1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một thời để mất - Bùi Ngọc Tấn

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi U_r_bullshit, 26/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Và quà cho tôi, một cái sơ mi phin trắng tàu tàu. Tôi giơ áo lên: Cổ áo có ghi số và chữ BTC. Áo anh được mượn để mặc sang thăm Tiệp Khắc.
    - Sao anh yểm được cái áo này. Tưởng anh phải trả Bộ Tài Chính chứ?
    Tôi quen mồm dùng chữ ?oyểm?. Trong tù có nghĩa là giấu. Thứ ngôn ngữ ấy chẳng xa lạ với Nguyên Hồng.
    - Mình khai là rách, là mất. Thiếu gì cách.
    Anh vốn không biết nói dối. Anh đã nói dối vì tôi. Anh nói dối vì không biết buôn mà lại muốn cho tôi cái áo cũ. Tôi đang thiếu áo. Chiếc áo ấy tôi mặc đi làm. Làm hợp tác xã cơ khí. Làm miến. Kéo xe bò. Bốc vác phân đạm ở Cảng.
    * * * Tôi đã sống cuộc sống vỉa hè đường phố bụi bặm mồ hôi vất vả khó khăn cơ cực. Từ trước tới nay tôi không được đào tạo để thích ứng với cuộc sống đó. Ngược lại tôi được dạy dỗ rằng cuộc sống vỉa hè là cuộc sống phải cải tạo vì đó là cá thể, là mảnh đất mầu mỡ hàng ngày hàng giờ nẩy sinh mầm mống của chủ nghĩa tư bản. Gặp việc gì làm việc ấy. Lên sân Bon-nan chỗ tôi và Nguyên Hồng đã ngồi xem trận đấu bóng An-giê-ri - Hải Phòng năm nào, phụ vá xe đạp cho một anh bạn. Đón hàng kéo xe bò. Dán hộp giấy gia công cho công ty vợ tôi Đục lỗ khay hấp mì cho xí nghiệp mì sợi Vĩnh Niệm. Phải làm sao tự nuôi được mình và góp phần với vợ nuôi bốn đứa con. Cái gánh nặng ấy nàng mang quá lâu rồi. Nhưng việc khi có khi không. Rất bấp bênh. Tôi nghĩ đến thầy giáo Thứ Sống mòn, đến Nguyên Hồng khi còn ở xóm Cấm, đến Thanh trong Sóng gầm kéo lê guốc mòn vẹt đi các nơi xin việc.
    Tôi không thể đọc sách được từ dạo ấy. Tôi không tìm được trong sách những điều bổ ích. Sách đâu có nói đến khổ đau. Làm sao tôi có thể đọc được những tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài viết về tính hơn hẳn của hợp tác xã, ý thức làm chủ của xã viên, sự cùng đường của người làm cá thể, những truyện cải tiến kỹ thuật trong công nghiệp. Làm sao có thể đọc những truyện viết về trí thức, kỹ sư, phó tiến sĩ, với dăm thuật ngữ kỹ thuật kể chuyện nàng vì tập thể, vì ước mơ vì lý tưởng, còn chàng ngại khó ngại khổ, cá nhân chủ nghĩa, chỉ muốn về thành phố và sang Liên xô học thêm, cuối cùng tình yêu tan vỡ. Những truyện này đọc trang trước biết trang sau, đọc đầu biết giữa, đọc giữa biết cuối, những truyện lảng tránh những đau khổ, những suy nghĩ thực của nhân dân, những truyện quên mất thân phận con người. Hãy nhớ rằng những khổ đau vẫn còn đó.
    Gần hai mươi năm sau tôi mới tập đọc trở lại. Nhờ có Nguyên Bình. Nguyên Bình đưa tờ báo Văn Nghệ cho tôi, - Mày đọc truyện này đi. Khá lắm.
    Nể Nguyên Bình, tôi đọc. Truyện ngắn ấy đã cuốn hút tôi. Đó là truyện Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Tôi lại đọc được từ ấy. Có lẽ tôi đọc lại được nhờ Nguyễn Huy Thiệp thì đúng hơn.
    Trong tù, một người bạn tù già rất giỏi xem tướng số (nhưng rất ít khi xem cho người khác vì sợ bị kỷ luật về tội tuyên truyền mê tín dị đoan) một hôm lúc vắng người, kéo bàn tay tôi ra ngắm nghía. Sau khi khen bàn tay tôi đầy đặn, mềm - dù làm việc vất vả tay tôi vẫn mềm - người tù ấy nói:
    - Sau này anh chuyển nghệ. Anh không làm nghề cũ nữa.
    Tôi im lặng. Nhưng trong lòng không tin. Không bao giờ tôi bỏ sáng tác. Tôi đã sống vì nó. Và đã chết vì nó. Không ai có thể làm tôi rời bỏ việc sáng tác. Thế nhưng xuýt nữa tôi đã rời bỏ nó. Mang trong lòng nỗi oan ức, nỗi lo kiếm sống, làm lụng vất vả, lo lắng, thường xuyên bị kiểm tra hộ khẩu, bị gọi ra đồn khai lại lý lịch, hết bố lại tới con, được công an thăm viếng nhắc nhở, không ai cấm mình viết, nhưng mình có viết cũng không ai in..., tất cả chỉ là một mặt của sự chán nản. Còn mặt chán nản khác Nếu cho đến bây giờ vẫn viết như những sách đã in (kể cả những sách ít ỏi của tôi đã in hoặc còn dưới dạng bản thảo) thì viết làm gì nhỉ?
    Một lần gặp Châu Diên, cũng là lâu lắm mới gặp nhau, Châu Diên giục tôi viết. Tôi nổi cáu lên với Châu Diên:
    - Đất nước này cần sự thay đổi. Đất nước không cần đến những sáng tác như vậy. Mày xui tao viết làm gì, thằng gàn?
    Và tôi đã nói với Lê Bầu, Nguyễn Vĩnh trong cuộc gặp gỡ ở nhà Lê Bầu:
    - Nói thật nhé. Tôi ở dưới cơ sở, tôi biết. Người ta quan tâm đến những cái gì cơ! Người ta không đọc sách mấy ông viết đâu.
    Nguyễn Vĩnh cùng ở báo Tiền Phong một thời với tôi. Anh chuyển sang báo Văn Nghệ phụ trách tổ dịch.
    Nguyễn Vĩnh rất tán thành điều tôi nói:
    - Đúng rồi. Mấy ông nhà văn viết, mấy ông nhà văn đọc với nhau thôi. Rồi khen nhau: Chữ ông dùng đắt lắm. Có chữ nào đắt bằng quả trứng vịt lộn!
  2. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Trong những ngày mệt bã ra ấy, thỉnh thoảng tôi lên Hội Văn nghệ gặp Nguyên Bình. Anh đã dọn hẳn lên Hội ở. Anh em Hội Văn nghệ nhìn tôi thật lạ. Không ra nhìn thấy. Không ra không nhìn thấy. Không ra chào, không ra không. Chẳng là quen mà cũng không là lạ. Mọi người nhìn tôi như nhìn một người chết còn sống, một cái xác biết đi. Kể cả Nguyên Hồng. Cả Nguyên Bình nữa. Không phải chỉ các anh em văn nghệ. Tất cả những ai quen biết tôi đều nhìn tôi như một cái gì đã kết thúc rồi. Tôi hiểu: Tương lai tôi đã được định đoạt. Nó là thế đấy. Một hôm tôi và Nguyên Bình đang lúi húi sửa điện trong buồng. Nguyên Bình thì thấy đầu Nguyên Hồng ló vào. Vẫn đứng ngoài sân, Nguyên Hồng hỏi:
    - Tấn với Nguyên Bình uống... uống rượu đấy à?
    Chờ Nguyên Hồng đi, Nguyên Bình thì thào:
    - Cụ lên cơn nghiền đấy. Tuốc nơ vít, kìm, giây điện thế này mà cụ lại nhìn ra cốc chén, chai lọ thì ghê thật.
    Lại một buổi sáng, tôi và Nguyễn Văn Chuông đang đứng ở sân sau Hội Văn nghệ thì Nguyên Hồng dắt Cún vào, theo sau là một thanh niên. Nguyên Hồng dựng xe, tháo cái làn ràng ràng đặt xuống sân. Anh thanh niên ngồi xuống bên cạnh. Nguyên Hồng lấy từ trong làn ra một cái gì đó đưa cho anh thanh niên. Anh đứng lên, giũ mạnh. Một cái quần. Một cái quần xi-mi-li mầu nâu. (Chắc là giống cái quần cho Thi Hoàng). Nguyên Hồng cũng đứng lên, ngước nhìn cái quần, vẻ mặt căng thẳng chờ đợi lời phán xét. Bỗng anh thanh niên kêu:
    - Ơ! Quần con gái hở bố?
    Nguyên Hồng ớ ra, không nói được một lời.
    Chuông kéo tay tôi, chuồn vội ra phía trước.
    - Đi mau. Cụ bán quần. Mầu sắc, vải đúng cả rồi. Nhưng lại là quần con gái.
    Hẳn là lúc ấy trông tôi phong trần lắm, nên Nguyễn Văn Chuông an ủi tôi:
    - Con người ta có số hết anh ạ.
    Ngày ấy Chuông đã tin ở số. Khi về hưu, Chuông càng nghiền ngẫm, càng tin tưởng. Trong bữa rượu với tôi ở Kênh Giang, Chuông an ủi tôi: Anh không lâm nạn là anh hỏng đấy. Dạo ấy anh viết nhiều nhưng anh sắp hỏng, thật đấy. Anh bị bắt có khi lại là may. Anh lại có một cuộc sống không ai có được.
    Cùng ý của Chuông nhưng Phùng Quán nói khác. Phùng Quán tới nhà tôi cũng phải sau một phần tư thế kỷ.
    Gặp nhau lần trước tóc còn xanh, còn đi đứng như một thanh niên, lần gặp nhau sau râu tóc bạc trắng, trông anh già hơn cả Nguyên Hồng.
    Chúng tôi ôm lấy nhau như những người qua cơn hoạn nạn còn sống ôm lấy nhau.
