1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một thời để mất - Bùi Ngọc Tấn

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi U_r_bullshit, 26/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Một thời để mất - Bùi Ngọc Tấn

    Một thời để mất​


    Lời tác giả:


    Một thời để mất là tập sách đầu tiên tôi in sau gần một phần tư thế kỷ gác bút. Chịu trách nhiệm xuất bản là anh Nguyễn Kiên và người biên tập là anh Vương Trí Nhàn (nhà xuất bản Hội Nhà văn). Để nó ra đời được, các anh đã phải cắt đi một số đoạn. Trong lần tái bản thứ hai, người biên tập là anh Hải Lộc, chịu trách nhiệm xuất bản là anh Phạm Ngà, giám đốc nhà xuất bản Hải Phòng, tập sách đã được bổ sung một số đoạn cắt trong lần xuất bản trước. Và lần xuất bản thứ ba này tác giả bổ sung thêm sao cho gần được như bản thảo ban đầu, giữ được sự hồn nhiên khi tôi mới cầm bút trở lại.
    Tôi cám ơn tất cả các anh. những người đã góp sức cho tập sách chào đời và có cuộc sống trong đời sống văn học.
    Hải Phòng, xuân 2003 Bùi Ngọc Tấn


    Anh Vương Trí Nhàn, một người bạn mới quen khi tôi cầm bút trở lại đã mấy lẩn giục tôi viết riêng một tập sách về Nguyên Hổng. Tôi đoán anh có đọc và thích mấy bài đã in của tôi viết về nhà văn này. Qua đó anh tin ở tôi, ở những tư liệu của tôi, ở cái tình của tôi với Nguyên Hồng. Và hình như anh còn tin ở cuộc đời ba chìm bảy nổi của tôi nữa. Anh cho rằng tôi có thể có một tập sách kha khá về nhà văn đã đượm ?ophong thánh? này.
    Lời khuyên của Vương Trí Nhàn có sức thuyết phục tôi còn ở lẽ tôi đánh giá cao bài viết của anh về Nguyên Hồng ?oMột cuộc đời sáng tạo trong đau khổ?. Tôi nghĩ đó là bài nghiên cứu về Nguyên Hồng hay nhất cho đến lúc đó.
    Vương Trí Nhàn đã hiểu Nguyên Hồng và phát biểu về Nguyên Hồng đúng như trong thực tế.
    Tôi tin Nhàn thành thật, thiện ý khi khuyên tôi viết.
    Thế nhưng tôi chỉ cười. Một kiểu xã giao. Như một câu nói không thành lời:
    - Cám ơn các ông đã tin tôi. Nhưng...
    Về Hải Phòng rồi quên ngay thẳng lời gợi ý ấy của Nhàn. Cuộc đời còn bao thứ phải bận bịu lo toan, hơn nữa tôi không thích đào bới những người đã nằm yên dưới mộ, vào ?ođội cải táng? như cách nói của Vũ Bão.
    Một năm sau, vào mùa thu năm 1993, khi vụ ?oĐào Hiếu - Nổi loạn?* đã tới cao trào, tôi lên Hà Nội thăm Nguyễn Kiên. (*Tiểu thuyết Nổi loạn của Đào Hiếu do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản bị cấm. Nguyền Kiên, giám đốc Nhà xuất bản bị đe doạ truy tố) Ở tỉnh lẻ - vâng, dù Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba toàn quốc và đầu mối giao thông lớn nhất miền Bắc thì Hải Phòng vẫn là tỉnh lẻ với sự chính xác nhất của ngôn từ, tỉnh lẻ về bầu trời, về địa lý hành chính, tỉnh lẻ trong sự dèm pha tâng bốc... Ở cái tỉnh lẻ ?ocô em nằm xem kiếm hiệp?* này (*thơ Yến Lan), chẳng biết mô tê răng rứa ra làm sao, nghe đồn và đọc báo thây Kiên đang bị lôi thôi, chúng tôi, nghĩa là tôi và vợ tôi hay nhắc đến Kiên và thương Kiên đang chịu trận. Thế trận tôi đã từng chịu cách đây một phần tư thế kỷ, khốc liệt và cay đúng hơn nhiều.
    Kiên quê Vạn Phúc. Vợ tôi người Tả Thanh Oai. Gọi là cùng quê. Kiên biết vợ tôi từ thời con gái, khi chúng tôi còn chưa lấy nhau.
    Tôi bảo vợ tôi:
    - Anh phải lên Hà Nội đây. Lên chỗ anh Kiên.
    Vợ tôi mở tủ dúi cho tôi 100.000 đồng.
    - Anh hỏi anh Kiên chuyện vợ con anh ấy nữa nhé. Em không hiểu chuyện gia đình anh ấy ra làm sao. Nhớ đấy. Các ông gặp nhau thì chỉ văn chương, chữ nghĩa.
    Tôi đi nhờ cái Toyota mới tinh, còn chưa hết thời gian chạv rô-đa lên Hà Nội thăm Kiên, thăm ông giám đôc nhà xuất bản Hội nhà văn đang lâm nạn. Kiên định tiếp tôi ở nhà xuất bản. Nhưng tôi rủ Kiên:
    - Đi uống bia đi. Mình có tiền.
    Kiên hiểu rằng chúng tôi cần được yên tĩnh, chỉ có hai người với nhau.
  2. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, thu, sắp đến ngày 10 tháng 10. Ngày tiếp quản Hà Nội. Tôi vào Hà Nội sớm. Từ mùng 3 tháng 10 năm 1954. Theo đường số 6. Rút nuy-mê-rô xít. Giấy vào Hà Nội của Ban Liên hợp đình chiến Bắc Bộ tôi còn giữ đến bây giờ. Cô-lô-nen Ga-li-be ký. Trung tá Đoàn Thế Hùng ký. Hà Nội ngày ấy như một điều kỳ diệu mà cuộc đời dành sẵn cho chúng tôi. Như một bữa tiệc để chúng tôi say men cuộc sống rồi từ đó chỉ có chuyện bay bổng.
    Hết đợt tiếp quản tôi về báo Tiền Phong. Kiên về Trung ương Đoàn sau tôi. Kiên đã kết thúc những ngày đi lưu động* (*tên một tác phẩm của Nguyễn Kiên). Đường Nguyễn Du. Những cây sữa cao vút, thon thả rải thành hàng, im lặng như những trang giấy xếp liền nhau, như có thể lần giở ở đó từng trang kỷ niệm. Tôi bõng hiểu ra rằng mình không chỉ lên thăm Kiên, mà còn thăm Hà Nội. Gặp lại Hà Nội. Trò chuyện với Hà Nội. Để Hà Nội lại ngấm vào mình cho dù Hà Nội không còn là Hà Nội ngày xưa nữa. Để có thêm cái chất Hà Nội vào người, bớt đi một ít phần trăm tỉnh lẻ mà mình mang không tự giác.
