1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số từ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng Nhật

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Bienvang, 04/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bienvang

    Bienvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Một số từ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng Nhật

    Những từ Hán Việt bắt nguồn tu tiếng Nhật ( du nhập qua Tân thư của TQ )
    1. Những người Nhật dịch âm chữ Hán từ tiếng Tây phương :
    Lang mạn ( romantic ) , câu lạc bộ ( club )
    2. Những từ sáng chế ở Nhật bằng cách ghép chữ Hán ( chiếm đa số )
    Lập trường , thủ tục , xã giao , trường hợp , phương pháp, thế kỉ , không gian , thời gian, khẳng định , phủ định , trực tiếp, gián tiếp , chủ động , bji động , truyền thống, liên lạc, cụ thể , trừu tượng , hiện thực , gia tưởng , bối cảnh, tự trào, luận văn , lý tưởng , li luận , xuất bản, chỉ đạo , cán bộ, diễn xuất , thương nghiệp , tuyên thệ , mệnh đề, nguyên lý , phương thức , hội đàm , công nghiệp , tác phẩm, thể dục , the thao , tác dụng , điện thoại , điẹn tín ...
    3. Những từ có trong tiếng Hán cổ nhưng người Nhật dùng theo nghĩa khác ( nhưng chữ trong ngoặc là nghĩa xưa )
    cách mạng ( đổi vua, đỏi triều đại ) , xã hội ( hội họp, gặp nhau ) , kinh tế (?okinh bang tế thế? , có nghĩa gần như danh từ ?ochính trị ? hiện nay ) tổ chức ( dệt vải ) ...
    4. Những từ chuyên môn
    Khoa hoc : nguyên tử , phân tử , điện tử , lượng tử , dương cực, am cực , phóng xạ , chân không , hoá học , sinh lí , nguyên tố, tế bào , thần kinh , địa chất ...
    Kinh tế , chính trị , luật pháp : xí nghiệp, phân phối , hành chính, đại biểu , giai cấp , quốc tế , chính sách , vận động , chỉ số, chủ nghĩa tư bản , chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân chủ , quốc tế công pháp , bất dộng sản , tổng động viên ...
    Triết học : triết học, phạm trù , tương đối, tuỵêt đối , luận lý , lý tính , cảm tính , chủ quan, khách quan ...
    Quân sự : tuần dương hạm , chiến dịch , quân nhu ...
    5. Những từ tiếng Nhật được đưa vào tiếng Hán nhưng không dùng trong tiếng Hán-Việt : phục tập ( học ôn ) ...