    Quán có trí nhớ tuyệt vời. Anh vẫn nhớ tên vợ tôi, vẫn nhớ số nhà vợ chồng tôi ở Hà Nội ngày trước. Chúng tôi nhắc lại bao nhiêu chuyện. Quán thú thật với tôi về phiên bản thu nhỏ bức tượng Vệ nữ ở Mi lô mà Lê Bầu từ Thượng Hải mò lên tận Vô Tích mua, gửi bằng đường bưu điện về báo Tiền Phong cho tôi năm 1956. Thích bức tượng quá, Quán mượn và không trả, nói dối tôi là nó vỡ mất rồi!
    Tôi hỏi Quán có nhớ Quán dạy tiếng Pháp cho một sĩ quan cao cấp ở Hà Nội không? Với giọng Huế du dương, Quán cao giọng, bắt chước người học sinh già ngày xưa hỏi anh:
    - Sao lại đọc là sec sê mà không đọc là sec sec?
    Chả từ chercher tiếng Pháp (nghĩa là tìm) gồm hai nhóm chữ hoàn toàn giống nhau đã khiến học sinh chất vấn thầy về cách đọc.
    Chúng tôi cả cười. Ôi! Những chuyện một thời xa lắc xa lơ. Một thời đẹp gần ngang thời thơ ấu?
    Quán nói về những ngày hậu Nhân văn, anh đi lao động cải tạo tại công trường thuỷ lợi. Run rủi thế nào lại đúng vào đơn vị anh ruột tôi, anh Bùi Ngọc Chương (cùng sinh năm 1932 với Quán) làm thủ trưởng. Quán chỉ xin anh Chương tôi một tờ giấy khen, ?ovới các anh nó cũng bình thường thôi, nhưng với tôi quan trọng lắm. Họ có thể rút ngắn thời gian lao động của tôi?. Anh lại cười. Cười đấy nhưng đôi mắt ông già Quán đượm buồn. Anh bảo tôi (và có lẽ cũng để nói với chính mình):
    - Đừng buồn. Ông Giê-su phải tự mình vác cây thập tự tới chỗ hành hình. Không có cây thập tự, Đức Giê-su không còn là Đức Giê-su nữa. Mỗi người đều có cây thập tự của mình, phải tự mình vác nó. Tao có cây thập tự của tao. Mày có cây thập tự của mày. Không có nó, ông Giê- su không còn là ông Giê-su, tao không còn là tao, mà mày cũng chẳng phải là mày.
    Nghe lời Phùng Quán, tôi mang cây thập tự của tôi thấy nhẹ nhõm hơn. Đúng là trên đời này ai cũng phải mang một cây thập tự.
    Nguyên Hồng cũng có cây thập tự mà anh mang vác nó cho đến lúc chết. Đó là sự đam mê viết - luôn bị ám ảnh bởi công việc, ngoài viết ra không còn thiết gì nữa như Nguyễn Tuân đã nói. Anh tự khoác cho mình những cái ách rồi gò lưng kéo, nhiều khi quá cả sức mình. Anh muốn anh em trẻ cũng như anh. Trước hết là phải đam mê.
    Trong những ngày tôi sống cuộc sống vỉa hè đường phố ấy, Nguyên Hồng đưa anh em trong Hội Văn nghệ Hải Phòng đi Lào Cai, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An. Anh muốn anh em hiểu được bài học về đất nước.
    Uống rượu bằng bát ở Lào Cai, thăm nhà tu kín Phát Diệm, nghe ông phó chủ tịch tỉnh Nghệ An báo cáo công trình dồn dân Quỳnh Lưu lên núi, sắp xếp lại nông thôn, ?otạo dáng cho một cánh đồng chính là tạo dáng cho một cuộc đời?.
    Người ta đã viết nhiều về chuyện ở Mường khương, đang đêm, nghe tin bóng đá qua loa truyền thanh, Nguyên Hồng bật dậy, gọi chánh văn phòng Hội Văn nghệ cùng đi:
    - Min ơi. Dậy đi! Đi đánh điện về chúc mừng đi! Hải Phòng ta thắng rồi!
    Ở Mường khương tiếp đón long trọng quá. Món thịt thắng cố ninh trong vạc lớn. Rượu múc từng bát. Một chút gì hoang dã. Một chút gì Lương Sơn Bạc. Ăn uống xong, thâm nhập thực tế. Sổ sách, giấy bút, hỏi han, ghi chép. Nhưng anh em nhởn nhơ, không viết. Nguyên Hồng họp tất cả lại, mắng nhiếc tàn tệ:
    - Viết đi! Người ta tiếp đón như thế mà không viết thì thì thì... khốn nạn!
    Tất nhiên anh em viết ngay. Có bài ngay. Gửi đăng báo Lào Cai. Tất cả đều được đăng. Cả thơ, bút ký, phóng sự.
    Nguyên Hồng hài lòng. Bữa rượu chia tay, tất cả say.
    Ngồi trên ô tô từ Mường khương về Lào Cai xuôi dốc Ô quy hồ, Nguyên Hồng bốc lên:
    - Min ạ! Sang Liên xô, tao có thèm đến thăm Sô-lô-khốn đâu. Sô-lô-khốp hơn gì tao. Bộ Cửa biển của tao có kém cũng chỉ kém, kém, kém một tí thôi!
  3. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Trong những ngày mệt bã ra ấy, thỉnh thoảng tôi lên Hội Văn nghệ gặp Nguyên Bình. Anh đã dọn hẳn lên Hội ở. Anh em Hội Văn nghệ nhìn tôi thật lạ. Không ra nhìn thấy. Không ra không nhìn thấy. Không ra chào, không ra không. Chẳng là quen mà cũng không là lạ. Mọi người nhìn tôi như nhìn một người chết còn sống, một cái xác biết đi. Kể cả Nguyên Hồng. Cả Nguyên Bình nữa. Không phải chỉ các anh em văn nghệ. Tất cả những ai quen biết tôi đều nhìn tôi như một cái gì đã kết thúc rồi. Tôi hiểu: Tương lai tôi đã được định đoạt. Nó là thế đấy. Một hôm tôi và Nguyên Bình đang lúi húi sửa điện trong buồng. Nguyên Bình thì thấy đầu Nguyên Hồng ló vào. Vẫn đứng ngoài sân, Nguyên Hồng hỏi:
    - Tấn với Nguyên Bình uống... uống rượu đấy à?
    Chờ Nguyên Hồng đi, Nguyên Bình thì thào:
    - Cụ lên cơn nghiền đấy. Tuốc nơ vít, kìm, giây điện thế này mà cụ lại nhìn ra cốc chén, chai lọ thì ghê thật.
    Lại một buổi sáng, tôi và Nguyễn Văn Chuông đang đứng ở sân sau Hội Văn nghệ thì Nguyên Hồng dắt Cún vào, theo sau là một thanh niên. Nguyên Hồng dựng xe, tháo cái làn ràng ràng đặt xuống sân. Anh thanh niên ngồi xuống bên cạnh. Nguyên Hồng lấy từ trong làn ra một cái gì đó đưa cho anh thanh niên. Anh đứng lên, giũ mạnh. Một cái quần. Một cái quần xi-mi-li mầu nâu. (Chắc là giống cái quần cho Thi Hoàng). Nguyên Hồng cũng đứng lên, ngước nhìn cái quần, vẻ mặt căng thẳng chờ đợi lời phán xét. Bỗng anh thanh niên kêu:
    - Ơ! Quần con gái hở bố?
    Nguyên Hồng ớ ra, không nói được một lời.
    Chuông kéo tay tôi, chuồn vội ra phía trước.
    - Đi mau. Cụ bán quần. Mầu sắc, vải đúng cả rồi. Nhưng lại là quần con gái.
    Hẳn là lúc ấy trông tôi phong trần lắm, nên Nguyễn Văn Chuông an ủi tôi:
    - Con người ta có số hết anh ạ.
    Ngày ấy Chuông đã tin ở số. Khi về hưu, Chuông càng nghiền ngẫm, càng tin tưởng. Trong bữa rượu với tôi ở Kênh Giang, Chuông an ủi tôi: Anh không lâm nạn là anh hỏng đấy. Dạo ấy anh viết nhiều nhưng anh sắp hỏng, thật đấy. Anh bị bắt có khi lại là may. Anh lại có một cuộc sống không ai có được.
    Cùng ý của Chuông nhưng Phùng Quán nói khác. Phùng Quán tới nhà tôi cũng phải sau một phần tư thế kỷ.
    Gặp nhau lần trước tóc còn xanh, còn đi đứng như một thanh niên, lần gặp nhau sau râu tóc bạc trắng, trông anh già hơn cả Nguyên Hồng.
    Chúng tôi ôm lấy nhau như những người qua cơn hoạn nạn còn sống ôm lấy nhau.
    Quán có trí nhớ tuyệt vời. Anh vẫn nhớ tên vợ tôi, vẫn nhớ số nhà vợ chồng tôi ở Hà Nội ngày trước. Chúng tôi nhắc lại bao nhiêu chuyện. Quán thú thật với tôi về phiên bản thu nhỏ bức tượng Vệ nữ ở Mi lô mà Lê Bầu từ Thượng Hải mò lên tận Vô Tích mua, gửi bằng đường bưu điện về báo Tiền Phong cho tôi năm 1956. Thích bức tượng quá, Quán mượn và không trả, nói dối tôi là nó vỡ mất rồi!
    Tôi hỏi Quán có nhớ Quán dạy tiếng Pháp cho một sĩ quan cao cấp ở Hà Nội không? Với giọng Huế du dương, Quán cao giọng, bắt chước người học sinh già ngày xưa hỏi anh:
    - Sao lại đọc là sec sê mà không đọc là sec sec?
    Chả từ chercher tiếng Pháp (nghĩa là tìm) gồm hai nhóm chữ hoàn toàn giống nhau đã khiến học sinh chất vấn thầy về cách đọc.
    Chúng tôi cả cười. Ôi! Những chuyện một thời xa lắc xa lơ. Một thời đẹp gần ngang thời thơ ấu?