    Sau đủ mọi chuyện gia đình con cái, văn chương chữ nghĩa thế sự vui buồn, tôi và Kiên trở về nhà xuất bản. Lại gặp Vương Trí Nhàn. Nhàn với vẻ niềm nở rất dễ thương đưa cho tôi 60 ngàn đồng:
    - Nhuận bút của anh đấy. Cả tập được 480 ngàn. Anh một phần tám đấy. Những người khác chỉ hai, ba chục ngàn thôi.
    - Anh nhớ tên sách là Nguyên Hồng - Cát bụi và ánh sáng. Bài của anh in ở trong ấy. Chúng tôi không có quyển nào cả. Anh về Hải Phòng xem có thì mua. Và thanh minh là in ở thành phố Hồ Chí Minh, họ chưa gửi sách bản quyền ra.
    - Nhưng anh cho tôi xem mặt tập sách có được không?
    Nhàn nhanh nhầu xuống nhà, cầm lên một quyển:
    - Sách này tôi mượn của chị... đây. Chinh tôi cũng không có.
    Kiên xen vào câu chuyện với cương vị giám đốc:
    - Không được. Phải đưa anh Tấn quyển sách tác giả chứ. Anh ấy ở Hải Phòng lên cơ mà. Rồi nhà xuất bản bản tìm mua giả chị... sau.
    Cám ơn Kiên. Tôi lật tìm bài của tôi. Đó là bài đầu kiên tôi viết khi cầm bút trở lại. Nguyên Hồng thời đã mất in trên tạp chí Cửa Biển của Hội văn nghệ Hải Phòng, nay lại được các anh đưa vào tập sách.
    Nhàn lại động viên tôi viết về Nguyên Hồng. Cả Kiên nữa. Lần này lời xui của các anh làm tôi xiêu lòng.
    Tôi đã quyết định viết. Không. Không chỉ chuyện Nguyên Hổng. Chuyện tôi. Cái lớp tôi. Lê Bầu, Mạc Lân, Dương Tường, Vũ Thu Hiên, Nguyên Bình, Vũ Bão...
    Chuyện một thời tin tưởng Một thời bay bổng Một thời hạnh phúc Và cả một thời nhảm nhí của chúng tôi nữa.
    ***
    Tôi chịu không nhớ được lần đầu tiên mình gặp Nguyên Hồng. Cũng như không nhớ được lần đầu tiên gặp biển. Mặc dù tôi rất yêu biển, có thể im lặng nhìn biển hàng giờ.
    Thế mà lần đầu tiên gặp các nhà văn, nhà thơ khác, tôi lại nhớ.
    Ví như với Tô Hoài.
    Chúng tôi nhận ra Tô Hoài ngay khi ông đang uống cà phê ở ngõ Bà Triệu. Một ngõ cụt, vắng, trồng những cây me tơ, gần cơ quan chúng tôi. Tôi nói chúng tôi vì hôm ấy đi uống cà phê có tôi và Vũ Lê Mai, người có số phận khác tôi và sau này khi tôi đi tù, anh là một trong những người giữ những vị trí quan trọng trong ngành điện ảnh.
  3. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, thu, sắp đến ngày 10 tháng 10. Ngày tiếp quản Hà Nội. Tôi vào Hà Nội sớm. Từ mùng 3 tháng 10 năm 1954. Theo đường số 6. Rút nuy-mê-rô xít. Giấy vào Hà Nội của Ban Liên hợp đình chiến Bắc Bộ tôi còn giữ đến bây giờ. Cô-lô-nen Ga-li-be ký. Trung tá Đoàn Thế Hùng ký. Hà Nội ngày ấy như một điều kỳ diệu mà cuộc đời dành sẵn cho chúng tôi. Như một bữa tiệc để chúng tôi say men cuộc sống rồi từ đó chỉ có chuyện bay bổng.
    Hết đợt tiếp quản tôi về báo Tiền Phong. Kiên về Trung ương Đoàn sau tôi. Kiên đã kết thúc những ngày đi lưu động* (*tên một tác phẩm của Nguyễn Kiên). Đường Nguyễn Du. Những cây sữa cao vút, thon thả rải thành hàng, im lặng như những trang giấy xếp liền nhau, như có thể lần giở ở đó từng trang kỷ niệm. Tôi bõng hiểu ra rằng mình không chỉ lên thăm Kiên, mà còn thăm Hà Nội. Gặp lại Hà Nội. Trò chuyện với Hà Nội. Để Hà Nội lại ngấm vào mình cho dù Hà Nội không còn là Hà Nội ngày xưa nữa. Để có thêm cái chất Hà Nội vào người, bớt đi một ít phần trăm tỉnh lẻ mà mình mang không tự giác.
    Sau đủ mọi chuyện gia đình con cái, văn chương chữ nghĩa thế sự vui buồn, tôi và Kiên trở về nhà xuất bản. Lại gặp Vương Trí Nhàn. Nhàn với vẻ niềm nở rất dễ thương đưa cho tôi 60 ngàn đồng:
    - Nhuận bút của anh đấy. Cả tập được 480 ngàn. Anh một phần tám đấy. Những người khác chỉ hai, ba chục ngàn thôi.
    - Anh nhớ tên sách là Nguyên Hồng - Cát bụi và ánh sáng. Bài của anh in ở trong ấy. Chúng tôi không có quyển nào cả. Anh về Hải Phòng xem có thì mua. Và thanh minh là in ở thành phố Hồ Chí Minh, họ chưa gửi sách bản quyền ra.
    - Nhưng anh cho tôi xem mặt tập sách có được không?
    Nhàn nhanh nhầu xuống nhà, cầm lên một quyển:
    - Sách này tôi mượn của chị... đây. Chinh tôi cũng không có.
    Kiên xen vào câu chuyện với cương vị giám đốc:
    - Không được. Phải đưa anh Tấn quyển sách tác giả chứ. Anh ấy ở Hải Phòng lên cơ mà. Rồi nhà xuất bản bản tìm mua giả chị... sau.
    Cám ơn Kiên. Tôi lật tìm bài của tôi. Đó là bài đầu kiên tôi viết khi cầm bút trở lại. Nguyên Hồng thời đã mất in trên tạp chí Cửa Biển của Hội văn nghệ Hải Phòng, nay lại được các anh đưa vào tập sách.
    Nhàn lại động viên tôi viết về Nguyên Hồng. Cả Kiên nữa. Lần này lời xui của các anh làm tôi xiêu lòng.
