1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một thắc mắc nhỏ muốn hỏi các nhà báo và các bạn quan tâm đến báo chí

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi VuongTien, 24/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VuongTien

    VuongTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Một thắc mắc nhỏ muốn hỏi các nhà báo và các bạn quan tâm đến báo chí

    Tôi có mấy thắc mắc như sau muốn hỏi các nhà báo và các bạn quan tâm đến báo chí:
    - Ở Việt nam tất cả các thể loại báo chí (báo viết, báo hình, báo nói) khi nhắc đến các lãnh đạo trước đây của các nước khác thì dùng đại từ "CỰU" (Cựu tổng thống Mỹ Clinton, cựu tổng thống Nga Enxin, ...) còn đối với nước ta thì lại đại từ "NGUYÊN" (nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, nguyên ************* Lê Đức Anh, ...). Vậy theo các bạn "Cựu" và "Nguyên" khác nhau thế nào.
    - Với các lãnh đạo đã mất thì đối với lãnh đạo của Việt Nam luôn có đại từ "CỐ" trước tên gọi (Cố Tổng bí thư Lê Duẩn, cố tổng bí thư Trường Chinh, ...), với các lãnh đạo nước ngoài thì chỉ dùng tên không ( tổng thống Mỹ Kennơdi, thủ tướng Anh Sơcsin, ...)
    - Riêng với Bác Hồ thì không bao giờ dùng "nguyên" hay "cố" mà lúc nào cũng đầy đủ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" Hoặc đơn giản là "Bác Hồ"

    Các bạn giúp tôi với nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  2. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì không phải chuyên gia tiếng Việt nhưng tớ nghĩ CỰU hay NGUYÊN ở đay là ttính từ chứ không phải đại từ
    Tớ cũng có thắc mắc về CỰU và NGUYÊN nhunwg quan sát 1 hồi rồi rút ra được kết lận: NGUYÊN là TA, CỰU là ĐỊCH
    Dùng Cố ở đây để khẳng định mấy ông ấy chết rồi còn không có CỐ chứng tỏ ông ta vẫn sống mãi trong lòng chúng ta . Đùa vậy nhunwg tớ nghĩ phần lớn tin về mấy ông lãnh tụ nước ngoài là lấy nguồn nước ngoài. Tụi nó ít dùng Cố lắm . Chắc theo thói quen khi dich thì cứ bê nguyên như thế vào thôi. Thỉnh thoảng vẫn thấy dùng Cố với tụi NN. Cái này cũng không thành qui luật lắm.
    Miễn bình luận vè *****
  3. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Sai rồi, tất cả là do hàm nghĩa tôn trọng mà được gọi khác nhau thôi.
    Cựu và Nguyên nghĩa như nhau, nhưng Nguyên thì tỏ sự kính trọng hơn.
    Còn "Cố" thường chỉ dùng trong trường hợp các văn bản đặc biệt, các phát ngôn chính thức hoặc chỉ trong trường hợp yêu mến quý trọng đặc biệt thôi. Người ta vẫn gọi Cố chủ tịch Cay Xỏn hoặc Cố tổng thống Yasser Araphat đấy thôi.
    Còn về trường hợp Bác thì có lẽ là do "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta".
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Để tôi ra tay thử cái xem nào.
    Cựu thì rõ ràng là đã qua thời vàng son rồi, coi như đã hạ cánh an toàn.
    Nguyên có thể hiểu là về danh nghĩa trên giấy tờ thì là về rồi chẳng còn quyền lực ảnh hưởng gì nữa nhưng trên thực tế thì quyền lực vẫn còn y nguyên như cũ!!! Buông rèm nhiếp chính, ngồi trong giật giây điều khiển ấy mà!!!
    Nhưng dù chày cối cố níu kéo thì sớm muộn thì tất tả cũng thành CỐ hết!!!
  5. binhthuongthoima

    binhthuongthoima Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    ồ, đúng, trước đây mình cũng có thắc mắc về từ "cựu" và từ "nguyên" như bạn VuongTien nh chưa có câu trả lời. tớ thấy alexanderthegreat nói có vẻ hợp lý đấy, vote cho 5*
  6. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Cái này giờ dùng bừa bãi. Đa phần dùng "nguyên". Ta địch gì cũng nguyên tuốt. Còn nếu không thì lờ đi, ít khi dùng cựu.

Chia sẻ trang này