    Quán nói về những ngày hậu Nhân văn, anh đi lao động cải tạo tại công trường thuỷ lợi. Run rủi thế nào lại đúng vào đơn vị anh ruột tôi, anh Bùi Ngọc Chương (cùng sinh năm 1932 với Quán) làm thủ trưởng. Quán chỉ xin anh Chương tôi một tờ giấy khen, ?ovới các anh nó cũng bình thường thôi, nhưng với tôi quan trọng lắm. Họ có thể rút ngắn thời gian lao động của tôi?. Anh lại cười. Cười đấy nhưng đôi mắt ông già Quán đượm buồn. Anh bảo tôi (và có lẽ cũng để nói với chính mình):
    - Đừng buồn. Ông Giê-su phải tự mình vác cây thập tự tới chỗ hành hình. Không có cây thập tự, Đức Giê-su không còn là Đức Giê-su nữa. Mỗi người đều có cây thập tự của mình, phải tự mình vác nó. Tao có cây thập tự của tao. Mày có cây thập tự của mày. Không có nó, ông Giê- su không còn là ông Giê-su, tao không còn là tao, mà mày cũng chẳng phải là mày.
    Nghe lời Phùng Quán, tôi mang cây thập tự của tôi thấy nhẹ nhõm hơn. Đúng là trên đời này ai cũng phải mang một cây thập tự.
    Nguyên Hồng cũng có cây thập tự mà anh mang vác nó cho đến lúc chết. Đó là sự đam mê viết - luôn bị ám ảnh bởi công việc, ngoài viết ra không còn thiết gì nữa như Nguyễn Tuân đã nói. Anh tự khoác cho mình những cái ách rồi gò lưng kéo, nhiều khi quá cả sức mình. Anh muốn anh em trẻ cũng như anh. Trước hết là phải đam mê.
    Trong những ngày tôi sống cuộc sống vỉa hè đường phố ấy, Nguyên Hồng đưa anh em trong Hội Văn nghệ Hải Phòng đi Lào Cai, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An. Anh muốn anh em hiểu được bài học về đất nước.
    Uống rượu bằng bát ở Lào Cai, thăm nhà tu kín Phát Diệm, nghe ông phó chủ tịch tỉnh Nghệ An báo cáo công trình dồn dân Quỳnh Lưu lên núi, sắp xếp lại nông thôn, ?otạo dáng cho một cánh đồng chính là tạo dáng cho một cuộc đời?.
    Người ta đã viết nhiều về chuyện ở Mường khương, đang đêm, nghe tin bóng đá qua loa truyền thanh, Nguyên Hồng bật dậy, gọi chánh văn phòng Hội Văn nghệ cùng đi:
    - Min ơi. Dậy đi! Đi đánh điện về chúc mừng đi! Hải Phòng ta thắng rồi!
    Ở Mường khương tiếp đón long trọng quá. Món thịt thắng cố ninh trong vạc lớn. Rượu múc từng bát. Một chút gì hoang dã. Một chút gì Lương Sơn Bạc. Ăn uống xong, thâm nhập thực tế. Sổ sách, giấy bút, hỏi han, ghi chép. Nhưng anh em nhởn nhơ, không viết. Nguyên Hồng họp tất cả lại, mắng nhiếc tàn tệ:
    - Viết đi! Người ta tiếp đón như thế mà không viết thì thì thì... khốn nạn!
    Tất nhiên anh em viết ngay. Có bài ngay. Gửi đăng báo Lào Cai. Tất cả đều được đăng. Cả thơ, bút ký, phóng sự.
    Nguyên Hồng hài lòng. Bữa rượu chia tay, tất cả say.
    Ngồi trên ô tô từ Mường khương về Lào Cai xuôi dốc Ô quy hồ, Nguyên Hồng bốc lên:
    - Min ạ! Sang Liên xô, tao có thèm đến thăm Sô-lô-khốn đâu. Sô-lô-khốp hơn gì tao. Bộ Cửa biển của tao có kém cũng chỉ kém, kém, kém một tí thôi!
  4. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Từ Lào Cai trở về bằng tầu đêm. Nguyên Hồng bắt anh em xếp hàng mua mỗi người một vé toa đen, toa chở hàng, không có ghế. Phải giải ni lông nằm chen chúc dưới sàn.
    - Thế này mới biết, mới viết được. Chứ chúng mày ngồi toa trên kia, chẳng biết được cái gì mà viết đâu!
    Nằm thế cũng được thôi, nhưng bí một cái trong toa không có chỗ đi tiểu. Ông chủ tịch hội Nguyên Hồng thao diễn cách giải quyết ngay. Lấy một cái ca, quay mặt vào một góc. Rồi hất qua cửa sổ toa tàu: Thế là xong! Tất cả anh em, các ông các bà hành khách nằm ngổn ngang trên tàu nghe tiếng ro ro từ ca phát ra đều công nhận cách ấy là tốt nhất và cũng là duy nhất.
    Không chỉ những cuộc dã ngoại quy mô như thế. Còn tranh thủ đi ngay trong thành phố. Anh đưa Thanh Tùng về thăm Ao Than, nhà Nguyễn Sơn Hà, nhà Bạch Thái Bưởi. Anh cùng Đoàn Min về lại xóm Cấm, nhìn lại gian nhà anh ngồi viết Bỉ vỏ. Vào chơi nhà ông Đoá, ông Mô, những học trò của cậu giáo Hồng ngày trước.
    Bà Đoá nói:
    - Cậu giáo còn nhớ không? Cánh cửa hạ xuống làm bàn học, kê ở chỗ này...
    Ông Mô gọi vợ lên chào cậu giáo Hồng, vợ ông khi ấy còn bé tý chưa đi học mà chỉ được cậu giáo bế lên lòng. Ngày ấy có nhiều học sinh cứ đến cuối tháng là trốn học vì không có tiền nộp học, cậu giáo lại phải đi từng nhà nói để các em vẫn đến lớp, duy trì lớp.
    Những chuyện ấy Nguyên Hồng không kề với tôi.
    Tôi cảm ơn anh về sự tế nhị ấy. Anh đến nhà tôi chỉ để nghỉ ngơi, xem chúng tôi sống ra sao và uống rượu. Tôi hỏi anh đến bao giờ anh đi Sài Gòn. Đấy là quê hương Năm Sài Gòn, lại có Cửu Long giang ta ơi. Anh không trả lời vào câu hỏi mà đi kể chuyện Nguyễn Tuân:
    - Ông Tuân vào Sài Gòn đi xích lô, hỏi ông xích lô là từ khi giải phóng đến giờ ông sợ cái gì nhất? Ông xích lô nói: Sợ nhất là đổi tên phố...
    Rồi cười:
    - Quái quỷ!
    Và bỗng nhiên nhẩy sang một chuyện hoàn toàn khác, kiểu nhớ đâu nói đấy:
    - Ông Tuân hỏi tôi có biết tiêu chuẩn mai táng của mình là Văn Điển hay Mai Dịch không? Được bao nhiêu dòng cáo phó trên trang tư các báo, có nắm được không? Biết để khi chết còn đấu tranh.
    Lại cười:
    - Quái quỷ!
    Cũng có khi chẳng chuyện, chẳng rượu. Chỉ nằm khểnh trên chiếc giường cá nhân (vợ tôi mới mua lại của một công nhân Cảng, khi tôi còn ở tù) bắc chân chữ ngũ đọc văn tế Hen ri Rivière của Nguyễn Khuyến mà các cụ vẫn gọi là văn tế Thuyền-đồ-phổ-nghĩa:
    Nhớ ông xưa Mắt ông xanh lè Mũi ông thò lõ Đít ông cưỡi lừa Mồm ông huýt chó Nhà ông bày toàn những chai Và ngồi bật dậy:
    - Đau thật! Đau thật? Nhà ông bày toàn những chai có đau không cơ chứ. Các cụ bày sập gụ tủ chè, hoành phi câu đối, bát cổ đĩa cổ, đồ sứ Giang Tây, đồ trà Thế Đức mà nó lại bày toàn chai. Đểu thật? Khốn nạn thật!
    Lại lấy giọng ngâm tiếp:
    - Nhà ông bày toàn những chai. Vườn ông giồng toàn những cỏ.
    Rồi nhăn nhó:
    - Nhà ông bày toàn những chai đã đủ đau rồi. Lại còn vườn ông giồng toàn những cỏ. Khốn nạn. Vườn tưởng giồng gì. Lại đi giồng toàn những cỏ. Lan không. Cúc không. Trúc không, đào cũng không. Đau quá. Chịu thế nào được. Cho nên phải khôn nạn thân ông, *** mẹ cha nó!
    Một bữa Nguyên Hồng đến nhà đúng lúc tôi đang thử một cái áo mới may. Nó bằng pô-pơ-lin pha ni lông. Cái áo vải tổng hợp đầu tiên trong cuộc đời tôi. Nhìn người ta mặc mãi rồi cuối cùng tôi cũng có. Mặc vào mà cứ thấy mình ngang tầm thời đại.
    Anh xuýt xoa:
    - Áo đẹp quá nhỉ?
    Đó là niềm tự hào của vợ tôi. Bao nhiêu cố gắng vất vả. Xếp hàng nửa ngày trời để cắt ô S, mua ?oxi?, rồi bán ?oxi? lấy lãi, mua cho tôi mảnh vải này. Rồi xoay tiền công may.
    Bị anh bắt quả tang trong lúc đang ngắm vuốt, tôi chỉ nói:
    - Cái áo anh cho rách rồi.
    Anh hỏi:
    - Cái này có pha lon không?
    Anh nói tiếng pha lon dòn tan như tiếng các cô mậu dịch viên bách hoá. Không đợi tôi trả lời, anh tiếp:
    - Văn bây giờ cũng phải pha lon. Văn-pha-lon ha ha...
    Tiếng cười quen thuộc của anh vang dòn.
