1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số vấn đề bất thường về tâm lý hay gặp - a

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 02/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Một số vấn đề bất thường về tâm lý hay gặp - a

    Một số vấn đề bất thường về tâm lý thường gặp -

    1. Tự kỷ:

    a- Định nghĩa: Là một trạng thái thể hiện ở sự hướng nội thái quá. Nghĩa là quan tâm đến những vấn đề bên trong của mình: cảm xúc, tư duy, nhận thức quay xung quanh bản thân mà không chú ý tới ngoại cảnh.

    b- Triệu chứng:
    Không có khả năng giao tiếp,gương mặt ít bộc lộ cảm xúc, không hiểu được cảm xúc của người khác, không có khả năng chú ý tới bên ngoài.
    Có thể có một số khả năng đặc biệt: Nhớ các con số, tính toán rất nhanh, thậm chí có thể nhẩm ra căn bậc 2 của 1 số trong chưa đầy vài s...
    Rất nguyên tắc trong hành vi và tư duy: hay nói lặp cùng một câu, đi cùng một con đường, hành vi không thích hợp với ngoại cảnh...

    c- Nguyên nhân
    Cho đến nay, chưa có 1 nguyên nhân được coi là nguồn gốc chính xác của căn bệnh. Có 1 số giả thuyết:

    - Do thể trạng nhân cách nhạy cảm (liên quan đến hạnh nhân)----> sống khép mình ---->tự kỷ
    - Do di truyền( gen)
    - Do cấu trúc khiếm khuyết của bộ não
    - Do sự bất thường của các dẫn chất thần kinh trong não
    - Phát dục quá sớm: Liên quan đến hàm lượng testoteron quá cao từ nhỏ ----> não phát triển gần như người trưởng thành ở tuổi nhỏ --->đặc biệt phát triển một số vùng não và làm vô hiệu những vùng khác chẳng hạn như thuỳ trán--->thiếu khả năng giao tiếp XH

    d- Điều trị: Tuỳ theo nguyên nhân mà điều trị. Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý có hiệu quả cao.


    Thôi, hôm nay rảnh kô có việc gì làm, ngồi xem 2 bộ phim "Rain man" và "The unsaid" chợt nổi hứng post chơi, cũng là chia sẻ một ít kiến thức. Còn những kinh nghiệm về sự phát triển của bệnh tự kỷ với các chứng tâm thần khác, đặc biệt là trầm cảm và tâm thần phân liệt, sẽ được viết vào một dịp khác nếu có yêu cầu. Do trình độ có hạn, bài viết có thể có sai sót, mong được góp ý và được hiểu một cách thông minh từ những người đọc.
  2. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Theo nguyên nhân bệnh mà bác nêu ở đây thì toàn là nguyên nhân sinh học. Một bệnh mà đa phần là nguyên nhân sinh học thế này thì làm sao mà liệu pháp tâm lý hiệu quả cao được, phải không bác?
    Theo những thông tin nông cạn mà em được biết thì bệnh này phải do những nhà Giáo dục đặc biệt dạy dỗ chứ không phải là nhà Tâm lý đâu. Nhà Tâm lý chỉ có thể làm việc hỗ trợ phần nhỏ. Nhưng có những trẻ Giả tự kỷ (không phải tự kỷ thật mà do nguyên nhân gia đình nên trẻ tạm thời mất khả năng giao tiếp xã hội) thì mới can thiệp được bằng Tâm lý.
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Bạn nhìn vấn đề thiếu biện chứng rồi. Nguyên nhân sinh học và nguyên nhân không sinh học liên quan mật thiết với nhau như hình với bóng, cái này là kết quả của cái kia và ngược lại.
    Tỷ dụ, khi bạn ngại giao tiếp(không sinh học)---->bạn buồn chán--->giảm nồng độ các hoocmon thoải mái, phấn khích---->bạn chán tìm hiểu cái mới ----> vùng não dành cho cái này kém phát triển...
    Tôi chỉ minh hoạ 1 cách thô thiển thế thôi. Cũng vậy là mối liên hệ giữa Nhà tâm lý và Nhà Giáo dục.
    Mà thôi, chắc tôi sai rồi, chả nói nữa. Mà bạn học ngành gì vậy?
  4. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Nhà Tâm lý và nhà Giáo dục đặc biệt khác nhau hoàn toàn đấy thế nên mới có Khoa giáo dục đặc biệt (mới mở được một vài năm gì đấy) ở trường Đại học Sư Phạm chứ bác.
    Nhưng cái này chẳng quan trọng lắm, dầu sao thì Nhà TL vẫn can thiệp được phần nào. Bác có nhiều infor mới cứ post lên cho pà con có thêm kiến thức. Em thấy bác có nhiều bài hay lém
    Được nevergu sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 06/04/2006
  5. mamthanh

    mamthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi được biết thì tự kỷ là một bệnh khá hiếm gặp,việc điều trị cũng rất khó khăn.Sao bác dumb không bàn về những vấn đề ít khoai hơn ( trầm cảm chẳng hạn) cho anh em dễ phát biểu?
    Nhân tiện mời bác cho ý kiến về trường hợp "khúc gỗ"của tanaka,người thực việc thực thú vị hơn nhiều phải ko?
  6. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    [Hii, thấy cái này hấp dẫn, em xin bổ sung thêm:
    Nguyên nhân của tự kỷ
    Vào những năm 1970, nhiều nhà chuyên môn còn tin vào các thuyết cho rằng nguyên nhân của tự kỷ là do cách cha mẹ nuôi dạy con cái nhưng chưa có chứng cớ khoa học để ủng hộ quan niệm này. Những công trình nghiên cứu sau này được tiến hành có kiểm tra nghiêm túc đã cho thấy những thuyết đó là không chính xác. Ngày nay, không còn nhà khoa học nào lại tin vào thuyết đó vì rõ ràng là do một nguyên nhân thể chất gây ra rối loạn về phát triển
    Cho đến nay, nguyên nhân của tự kỷ vẫn là một điều bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể tìm ra một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều giả thuyết đưa ra nguyên nhân của tự kỷ:
    Do sự biến đổi bất thường trong quá trình phát triển của não hay tổn thương não.
    Những vùng não bị tổn thương theo những công trình nghiên cứu mới nhất là hệ viền và bộ phận tiểu não.
    Trong cuốn ?oSinh lý thần kinh của chứng tự kỷ? có nêu kết quả nghiên cứu sáu bộ não của những đối tượng tự kỷ ở dạng Kanner mô tả, cho thấy là các dị tật ở các vùng này nhỏ li ti có lẽ đã có từ trước khi ra đời. Những tổn thương trước khi sinh ra có thể đã tác động đến quá trình xử lý mọi loại thông tin do các giác quan truyền tới và có ảnh hưởng đến các đáp ứng và các hành vi nói chung.
    Theo cuốn ?oCẩm nang dành cho cha mẹ trẻ tự kỷ? (Keys to parenting the child with autism, Marlene Targ Brill, Barron?Ts Publishing House, 2001), có 33% số trẻ tự kỷ bị rối loạn hệ thần kinh trung ương và một cuộc điều tra ở Mỹ cho thấy ở những trẻ em tự kỷ, tiểu não của họ nhỏ một cách bất thường.
    Tuy nhiên, tổn thương não có thể gặp ở một số trẻ tự kỷ nhưng không phải trẻ tổn thương não nào cũng bị tự kỷ và trẻ tự kỷ nào cũng bị tổn thương não.
    Do di truyền
    Trong một cuộc nghiên cứu nghiên cứu 21 cặp sinh đôi cùng giới có ít nhất một trẻ tự kỷ. Trong đó 11 cặp sinh đôi 1 trứng và 10 cặp sinh đôi 2 trứng. Bốn trong số những cặp sinh đôi 1 trứng cùng bị tự kỷ trong khi các cặp sinh đôi 2 trứng không có trường hợp nào. Cho nên chỉ có thể giải thích đó là kết quả của khuyết tật nhận thức di truyền hơn là do tổn thương não.
    Công trình nghiên cứu của Patrick Bolton và các cộng sự công bố năm 1974 đã đề xuất là trong số các anh chị em của trẻ mắc chứng tự kỷ điển hình, có gần 3% cũng mắc chứng này và 3% nữa mắc các chứng rối loạn lan toả.
    Gần đây nhiều cuộc nghiên cứu đã tập trung xác định gen tự kỷ và một số nhà nghiên cứu cho rằng có khoảng 3 đến 5 gen có khả năng liên quan đến hội chứng tự kỷ.
    Rối loạn chức năng tâm lý
    Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều công trình khảo sát các rối loạn chức năng tâm lý để xác định bản chất của các chứng tật gây ra tự kỷ. Các công trình nghiên cứu này nhằm khảo sát về ngôn ngữ, khả năng tập trung chú ý, trí nhớ và kỹ năng thị giác- không gian. Các nhà nghiên cứu Uta Frith và Simon Baron Cohen cùng các cộng sự đã khảo sát kỹ năng hiểu các ý nghĩ và cảm xúc của ngươi khác_ còn được gọi là ?oLuận thuyết về tâm trí?_ ở các trẻ tự kỷ.
    Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác nữa như do vi-rút, nếu người mẹ bị sởi (rubella) ở giai đoạn ba tháng đầu của thời kỳ mang thai thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc tự kỷ. Vi-rút CMV (cytolomegalo vi-rút) cũng có thể là nguyên nhân. Các nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, nhiễm độc thuỷ ngân, tiêm vắc-xin phòng các bệnh thông thường như sởi, ho gà, cúm... vẫn chưa được kiểm chứng nên không được công nhân rộng rãi.
    Tuy nhiên khó có thể khẳng định rằng tự kỷ là do một nguyên nhân cụ thể nào gây nên. Ngày nay càng có nhiều bằng chứng cho thấy tự kỷ là do rất nhiều vấn đề cho nên khi tìm hiểu nguyên nhân của tự kỷ nên tính đến nhiều khả năng.
  7. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Một số hội chứng liên quan đến tự kỷ
    Hội chứng Rett
    Hội chứng này rất hiếm thấy và chỉ có ở trẻ gái. Đây gần như một dạng rối loạn kiểu tự kỷ trong một đứa trẻ thiểu năng nặng. Nửa năm đầu đời trẻ phát triển có vẻ bình thường nhưng sau đó dần mất đi khả năng sử dụng hai bàn tay để nắm giữ và thao tác với các đồ vật. Các triệu chứng thường gặp là trẻ đi không vững, xương sống ngày càng bị vẹo, làm các động tác lặp lại như vặn hai bàn tay vào nhau hoặc là vỗ tay, thường thở gấp, nuốt không khí và nghiến răng. Ngoài ra trẻ còn có khó khăn về học tập, chậm hoặc không phát triển ngôn ngữ. nhưng đặc biệt là ở chỗ đến một lúc nào đó trẻ hết các chứng tật và biết đáp ứng về giao tiếp xã hội tuy các nét đặc thù khác của hội chứng này thì vẫn còn.
    Hội chứng Asperger (AS)
    Đặc điểm chính của những người mắc hội chứng AS là có khuyết tật nhẹ nói chung, chỉ số thông minh và khả năng thích ứng cao hơn và mức chậm phát triển nhẹ hơn người tự kỷ. Tuy nhiên về giao tiếp xã hội họ cũng có khiếm khuyết nặng. Họ chỉ hiểu theo nghĩa đen và không hiểu nhưng ngụ ý, ẩn ý, nghĩa bóng của câu nói, cử chỉ, thái đọ của người khác. Họ luôn làm theo quy tắc và áp dụng nó một cách máy móc trong bất cứ trường hợp nào.
    Những người này còn có sở thích rất hẹp, chỉ gồm một hay vài mặt. Chẳng hạn như họ có thể nhớ chính xác lịch trình của xe buýt, ngày tháng trong năm, đặc biệt là những con vật lớn như cá voi, khủng long... mà thường là qua các phương tiện thông tin đại chúng chứ không phải do giao tiếp với những người xung quanh. Khi nói chuyện họ thường lái câu chuyện sang vấn đề mà họ thích bất kể người đối diện có thích hay không. Chính họ cũng không biết tại sao mình lại thích những thứ như vậy. Những người này có khả năng làm việc và sống độc lập.
    Hội chứng dị tật X[
    Đây là dị tật di truyền do nhiễm sắc thể X không bình thường, đa số là ở các trẻ nam. Những người này có một số nét dị dạng như tai to mặt dài ở những mức độ khác nhau. Khác với tự kỷ, các khó khăn về giao tiếp xã hội của họ không phải do thờ ơ mà do họ nhút nhát, sợ hãi và không thích người khác chạm tay vào mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có những biểu hiện giống như tự kỷ : khó khăn về học tập, rập khuôn về vận động, tránh tiếp xúc bằng mắt. Ngoài ra, các trẻ nhỏ mắc hội chứng này thường tăng động giảm chú ý.
    Hội chứng Landan-Kneffner
    Hội chứng này rất hiếm, lúc đầu trẻ phát triển bình thường chỉ hơi chậm biết nói, được phát hiện ra ở giai đoạn từ 3 đến 7 tuổi. Nhiều trẻ có những biểu hiện của tự kỷ như tránh ánh mắt nhìn, có sự dập khuôn, không thích sự thay đổi. Dùng những kỹ thuật soi chụp đặc biệt có thể phát hiện ra mẫu hình của điện não đồ ở dạng không bình thường một cách điển hình. Có thể phẫu thuật não để chữa hội chứng này, đã có kết quả ở một số trẻ nhỏ.
  8. mamthanh

    mamthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt bạn dinhhung có thể nói thêm về cách điều trị ko
  9. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Điều trị em xin đầu hàng! Nói thiệt là....đến cỡ mấy chuyên gia bi giờ...đi điều trị bệnh tự kỉ....còn...hoang mang!
    Hic hic...thật thiệt thòi cho các em bé! Với những liệu pháp tâm lý, với lòng yêu trẻ, và chạy đua với thời gian....Không biết sẽ mang lại những kết quả như thế nào?
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Những thông tin bạn @dinhhungtt đưa ra rất thú vị, mặc dù tôi chưa dám khẳng định về sự tin cậy (cũng như của tôi, bởi vì những phát hiện kiểu này rất nhiều và đôi khi cái sau phủ định cái trước). Điều đó đòi hỏi sự tiếp nhận phải tỉnh táo. Và cũng là cái cớ để chúng ta trao đổi, thảo luận một cách cầu tiến.
    Tuy nhiên, có một điều dường như mâu thuẫn:
    Một số dạng tự kỷ là những người có vùng não suy diễn rất phát triển, nhưng vùng não dành cho phán đoán và kết luận lại kém phát triển, nên kết luận và niềm tin của họ thường sai lầm, cứng nhắc, dẫn đến sự bảo thủ và rập khuôn.(theo 1 nguồn tài liệu của tôi).
    Về sự liên quan đến hệ viền, tôi chưa thấy tài liệu nào nói đến nó liên quan đến tự kỷ, mặc dù hệ viền(limbic) bao gồm hạnh nhân, hải mã liên quan đến rất nhiều các vấn đề tâm lý.
    Tự kỷ là một căn bệnh liên quan nhiều đến việc đón nhận và xử lý thông tin, biểu hiện và cảm nhận xúc cảm, những vấn đề về chú ý tới môi trường, sự hoà hợp XH. Những phần này liên quan rất nhiều đến vỏ não trước trán (bên trái.)
    Về tư kỷ thì những nguyên nhân còn mơ hồ, chứ còn về lý thuyết sinh học thần kinh, các chức năng của các vùng não đã được thừa nhận và đưa vào giáo trình tâm lý học của nhiều quốc gia.
    Rất vui khi các bạn nhiệt tình tham gia. Tôi sẽ nói đến những cái như giả tự kỷ, trầm cảm, rối loạn ám ảnh sợ, hoang tưởng, trầm cảm...vào các bài kế tiếp, nếu mọi người quan tâm.
    Thân mến.

Chia sẻ trang này