1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một thời mê ... máy .

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi TuansanPhaply, 08/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Một thời mê ... máy .

    Một thời mê máy .

    Thấy các anh trên này thích tìm hiểu khá nhiều về nghệ thuật, kỹ thuật nghe nhạc và âm thanh , em cũng xin bi bô với các anh về những gì em biết được về " lịch sử " của nghề chơi Audio tại VN .
    Tất nhiên, em chỉ là loại xoàng nên không dám lạm bàn đến những máy của các đại gia vì nó " quá xá quà xa " và giả sử có khả năng thì chưa chắc em đã dám chơi , Nghề chơi cũng lắm công phu, đi tìm được bạn cùng 1 lối nghe như mình thì dùchỉ có điếu thuốc lào với ly chè xanh có khi vẫn thú vị hơn là phải ngồi nghe mà cứ phải khép nép, muốn sờ, chỉnh cái gì cũng không dám .

    Ba em là lính kèn ! Hai ông anh của em cũng toàn là dân trong ngành nhạc cả, Hanoi từ năm 54-80 trải qua 3 vị chỉ huy đoàn quân nhạc thủ đô thì hai ông anh em người là ông thứ 1, người là ông thứ ba .

    Nhờ em lớn lên ở miền Nam, thành ra cũng học hỏi và theo đuổi được các tiến bộ về máy vô tuyến ngay từ khi nó vừa mới phổ biến được 1 thời gian ngắn .
    Viết như thế chẳng phải em láo lếu chê bai là miền Bắc đi sau đâu ạ; khi ba mẹ em vào Nam thì cái đài Marconi 6 đèn nhà em mang từ Bắc vào vẫn là loại xịn, em còn nhớ là mỗi lần muốn mở thì chỉ có ba em là được quyền, ông cẩn thận vén cái vải nhung phủ bên trên, vặn cái volume lên và chờ 1 lúc, đèn mắt thần sáng lên thì bắt đầu có âm thanh .

    Lúc ấy em còn nhỏ nhưng vẫn nhớ là ngoài đài Phát thanh Pháp Á, lại có đài con nhạn, đêm đến, ba em mở cả đài Hànội trên băng tần 13m sóng ngắn , tiếng chị xướng ngôn viên réo rắt : Đây , là tiếng nói Việt Nam, Phát thanh từ Hanoi, Thủ đô nước VNDCCH ....
    Nhà em cũng có 1 cái phono chạy bằng dây cót ( giây thiều ) cái kim to hơn cả cái kim khâu máy may công nghiệp ; nghe 1 lúc thì ba em lại phải quay , vài cái đĩa lại thay kim, mà đĩa 78 tours này rất nặng, chả biết ai nghĩ ra rằng đĩa này chữa bệnh ghẻ nên thời đó, ai bị ghẻ hay xin mấy mảnh đĩa vỡ về mài ra rồi bôi lên chỗ ghẻ là hết .
    Sau này, khoảng 1955 thì trong Nam đã lác đác có quay đĩa chạy điện , nhà nào có cũng vênh váo lắm nhất là những nhà có máy thay đĩa tự động , VN đã bắt đầu sản xuất những đĩa 33 và 45 tours nhưng nói chung, lúc đó người ta chỉ nghe để cười vì toàn là mấy bài ca hài hước của Trần V Trạch, vài bài hát của các danh ca cỡ Thái Thanh, Khánh Ngọc nghe cũng được nhưng chất lượng kỹ thuật thì chỉ là để nghe, không phải để thưởng thức âm thanh .
    1958, Nhật ( Panasonic ) bắt đầu đưa vào thị trường miền Nam những máy dạng meuble nghĩa là to đùng như 1 cái tủ, 1 bên là quay đĩa, 1 bên là đài, có khi ở giữa lại là chỗ để đĩa , còn bên dưới là các loa , Stereo , Haute fidelite bắt đầu , âm thanh có vẻ giàu có hơn với bổng, trầm rõ rệt .
    Lúc này, chưa có đài phát Stereo trên 1 băng tần nên em thấy mấy cái Radio Stereo có tới 2 CV ( Condensateur variable )
    Đức cũng đưa vào nhiều sản phẩm loại này ( Telefunken , Grundig ... ) , gía cả đắt hơn và nghe lại không nhuyễn như của Nhật ; lúc ấy, em cứ thắc mắc mãi là :
    Nhật bố trí loa giống nhau nhưng Đức thì bên phải và bên trái lại luôn bố trí khác nhau ...( đến bây giờ, các loa nổi tiếng vẫn phân biệt rất rõ left và right ) cái này thì phải nhờ anh Audiophile giải thích lý do .
    Cũng 1958, Radio transistor có mặt và đắt khủng khiếp, 1 band AM bé bằng bàn tay với ecouteur giá 3000 đồng ( bằng 4 tháng lương của 1 anh lính ) ; Con trai lớn của ông thuốc cam hàng bạc Hanoi đem vào lớp cho mỗi đứa nghe 1 tí là sướng mê mẩn và cũng từ thời điểm này, chúng em say mê lắp các loại radio galene, bao nhiêu tiền mẹ cho ném vào sạch ! lắp ráp mãi cũng chán và gía cả máy móc cũng mỗi ngày mỗi mềm .