    Giáng Hương của bác đã thành thiếu nữ. Cháu đã học bài ?oLê Văn Quất con ơi! Hôm nay bố cúng cơm con đây, tạp nhất bản phù lưu thanh thuỷ...? (Cỗ một mâm, có trầu cau và nước trong. Chú thích của Nguyên Hồng trong Sóng gầm). Cháu vào bếp nướng mực khô. Đó là món anh thích. Tự tay anh pha chế thứ chấm mực khô: Muối, chanh và một thìa con mỡ nước. Anh rút từ trong làn ra mấy củ hành. Anh uống và nói với vợ tôi, chân tình như nói với một người em gái:
    - Một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại là phát minh ra men rượu. Uống đi chị Tấn ạ. Chị sẽ tìm thấy hạnh phúc trong rượu.
    hết: 6., xem tiếp: 7.
  5. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Từ Lào Cai trở về bằng tầu đêm. Nguyên Hồng bắt anh em xếp hàng mua mỗi người một vé toa đen, toa chở hàng, không có ghế. Phải giải ni lông nằm chen chúc dưới sàn.
    - Thế này mới biết, mới viết được. Chứ chúng mày ngồi toa trên kia, chẳng biết được cái gì mà viết đâu!
    Nằm thế cũng được thôi, nhưng bí một cái trong toa không có chỗ đi tiểu. Ông chủ tịch hội Nguyên Hồng thao diễn cách giải quyết ngay. Lấy một cái ca, quay mặt vào một góc. Rồi hất qua cửa sổ toa tàu: Thế là xong! Tất cả anh em, các ông các bà hành khách nằm ngổn ngang trên tàu nghe tiếng ro ro từ ca phát ra đều công nhận cách ấy là tốt nhất và cũng là duy nhất.
    Không chỉ những cuộc dã ngoại quy mô như thế. Còn tranh thủ đi ngay trong thành phố. Anh đưa Thanh Tùng về thăm Ao Than, nhà Nguyễn Sơn Hà, nhà Bạch Thái Bưởi. Anh cùng Đoàn Min về lại xóm Cấm, nhìn lại gian nhà anh ngồi viết Bỉ vỏ. Vào chơi nhà ông Đoá, ông Mô, những học trò của cậu giáo Hồng ngày trước.
    Bà Đoá nói:
    - Cậu giáo còn nhớ không? Cánh cửa hạ xuống làm bàn học, kê ở chỗ này...
    Ông Mô gọi vợ lên chào cậu giáo Hồng, vợ ông khi ấy còn bé tý chưa đi học mà chỉ được cậu giáo bế lên lòng. Ngày ấy có nhiều học sinh cứ đến cuối tháng là trốn học vì không có tiền nộp học, cậu giáo lại phải đi từng nhà nói để các em vẫn đến lớp, duy trì lớp.
    Những chuyện ấy Nguyên Hồng không kề với tôi.
    Tôi cảm ơn anh về sự tế nhị ấy. Anh đến nhà tôi chỉ để nghỉ ngơi, xem chúng tôi sống ra sao và uống rượu. Tôi hỏi anh đến bao giờ anh đi Sài Gòn. Đấy là quê hương Năm Sài Gòn, lại có Cửu Long giang ta ơi. Anh không trả lời vào câu hỏi mà đi kể chuyện Nguyễn Tuân:
    - Ông Tuân vào Sài Gòn đi xích lô, hỏi ông xích lô là từ khi giải phóng đến giờ ông sợ cái gì nhất? Ông xích lô nói: Sợ nhất là đổi tên phố...
    Rồi cười:
    - Quái quỷ!
    Và bỗng nhiên nhẩy sang một chuyện hoàn toàn khác, kiểu nhớ đâu nói đấy:
    - Ông Tuân hỏi tôi có biết tiêu chuẩn mai táng của mình là Văn Điển hay Mai Dịch không? Được bao nhiêu dòng cáo phó trên trang tư các báo, có nắm được không? Biết để khi chết còn đấu tranh.
    Lại cười:
    - Quái quỷ!
    Cũng có khi chẳng chuyện, chẳng rượu. Chỉ nằm khểnh trên chiếc giường cá nhân (vợ tôi mới mua lại của một công nhân Cảng, khi tôi còn ở tù) bắc chân chữ ngũ đọc văn tế Hen ri Rivière của Nguyễn Khuyến mà các cụ vẫn gọi là văn tế Thuyền-đồ-phổ-nghĩa:
    Nhớ ông xưa Mắt ông xanh lè Mũi ông thò lõ Đít ông cưỡi lừa Mồm ông huýt chó Nhà ông bày toàn những chai Và ngồi bật dậy:
    - Đau thật! Đau thật? Nhà ông bày toàn những chai có đau không cơ chứ. Các cụ bày sập gụ tủ chè, hoành phi câu đối, bát cổ đĩa cổ, đồ sứ Giang Tây, đồ trà Thế Đức mà nó lại bày toàn chai. Đểu thật? Khốn nạn thật!
    Lại lấy giọng ngâm tiếp:
    - Nhà ông bày toàn những chai. Vườn ông giồng toàn những cỏ.
    Rồi nhăn nhó:
    - Nhà ông bày toàn những chai đã đủ đau rồi. Lại còn vườn ông giồng toàn những cỏ. Khốn nạn. Vườn tưởng giồng gì. Lại đi giồng toàn những cỏ. Lan không. Cúc không. Trúc không, đào cũng không. Đau quá. Chịu thế nào được. Cho nên phải khôn nạn thân ông, *** mẹ cha nó!
    Một bữa Nguyên Hồng đến nhà đúng lúc tôi đang thử một cái áo mới may. Nó bằng pô-pơ-lin pha ni lông. Cái áo vải tổng hợp đầu tiên trong cuộc đời tôi. Nhìn người ta mặc mãi rồi cuối cùng tôi cũng có. Mặc vào mà cứ thấy mình ngang tầm thời đại.
    Anh xuýt xoa:
    - Áo đẹp quá nhỉ?
    Đó là niềm tự hào của vợ tôi. Bao nhiêu cố gắng vất vả. Xếp hàng nửa ngày trời để cắt ô S, mua ?oxi?, rồi bán ?oxi? lấy lãi, mua cho tôi mảnh vải này. Rồi xoay tiền công may.
    Bị anh bắt quả tang trong lúc đang ngắm vuốt, tôi chỉ nói:
    - Cái áo anh cho rách rồi.
    Anh hỏi:
    - Cái này có pha lon không?
    Anh nói tiếng pha lon dòn tan như tiếng các cô mậu dịch viên bách hoá. Không đợi tôi trả lời, anh tiếp:
    - Văn bây giờ cũng phải pha lon. Văn-pha-lon ha ha...
    Tiếng cười quen thuộc của anh vang dòn.
    Giáng Hương của bác đã thành thiếu nữ. Cháu đã học bài ?oLê Văn Quất con ơi! Hôm nay bố cúng cơm con đây, tạp nhất bản phù lưu thanh thuỷ...? (Cỗ một mâm, có trầu cau và nước trong. Chú thích của Nguyên Hồng trong Sóng gầm). Cháu vào bếp nướng mực khô. Đó là món anh thích. Tự tay anh pha chế thứ chấm mực khô: Muối, chanh và một thìa con mỡ nước. Anh rút từ trong làn ra mấy củ hành. Anh uống và nói với vợ tôi, chân tình như nói với một người em gái:
    - Một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại là phát minh ra men rượu. Uống đi chị Tấn ạ. Chị sẽ tìm thấy hạnh phúc trong rượu.
    hết: 6., xem tiếp: 7.
  6. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    7.

    Vĩ thanh Tôi đã viết xong tập sách. Những kỷ niệm của tôi với Nguyên Hồng. Kỷ niệm với các bạn tôi. Kỷ niệm về một thời đã mất. Với tôi thời nào cũng là thời để mất cả mà thôi Tôi đã cố nhớ lại. Và tôi biết mình quên rất nhiều. Có thể nói không ngoa: Tới 90 phần trăm. Cả ngọt ngào. Cả đắng cay.
    Tôi đã đi cầu viện, hỏi lại, gợi lại trí nhớ bè bạn. Khi biết mục đích của tôi, tất cả đều hoan nghênh, khuyến khích và giúp đỡ tôi.
    Tôi khám phá ra một điều chẳng mới mẻ gì nhưng với tôi thật là sâu sắc. Tình cảm anh em văn nghệ Hải Phòng, nhất là anh em viết văn, làm thơ đối với Nguyên Hồng sâu đậm thế. Anh sâu nặng với Hải Phòng. Hải Phòng sâu nặng với anh. Con trẻ dễ dàng nhận ra anh cảm đích thực của ai đó với nó. Không thể lừa dối được trẻ thơ. Trong trường hợp này, Hải Phòng giống như con trẻ.
    Các bạn tôi mỗi người đều có những kỷ vật về anh, cất giữ chúng như những tài sản quý giá. Một bức thư anh viết một mẩu giấy anh dặn dò công việc, một tờ lịch anh ghi chương trình công việc, tập sách với chữ đề tặng của anh...
    Các bạn tôi đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện về Nguyên Hồng. Tôi cũng hiểu ngay rằng nếu các bạn có kể cho tôi những chuyện gì đó về anh thì cũng chỉ là những chuyện loại B. Chu Văn Mười nửa đùa nửa thật nói lên cái điều tôi cho là ý nghĩ của số đông:
    - Em không bán lúa non đâu.
    Trừ một hai ngoại lệ, còn lại các miễn cưỡng ?obán lúa non? và cũng nới thẳng ra điều ấy. Sụ bủn xỉn keo kiệt nhưng đồng thời cũng là hào phóng tuyệt vời ấy một phần dành cho tôi, nhưng cái chính là vì Nguyên Hồng. Vậy là vàng ròng vẫn còn đang được cất giữ. Và sẽ được tung ra thị trường vào một lúc nào đó. Tôi tin một cách chắc chắn rằng sẽ còn nhiều truyện viết về Nguyên Hồng. Những truyện hay nhất về Nguyên Hồng còn chưa được viết ra.