    Tôi đã quyết định viết. Không. Không chỉ chuyện Nguyên Hổng. Chuyện tôi. Cái lớp tôi. Lê Bầu, Mạc Lân, Dương Tường, Vũ Thu Hiên, Nguyên Bình, Vũ Bão...
    Chuyện một thời tin tưởng Một thời bay bổng Một thời hạnh phúc Và cả một thời nhảm nhí của chúng tôi nữa.
    ***
    Tôi chịu không nhớ được lần đầu tiên mình gặp Nguyên Hồng. Cũng như không nhớ được lần đầu tiên gặp biển. Mặc dù tôi rất yêu biển, có thể im lặng nhìn biển hàng giờ.
    Thế mà lần đầu tiên gặp các nhà văn, nhà thơ khác, tôi lại nhớ.
    Ví như với Tô Hoài.
    Chúng tôi nhận ra Tô Hoài ngay khi ông đang uống cà phê ở ngõ Bà Triệu. Một ngõ cụt, vắng, trồng những cây me tơ, gần cơ quan chúng tôi. Tôi nói chúng tôi vì hôm ấy đi uống cà phê có tôi và Vũ Lê Mai, người có số phận khác tôi và sau này khi tôi đi tù, anh là một trong những người giữ những vị trí quan trọng trong ngành điện ảnh.
  4. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Nhà cửa sau tiếp quản chưa ổn định. Có thể kể những số nhà báo Tiền Phong đã đặt trụ sở làm việc hoặc cho anh em ở tập thể: 64 Bà Triệu, 57 Hàm Long, 45 Hàm Long, 11 Ngô Văn Sở, 167 Phùng Hưng, 3 Hồ Xuân Hương, 133 Bà Triệu...
    Là phóng viên trên dưới 20 tuổi, chúng tôi gặp nhau, thân thiết với nhau và thống nhất ở hai điểm chính: Rất khao khát với việc viết văn, muốn trở thành nhà văn lớn và cũng muốn mình già. Thật không ưng ý chút nào những khuôn mặt phơn phớt lông măng, bấm ra sữa của chúng tôi. Nguyễn Tiên Phong sau này trở thành bí thư Trung ương Đoàn, nhưng được chúng tôi biết đến nhiều hơn vì anh là anh ruột của vợ Hữu Loan, người đàn bà chết sớm, người đàn bà nguyên cớ nội dung của một bài thơ tuyệt vời bất tử mà hồi đó chúng tôi chỉ dám đọc khẽ cho nhau nghe, bài Mầu tím hoa sim, Nguyễn Tiên Phong đã có một nhận xét rất đúng:
    - Ở cái Trung ương Đoàn này thật lạ. Những anh trẻ muốn mình già đi. Còn những anh già lại cố làm ra trẻ.
    Chúng tôi cố làm ra già. Chúng tôi để ria mép. Chúng tôi đi sóng đôi, đếm bước trên đường Bà Triệu, xuôi xuống Vân Hồ. Tư lự, bàn bạc, trang nghiêm.
    Trong một buổi đi dạo như vậy, tôi và Vũ Lê Mai vào quán cà phê ngõ Bà Triệu. Tô Hoài đang ngồi một mình ở đó.
    Rất cởi mở và tự tin, tôi cùng Vũ Lê Mai bước tới:
    - Xin lỗi anh. Anh là nhà văn Tô Hoài?
    Và chúng tôi ngồi xuống bên anh.
    Tô Hoài lúc đó đã đọc một truyện ngắn của tôi gửi tham gia cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn Nghệ.
    Truyện Chị Trúc. Tô Hoài khen và cho biết cùng với Chiếc cán búa của Võ Huy Tâm, Chị Trúc sẽ là truyện ngắn được in đầu tiên, trình diện, mở đầu cho cuộc thi này. Chị Trúc viết về nông thôn. Chiếc cán búa viết về công nghiệp. Nhưng rồi Chị Trúc không được in cũng không được giải vì nó nói tới những mất mát của chiến tranh hơi quá liều lượng (?). Tô Hoài sau mấy ngụm cà phê, nheo mắt hóm hỉnh nhìn tôi:
    - Anh chưa có vợ phải không?
    Tôi ngơ ngác không hiểu vì sao Tô Hoài biết tôi chưa có vợ và lại hỏi tôi câu hỏi ấy. Như đoán được ý nghĩ của tôi, Tô Hoài giảng giải:
    - Nếu anh có vợ rồi anh không viết vợ chồng xa nhau nhớ nhau như vậy. Nỗi nhớ vợ chồng có mùi da thịt, có mùi sinh lý.
    Tôi chịu ông vì quả thật cho đến lúc ấy tôi chưa biết nỗi nhớ nhung vợ chồng nó như thế nào. Nhưng liền ngay đó, Tô Hoài nói một câu làm tôi tỉnh người:
    - Văn anh đẹp lắm.
    Và cười, nhìn hai chúng tôi:
    - Các anh trẻ đến là vui.
    Đúng là chúng tôi vui. Chúng tôi đọc. Chúng tôi suy nghĩ, bàn bạc. Chúng tôi không ngừng khắc phục những điểm yếu của chúng tôi: vốn sống và kiến thức.
  5. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Nhà cửa sau tiếp quản chưa ổn định. Có thể kể những số nhà báo Tiền Phong đã đặt trụ sở làm việc hoặc cho anh em ở tập thể: 64 Bà Triệu, 57 Hàm Long, 45 Hàm Long, 11 Ngô Văn Sở, 167 Phùng Hưng, 3 Hồ Xuân Hương, 133 Bà Triệu...
    Là phóng viên trên dưới 20 tuổi, chúng tôi gặp nhau, thân thiết với nhau và thống nhất ở hai điểm chính: Rất khao khát với việc viết văn, muốn trở thành nhà văn lớn và cũng muốn mình già. Thật không ưng ý chút nào những khuôn mặt phơn phớt lông măng, bấm ra sữa của chúng tôi. Nguyễn Tiên Phong sau này trở thành bí thư Trung ương Đoàn, nhưng được chúng tôi biết đến nhiều hơn vì anh là anh ruột của vợ Hữu Loan, người đàn bà chết sớm, người đàn bà nguyên cớ nội dung của một bài thơ tuyệt vời bất tử mà hồi đó chúng tôi chỉ dám đọc khẽ cho nhau nghe, bài Mầu tím hoa sim, Nguyễn Tiên Phong đã có một nhận xét rất đúng:
    - Ở cái Trung ương Đoàn này thật lạ. Những anh trẻ muốn mình già đi. Còn những anh già lại cố làm ra trẻ.
    Chúng tôi cố làm ra già. Chúng tôi để ria mép. Chúng tôi đi sóng đôi, đếm bước trên đường Bà Triệu, xuôi xuống Vân Hồ. Tư lự, bàn bạc, trang nghiêm.
