1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một thoáng sửa mình- Những điều nhà cháu cần học hỏi

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi dat_mel, 24/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Một thoáng sửa mình- Những điều nhà cháu cần học hỏi

    Đã là con người thì không ai trách khỏi sai lầm. Âu đó cũng là cái lý của sự "nhân vô thập toàn". Với người học Đạo thì việc sửa mình càng quan trọng hơn. Nhà cháu lập ra chủ đề này ngưỡng mong các bác đóng góp chỉ bảo nhằm giúp mình giúp người ngày càng tiến bộ và phát triển hơn
  2. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Để mở màn, nhà cháu xin nêu ra một vài cái cách người ta hằng làm
    1. Dùng pháp luật để sửa mình: Mình làm sai thì luật pháp trị mình
    2. Toà án lương tâm
    3. Xưng tội ở Thiên Chúa Giáo
    4. Quan điểm ngày "xét lại ba lần" của đông phương. ( cái này bác Đoài nói lại nhé)
    ...
    Cùng bàn luận để học hỏi.
  3. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Chúng sinh (hay Thiên hạ) "nhân vzô thập toàn" thì là cổ ngữ Thánh hiền rùi ! Chỉ có ứng dụng thế nào thôi ! Nhà bác "dat_mel" muốn "ngưỡng mông" thiên hạ cũng tốt, dưng cũng đừng nên cầu toàn toán quá ! Có một vài cá nhơn, một vài chỗ chả có hy vzọng gì đâu !?! Bị cái "nghiệp chướng" nặng quá, mờ lợi đến hồi trả quả rùi !!!
    Cái ý của nhà bác "dat_mel" nói cho nó "thông dụng" chính là cái đề tài muôn thuở TU TÂM DƯỠNG TÁNH của dân Á đông nói chung và Âu Lạc - Đại Việt nói riêng ! Nếu các nhà bác không cho là nhàm chán, nhà cháu xin học lại câu đầu tiên của sách ĐẠI HỌC (trong bộ TỨ THƯ):
    "Dục bình thiên hạ, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm, tiên thành kỳ ý. Dục thành kỳ ý, trí tri tại cách vật
    Cách vật trí tri, nhiên hậu ý thành. Thành kỳ ý nhiên hậu chính tâm. Chính kỳ tâm, nhiên hậu thân tu. Tu kỳ thân, nhiên hậu tề gia. Tề kỳ gia, nhiên hậu quốc trị. Trị kỳ quốc, nhiên hậu thiên hạ bình
    ".(1)
    "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân" (2) chả phải nhà cháu nói, mà chỉ là học lợi thui. Đó là câu của Đức Khổng tử, ông tổ của Đạo Nho tự răn mình và răn học trò. Xin đính chánh với nhà bác "dat_mel" cho nó rõ ràng, không thì nhà cháu lại vi phạm Công ước quốc tế về Bản quyền (Berne) mất thôi !
    (1) Muốn thiên hạ thái bình, thì mỗi quốc gia phải cường thịnh. Muốn quốc gia cường thịnh, thì mỗi gia đình phải hòa thuận "trong ấm ngoài êm". Muốn gia đinh thuận hòa, thì tự mỗi thành viên trong đó phải tu sửa hành vi của mình. Muốn tu sửa được hành vi, tự mình phải tu tâm dưỡng tính. Muốn tu dưỡng tâm tính, trước hết rèn luyện cho tư tưởng phải thành thật trong sáng. Muốn tư tưởng trong sáng thành thật phải nỗ lực trau dồi học hỏi tri thức.
    Tư tưởng nhận thức trong sáng, tự nhiên tâm tính được tu dưỡng. Tâm tính đã tu dưỡng, tự nhiên hành vi đàng hoàng nghiêm túc. Hành xử nghiêm túc đúng mực, tự nhiên gia đình hòa thuận. Gia đình đã thuận hòa, sẽ đóng góp tạo đìều kiện để quốc gia thịnh trị. Các quốc gia đều thịnh trị, thiên hạ tự nhiên thái bình !
    (2) Ngô nhật tam tỉnh ngô thân" : Ta một ngày ba lần tự kiểm điểm hành vi của mình
    "...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ..."