    1960, thấp thoáng máy ghi âm bằng băng cối ra đời; gọi là cối nhưng thực ra băng chưa to lắm, và đa số vẫn là tube, 1962 thì ông anh em sắm được 1 cái Telefunken , quan niệm của người VN lúc đó lạ lắm, không cần nghe xem loại này hay, loại nào dở mà chỉ biết Đức là tốt, đắt mấy cũng mua còn của Nhật rất rẻ nhưng vẫn bị chê ! Có cái máy này lúc đó oai ra phết, cả nhà cứ ngồi nói ra xong nghe lại rồi cười chứ phải gần 2 năm sau ( 1964 ) , các nhà sản xuất băng nhạc, thu sang băng mới bắt đầu . Lúc này em cũng đã có bằng trưởng xưởng vô tuyến điện rồi, rất oai , cầm cái tụ, cái điện trở cũng biết đọc trị số của nó hơn hẳn người thường .
    Ông Thày em chỉ cách đọc màu như thế này cho dề nhớ , không biết hiện nay ơ? VN học nhớ trị số màu như thế nào :

    Nâu là 1 , tiếng pháp là brun , chữ un ở cuối cũng là 1 .
    đỏ là 2 : có hai chữ : đờ o đo .
    Cam : 3 , có 3 chữ cờ am cam .
    Vàng : 4 : 4 chư V a n g rõ ràng .
    Xanh : 5 tiếng pháp, cinq là đồng âm với xanh VN, nghĩ a là 5 .
    Lục : 6 : Cái này là tiếng Tàu ,
    Tím : 7 không có gì đặc biệt nên phải thuộc .
    Xám : 8 cùng âm với tám .
    Trắng : 9 phải nhớ .
    Quên khuấy mất zero màu gì rồi ! hình như đen thì phải .
    ===============

    Lần tới : Bước tiến nhảy vọt của âm thanh !