    Trong một buổi đi dạo như vậy, tôi và Vũ Lê Mai vào quán cà phê ngõ Bà Triệu. Tô Hoài đang ngồi một mình ở đó.
    Rất cởi mở và tự tin, tôi cùng Vũ Lê Mai bước tới:
    - Xin lỗi anh. Anh là nhà văn Tô Hoài?
    Và chúng tôi ngồi xuống bên anh.
    Tô Hoài lúc đó đã đọc một truyện ngắn của tôi gửi tham gia cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn Nghệ.
    Truyện Chị Trúc. Tô Hoài khen và cho biết cùng với Chiếc cán búa của Võ Huy Tâm, Chị Trúc sẽ là truyện ngắn được in đầu tiên, trình diện, mở đầu cho cuộc thi này. Chị Trúc viết về nông thôn. Chiếc cán búa viết về công nghiệp. Nhưng rồi Chị Trúc không được in cũng không được giải vì nó nói tới những mất mát của chiến tranh hơi quá liều lượng (?). Tô Hoài sau mấy ngụm cà phê, nheo mắt hóm hỉnh nhìn tôi:
    - Anh chưa có vợ phải không?
    Tôi ngơ ngác không hiểu vì sao Tô Hoài biết tôi chưa có vợ và lại hỏi tôi câu hỏi ấy. Như đoán được ý nghĩ của tôi, Tô Hoài giảng giải:
    - Nếu anh có vợ rồi anh không viết vợ chồng xa nhau nhớ nhau như vậy. Nỗi nhớ vợ chồng có mùi da thịt, có mùi sinh lý.
    Tôi chịu ông vì quả thật cho đến lúc ấy tôi chưa biết nỗi nhớ nhung vợ chồng nó như thế nào. Nhưng liền ngay đó, Tô Hoài nói một câu làm tôi tỉnh người:
    - Văn anh đẹp lắm.
    Và cười, nhìn hai chúng tôi:
    - Các anh trẻ đến là vui.
    Đúng là chúng tôi vui. Chúng tôi đọc. Chúng tôi suy nghĩ, bàn bạc. Chúng tôi không ngừng khắc phục những điểm yếu của chúng tôi: vốn sống và kiến thức.
  6. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nhớ lần gặp gỡ đầu tiên với Xuân Diệu.
    Thời ấy cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn gay go quyết liệt nhất. Thác Huống bị ném bom. Nước sông Cầu dềnh lên cuồn cuộn cuồn cuộn trôi suốt một ngày trời và sau đó là cạn đến mức có thể lội qua sông sang bên kia. Những con sông máng của cả một vùng Phú Bình, Yên Thế tưới nước cho hàng vạn héc ta nằm trơ đáy. Không chỉ là hệ thống thuỷ nông, dòng sông máng còn là hệ thống giao thông thuận lợi. Đêm đêm những con thuyền hoàn toàn do người kéo, im lặng chở sắn, gạo, muối mỏ, măng tươi, củ nâu, vải vóc, thuốc men, hàng hoá quân nhu, dân dụng ngược xuôi trên những dòng sông máng, chững lại ở những cửa âu, chờ bơm nước để lên hay xuống một bậc ********* thăng bằng với mớn nước mới. Nó cũng giống như tầu bè phải leo dốc qua kênh Xuy-ê. Ba-ra Tắc Cun (đập Thác Huống) vỡ, những dòng sông máng trở thành những dòng sông chết. Ban đêm vắng những tiếng người gọi nhau, những tiếng thở, những dáng người gò lưng kéo, những tiếng cót két của bánh lái, của dây chão miết vào trụ thuyền. Ban ngày vắng hẳn tiếng máy bay, những chiếc Kinh Cô-bra cổ ngỗng mầu én bạc, những chiếc Hen-cát cổ rụt mầu xám tuần tiễu dọc sông, quần thảo những vụng thuyền ẩn nấp. Tiếng máy bay xé gió và tiếng đại liên nổ từng tràng. Những dòng sông chết kéo theo cái chết của những cánh đồng. Từ vùng Lang Tạ, Đức Lân ngược lên Thái Nguyên, xuôi về Đức Thắng, Hiệp Hoà, sang vùng Yên Thế chỉ một mầu đất bạc trắng. Mặt ruộng nứt nẻ toang hoác. Phải đào giếng lấy nước tưới cho hoa mầu. Hạt thóc quý như hạt vàng. Tìm khắp nhà không có lấy một hạt thóc nhổ lông nách.
    Tình hình rất bi đát. Nhưng chúng tôi chẳng suy nghĩ gì nhiều. Chúng tôi vui vẻ vượt qua những khó khăn. Chúng tôi ăn đói. Về mùa nóng chúng tôi đem nong ra đặt giữa đường làng và ngủ ở đó để đón chút gió hút giữa hai rặng tre. Sáng sớm những đàn trâu đi làm đi thả, bước qua người chúng tôi, móng gõ lộp cộp. Chúng tôi choàng tỉnh và vội lăn người tránh được dòng nước của một chú trâu tơ dừng lại tè xối giữa mặt. Về mùa rét chúng tôi rải ổ đắp chiếu và đè thêm cái chõng tre lên người để chống cái rét cắt ruột, rét Thái Nguyên rét về Yên Thế (thơ Tố Hữu).
    Chúng tôi đi học đêm xa bẩy cây số. Chúng tôi đọc Viếng bạn của Hoàng Lộc, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương, Thời gian ủng hộ chúng ta của I-li-a Ê-ren-bua và ký sự Nguỵ Nguy. Chúng tôi đồng ca: ?oNông dân là quân chủ lực, Đội quân hùng hậu. Không có nông dân thì kháng chiến ta không thể thành công...?. Chúng tôi băng qua không biết bao nhiêu cánh đồng đất ải về Đức Thắng, Trại Cờ để xem phim Chủ tịch nông trường của Liên xô, Bạch Mao nữ của Trung Quốc. Chúng tôi mơ tới ngày độc lập, mơ tới những thành phố tưng bừng ánh điện, chúng tôi cùng vợ con chúng tôi làm việc, chung sức với mọi người xây dựng cuộc sống mới.
    Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, những điệu nhảy Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
    - Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông! Chúng tôi ào lên. Thật không thể nào hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên loạn, truỵ lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng! (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao).
    Xuân Diệu bồi thêm:
    - Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không. Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn, tít nhỏ, tin ngắn, tin dài lên mặt vải. Cũng không phải in lên một bộ quần áo mà in lên cả hàng bao nhiêu cuộn vải rồi cứ thế mà cắt!