  4. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Đoài về những trích dẫn đó. Nói về tu tâm dưỡng tánh thì lớn quá nhiều người nghe thấy sợ té mất. Thành ra nhà cháu bàn về "một thoáng sửa mình" cho nó dễ.
    Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về "một thoáng sử mình" của các tín đồ Thiên Chúa Giáo
    Đức Chúa để lại một phương tiện rất hay để chúng ta học tập đó là "xưng tội". Những người theo Thiên Chúa Giáo hàng tuần thường đến gặp cha cố. Ở đó họ có thể "xưng" tất cả những tội lỗi của mình để cho cha cố nghe. Và Đức Chúa sẽ xoá đi những tội lỗi của họ.
    Hàng tuần có cơ hội được nhìn nhận lại bản thân mình, có cơ hội được thấy những sai trái của mình, và quan trọng nhất là mình thừa nhận nó. Đó là cái tích cực và cái tốt đẹp của phương tiện này. Nó giúp con người ta càng ngày càng hoàn thiện hơn. Mỗi lần biết mình sai lầm là mỗi lần tiến bộ. Lần sau gặp những trường hợp như vậy thì mình sẽ hạn chế sai lầm. Nó còn tích cực hơn khi chúng ta nhận ra "tội" của mình thì dễ thông cảm hơn với tội người khác.
    Chúa Jesu đã nói: "Những ai không có tội thì hãy kết tội người khác". Và cái việc mình nhận ra tội lỗi của mình là con đường ngắn nhất để mình không kết tội người khác. Không kết tội người khác thì con người sẽ sống với nhau tốt hơn, thù hận ít hơn, chiến tranh ít hơn...
    Ngày nay, việc xưng tội cũng đang bị một bộ phận tín đồ "@ hoá". Vì khi xưng tội là Chúa xoá tội đó cho họ thành ra họ cứ làm tội rồi lại đi "xưng" rồi lại làm rồi lại "xưng". Như thế thì chậc chậc. Chít mất.
    Nhà cháu để mở ra vậy cho nhà bác nào muốn chia sẻ thì vào chia sẻ nhé. Ngày mai ta sẽ bàn đến "một thoáng sửa mình" ở khía cạnh khác
  5. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Theo nhà cháu, cách sửa mình tốt nhất đầu tiên là là biết mình làm gì và đang làm cái gì và đã làm gì, ý nhà cháu nói là mình nhận thức được mình đang làm cái gì, nó như thế nào, tác động đến ai, mang lại niềm vui hay lo lắng cho ai,... chắc các bác hiểu ý nhà em nói.
    Và theo em thứ nữa là nên đặt ra cho mĩnh những nguyên tắc nhất định, ví dụ:
    - Thấy sai nhất định phải sửa.
    - Không làm hại đến ai.
    - lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người và không ngừng học hỏi vươn lên, v.v..
    Thật ra những ai chịu sửa mình là những người nhận gia giá trị đích thực của cuộc sống và thấy mình có ích cho xã hội. từ đó họ không có gì phải lo lắng, làm nhiều điều tốt, và những điều tốt mà họ tham gia lại mang lại cho họ những niềm vui mới,...
    Một số quan điểm lại cho rằng, muốn sửa mình thì chỉ cần hướng đến 3 chữ : Chân - Thiện - Nhẫn.
    Chân là chân thành, chân thực, chân lý : sống phải xuất phát từ cái tâm, làm bất kể điều gì cũng phải xuất phát từ tâm, từ tấm lòng thành của mình. Cái gì đi từ trái tim thì sẽ đến trái tim thôi. và bên cạnh đó không ngừng học hỏi hướng tới chân lý, vì xét cho cùng chân lý cũng chỉ là những hiểu biết ở dạng chuẩn mực mà thôi.. đây chính là quan điểm để đối xử với nhau giữa con người và con người.
    Thiện là không làm điều xấu, có hại cho ai. Nếu thấy hành động không thiện thì nhất định phải ngăn cản. nói như mọi người trên trái đất này chỉ có 2 loại tình cảm: lo sợ và vui vẻ, mình làm điều thiện thì chỉ có vui vẻ mà không có lo sợ, như vậy cuộc sống chẳng có ý nghĩa hơn ư.
    Nhẫn : là dĩ hòa vi quý, thấy việc gì cần làm thì làm, thấy việc gì nên tránh thì tránh, nhẫn không phải là nhẫn nhục, nhẫn nại mà là nói lên phương cách hành sử của con người trong cuộc sống phải mềm dẻo, không cứng không mềm. Điểm mấu chốt là phải đi tìm cái chung để hướng tới.
    Được như vậy con người cần phải là lòng bác ái bao la, không để ý đến những vụn vặt, không để ý đến quá trình chi tiết mà chỉ để ý đến kết quả, khuynh hướng vì nhiều khi để ý vào vấn đề chi tiết có thể sẽ xung đột nhưng nhìn tổng thể thì vẫn thống nhất, nhiều khi lại là chung một đích, giống như kiểu 2 đường thẳng song song vậy, nhìn gần thì chẳng thể nào có điểm chung nhưng chúng sẽ gặp nhau ở vô cực vậy..
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    CHÂN - THIỆN và NHẪN ! Nhà cháu chả phản đối !
    Dưng nhà bác thêm NHẪN vzô, thế nhà bác xách cái MỸ vzụt đi đâu rùi !
    Cuộc sống là chỉ lúc nào cũng "đạo mạo tiên sinh" thì chẳng mấy mà dính sờ-trét. Một tí tị cái MỸ đó nó làm cho người thư giãn, thanh thản tâm hồn. Mà nhà cháu nghĩ bi giờ nó mới chính là động lực phát triển XH ! Hình như NHẪN là một tị tẹo trong THIỆN thì phải, nhà cháu "lõm bõm" chả rõ lắm !?!
    "...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ..."