    Tuy nhiên cũng có người dốc hết cho tôi, cho tôi đến cạn láng: Đoàn Min chẳng hạn. Và Nguyên Bình. Chẳng những Nguyên Bình cho tôi chi tiết, anh còn gợi lại nhiều điều, nhiều việc, nhiều chuyện tôi đã quên đi. Những chuyện, những việc ấy làm chúng tôi sống lại một thời, làm chúng tôi trẻ lại, kích thích tôi làm việc. Ngày ấy chúng tôi đã gắn bó với nhau, và bao giờ Nguyên Bình cũng mong tôi thành công. Thành công trong cuộc sống. Thành công trong sáng tác. Tôi vô cùng cám ơn các anh Nguyễn Văn Chuông, Nguyễn Quang Thân, Thi Hoàng, Thanh Tùng, Thọ Vân, Phạm Ngà, Lưu Văn Khuê, Phùng Văn Ong, Phan Công Hiển, Vũ Hiển..., những người đã trực tiếp cho tôi tư liệu, đánh thức trí nhớ của tôi, khuyến khích tôi viết tập sách này, và tất nhiên tôi không thể quên hai anh Vương Trí Nhàn, Nguyễn Kiên, ngay từ đầu đã nhắc tôi: Hãy coi là nhiệm vụ của tôi đối với Nguyên Hồng và đối với chính tôi nữa.
    Tôi đã đi về xóm Cấm, về Đông Khê, sang Hạ Lý, vào ngõ ông Đồng Lùn, ngõ ông Lý Phình, ngõ Sau Nhà Lốp. Đi một mình, không có anh đi cùng, không có Nguyên Hồng đi cùng. Tôi tìm lại hiệu cà phê điểm tâm Bác Học. Không nhận ra đâu nữa. Chỗ ấy tưng bừng mầu sắc của hàng hoá, của những biển hàng, những trung tâm, những dịch vụ... Tôi tìm đến danh thủ bóng đá một thời Nguyễn Danh Túc để hỏi về ông, một người đam mê bóng đá như Nguyên Hồng đam mê sáng tác và cho đến bây giờ tôi mới hiểu có sự gặp nhau ấy giữa hai người. Túc năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi cho tôi biết ông Bác Học vừa mới qua đời nửa năm. Ông Học qua đời cũng rất nhanh. Hôm trước còn đi xem trận đấu giữa các lão tướng Hải Phòng với các lão tướng Hà Nội, về bị cảm, hôm sau chết. Ông đi giống như Nguyên Hồng đi. Nhanh quá. Nhanh đến ngỡ ngàng. Đức, Túc cùng các lão tướng khác khiêng quan tài ông. Vậy là một thế hệ đã ra đi, từ dương vô cùng thoắt cái thành âm vô cùng như cách nói của Xuân Diệu. Cả Xuân Diệu sôi nổi tha thiết yêu nữa cũng đã âm vô cùng, đã thành những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ (thơ Vũ Đình Liên).
    Một mình tôi thơ thẩn ở phố Nguyên Hồng.
    Ngày xưa Nguyên Hồng dạy tôi yêu Hải Phòng qua các tên phố, nhưng có một tên phố Hải Phòng hải phòng hơn mọi tên phố khác mà Nguyên Hồng không biết. Đó là phố Nguyên Hồng. Sau khi anh mất, Hải Phòng có một đường phố mang tên anh. Phố Nguyên Hồng ngắn, có khoảng 60 số nhà, nối đại lộ Tôn Đức Thắng với phố Lán Bè, còn gọi là phố Bờ Sông... Ở đại lộ Tôn Đức Thắng có những cô gái bán hoa đêm tối đứng ven đường chào khách. Ở phố Lán Bè, phần lớn dân phố bán toàn bộ phiếu lương thực, thực phẩm, phiếu chất đốt, tem vải của cả năm, để lấy vốn làm ăn, buôn bán, sinh nhai. Ở phố Lán Bè có một người bạn nhỏ tuổi của tôi tù đầy từ bé. Đó là Giăng... Sau khi ở tù ra, tôi và Giăng đã ngồi ở bờ sông bàn chuyện làm miến kiếm sống. Nhưng làm miến thất bại, Giăng lại đi đánh nghẽo (ăn cắp xe đạp). Lại tù...
    Thành phố Hồ Chí Minh cũng có phố Nguyên Hồng, nhưng tôi chưa đặt chân tới đó.
    Như vậy là sau khi chết đi, Nguyên Hồng đã biến thành hai dẫy phố. Nguyên Hồng vẫn tiếp tục sống cuộc sống vỉa hè đường phố, bụi bậm, náo nhiệt, có cả bỉ vỏ và chạy vỏ, có cả cậu giáo, có cả hai nhà nghề, hàng cơm đêm...(tên những tác phẩm của Nguyên Hồng).
    Chết đi rồi lại biến thành đường phố, sự tái sinh thật là kỳ diệu. Riêng ở Hải Phòng, phố Nguyên Hồng còn gần bờ sông. Nguyên - Hồng - phố có thể nghe thấy tiếng chân vịt tầu thuỷ đạp nước ngược xuôi Hải Phòng - Nam Định như một thời nghe tiếng còi tầu Bạch Thái Bưởi, An Xương... Và vọng tiếng ru con ngày trước Con ơi đừng khóc mẹ sầu Cha con đốt lửa dưới tầu Giang Môn Bao giờ con lớn con khôn Thời con lại xuống Giang Môn con làm (Trích Sóng gầm) Cùng với việc đi tìm những gì của Nguyên Hồng còn trong thành phố, tôi đọc lại anh. Một lần nữa tôi tin rằng Những ngày thơ ấu là tác phẩm hay nhất của Nguyên Hồng.
    Tôi viết về anh, cố gắng viết chân thực.
    Tôi viết về Nguyên Hồng như tôi biết, như tôi thấy, không thêm bớt, không tô vẽ.
  7. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    7.

    Vĩ thanh Tôi đã viết xong tập sách. Những kỷ niệm của tôi với Nguyên Hồng. Kỷ niệm với các bạn tôi. Kỷ niệm về một thời đã mất. Với tôi thời nào cũng là thời để mất cả mà thôi Tôi đã cố nhớ lại. Và tôi biết mình quên rất nhiều. Có thể nói không ngoa: Tới 90 phần trăm. Cả ngọt ngào. Cả đắng cay.
    Tôi đã đi cầu viện, hỏi lại, gợi lại trí nhớ bè bạn. Khi biết mục đích của tôi, tất cả đều hoan nghênh, khuyến khích và giúp đỡ tôi.
    Tôi khám phá ra một điều chẳng mới mẻ gì nhưng với tôi thật là sâu sắc. Tình cảm anh em văn nghệ Hải Phòng, nhất là anh em viết văn, làm thơ đối với Nguyên Hồng sâu đậm thế. Anh sâu nặng với Hải Phòng. Hải Phòng sâu nặng với anh. Con trẻ dễ dàng nhận ra anh cảm đích thực của ai đó với nó. Không thể lừa dối được trẻ thơ. Trong trường hợp này, Hải Phòng giống như con trẻ.
    Các bạn tôi mỗi người đều có những kỷ vật về anh, cất giữ chúng như những tài sản quý giá. Một bức thư anh viết một mẩu giấy anh dặn dò công việc, một tờ lịch anh ghi chương trình công việc, tập sách với chữ đề tặng của anh...
    Các bạn tôi đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện về Nguyên Hồng. Tôi cũng hiểu ngay rằng nếu các bạn có kể cho tôi những chuyện gì đó về anh thì cũng chỉ là những chuyện loại B. Chu Văn Mười nửa đùa nửa thật nói lên cái điều tôi cho là ý nghĩ của số đông:
    - Em không bán lúa non đâu.
    Trừ một hai ngoại lệ, còn lại các miễn cưỡng ?obán lúa non? và cũng nới thẳng ra điều ấy. Sụ bủn xỉn keo kiệt nhưng đồng thời cũng là hào phóng tuyệt vời ấy một phần dành cho tôi, nhưng cái chính là vì Nguyên Hồng. Vậy là vàng ròng vẫn còn đang được cất giữ. Và sẽ được tung ra thị trường vào một lúc nào đó. Tôi tin một cách chắc chắn rằng sẽ còn nhiều truyện viết về Nguyên Hồng. Những truyện hay nhất về Nguyên Hồng còn chưa được viết ra.
    Tuy nhiên cũng có người dốc hết cho tôi, cho tôi đến cạn láng: Đoàn Min chẳng hạn. Và Nguyên Bình. Chẳng những Nguyên Bình cho tôi chi tiết, anh còn gợi lại nhiều điều, nhiều việc, nhiều chuyện tôi đã quên đi. Những chuyện, những việc ấy làm chúng tôi sống lại một thời, làm chúng tôi trẻ lại, kích thích tôi làm việc. Ngày ấy chúng tôi đã gắn bó với nhau, và bao giờ Nguyên Bình cũng mong tôi thành công. Thành công trong cuộc sống. Thành công trong sáng tác. Tôi vô cùng cám ơn các anh Nguyễn Văn Chuông, Nguyễn Quang Thân, Thi Hoàng, Thanh Tùng, Thọ Vân, Phạm Ngà, Lưu Văn Khuê, Phùng Văn Ong, Phan Công Hiển, Vũ Hiển..., những người đã trực tiếp cho tôi tư liệu, đánh thức trí nhớ của tôi, khuyến khích tôi viết tập sách này, và tất nhiên tôi không thể quên hai anh Vương Trí Nhàn, Nguyễn Kiên, ngay từ đầu đã nhắc tôi: Hãy coi là nhiệm vụ của tôi đối với Nguyên Hồng và đối với chính tôi nữa.