    Được admin sửa chữa / chuyển vào 04/11/2002 ngày 19:52
  2. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu từ đâu vậy? Cám ơn.
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Mấy từ Hán Việt thuộc khoa học kỹ thuật,... (Tây phương).... đều bắt nguồn từ Nhật, do nó du nhập vào Nhật trước! (khi đó TQ "bế quan tỏa cảng"), tôi nghĩ vậy!
    Được doan chi thuy sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 07/11/2002
  4. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Chắc đúng thế , vì người Nhật không cấm cửa Phương Tây hoàn toàn. Ngay lúc họ "bế quan toả cảng" thời Tokugawa, ( trước thời Thiên Hoàng Minh trị), người Hà lan vẫn tiếp tục thông thương với Nhật, và được ở trên một đảo nhỏ trong vịnh Osaka. Người Nhật dịch rất nhiều sách của Phương Tây ngay từ thời kỳ này (Thế kỷ XVII- XVIII). Do trong tiếng Nhật cũng vay mượn nhiều từ chữ Hán, nên họ đã cấu tạo các từ mới, các khái niệm mới bằng các từ này, không kể nhiều Tân thư TQ được dịch lại từ tiếng Nhật.
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Hì, cám ơn Phothuongdan, tớ nhầm! Để tớ sửa lại nhé...
  6. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    À trong "Bế quan" thì đây là cửa quan, cửa khẩu giao tiếp với nước ngoài. Không phải là Quan lại đâu. Hay là Bác định "bế quan", với nghĩa Quan là nhìn. Tức là không muốn nhìn người khác đấy.
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    À trong "Bế quan" thì đây là cửa quan, cửa khẩu giao tiếp với nước ngoài. Không phải là Quan lại đâu. Hay là Bác định "bế quan", với nghĩa Quan là nhìn. Tức là không muốn nhìn người khác đấy.
    ======================
    Bác Phó này,
    Tớ rất ngại bác đấy, từ khi bị bác xoá bài ở VN_Equation, tớ đâm ra hãi (miền Nam gọi là sợ) bác, thấy bác ở đâu là "xách dép xăn quần" chuẩn bị chạy...
    Rõ là tớ sai, tớ hay sai khi dùng từ lắm (do là vốn tiếng Việt của tớ có 1 nhúm), lúc post bài trên tớ dùng từ "môn" vì nghĩ đến "môn" cũng là cửa, hì...nhưng khi bác bảo "bế quan" thì tớ giựt mình vội đính chính...và cám ơn bác (thật lòng) có những người như bác, tớ mới khá được...
    Nhưng bác lại viết "Bế quan" với nghĩa Quan là nhìn thì tớ đâm ra nghi ngờ bác, "bế" là động từ,nhìn cũng là động từ : Có khi nào động từ đi với động từ trong tiếng Hán Việt không?
    Chán bác! Đúng là không muốn nhìn...Sẵn đây tớ cũng xin tạm biệt mọi người...
  8. Bienvang

    Bienvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0

    To Ica.
    Cái này tôi đọc được ở quyển " giao lưu văn hoá VN - NB " Chỉ túm tắt một số ý đối với tui mà nói là tương đối bất ngờ . Bạn muốn tìm hiểu thêm thì tìm đọc nhá , cũng hay lắm đó .
  9. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Tôi chỉ có ý trêu đùa , nếu không hợp gu thì xin lỗi nhé. (Thành thật). Số là thế này, thực ra tôi cũng không để ý trong câu viết chữ "Môn" hay chữ "Quan", vì nghĩa nó không thay đổi. Nhưng lại thấy nó mầu đỏ tôi mới nghĩ là ai đó định nhắc nhở điều gì, rồi mới nhớ ra phi vụ bên VNE. Bây giờ nghĩ lại thì thấy tôi đúng là hơi tệ thật. Cho nên xin lỗi một lần nữa (Xin lỗi gấp đôi đấy ).
    Nhân thể mới tán láo chữ "Quan", vì nó có rất nhiều nghĩa. Nếu viết bằng chữ Nho, thì theo ký tự người ta đoán được nghĩa. Trong trường hợp phiên âm ra quốc ngữ, thì tắc tị, ngoại trừ thêm vào một từ bổ sung làm cho nó rõ nghĩa. Để chỉ cửa khẩu biên giới, ta phải viết là "Cửa Quan" lúc này hai từ trùng nghĩa cửa (tiếng Việt)= Quan(tiếng Hán việt). Đây là hiện tượng từ ********* từ Hán Việt để lập từ.Để chỉ theo nghĩa Vua quan lại phải thêm "Quan Lại", từ "Lại" nghĩa là nhân viên cũng là từ Hán Việt. Như vậy đây là hiện tượng dùng thuần từ Hán Việt để tạo từ. Để chỉ cái nhìn, thì phải bổ trợ rất nhiều từ tuỳ trường hợp: Quan sát, Thế giới quan, Quan Điểm.. Nhưng không có nghĩa là "nhìn người khác", mà tôi có tình hiểu sai để đùa. Từ Quan thưòng là danh từ (trừ trường hợp "quan sát" ở trên).
  10. cattora

    cattora Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Có mấy từ này các bác tham khảo:
    Hán Việt Nhật
    Kết hôn <--> kekkon
    Ly hôn <--> rikon
    Kết quả <->kekka
    Ý kiến <--> iken
    Quan hệ <-->kanke
    Tạm thế nhỉ.

Chia sẻ trang này