  7. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    nhà bác xem lại đi, có nhầm gì ở đây không, chân thiện mỹ là tư tưởng chủ đạo thời kỳ phục hưng bện âu châu, phương đông mình là chân thiện nhẫn, cả 3 cái ấy gộp lại thành chữ MỸ, cái đẹp phải giấu ở trong người như ai lại mang phô ra như nhà bác, hề hề. có gì xin thứ lỗi, mong nhà bác bỏ quá cho.
  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    bạn đạt mel đang học hỏi sữa mình a?
    mình có 1 cái mẹo vặt , bạn hãy mua 1 bich sữa tươi vinamilk 3.000đ , khi ngủ dậy làm 1 bịch và đọc câu thần chú, "sữa vinamilk hãy giúp ta sữa mình tốt hơn".
  9. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nhà các bác. Ý kiến của nhà bác geostime và gió nhớn rất hay. Nhà cháu lại xin tiếp tục
    Thường thì ta rất khó nhận ra cái sai của mình. Nhất là với những người không có thói quen. Mà nói chung con người là vậy, ai cũng muốn mình đúng ai cũng muốn mình nhất. Thành ra nhìn ra cái sai của người khác thì tốt. Nhìn ra cái sai của mình thì khó khăn vô cùng.
    Khi phải thừa nhận cái sai của mình trước mặt người khác thì còn khó hơn. Nào ai dám hy sinh cái "sĩ" và cái "diện" của mình mà nhận mình sai cơ chớ? Thế mới là con người. Để khỏi động chạm đến nhà bác nào thì nhà cháu cứ lấy nhân vật "nhà cháu" ra nói cho nó ang tâm.
    Đã nhiều lần nhà cháu cố tình "cãi chày cãi cối" với người xung quanh rằng mình đúng. Cũng có nhiều lần thành công và cái sai thành cái đúng. Mỗi lần như vậy thì nhà cháu lại hả hê lắm lắm lắm
    Khi nói chuyện với các bậc "lão thành cách mạng" bao giờ nhà cháu cũng "khiêm tốn" nói rằng "nhà cháu lười tập lắm, chẳng biết gì cả, chẳng giúp được ai cả...". Nếu các vị ấy mà bảo là "đâu có, tôi thấy anh được đó chớ, khả năng nhiều giúp được nhiều người... và..." nếu vậy thì thế nào nhà cháu cũng chối nhưng trong bụng lấy làm "thung thướng" lắm lắm. Mũi đỏ như cà chua, sung sướng ghê người. Thế dưng có vị nào lại nói "ờ đúng, tôi thấy anh được học nhiều vậy mà lười tập quá, lại chẳng chịu giúp đỡ ai cả..." thế thì y rằng nhà cháu mím môi không nói và trong lòng bực bội lắm.
    Nhà cháu thế con người thế, cái "sĩ" cái "diện" cái linh tinh...của chúng ta là lớn. Các bậc đã tu thành cái "quả" gì đó thì khỏi nói. Nhưng trong chúng ta ai cũng "từng" và "đã từng" như nhà cháu
    (Nhà cháu có chút việc. Mai post tiếp....)
  10. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Khà khà. Đọc cái dòng này của cuongphong biết là nhà bác ấy đang ẩn cái gì vô. Ngày hôm qua vẫn chỉ lờ mờ không hiểu. Tối về nhà cháu dùng công thức "tiếp xúc tư tưởng" của MEL để học. Lúc đó mới biết đó là "mật hình" của một môn phái do Đức Phật để lại. Rất tiếc là nhà cháu không sài món này.
    Lão ngoan đồng cứ "vỏ ruột" lẫn lộn thế này chỉ sợ các "quan chức" không hiểu lại khoá nick vì spam thì khổ phải biết.

Chia sẻ trang này