1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một số vần đề về âm nhạc, văn học nghệ thuật, tri thức và văn hóa văn minh nhân loại trong thế kỷ 21

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi Rock_n_Roll4ever, 11/09/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rock_n_Roll4ever

    Rock_n_Roll4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trình bày hai vấn đề:

    1. Tương tác văn hóa – thung lũng mà các dòng văn học nghệ thuật và tri thức đổ về

    2. Đông - Tây trở thành hợp thể.


    *****

    1 - Cách đây khoảng 5 năm tôi có phát biểu rằng: văn hóa văn minh nhân loại thế giới như một thung lũng mà các dòng văn học nghệ thuật cũng như tri thức đổ về và “tương tác” (interactive) với nhau để tạo nên một lượng kiệt tác vô cùng lớn mà trở thành một di sản khổng lồ cho nhân loại những thế kỷ tiếp theo.


    Minh chứng cho vấn đề này là cái Field (phạm vi) của đa số fans hiện nay là rất rộng. Nếu các bạn đã đọc các bài viết của tôi thì cũng biết những trường hợp tiêu biểu như Afterhours, Marquee, Maxshrek, Lukeprog from Listology.


    Chúng ta hãy xem một ví dụ:


    SXSW Festival là một trong những Festival dẫn đường cho xu thế như vậy. Field (phạm vi) của lễ hội này gồm: Film, Music và Interactive (tương tác).

    Trong Interactive có tương tác giữa công nghệ với nhau và với nghệ thuật, giữa công nghệ với phim ảnh hay video art .v.v. và đặc biệt là có cả Interactive Media (môi trường tương tác) gồm Interaction Design, New Media, Digital Culture, Human Computer Interaction .v.v. xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Interactive_media



    Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước có một người đã như thế này: “vừa đọc một tác phẩm hậu hiện đại vừa nghe đĩa nhạc Dirty của Sonic Youth”.

    Còn những nhân vật “vừa xem tranh trên mạng vừa nghe nhạc" thì nhiều, rất nhiều.


    Từ đó trong tương lai sẽ hình thành một cái gọi là "Nền văn minh tương tác". Tất cả đều tác động qua lại và gây ảnh hưởng lẫn nhau.

    Điều này đã có trong quá khứ.

    Trong thế kỷ 20 có The Velvet Underground vừa là một nhóm chịu nhiều ảnh hưởng của Modernism trong Art vừa là một Rock band nên đã tạo ra những tác phẩm mà có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ nhạc Rock giai đoạn về sau, tạo nên Punk, Post-Punk, Indie Rock, Alternative Rock ...

    2 – Đầu thế kỷ 20, nhà văn nhà thơ nước Anh Rudyart Kipling, giải thưởng Nobel Văn học 1907 đã tuyên bố: “Đông là Đông, Tây là Tây, mãi mãi không bao giờ gặp nhau”.


    Song trong thế kỷ 20 đã chứng kiến nhiều cuộc gặp gỡ Đông - Tây.


    Hermann Hesse, nhà văn Đức – giải Nobel văn học 1946 là một trường hợp của một nền văn hóa phương Đông nhưng lại tìm thấy chính mình ở phương Đông huyền hoặc. HH đã tìm về phương Đông và chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và đã viết nên những tác phẩm của mình dựa trên những ảnh hưởng đó.

    Những cuốn sách của ông trong đó có cuốn Demian mà tiếng Việt là “Tuổi Trẻ Băn Khoăn” , “Câu Chuyện Dòng Sông” đã được dịch sang tiếng Việt là những cuốn mang đậm dấu ấn thời đại và đậm tính tâm linh phương Đông.


    Kahlil Gibran – Nhà thơ và bậc thầy tư tưởng tâm linh người Li Băng (phương Đông) có phần lớn cuộc đời sống ở Mỹ đã viết nên những cuốn sách nhưng những lời tiên tri và tri thức giải thoát khỏi những khó khăn về nội tâm cho hàng triệu người. Tác phẩm của ông là sự tổng hợp của tri thức Đông – Tây. Việc sách của ông được tìm đọc trên khắp thế giới Tây cho thấy không còn ranh giới giữa Đông và Tây nữa. sách của ông được liệt vào một trong những tác giả được đọc nhiều nhất trong thế kỷ 20 chỉ sau Shakespeare và Lão Tử.


    Tương tự như Gibran, Krisnamurti – bậc thầy tâm linh người Ấn Độ nhưng cũng sống tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 với những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt như : “ Tự Do đầu tiên và cuối cùng” (The First and The Last Freedom”…

    Các bậc thầy tư tưởng thế kỷ 20 còn rất nhiều.


    Trong tình hình hiện nay, việc Đông Tây cùng ở trong thế kỷ 21 nơi mà như môt thung lũng văn học nghệ thuật và tri trức như tôi nói trên thì sự phân cách không còn nữa.

    Và chúng ta cùng chờ đón một thế kỷ thăng hoa toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
    --- Gộp bài viết: 11/09/2014, Bài cũ từ: 11/09/2014 ---
    Xin được sửa lại là :

    Hermann Hesse, nhà văn Đức – giải Nobel văn học 1946 là một trường hợp của một nền văn hóa phương Tây nhưng lại tìm thấy chính mình ở phương Đông huyền hoặc. HH đã tìm về phương Đông và chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và đã viết nên những tác phẩm của mình dựa trên những ảnh hưởng đó.

Chia sẻ trang này