    Tôi đã đi về xóm Cấm, về Đông Khê, sang Hạ Lý, vào ngõ ông Đồng Lùn, ngõ ông Lý Phình, ngõ Sau Nhà Lốp. Đi một mình, không có anh đi cùng, không có Nguyên Hồng đi cùng. Tôi tìm lại hiệu cà phê điểm tâm Bác Học. Không nhận ra đâu nữa. Chỗ ấy tưng bừng mầu sắc của hàng hoá, của những biển hàng, những trung tâm, những dịch vụ... Tôi tìm đến danh thủ bóng đá một thời Nguyễn Danh Túc để hỏi về ông, một người đam mê bóng đá như Nguyên Hồng đam mê sáng tác và cho đến bây giờ tôi mới hiểu có sự gặp nhau ấy giữa hai người. Túc năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi cho tôi biết ông Bác Học vừa mới qua đời nửa năm. Ông Học qua đời cũng rất nhanh. Hôm trước còn đi xem trận đấu giữa các lão tướng Hải Phòng với các lão tướng Hà Nội, về bị cảm, hôm sau chết. Ông đi giống như Nguyên Hồng đi. Nhanh quá. Nhanh đến ngỡ ngàng. Đức, Túc cùng các lão tướng khác khiêng quan tài ông. Vậy là một thế hệ đã ra đi, từ dương vô cùng thoắt cái thành âm vô cùng như cách nói của Xuân Diệu. Cả Xuân Diệu sôi nổi tha thiết yêu nữa cũng đã âm vô cùng, đã thành những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ (thơ Vũ Đình Liên).
    Một mình tôi thơ thẩn ở phố Nguyên Hồng.
    Ngày xưa Nguyên Hồng dạy tôi yêu Hải Phòng qua các tên phố, nhưng có một tên phố Hải Phòng hải phòng hơn mọi tên phố khác mà Nguyên Hồng không biết. Đó là phố Nguyên Hồng. Sau khi anh mất, Hải Phòng có một đường phố mang tên anh. Phố Nguyên Hồng ngắn, có khoảng 60 số nhà, nối đại lộ Tôn Đức Thắng với phố Lán Bè, còn gọi là phố Bờ Sông... Ở đại lộ Tôn Đức Thắng có những cô gái bán hoa đêm tối đứng ven đường chào khách. Ở phố Lán Bè, phần lớn dân phố bán toàn bộ phiếu lương thực, thực phẩm, phiếu chất đốt, tem vải của cả năm, để lấy vốn làm ăn, buôn bán, sinh nhai. Ở phố Lán Bè có một người bạn nhỏ tuổi của tôi tù đầy từ bé. Đó là Giăng... Sau khi ở tù ra, tôi và Giăng đã ngồi ở bờ sông bàn chuyện làm miến kiếm sống. Nhưng làm miến thất bại, Giăng lại đi đánh nghẽo (ăn cắp xe đạp). Lại tù...
    Thành phố Hồ Chí Minh cũng có phố Nguyên Hồng, nhưng tôi chưa đặt chân tới đó.
    Như vậy là sau khi chết đi, Nguyên Hồng đã biến thành hai dẫy phố. Nguyên Hồng vẫn tiếp tục sống cuộc sống vỉa hè đường phố, bụi bậm, náo nhiệt, có cả bỉ vỏ và chạy vỏ, có cả cậu giáo, có cả hai nhà nghề, hàng cơm đêm...(tên những tác phẩm của Nguyên Hồng).
    Chết đi rồi lại biến thành đường phố, sự tái sinh thật là kỳ diệu. Riêng ở Hải Phòng, phố Nguyên Hồng còn gần bờ sông. Nguyên - Hồng - phố có thể nghe thấy tiếng chân vịt tầu thuỷ đạp nước ngược xuôi Hải Phòng - Nam Định như một thời nghe tiếng còi tầu Bạch Thái Bưởi, An Xương... Và vọng tiếng ru con ngày trước Con ơi đừng khóc mẹ sầu Cha con đốt lửa dưới tầu Giang Môn Bao giờ con lớn con khôn Thời con lại xuống Giang Môn con làm (Trích Sóng gầm) Cùng với việc đi tìm những gì của Nguyên Hồng còn trong thành phố, tôi đọc lại anh. Một lần nữa tôi tin rằng Những ngày thơ ấu là tác phẩm hay nhất của Nguyên Hồng.
    Tôi viết về anh, cố gắng viết chân thực.
    Tôi viết về Nguyên Hồng như tôi biết, như tôi thấy, không thêm bớt, không tô vẽ.
  8. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Còn nhiều tài liệu tôi phải để lại. Tập sách này không phải là tập hợp những mẩu chuyện, những giai thoại về Nguyên Hồng để có thể cứ thêm một cái tít là có thể viết thêm một đoạn.
    Tôi trình bày nó như một thể thống nhất về một thời đã mất. Có những chuyện không phải chuyện Nguyên Hồng, đó chỉ là vì tôi muốn nói lên bối cảnh chúng tôi đang sống. Những ngày đã qua ấy thật tươi đẹp, thật đau khổ, thật hạnh phúc và cũng thật bất hạnh ít ra đối với tôi và với một số người khác.
    Có thể kể ở đây chuyến đi của các anh Phạm Ngà, Lưu Văn Khuê lên Yên Thế, tới nhà Nguyên Hồng như một cuộc hành hương về đất thánh. Các anh đã nhìn thấy tập bản thảo Bỉ vỏ viết tay, Nguyên Hồng ghi sau dòng cuối cùng hai chữ bằng mực tím Năm 1936 và thấy thời gian như ngưng đọng ở đấy. Cùng với Nguyễn Vũ Giang, thứ nam của Nguyên Hồng, hai người đi bộ trên con đường mòn sỏi đỏ, dưới những cây bạch đàn mới trồng tới mộ nhà văn và vợ nhà văn. Hai ngôi mộ song song bên nhau nhìn xuống cánh đồng lúa xanh lúc này lại càng xanh vì cơn mưa vừa dứt, một con suối nhỏ ôm quanh, êm đềm chảy và một bầu trời nặng mây của vùng trung du nhấp nhô đồi núi. Những câu thơ ập đến với Phạm Ngà, bài thơ được hoàn thành gần như tức thời khi thắp hương xong trước mộ vợ chồng nhà văn, anh cùng Lưu Văn Khuê mỗi người một tâm tư, yên lặng.
    Thắp hương trước mộ Nguyên Hồng Chẳng ngờ trời nổi cơn mưa Lại chẳng ngờ nữa trời vừa tạnh êm Cung đường nửa xuống nửa lên Nửa nơi cư tụ, nửa miền hoang sơ Khói dương sương lạnh mịt mờ Đỏ au đồi đất, lơ thơ gió đồng Ông bà kề giấc thong dong Suối nông một dải ngập ngừng chảy trôi Chắp tay ngoảnh bốn phương trời Rượu suông nghiêng chén dâng người nằm đây Đất trời cũng đảo điên say Men nồng chưa ráo đã cay mắt mình Bút lăn rướm máu nhân tình Bao nhiêu thân kiếp u minh cõi lòng Khóc người gang tấc vừa xong Khóc than bao kẻ lạnh lùng bơ vơ...
    Còn có thể kể thêm về nỗi ân hận của Thanh Tùng đối với Nguyên Hồng. Suốt lúc sinh thời, Nguyên Hồng toàn bao rượu Thanh Tùng. Thanh Tùng chưa bao giờ được mời Nguyên Hồng uống bằng rượu của mình, trừ một lần anh đã say lắm, mang chai rượu phong tê thấp xin của phòng khám bệnh đến Hội, kéo Nguyên Hồng đang ngồi với Nguyễn Văn Chuông lên gác.
    - Hôm nay con uống bố...
    Chuông cũng bị kéo lên. Thanh Tùng rót rượu và nói với Nguyên Hồng:
    - Hôm nay con uống bố. Bố có công nhận con có tài ứng tác không?
    Và Chuông đã thách Thanh Tùng đọc ngay bài thơ về cái bóng đèn điện đang treo lủng lẳng trước mặt ba người.
    Thanh Tùng đứng lên bật điện. Thanh Tùng mím môi, im lặng nhìn cái bóng đèn tròn 100 oát đang toả sáng. Như thôi miên. Rồi đọc. Nào là ánh sáng văn minh. Mặt trời đêm tối. Bài ca chiến thắng sau mỗi trận bom.
    Trong bữa rượu, cả Nguyên Hồng và Nguyễn Văn Chuông đều công nhận tài ứng tác của Thanh Tùng. Tác giả Thời hoa đỏ còn nói với tôi rằng anh đang truy tìm lý lịch Tư Lập lơ, Năm Sài Gòn, Tám Bính, những nguyên mẫu ngoài đời mà Nguyên Hồng dựa vào đấy để viết Bỉ vỏ. Anh nói ?oTư Lập lơ thật? người Hải Dương mới chết ít lâu nay.
    Nói vậy để hiểu rằng sau khi qua đời, Nguyên Hồng vẫn sống trong các anh em ?otrẻ? Hải Phòng như thế nào. Nguyễn Văn Chuông và Nguyên Bình thì lại cứ thích chuyện hài hước, những chuyện hài hước chỉ làm người ta thêm yêu Nguyên Hồng mà người nghe không còn biết thật hư thế nào nữa. Như chuyện bản thảo nở. Nguyên Hồng có mất một bản thảo nào đó. Bản thảo mất ấy lúc đầu chỉ dài 100 trang, ít ngày sau nó nở ra 200 trang. Rồi một hôm Chuông bảo với Nguyên Bình: nó nở ra tới 300 trang rồi! Tôi xếp những chuyện loại này (nhiều lắm, như chuyện Nguyên Hồng được một bỉ vỏ gọi lên xe pousse-pousse càng đồng sáng loáng về một biệt thự ở phố Tây và sống ở đó suốt một tuần lễ trong nhung lụa, rượu và vòng tay người đẹp cho tới khi chồng thị, một tên quan tư đi kinh lý trở về) thuộc loại dị bản (có lẽ nên gọi là những giai thoại, bao gồm cả những chuyện hoàn toàn hư cấu (bịa đặt) được gán cho nhà văn), cần được xem xét thêm. Có thể cũng lại chỉ vì quá yêu Nguyên Hồng nên bạn bè nói thế về anh thôi.
    Người bạn tù già trại Đồng Vải đã đoán sai về tôi: Tôi không bỏ nghề, không chuyển nghệ, tuy một thời gian rất dài tôi tin lời đoán ấy và thực tế cũng chứng minh lời đoán ấy là đúng. Nhưng rồi tôi lại viết.
    Đầu năm 1990, Nguyễn Quang Thân gặp tôi đâu là nhắc - Bây giờ viết được rồi đấy. Mày viết cái gì cho Cửa biển đi.