    Được tuansanphaply sửa chữa / chuyển vào 04:48 ngày 08/03/2004
  2. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Bước tiến nhảy vọt của kỹ thuật trong âm thanh .
    Viết lách về cái thời mê máy này và theo lối này không biết có bị các anh ghét bỏ không chứ ban nãy viết trên topic khác lại còn cho rằng các anh mê maý mê âm thanh là tai điếc thì sợ các anh giận mất, nếu có giận thì xin bỏ qua cho thằng em nhiều chuyện này nhá ...theo em thì tai thính hay tai điếc trong âm thanh nó cũng có phần chung chung, như em ở dây thì bị bạn bè chê là điếc đặc nên vẽ vời hết giàn nọ đến giàn kia mà vẫn chưa vừa ý .
    Xin trở lại với 1964 .
    Khóac lác 1 tí và tự mình phỏng vấn mình như ai đó thì em có thể " nổ " như sau : Tôi lớn lên và trưởng thành cùng nhịp với tiến bộ của âm thanh và vô tuyến điện !!! .
    Vì từ 1964 , với sự xuất hiện của quân đội Mỹ, với những PX cung cấp hàng hóa với gía ưu đãi, VN đã có những máy móc âm thanh dân dụng hiện đai như ơ? Mỹ và Nhật . 1 bước tiến nhảy vọt, gần như thay đổi hàng ngày, hàng tuần...
    Sống động nhất lúc đó là các máy quay băng và thị trường sản xuất băng .
    Akai có mặt sớm nhất và nhiều nhất nhờ ở mẫu mã và gía cả vừa phải nên người ta đã đồng hóa cái tên Akai như 1 giàn máy, bất kể giàn máy đó tên gì cũng giống như có thời mọi người gọi cái xe máy là xe Honda trong khi chưa chắc nó đã mang hiệu Honda .
    Akai 1700, 1710, sau đó thêm chữ W nghĩa là vỏ gỗ, với phần pre-ampli bằng bán dẫn và out put bằng tube Ông Akai này lắm trò lắm, chế đủ kiểu kể cả loại all in one, chạy cả 3 loại băng trong 1 máy , hình như model đầu là : 1800 SD ...Sony góp mặt với TC 200, TC 230..dần dần leo tới 630 và Akai cũng leo đủ các số .
    Các tape deck ( chẳng biết VN gọi là gì ) nghĩa là chỉ có quay và pre, cần nối vào ampli mới nghe được cũng tràn lan, đến khoảng 1972 thì không còn làm cho hay hơn nên người ta chỉ vẽ ra đầu ferrite, đầu thủy tinh, 3 motors, auto reverse ; 4 channels ....( Akai 220 D & up , Sony TC 377 ) Gần như tất cả các vẽ vời này đều không được welcome lắm nên phát minh nào cũng chỉ được 1 thời, với tape deck dễ mua, ai cũng thích lúc đó là : Teac 4010S .
    Như Audiophile đã viết, cái gì cũng phải đồng bộ mới hay , Tụi Nhật cũng biết học Audiophile nên song song với sự ra đời của Tape deck ; Ampli của Sansui, Pioneer, Sony cũng cải tiến liên tục .
    Nếu tape deck thông dụng nhất là Akai thì ampli thông dụng nhất là Sansui ...Nhưng VN lúc đó chưa chi li tới mức tuner 1 cục, pre 1 cục, amplie 1 cục như ngày nay .Sansui làm bằng tube tới 1000 A thì model sau : 1000 X tuyên bố giã từ tube . các model phổ biến nhất tại thị trường VN thời kỳ đó là : 5000 A, 5000 X ..ai cũng sơ. Sansui 3000 vì nghe tuy rất hay ( có khi còn hay hơn cả 5000 X ) nhưng nếu quên vặn volume xuống mỗi khi tắt mở máy thì loa bay trước, sò bay sau !!!
    Còn loa ? đương nhiên không thể chậm hơn . Ông Sansui và Pioneer làm mưa làm gió, Sansui SP 200, 2000, 2500, 2700 thì ...giải phóng . Pioneer có vẻ xuất sắc hơn Sansui với các CS 33, CS 88A và CS 99A , cũng tới 901 thì giải phóng .
    Các máy với các model trên được coi là khá phổ biến tại nhiều gia đình và các quán cafe . Phải nói là Nếu không có các máy nhạc ra đời thì VN chưa chắc đã có phong trào ngồi uống cafe mạnh như ngày nay .
    Các máy của Đức và Pháp sau 1 thời gian thì tự ý rút quân, Có lẽ vì hệ thống PX thời đó chỉ nhập toàn máy Nhật .
    Giữa 1968 , Cassette recorder xuất hiện lần đầu trong thương xá Tax, chỉ có vài mẫu mã mà họ chơi rất ác, nghĩa là chỉ cho xem chứ hàng chưa bán, em phải chờ đợi mãi và ngay ngày đầu, em có mặt, quá máu mà không đủ tiền, em cho luôn cái Honda 67 vào chợ ! lấy cái Aiwa ô tô xì nhỏ tẹo teo, còn thừa vài ngàn đi Bồng Lai lắc twist 1 tối là nhẹ luôn cái túi .