    Không để chúng tôi kịp ngạc nhiên, Xuân Diệu tiếp luôn:
    - Còn tổng thống ở bên Mỹ, khi hết nhiệm kỳ không làm lổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền? Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo. Chúng ta sẽ là người cải tạo chúng. Giai cấp vô sản, tầng lớp lao động, những người nghèo khổ bị bóc lột ở những nước ấy sẽ đứng lên.
    Buổi tối hôm ấy Xuân Diệu gặp riêng mấy anh em chúng tôi ở một bìa rừng. Chúng tôi ngồi bệt trên cỏ. Những bụi sim mua thâm thấp giống như người ngồi mà những đêm tan học từ trường về, tôi cứ rợn hết cả người. Một bên là một khu rừng nhỏ. Rừng làng Phú Mỹ (Phú Bình). Một bên là cánh đồng hẹp rồi đến một rừng sau sau, loại cây nuôi một thứ sâu lấy cước trông giống hệt những cây bu-lô sau này tôi được thấy trong những trang hoạ báo Liên xô.
    Phía sau rừng sau sau ấy là vụng Thanh Lang, đã có một thời ngày nào máy bay cũng tới nã đại liên vào các lùm cây, triệt những thuyền ẩn nấp.
  7. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nhớ lần gặp gỡ đầu tiên với Xuân Diệu.
    Thời ấy cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn gay go quyết liệt nhất. Thác Huống bị ném bom. Nước sông Cầu dềnh lên cuồn cuộn cuồn cuộn trôi suốt một ngày trời và sau đó là cạn đến mức có thể lội qua sông sang bên kia. Những con sông máng của cả một vùng Phú Bình, Yên Thế tưới nước cho hàng vạn héc ta nằm trơ đáy. Không chỉ là hệ thống thuỷ nông, dòng sông máng còn là hệ thống giao thông thuận lợi. Đêm đêm những con thuyền hoàn toàn do người kéo, im lặng chở sắn, gạo, muối mỏ, măng tươi, củ nâu, vải vóc, thuốc men, hàng hoá quân nhu, dân dụng ngược xuôi trên những dòng sông máng, chững lại ở những cửa âu, chờ bơm nước để lên hay xuống một bậc ********* thăng bằng với mớn nước mới. Nó cũng giống như tầu bè phải leo dốc qua kênh Xuy-ê. Ba-ra Tắc Cun (đập Thác Huống) vỡ, những dòng sông máng trở thành những dòng sông chết. Ban đêm vắng những tiếng người gọi nhau, những tiếng thở, những dáng người gò lưng kéo, những tiếng cót két của bánh lái, của dây chão miết vào trụ thuyền. Ban ngày vắng hẳn tiếng máy bay, những chiếc Kinh Cô-bra cổ ngỗng mầu én bạc, những chiếc Hen-cát cổ rụt mầu xám tuần tiễu dọc sông, quần thảo những vụng thuyền ẩn nấp. Tiếng máy bay xé gió và tiếng đại liên nổ từng tràng. Những dòng sông chết kéo theo cái chết của những cánh đồng. Từ vùng Lang Tạ, Đức Lân ngược lên Thái Nguyên, xuôi về Đức Thắng, Hiệp Hoà, sang vùng Yên Thế chỉ một mầu đất bạc trắng. Mặt ruộng nứt nẻ toang hoác. Phải đào giếng lấy nước tưới cho hoa mầu. Hạt thóc quý như hạt vàng. Tìm khắp nhà không có lấy một hạt thóc nhổ lông nách.
    Tình hình rất bi đát. Nhưng chúng tôi chẳng suy nghĩ gì nhiều. Chúng tôi vui vẻ vượt qua những khó khăn. Chúng tôi ăn đói. Về mùa nóng chúng tôi đem nong ra đặt giữa đường làng và ngủ ở đó để đón chút gió hút giữa hai rặng tre. Sáng sớm những đàn trâu đi làm đi thả, bước qua người chúng tôi, móng gõ lộp cộp. Chúng tôi choàng tỉnh và vội lăn người tránh được dòng nước của một chú trâu tơ dừng lại tè xối giữa mặt. Về mùa rét chúng tôi rải ổ đắp chiếu và đè thêm cái chõng tre lên người để chống cái rét cắt ruột, rét Thái Nguyên rét về Yên Thế (thơ Tố Hữu).
    Chúng tôi đi học đêm xa bẩy cây số. Chúng tôi đọc Viếng bạn của Hoàng Lộc, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương, Thời gian ủng hộ chúng ta của I-li-a Ê-ren-bua và ký sự Nguỵ Nguy. Chúng tôi đồng ca: ?oNông dân là quân chủ lực, Đội quân hùng hậu. Không có nông dân thì kháng chiến ta không thể thành công...?. Chúng tôi băng qua không biết bao nhiêu cánh đồng đất ải về Đức Thắng, Trại Cờ để xem phim Chủ tịch nông trường của Liên xô, Bạch Mao nữ của Trung Quốc. Chúng tôi mơ tới ngày độc lập, mơ tới những thành phố tưng bừng ánh điện, chúng tôi cùng vợ con chúng tôi làm việc, chung sức với mọi người xây dựng cuộc sống mới.
    Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, những điệu nhảy Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
    - Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông! Chúng tôi ào lên. Thật không thể nào hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên loạn, truỵ lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng! (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao).
    Xuân Diệu bồi thêm:
    - Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không. Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn, tít nhỏ, tin ngắn, tin dài lên mặt vải. Cũng không phải in lên một bộ quần áo mà in lên cả hàng bao nhiêu cuộn vải rồi cứ thế mà cắt!
    Không để chúng tôi kịp ngạc nhiên, Xuân Diệu tiếp luôn:
    - Còn tổng thống ở bên Mỹ, khi hết nhiệm kỳ không làm lổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền? Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo. Chúng ta sẽ là người cải tạo chúng. Giai cấp vô sản, tầng lớp lao động, những người nghèo khổ bị bóc lột ở những nước ấy sẽ đứng lên.
    Buổi tối hôm ấy Xuân Diệu gặp riêng mấy anh em chúng tôi ở một bìa rừng. Chúng tôi ngồi bệt trên cỏ. Những bụi sim mua thâm thấp giống như người ngồi mà những đêm tan học từ trường về, tôi cứ rợn hết cả người. Một bên là một khu rừng nhỏ. Rừng làng Phú Mỹ (Phú Bình). Một bên là cánh đồng hẹp rồi đến một rừng sau sau, loại cây nuôi một thứ sâu lấy cước trông giống hệt những cây bu-lô sau này tôi được thấy trong những trang hoạ báo Liên xô.
    Phía sau rừng sau sau ấy là vụng Thanh Lang, đã có một thời ngày nào máy bay cũng tới nã đại liên vào các lùm cây, triệt những thuyền ẩn nấp.