    Bùi tai. Hăng lên. Tôi viết. Nhưng viết gì đây. Sau hơn hai mươi năm ngừng viết, lại trải qua quá nhiều chuyện thăng trầm, cái vốn của tôi không phải không có, không đến mức phải bịa đặt ra. Tôi đã nói với Hứa Văn Định vào cái lúc anh đang đưa Vũ Trọng Phụng lên màn ảnh nhỏ:
    - Tao quan niệm văn chương trước hết là thông tin. Phải đưa những thông tin đến với bạn đọc. Văn nghệ trước đây không làm việc ấy, nên bây giờ mới tùm lum lên nhiều chuyện. Mới thấy cuộc đời chẳng có gì ổn cả. Còn trong sách thì ổn lắm. Tốt tốt. Xà và tốt tốt (thơ Lê Đạt).
    Định trừng mắt:
    - Sao mày lại nói văn học là thông tin?
    - Tất nhiên là thông tin mang tính nghệ thuật.
    Tôi nói vậy vì đối với tôi, nhu cầu thông tin quá lớn.
    Tôi suy nghĩ về điều tôi sẽ viết theo đặt hàng của Nguyễn Quang Thân. Tôi nghĩ đến Nguyên Hồng. Tôi trở lại nghề viết bằng bài Nguyên Hồng thời đã mất. Tôi viết một mạch, gần như không phải nghĩ. Chỉ phải nghĩ khi bài báo đã viết xong: Liệu Chu Văn Mười có in cho mình không?
    May quá lần này Chu Văn Mười đã in bài tôi viết ký tên thật của tôi trên tạp chí Cửa biển mà anh là tổng biên tập. Cũng lại tình cờ, trong số tạp chí ấy, ngay cạnh bài viết của tôi về Nguyên Hồng là bài Thư gửi về bên kia mộ của Dương Tường viết từ bên dòng sông Tiền nhân ngày giỗ Nguyễn Tuân, gửi bác Nguyễn, ?oNgười làm vườn quốc ngữ tài hoa?, người đã viết nên ?oNhững dàn chữ tươi mẩy, căng mọng electron biểu năng, đôi khi thành những tiệc chữ tưng bừng mà anh nắm được bí quyết tạo tác?.
  9. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Còn nhiều tài liệu tôi phải để lại. Tập sách này không phải là tập hợp những mẩu chuyện, những giai thoại về Nguyên Hồng để có thể cứ thêm một cái tít là có thể viết thêm một đoạn.
    Tôi trình bày nó như một thể thống nhất về một thời đã mất. Có những chuyện không phải chuyện Nguyên Hồng, đó chỉ là vì tôi muốn nói lên bối cảnh chúng tôi đang sống. Những ngày đã qua ấy thật tươi đẹp, thật đau khổ, thật hạnh phúc và cũng thật bất hạnh ít ra đối với tôi và với một số người khác.
    Có thể kể ở đây chuyến đi của các anh Phạm Ngà, Lưu Văn Khuê lên Yên Thế, tới nhà Nguyên Hồng như một cuộc hành hương về đất thánh. Các anh đã nhìn thấy tập bản thảo Bỉ vỏ viết tay, Nguyên Hồng ghi sau dòng cuối cùng hai chữ bằng mực tím Năm 1936 và thấy thời gian như ngưng đọng ở đấy. Cùng với Nguyễn Vũ Giang, thứ nam của Nguyên Hồng, hai người đi bộ trên con đường mòn sỏi đỏ, dưới những cây bạch đàn mới trồng tới mộ nhà văn và vợ nhà văn. Hai ngôi mộ song song bên nhau nhìn xuống cánh đồng lúa xanh lúc này lại càng xanh vì cơn mưa vừa dứt, một con suối nhỏ ôm quanh, êm đềm chảy và một bầu trời nặng mây của vùng trung du nhấp nhô đồi núi. Những câu thơ ập đến với Phạm Ngà, bài thơ được hoàn thành gần như tức thời khi thắp hương xong trước mộ vợ chồng nhà văn, anh cùng Lưu Văn Khuê mỗi người một tâm tư, yên lặng.
    Thắp hương trước mộ Nguyên Hồng Chẳng ngờ trời nổi cơn mưa Lại chẳng ngờ nữa trời vừa tạnh êm Cung đường nửa xuống nửa lên Nửa nơi cư tụ, nửa miền hoang sơ Khói dương sương lạnh mịt mờ Đỏ au đồi đất, lơ thơ gió đồng Ông bà kề giấc thong dong Suối nông một dải ngập ngừng chảy trôi Chắp tay ngoảnh bốn phương trời Rượu suông nghiêng chén dâng người nằm đây Đất trời cũng đảo điên say Men nồng chưa ráo đã cay mắt mình Bút lăn rướm máu nhân tình Bao nhiêu thân kiếp u minh cõi lòng Khóc người gang tấc vừa xong Khóc than bao kẻ lạnh lùng bơ vơ...
    Còn có thể kể thêm về nỗi ân hận của Thanh Tùng đối với Nguyên Hồng. Suốt lúc sinh thời, Nguyên Hồng toàn bao rượu Thanh Tùng. Thanh Tùng chưa bao giờ được mời Nguyên Hồng uống bằng rượu của mình, trừ một lần anh đã say lắm, mang chai rượu phong tê thấp xin của phòng khám bệnh đến Hội, kéo Nguyên Hồng đang ngồi với Nguyễn Văn Chuông lên gác.
    - Hôm nay con uống bố...
    Chuông cũng bị kéo lên. Thanh Tùng rót rượu và nói với Nguyên Hồng:
    - Hôm nay con uống bố. Bố có công nhận con có tài ứng tác không?
    Và Chuông đã thách Thanh Tùng đọc ngay bài thơ về cái bóng đèn điện đang treo lủng lẳng trước mặt ba người.
    Thanh Tùng đứng lên bật điện. Thanh Tùng mím môi, im lặng nhìn cái bóng đèn tròn 100 oát đang toả sáng. Như thôi miên. Rồi đọc. Nào là ánh sáng văn minh. Mặt trời đêm tối. Bài ca chiến thắng sau mỗi trận bom.
    Trong bữa rượu, cả Nguyên Hồng và Nguyễn Văn Chuông đều công nhận tài ứng tác của Thanh Tùng. Tác giả Thời hoa đỏ còn nói với tôi rằng anh đang truy tìm lý lịch Tư Lập lơ, Năm Sài Gòn, Tám Bính, những nguyên mẫu ngoài đời mà Nguyên Hồng dựa vào đấy để viết Bỉ vỏ. Anh nói ?oTư Lập lơ thật? người Hải Dương mới chết ít lâu nay.
    Nói vậy để hiểu rằng sau khi qua đời, Nguyên Hồng vẫn sống trong các anh em ?otrẻ? Hải Phòng như thế nào. Nguyễn Văn Chuông và Nguyên Bình thì lại cứ thích chuyện hài hước, những chuyện hài hước chỉ làm người ta thêm yêu Nguyên Hồng mà người nghe không còn biết thật hư thế nào nữa. Như chuyện bản thảo nở. Nguyên Hồng có mất một bản thảo nào đó. Bản thảo mất ấy lúc đầu chỉ dài 100 trang, ít ngày sau nó nở ra 200 trang. Rồi một hôm Chuông bảo với Nguyên Bình: nó nở ra tới 300 trang rồi! Tôi xếp những chuyện loại này (nhiều lắm, như chuyện Nguyên Hồng được một bỉ vỏ gọi lên xe pousse-pousse càng đồng sáng loáng về một biệt thự ở phố Tây và sống ở đó suốt một tuần lễ trong nhung lụa, rượu và vòng tay người đẹp cho tới khi chồng thị, một tên quan tư đi kinh lý trở về) thuộc loại dị bản (có lẽ nên gọi là những giai thoại, bao gồm cả những chuyện hoàn toàn hư cấu (bịa đặt) được gán cho nhà văn), cần được xem xét thêm. Có thể cũng lại chỉ vì quá yêu Nguyên Hồng nên bạn bè nói thế về anh thôi.
    Người bạn tù già trại Đồng Vải đã đoán sai về tôi: Tôi không bỏ nghề, không chuyển nghệ, tuy một thời gian rất dài tôi tin lời đoán ấy và thực tế cũng chứng minh lời đoán ấy là đúng. Nhưng rồi tôi lại viết.
    Đầu năm 1990, Nguyễn Quang Thân gặp tôi đâu là nhắc - Bây giờ viết được rồi đấy. Mày viết cái gì cho Cửa biển đi.
    Bùi tai. Hăng lên. Tôi viết. Nhưng viết gì đây. Sau hơn hai mươi năm ngừng viết, lại trải qua quá nhiều chuyện thăng trầm, cái vốn của tôi không phải không có, không đến mức phải bịa đặt ra. Tôi đã nói với Hứa Văn Định vào cái lúc anh đang đưa Vũ Trọng Phụng lên màn ảnh nhỏ:
    - Tao quan niệm văn chương trước hết là thông tin. Phải đưa những thông tin đến với bạn đọc. Văn nghệ trước đây không làm việc ấy, nên bây giờ mới tùm lum lên nhiều chuyện. Mới thấy cuộc đời chẳng có gì ổn cả. Còn trong sách thì ổn lắm. Tốt tốt. Xà và tốt tốt (thơ Lê Đạt).
    Định trừng mắt:
    - Sao mày lại nói văn học là thông tin?
    - Tất nhiên là thông tin mang tính nghệ thuật.
    Tôi nói vậy vì đối với tôi, nhu cầu thông tin quá lớn.
    Tôi suy nghĩ về điều tôi sẽ viết theo đặt hàng của Nguyễn Quang Thân. Tôi nghĩ đến Nguyên Hồng. Tôi trở lại nghề viết bằng bài Nguyên Hồng thời đã mất. Tôi viết một mạch, gần như không phải nghĩ. Chỉ phải nghĩ khi bài báo đã viết xong: Liệu Chu Văn Mười có in cho mình không?