    Về nhà mẹ chửi cho một trận về tội mất xe nhưng đem máy lên gác nghe cũng sướng lắm !
    Nhưng chơi đến thế thì em thấy cũng chưa đạt, đã bảo là tai em điếc mà ! Em nghe tiếng từ đầu Teac phát ra đã mềm rồi, ra đến loa ngon cỡ CS 99A mà tiếng đàn vẫn chưa ru ! hình như vẫn có vẻ hai cái muỗng gõ vào nhau, tiếng trống cũng thế, bịch bịch thì rõ nhưng buùng buùng thì chưa ! Ông anh rể vác ơ? Mỹ về cái loa Waferdale với cái amply Scott nghe nhạc giao hưởng vẫn đè xa mấy cái thời trang nhạc tuyển này ( A, em quên chưa đề cập đến cái máy quay đĩa , cái này tiến chậm mà sống sót cũng khá dai, mãi cho tới nay vẫn còn được dân chơi ưa chuộng, thôi thì để dịp khác ) .
    Thành ra tiện dịp lấy vợ ra ở riêng, mẹ em mua cho cái nhà 490 K, ít tiền làm vốn, em ...đầu tư sạch vào cái Fisher 800 T nâu sần và AR3a ...riêng cặp loa này, em tậu đắt hơn cái nhà mất 10 K , lại còn phải thuê thợ đóng nó vào 1 cái tủ cho xấu đi kẻo me em đến thấy lại la ! Lúc này thì em cảm thấy cũng đóng góp đủ cho cái tai rồi, chỉ khổ cô vợ trẻ (trẻ thời đó thôi ) nhiều khi đang ngủ bị em nhờ ngồi dậy ra nghe xem mấy cái loa con có làm việc hay lại đi chơi vì thỉnh thoảng có lẽ vì lỗi ghi âm, tiếng ra có vẻ mất mát !
    Giàn máy đó là giàn cuối cùng của em cho mãi đến 1979 thì phải giã từ để đổi lấy gạo và khoai mì ...hoá ra cái bao tử có khi cũng quan trọng hơn cái tai nhiều lắm .
    Thời gian đó, kỹ thuật âm thanh ở miền Bắc ra sao nhỉ ?
    Năm 1975, ngày 1/5 thì ông anh em đã vào giải phóng em ; anh em gặp nhau mừng tủi được 15 phút thì phải nghe ông giảng đạo , lạ nhất là vừa vào tới SG mới được 1 ngày ; không hiểu sao ông lại biết chỗ ở cuả gia đình ??? em bị mắng là thích cafe nhạc vàng, cafe ôm !!! ( nói thật nha, chỉ đến khi nghe lời Audiophile về VN năm 1993 thì mới biết bia ôm thôi ! )
    Ông nghe máy của em thì thích lắm, nhưng cấm không cho em nghe nhạc vàng nữa, chỉ thu cho ông ít cuộn để ông " nghiên cứu " thôi ! Đồng chí chính trị viên cũng không quên " quá giang " vài ba cuộn . Anh em thân nhau rồi thì ông mới nói thực là : Tìm mua máy cho tao nghe chứ ngoài Bắc đào đâu ra máy để nghe ...và em bâng khuâng mãi là : Nếu Ngoài Bắc lúc đó có máy chắc là cũng có khối nhạc vàng với cafe ôm !
    1976 có lẽ là năm cực thịnh của chợ trời miền Nam, cái lạ là mấy cái đài từ thời bố em để lại cũng rất được ưa chuộng . Các chú bộ đội đánh Mỹ tài ghê này rất thích và phải kèm theo : Đài thì phải đi với đĩa, Tivi thì phải đi với tủ lạnh ! nói chung, rất đẹp đôi , còn xe Honda chắc là phải kèm với bút Parker, đồng hồ 2 cửa sổ và kính đeo mắt tráng thủy ??? Cái này thì em ít quan tâm vì quan tâm hàng đầu của cuộc đời em luôn là : Cái gì gây tiếng động mà tiếng động phải thoải mái mới thích .
    1978, em ra Bắc 3 lần; quả là chỉ có vài nhà có giàn máy, rất nhiều nhà chỉ có đúng 1 cái đài thuê mỗi tháng 5 hào để nghe đài Hanoi ! Nhạc lúc đó cũng có nhưng quanh quẩn toàn là yêu qua lao động và thây người, giết giết ...hãi hùng ơi là hãi hùng, chỉ có vài bài em thấy hay hay như Trường sơn đông nhớ trường sơn tây, nếu là chim...( tự nguyện ) và cúc cu, cúc cu ( quên tên ) thì em thích quá hoá thuộc cả bài, thỉnh thoảng bây giờ vẫn thách các bác đi Karaoke nhưng không nhìn vào TV mà hát .
    Lại bốc phét nữa nhá , khi mà cái tương lai của em nó có chiều đi xuống thì kỹ thuật âm thanh cũng trải qua 1 sự can qua , Các tiến bộ khoa học quá nhanh, gía công lao động càng lúc càng đắt mà lực cạnh tranh càng ngày càng mạnh, nhiều nhà sản xuất phải quan tâm đến lợi nhuận và đànnh hy sinh chất lượng bằng cách đưa việc sản xuất qua các quốc gia chậm phát triển ! Fisher ngày nay không còn là Fisher của ngày xưa nữa, Teac cũng thế, Sansui hết còn huy hoàng !!! Với sự xuất hiện của IC, mosfet ...chỉ cần 10 USD cũng đủ để làm 1 cái ampli , còn lắp ráp bằng tay như thời kỳ 1970 thì chắc 10 000 USD mới xong . Vì thế mà những người yêu thích chất lượng âm thanh mà ít tiền thì coi như chịu chết . 1 giàn máy Pioneer 200 W kèm đủ equalizer, cassette deck, CD...loa 5 ways chỉ còn 600 $ là đắt nhưng nghe thì chỉ chấp nhận được nhạc rock, muốn nghe cho được mà sờ vào Harmankardon , Nakamichi , Tannoỵ.thì cháy túi !