  8. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Được ngồi cạnh một nhà thơ lớn thật là sung sướng. Được trực tiếp đối thoại với nhà thơ càng sung sướng hơn. Từ khi tôi lớn lên, khi tôi biết có tôi trên cuộc đời này, tôi đã biết có cánh đầm trước cửa nhà tôi, ngọn núi Đèo xa tít tắp, giới hạn của vũ trụ, như tầng trời ngày ấy...
    Rồi sau nữa tôi biết có Xuân Diệu, Huy Cận, Thạch Lam, Nguyên Hồng. Những vòm trời tài năng trí tuệ. Vòm trời ấy tồn tại mãi cho tới khi tôi trưởng thành, cho tới khi tôi cầm bút, tên tuổi những người ấy khuyến khích tôi, động viên tôi. Hình như lớp trẻ sau này không có những ý nghĩ ấy tình cảm ấy. Vòm trời tuổi thơ của họ chỉ tồn tại trong tuổi thơ thôi. Hơn chúng tôi, họ biết đánh giá, họ biết tỉnh táo, không tôn thờ, không định kiến. Họ không có những thần tượng. Họ biết khơi dậy sức lực của chính họ.
    Có những người đã chọc thủng cả vòm trời. Đã đành họ có tài. Nhưng thế hệ chúng tôi không phải không có những người tài. Chỉ là vì quá tuân theo quy ước, ngay trong nội tâm đã không thắng nổi mình.
    Đêm ấy Xuân Diệu bình thơ. Anh phân tích bài thơ của một thiếu sinh quân:
    Đánh giấy về không thì em giận Chép cho em bài hát thiếu sinh Mẹ ngồi mẹ nói một mình ?oĐể rồi phải kiếm cho anh một người?.
    Anh giảng về bài thơ đã đi vào cổ điển của anh, bài Lời kỹ nữ, về câu thơ:
    Trăng từ viễn xứ đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn.
    Sau bốn từ không dấu đi - khoan - thai - lên diễn đạt trăng đang lên, đến chữ ngự mang dấu nặng như một sự dừng lại vì trăng đã lên tới nơi cao nhất của bầu trời, và cuối cùng với ba từ đỉnh trời tròn, ta thấy vầng trăng toả khắp vũ trụ.
    Không chỉ cái hay của thơ, giọng ngâm của Xuân Diệu hoàn toàn chinh phục chúng tôi. Lũ học sinh chúng tôi chỉ biết xuýt xoa. Tôi đề nghị nhà thơ hò Huế. Anh vui vẻ hò ngay. Lần đầu tiên tôi được nghe hò Huế. Xuân Diệu là người có trí nhớ diệu kỳ. Chỉ gặp nhau lần ấy mà anh nhớ tôi. Mấy năm sau, khi hoà bình lập lại, tôi đã về báo Tiền Phong, đang đạp xe giữa dòng người xuôi ngược qua bến tầu điện bờ hồ Hoàn Kiếm, bỗng nghe tiếng người gọi:
    - Tấn!
    Tôi phanh gấp, quay lại: Xuân Diệu.
    Xuân Diệu rất có trách nhiệm khi làm việc. Chính anh đã lục trong đống bản thảo bị loại khỏi cuộc thi, đọc lại truyện Sao của tôi và truyện này được tặng giải khuyến khích của tạp chí Văn Nghệ. Anh làm việc đó không phải vì quen tôi. Truyện đó tôi lấy bút danh Lôi Động. Đó là tên làng mẹ tôi. Phải giấu biệt tên thật của mình. Cơ quan biết thì lôi thôi to. Tôi còn nhớ Lê Mạc Lân, người con cả của Lê Văn Trương nhưng không bao giờ nói về bố mình, không bao giờ muốn người ta biết mình chỉ với tư cách là con cả của Lê Văn Trương, người bạn hơn tuổi mà tôi rất thân, gọi tôi và Tất Vinh đi lên Phúc Châu uống chè. Lân bảo giọng nghiêm trọng:
    - Chi bộ vừa họp quyết định: Trong chi bộ và trong cơ quan không được viết văn.
    - Cấm viết văn? Chúng tôi hỏi lại.
    Nghị quyết ghi là tạm thời, trong thời gian trước mắt, để cải tiến, tập trung sức lực nâng cao chất lượng tờ báo. Tao đã phản đối nhưng hoàn toàn thiểu số.
    Làm sao chúng tôi từ bỏ việc viết văn cho được. Dù mới tập viết, dù vốn sống còn ít ỏi, dù phải thức khuya, dù phải vụng trộm như đang làm một việc xấu xa. Trong một thời gian ngắn ở báo Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam này, tôi đã thấy có hai việc kỳ cục: Một là việc cấm viết văn trên đây, hai là cách đây hai năm, chi đoàn khai trừ tôi và một vài đoàn viên khác vì chúng tôi là thành phần lớp trên, rồi sau đó lại làm lễ kết nạp lại khi có chủ trương sửa sai.
    Đinh Chương, người của đoàn thể, cũng khẳng định tình hình căng lắm đấy các cậu ạ?. Rồi nghị quyết ấy được đưa ra cho toàn thể anh em thảo luận. Chúng tôi nêu thắc mắc, chúng tôi đề nghị giải thích... Những người không có khả năng viết văn thì nhiệt liệt ủng hộ nghị quyết. Trong những cuộc họp ấy lần đầu tiên tôi được biết những kẻ cơ hội. Những người này cũng là phóng viên, những người chân đất, hình như cũng có tý chút máu văn chương, nhưng cái ?oý thức phấn đấu? nhiều hơn. Hằng ngày họ chuyện trò, tâm sự với bọn chúng tôi về sáng tác, châm biếm những tổ trưởng, biên uỷ kém năng lực, trong cuộc họp này họ nói uốn lượn cực kỳ. Đại loại như: sáng tác nhìn chung về lâu dài cần được khuyến khích. Nếu đặt vấn đề sáng tác từ góc độ cá nhân thì khác. Nếu đặt vấn đề sáng tác từ góc độ tập thể chúng ta sẽ thấy nó đơn giản đi nhiều...
    Chúng tôi hiểu được rằng viết báo là để phục vụ cách mạng, viết văn cũng phục vụ cách mạng. Lãnh đạo báo, xuất phát từ lợi ích chung, từng thời gian sẽ có những chủ trương thích hợp nhằm huy động tối đa năng lực anh em vào sự nghiệp giáo dục thanh niên, một bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, vì thanh niên là cánh tay, là lực lượng hậu bị của Đảng.
    Chỉ có cá nhân chủ nghĩa, đặt cá nhân lên trên tập thể mới sinh ra mâu thuẫn giữa viết văn và viết báo. Mâu thuẫn ấy không có ở những người toàn tâm toàn ý phục vụ tờ báo.