    May quá lần này Chu Văn Mười đã in bài tôi viết ký tên thật của tôi trên tạp chí Cửa biển mà anh là tổng biên tập. Cũng lại tình cờ, trong số tạp chí ấy, ngay cạnh bài viết của tôi về Nguyên Hồng là bài Thư gửi về bên kia mộ của Dương Tường viết từ bên dòng sông Tiền nhân ngày giỗ Nguyễn Tuân, gửi bác Nguyễn, ?oNgười làm vườn quốc ngữ tài hoa?, người đã viết nên ?oNhững dàn chữ tươi mẩy, căng mọng electron biểu năng, đôi khi thành những tiệc chữ tưng bừng mà anh nắm được bí quyết tạo tác?.
  10. U_r_bullshit

    U_r_bullshit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Thế là đôi bạn hậu sinh bèo mây tan tác chúng tôi không ai bảo ai lại có mặt bên nhau, cùng tưởng nhớ đến bậc tiền bối đã khuất đang xum họp ?obên kia mộ?.
    Sinh thời Nguyên Hồng gọi tôi là Bùi Ngọc Tấn rất thương. Anh thương tôi vì những gì tôi đã nếm trải. Anh thương tôi vì những gì tôi sắp nếm trải, vì tôi không còn viết được nữa.
    Anh Hồng ơi!
    Hôm nay tôi lại được viết và viết được rồi.
    Hãy bớt đi chữ rất trong tên tôi. Hãy gọi tôi là Bùi Ngọc Tấn thương thôi, anh nhé.
    Tôi viết về anh trung thực, mong anh chứng giám.
    Trời còn cho sống, cho viết, tôi luôn cố gắng là người trung thực.
    17.10.1993 - 11.1.1994 ______________________ Phụ lục 1 Lại chuyện Nguyên Hồng - Một thời đã mất (Bài viết nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất Nguyên Hồng (1982-1992)- In trong tạp chí Cửa Biển).
    - Lại mở cửa hiệu bán buôn bán lẻ Nguyên Hồng đấy phải không?
    Một anh bạn hỏi tôi như vậy khi thấy tôi loay hoay với những trang bản thảo dập dập xoá xoá viết về Nguyên Hồng. Nguyên Hồng quả như một vùng tài nguyên chưa cạn vẫn còn đang được khai thác và chưa thấy đâu là vỉa quặng cuối cùng. Người ta đã viết và in nhiều về anh (tôi cũng có một bài). Năm nay kỷ niệm tròn mười năm anh từ biệt thế giới này, lại một loạt bài nữa về anh. Bài nào cũng có những thông tin mới, cũng đậm tình người viết. Đó là điều đặc biệt đời dành cho anh. Không một ai - kể cả Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng - được như vậy. Người ta viết về anh như viết về một nhà văn lớn. Như viết về một người bạn. Như viết về cuộc đời của chính họ. Cuộc đời ấy là một tập đại thành chữ của Nguyên Hồng) của khát vọng, của lao động khổ sai, của sảng khoái hưởng thụ, của sự nhọc nhằn lam lũ vất vả, của ý thức về sự cao sang nghề nghiệp, sự nhẹ dạ hồn nhiên trong cuộc sống, và vượt lên tất cả là lòng yêu đời, dù thế nào cũng cứ yêu tha thiết cuộc sống này. Anh là lương tâm văn học của lớp trẻ chúng tôi. Chưa bao giờ đời cám dỗ nổi anh, biến anh thành một công chức văn nghệ.
    Thế là đã mười năm Hải Phòng vắng bóng anh. Tôi nhớ lại mùa hè năm 1982 đó. Tôi đang làm ở xí nghiệp đánh cá. Một xí nghiệp có đối tượng lao động là biển cả. Người ta đi biển hàng tháng, hàng năm mới trở về. Người ta vật lộn với bão, với gió mùa, với biển động, với những sự cố và những tai nạn. Người ta làm việc không kể ngày đêm. Thèm một ngọn rau xanh. Nhớ vợ con. Nhớ người yêu Nhớ cây. Nhớ tiếng còi ô tô. Nhớ đất ẩm. Và uống rượu. Ai cũng uống. Uống nhiều cho quên đi tất cả. Bởi vậy người ta ít quan tâm đến mọi chuyện. Nhiều người còn lẫn lộn tên và chức vụ của những vị rường cột nhà nước. Nhưng tin Nguyên Hồng qua đời ai cũng biết. Ai cũng biết đất nước vừa mất đi một nhà văn lớn dù có người chưa đọc anh một dòng nào.
    Tin dữ đến với tôi quá bất ngờ. Tôi đã tưởng không còn chuyện gì là bất ngờ đối với tôi được nữa và đã tự bảo chuyện gì cũng có thể xẩy ra. Thế mà tôi vẫn choáng. Vẫn phải cố gắng lắm mới quen với ý nghĩ từ nay không được gặp anh nữa, anh đã đi vào hư vô. Ba năm sau cảm giác ấy lại đến với tôi khi cha tôi qua đời cũng đột ngột như vậy. Cũng như với Nguyên Hồng, tôi nghĩ cha tôi còn có thể sống khoẻ mạnh mươi năm nữa. Khi thế hệ cha anh mình mất đi, mình bỗng thấy trơ trọi. Không còn nữa cái tuyến một vẫn đứng chắn giữa mình với vô cùng, che chở cho mình bình yên sống. Mình không an toàn nữa. Mình bỗng biến thành tuyến đầu. Từ nay mình bị phơi ra trước họng súng bắn tỉa của Thần Chết.
    Bên cạnh nỗi xót thương, tôi quen dần những cuộc trò chuyện tay đôi với kết cục tất yếu sẽ đến cùng mỗi chúng ta và tôi hiểu rằng được chết như anh, như cha tôi là vô cùng sung sướng. Chết mà không biết rằng mình đã chết. Chết mà vẫn chuẩn bị cho những việc phải làm, vẫn bận bịu với công việc và hình như đến bây giờ vẫn tưởng mình còn đang làm việc. Tôi muốn lên Yên Thế - một vùng đất tôi sống nhiều năm trong thời chống Pháp - vĩnh biệt anh lần cuối. Nhưng với văn chương, tôi đã là người ngoài cuộc. Tôi đã bị văng ra ngoài quỹ đạo. Tôi đành ở lại thành phố Hải Phòng, nơi chính tôi đã cùng Nguyên Bình đưa mẹ anh từ Đông Khê ra ô tô để bà lên Yên Thế. Tôi nhớ đến căn nhà đơn sơ của bà ở Đông Khê, nơi anh viết Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu. Tôi nhớ đến bà, đến dáng người, vẻ mặt bà.
    Bà rất giống anh. Chẳng riêng ngoại hình mà còn ở những điều dễ nhận thấy trong tính cách: sự chịu đựng và lòng đôn hậu.
    *** Thực ra trong những năm cuối đời, Nguyên Hồng ít lại nhà tôi. Anh đến tôi chỉ để được yên tĩnh. Nằm trên giường, đọc, hoặc uống rượu.
    Trước đây nơi ở chính của anh khi anh về Hải Phòng là nhà tôi. Giờ đây anh đã có một chỗ trong trụ sở Hội văn nghệ Hải Phòng. Và hình như cả một căn buồng ở Cầu Tre thành phố phân cho anh.
    Anh đến nhà tôi và nằm xoài xuống sàn nhưng tôi vẫn tinh ý thấy anh nhìn rất nhanh vào đám chai lọ ở gầm giường.
    Tôi biết anh đang thèm rượu. Rất ít khi anh bị thất vọng. Tôi có thể moi ra ở đám chai lọ ấy khi nửa chai Lúa Mới, khi một xị rượu gừng hay một cút cuốc lủi. Lúc thì thứ rượu cà phê thẫm mầu. Sau vụ tai nạn của tôi, vợ tôi, một nữ sinh kháng chiến, rất chăm chỉ hương khói.
    Nguyên Hồng là người được hưởng lộc nhiều nhất. Anh không khắt khe chọn rượu. Anh đã uống cả rượu cà phê, thứ rượu trước đây anh cho là dã man, bởi vì theo anh, cà phê làm giã rượu. Uống rượu cà phê có nghĩa là được uống nhưng không bao giờ được thoả mãn. Đó chính là tra tấn. Vậy là anh đã quen với sự tra tấn ấy.
    Thời gian anh đi Liên xô về, tôi hỏi anh rượu bên ấy loại nào ngon. Anh thì thầm vào tai tôi như sợ có người nghe thấy điều bí mật phạm pháp, vì nó phủ nhận quốc doanh trên quy mô lớn:
    - Cũng như ta thôi. Ngon nhất là, là vốt-ca lậu!
    Rồi cười. Cười như một người khám phá công bố kết quả bất ngờ. Cười như một người táo tợn dám nói lên chân lý. Cười như đã tìm ra đặc điểm chung nhất của nhân loại. Cười như một trò tinh nghịch. Đó là lúc anh thật sự thơ trẻ lại.
    Nhìn Nguyên Hồng uống rượu bao giờ tôi cũng vui. Hơn thế, một cảm giác kính cẩn, gần như một nghi thức tôn giáo.
    Từ Cô Tô về, đen nhẻm, anh kể về bữa rượu ngoài đảo do chính quyền sở tại chiêu đãi anh em văn nghệ sĩ. Hải sản. Tất nhiên. Lại cả thịt dê. Và rượu. Và cũng tất nhiên là Nguyên Hồng ngồi cùng mâm với Nguyễn Tuân. Một thứ rượu tăm chính hiệu. Hai người tận hưởng ngọn lửa được thắp lên ở họng và lan vào cơ thể. Anh em văn nghệ sĩ trẻ ngồi cùng mâm và khác mâm ăn như đã bị bỏ đói mấy ngày. Vì không khí trên đảo. Vì sự chuyển dịch. Vì những món ăn ngon lạ miệng. Vì biển ngay bên cạnh. Vì chẳng mấy khi tụ họp đông vui thế... ?oHọ ăn hơi phũ?. Nguyên Hồng nói vậy. Thực ra họ ăn phũ. Ngon miệng, vô tâm, ồn ào, háu đói.

Chia sẻ trang này