    Thật đúng là chân lý.
  9. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Được ngồi cạnh một nhà thơ lớn thật là sung sướng. Được trực tiếp đối thoại với nhà thơ càng sung sướng hơn. Từ khi tôi lớn lên, khi tôi biết có tôi trên cuộc đời này, tôi đã biết có cánh đầm trước cửa nhà tôi, ngọn núi Đèo xa tít tắp, giới hạn của vũ trụ, như tầng trời ngày ấy...
    Rồi sau nữa tôi biết có Xuân Diệu, Huy Cận, Thạch Lam, Nguyên Hồng. Những vòm trời tài năng trí tuệ. Vòm trời ấy tồn tại mãi cho tới khi tôi trưởng thành, cho tới khi tôi cầm bút, tên tuổi những người ấy khuyến khích tôi, động viên tôi. Hình như lớp trẻ sau này không có những ý nghĩ ấy tình cảm ấy. Vòm trời tuổi thơ của họ chỉ tồn tại trong tuổi thơ thôi. Hơn chúng tôi, họ biết đánh giá, họ biết tỉnh táo, không tôn thờ, không định kiến. Họ không có những thần tượng. Họ biết khơi dậy sức lực của chính họ.
    Có những người đã chọc thủng cả vòm trời. Đã đành họ có tài. Nhưng thế hệ chúng tôi không phải không có những người tài. Chỉ là vì quá tuân theo quy ước, ngay trong nội tâm đã không thắng nổi mình.
    Đêm ấy Xuân Diệu bình thơ. Anh phân tích bài thơ của một thiếu sinh quân:
    Đánh giấy về không thì em giận Chép cho em bài hát thiếu sinh Mẹ ngồi mẹ nói một mình ?oĐể rồi phải kiếm cho anh một người?.
    Anh giảng về bài thơ đã đi vào cổ điển của anh, bài Lời kỹ nữ, về câu thơ:
    Trăng từ viễn xứ đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn.
    Sau bốn từ không dấu đi - khoan - thai - lên diễn đạt trăng đang lên, đến chữ ngự mang dấu nặng như một sự dừng lại vì trăng đã lên tới nơi cao nhất của bầu trời, và cuối cùng với ba từ đỉnh trời tròn, ta thấy vầng trăng toả khắp vũ trụ.
    Không chỉ cái hay của thơ, giọng ngâm của Xuân Diệu hoàn toàn chinh phục chúng tôi. Lũ học sinh chúng tôi chỉ biết xuýt xoa. Tôi đề nghị nhà thơ hò Huế. Anh vui vẻ hò ngay. Lần đầu tiên tôi được nghe hò Huế. Xuân Diệu là người có trí nhớ diệu kỳ. Chỉ gặp nhau lần ấy mà anh nhớ tôi. Mấy năm sau, khi hoà bình lập lại, tôi đã về báo Tiền Phong, đang đạp xe giữa dòng người xuôi ngược qua bến tầu điện bờ hồ Hoàn Kiếm, bỗng nghe tiếng người gọi:
    - Tấn!
    Tôi phanh gấp, quay lại: Xuân Diệu.
    Xuân Diệu rất có trách nhiệm khi làm việc. Chính anh đã lục trong đống bản thảo bị loại khỏi cuộc thi, đọc lại truyện Sao của tôi và truyện này được tặng giải khuyến khích của tạp chí Văn Nghệ. Anh làm việc đó không phải vì quen tôi. Truyện đó tôi lấy bút danh Lôi Động. Đó là tên làng mẹ tôi. Phải giấu biệt tên thật của mình. Cơ quan biết thì lôi thôi to. Tôi còn nhớ Lê Mạc Lân, người con cả của Lê Văn Trương nhưng không bao giờ nói về bố mình, không bao giờ muốn người ta biết mình chỉ với tư cách là con cả của Lê Văn Trương, người bạn hơn tuổi mà tôi rất thân, gọi tôi và Tất Vinh đi lên Phúc Châu uống chè. Lân bảo giọng nghiêm trọng:
    - Chi bộ vừa họp quyết định: Trong chi bộ và trong cơ quan không được viết văn.
    - Cấm viết văn? Chúng tôi hỏi lại.
    Nghị quyết ghi là tạm thời, trong thời gian trước mắt, để cải tiến, tập trung sức lực nâng cao chất lượng tờ báo. Tao đã phản đối nhưng hoàn toàn thiểu số.
    Làm sao chúng tôi từ bỏ việc viết văn cho được. Dù mới tập viết, dù vốn sống còn ít ỏi, dù phải thức khuya, dù phải vụng trộm như đang làm một việc xấu xa. Trong một thời gian ngắn ở báo Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam này, tôi đã thấy có hai việc kỳ cục: Một là việc cấm viết văn trên đây, hai là cách đây hai năm, chi đoàn khai trừ tôi và một vài đoàn viên khác vì chúng tôi là thành phần lớp trên, rồi sau đó lại làm lễ kết nạp lại khi có chủ trương sửa sai.
    Đinh Chương, người của đoàn thể, cũng khẳng định tình hình căng lắm đấy các cậu ạ?. Rồi nghị quyết ấy được đưa ra cho toàn thể anh em thảo luận. Chúng tôi nêu thắc mắc, chúng tôi đề nghị giải thích... Những người không có khả năng viết văn thì nhiệt liệt ủng hộ nghị quyết. Trong những cuộc họp ấy lần đầu tiên tôi được biết những kẻ cơ hội. Những người này cũng là phóng viên, những người chân đất, hình như cũng có tý chút máu văn chương, nhưng cái ?oý thức phấn đấu? nhiều hơn. Hằng ngày họ chuyện trò, tâm sự với bọn chúng tôi về sáng tác, châm biếm những tổ trưởng, biên uỷ kém năng lực, trong cuộc họp này họ nói uốn lượn cực kỳ. Đại loại như: sáng tác nhìn chung về lâu dài cần được khuyến khích. Nếu đặt vấn đề sáng tác từ góc độ cá nhân thì khác. Nếu đặt vấn đề sáng tác từ góc độ tập thể chúng ta sẽ thấy nó đơn giản đi nhiều...
    Chúng tôi hiểu được rằng viết báo là để phục vụ cách mạng, viết văn cũng phục vụ cách mạng. Lãnh đạo báo, xuất phát từ lợi ích chung, từng thời gian sẽ có những chủ trương thích hợp nhằm huy động tối đa năng lực anh em vào sự nghiệp giáo dục thanh niên, một bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, vì thanh niên là cánh tay, là lực lượng hậu bị của Đảng.
    Chỉ có cá nhân chủ nghĩa, đặt cá nhân lên trên tập thể mới sinh ra mâu thuẫn giữa viết văn và viết báo. Mâu thuẫn ấy không có ở những người toàn tâm toàn ý phục vụ tờ báo.
    Thật đúng là chân lý.
  10. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Không thể tự mình tỏ ra là những phần tử cá nhân chủ nghĩa. Cũng không thể chống lại nghị quyết chi bộ. Việc thảo luận trong toàn cơ quan chỉ để chính thức hoá nó, pháp chế hoá nó. Vũ Bão dạo ấy đang nổi tiếng với tiểu thuyết Sắp cưới và bị đánh tơi tả, hay qua lại chỗ chúng tôi, biết chuyện cấm viết văn ở báo Tiền Phong, nói với điệu hài hước rất quen thuộc của anh:
    - Tiểu đoàn 2 phải rút về cánh đồng Chum thôi.
    Thời đó tiểu đoàn 2 của ông hoàng Xu-pha-nu-vông xây dựng cơ sở ở cánh đồng Chum để tiến hành cuộc chiến tranh giữa ba anh em cùng là Hoàng thân nước Lào. Chúng tôi không có cánh đồng Chum của mình. Mà văn chương chỉ những ai đã mắc vào mới rõ: Không thể nào dứt ra cho được. Nó như ma tuý. Nó lại ngọt ngào, cay đắng, sung sướng, thất vọng, đam mê, hệt như tình yêu. Thế là bảo nhau: ?oCăn bản là phải làm báo tốt. Ít nhất phải bằng hoặc hơn những anh em chỉ viết báo, không viết văn?. Việc này không khó lắm. Vì cái máu văn chương làm chúng tôi lăn lộn với cuộc sống. Lấy tài liệu kỹ. Ghi cả ngôn ngữ. Cả cảnh. Cả những chi tiết không phục vụ cho việc viết báo. Nguyễn Trí Tình suốt đêm đi làm với các anh các chị đổ thùng. Đón giao thừa với các anh lái xe lửa trên chuyến tầu Hà Nội - Lạng Sơn. Tôi thì lang thang ở vùng quê Ninh Bình, Hà Nam, tìm ra một anh Nguyễn Tê nào đó là cán bộ đoàn mà không chịu vào hợp tác xã. Báo Tiền Phong tổ chức thảo luận trên báo về trường hợp anh Nguyễn Tê. Bài vở, ý kiến tới tấp gửi về. Đóng góp của tôi cũng gọi là tàm tạm.
    Đó là chưa kể những chuyến đi về các mũi nhọn của nông thôn đầy gian khổ nhưng biết bao hào hứng khác.
    Để viết bài phản ảnh. Như chuyến về Lâm Động (Thuỷ Nguyên) lấy tài liệu ngày giỗ trận, cùng chi đoàn tát ao, bắt cá liên hoan. Rồi chuyến đi lên Ngũ Kiên (Phúc Yên) nơi đi đầu trong phong trào cấy song long quá hải, nuôi lợn bằng biện pháp cho lợn ăn *** trâu, cắt đuôi, cắt tai, cắt tuyến giáp trạng...
    Lại như chuyến về Thanh Hoá, đạp xe tới nhà anh hùng lao động Trịnh Xuân Bái, người tôi đã quen ở đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Vừa từ Liên xô về, ấn tượng về Liên xô, thiên đường trên trái đất, tương lai của Việt Nam, thủ đô của cách mạng thế giới còn đầy ắp trong đầu, anh hùng Trịnh Xuân Bái hào hứng đọc cho tôi nghe bài thơ mới sáng tác của ông về Liên xô:
    Liên bang xô viết Thú tự do ao ước bấy lâu nay Kìa hồng quân thuyền thợ với dân cày Đệ nhất sướng hỏi rằng đây có phải Rồi:
    Này trường Lô-mô-nô- xốp Này điện Cẩm Linh Ngước trông lên ai khéo hoạ hình Cờ liềm búa long lanh như gấm dệt Các Mác tinh thần bất diệt Lê-nin sự nghiệp rất cao siêu Càng nhìn chủ nghĩa càng yêu.
    Tôi ghi lại bài thơ mà không dám nói với nhà thơ Trịnh Xuân Bái rằng thi phẩm của ông bị ảnh hưởng Chu Mạnh Trinh quá rõ. Tuy nhiên giá trị phổ biến của nó thật ghê gớm. Khi tôi về toà soạn, ngay lập tức bài thơ đã nhập tâm nhiều người, từ Lê Thị Tuý, Nguyễn Trí Tình, Tất Vinh tới anh bạn nhiếp ảnh Mai Nam. Ngay cả đồng chí Tổng biên tập, những lúc cầm bát đũa xuống nhà ăn tập thể cũng ngâm nga:
    Ngước trông lên ai khéo hoạ hình Cờ liềm búa long lanh như gấm dệt Ngoài chuyện viết báo, mọi chuyện khác cũng phải nghiêm túc. Ví như làm bích báo. Chúng tôi đều có bài. Nguyễn Trí Tình thuật lại chuyến đi phỏng vấn một chị dân lao động ở khu lao động Lương Yên cho số báo mồng 1 tháng 5. Nguyễn Trí Tình vừa ngồi một lúc thì chị chủ nhà đi chợ về. Chị thả từ cái ***g ra một con chó con mới mua ở chợ. Con chó từ ngoài sân ngoe nguẩy cái đuôi ngắn ngủn, ngỏng đầu hít hít và chạy thẳng vào trong nhà, tới chỗ Nguyễn Trí Tình ngồi, rồi cứ quấn quýt lấy hai bàn chân đi bít tất của anh lúc ấy đã rút ra khỏi đôi giầy ba ta. Anh hẩy nó ra. Nó lại sán đến, cái đuôi quay tít mừng rỡ. Tình khẳng định giữa anh và con chó chưa có sự quen biết nào. Vì sao lại có tình bạn tuyệt vời này. Rồi anh chợt hiểu nguyên nhân của mối tình tiền kiếp đó: Chân anh, bít tất anh đi giầy vải lâu ngày không giặt, có mùi quá nặng. Chính anh cũng ngửi thấy cái mùi đặc trưng ấy.
    Tất Vinh cũng góp những bài độc đáo. Anh viết về những nỗi khổ của tổ văn nghệ (Tất Vinh ở tổ văn nghệ) trong việc sử dụng thơ bạn đọc, có trích những câu thơ đại loại như những câu ca ngợi sự phát triển của ngành đường sắt, vừa khôi phục xong đường Hà Nội ?" Nam Quan đã lại thông đường Hà Nội - Lào Cai:
    Phe ta càng mạnh càng to Xịt ta, Mao Trạch, Bác Hồ vinh quang.
    Miền Bắc kiên thiết vững vàng Nam Quan tầu chạy lại càng Lào Cai.

Chia sẻ trang này