    Bài sau : Âm thanh đi vào vi tính và " hi_end " như thế nào cho vừa .
    Anh Audiophile có thể bàn về những tiến bộ trong sự thưởng thức âm nhạc từ 75 đến nay không vì quả là em chưa thông !
    Được tuansanphaply sửa chữa / chuyển vào 05:14 ngày 08/03/2004
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Hôm qua được thăm quan bộ dàn của chuyên gia Audiophile, tôi xin phép được làm luôn một phóng sự để ghi lại kinh nghiệm cùng bà con, sau lần tận mắt thưởng lãm tuyệt tác của nghệ thuật gia lừng danh trên lĩnh vực này.
    Từ khi được bác Audiophile khuyên nên đi nghe nhiều cho có kinh nghiệm, tôi đã thử tìm để nghe nhờ một số người bạn có những thiết bị trang âm đắt tiền. Cảm giác chung của tôi khi được thưởng thức là họ có những bộ dàn hay, rất xịn, nhưng hình như tai của mình không thích hợp với chất lượng âm thanh cao nên trong lòng khá áy náy. Không ít lần được thưởng thức các loại ampli đèn, phân giải chậm rãi chi tiết, tiếng ấm và hay, nhưng hình như vẫn thiếu một cái gì đó. Có lẽ tại vì tôi đã trót đi nghe nhạc sống, nên không hiểu nổi điều gì đã xảy ra khi người ta đưa cái âm thanh ấy từ phòng thu đến phòng nghe chăng?
    Trên đường đến nhà bác Audiophile, tôi đã nghĩ bụng: Ông này lên mạng toàn nói những thứ vài chục ngàn đô, hiếm có khó tìm, nghe cứ như ở trên thiên đường ấy. (Hì hì hì, xin lỗi bác Audiophile vì em vẫn hay có quan niệm ?othùng rỗng kêu to?). Trong bụng đã định sẵn mối hoài nghi, có lẽ thêm một lần mất niềm tin nữa thì từ nay sẽ phải kết luận: audio hi-end chỉ là thú chơi quý tộc (như vespa cổ), và mình sẽ rửa tay gác ... mỏ hàn từ đây.
    Phòng nghe nhà bác Audiophile chỉ khoảng 12m2 nhưng xung quanh có dựng những tấm đệm mút, các góc thì dùng cột tiêu âm tự chế, trần nhà không xử lí gì và sàn gỗ có trải thảm. Nói chung để xử lí một cái phòng nhỏ như vậy, theo tôi không tốn nhiều tiền, chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Loa của bác Audiophile dùng là loại Tannoy Super Gold Monitor. Đầu đĩa than hoặc CD REVOX, ampli đèn tự lắp là loại EL34 với cặp OPT to gấp đôi biến áp nguồn (sau đó thay bằng một cặp OPT khác nhỏ bằng một nửa cuộn lọc), chỉnh lưu bằng diot 1N4007
    Phải công nhận ngay một điều là cái thứ âm thanh kì diệu mà tôi được nghe lúc đó đã thuyết phục được tôi ngay từ phút đầu tiên. Tiếng trung ấm như chưa từng bao giờ ấm như thế. Tiếng nghe thoát đến nỗi mình có cảm giác như ca sĩ đang ghét sát miệng vào mặt mình để hát. Về độ phân giải chi tiết thì cực kì rõ ràng: không cần phải tập trung lắm mà vẫn có thể nhận thấy được ngay cả tiếng ?otặc lưỡi? rất khẽ.
    Nếu tiếng tép không tốt thì thường các âm tần cao sẽ nghe dính vào nhau tạo thành một chuỗi xì, xẹt. Điều này không hề tồn tại được ở bộ dàn của bác Audiophile. Tiếng trầm nếu không tốt thì thường sẽ bị ?ophân giải? thành một vài âm bùng bùm đặc trưng, nhưng ở bộ dàn này thì tôi nghe rất rõ giai điệu của tiếng trống. Điểm khác biệt lớn nhất chính là độ ngọt của âm thanh: Tiếng kéo đàn thực sự mượt mà và rất ?osống?, tiếng kèn nghe như dòng âm được mút qua cổ họng. Lúc đó, tôi mới giác ngộ là tại sao người ta lại hay ví von về sự ?ouống âm nhạc?
    (còn tiếp)
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 08/03/2004
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    (tiếp theo)
    Bác Audiophile có thử thay đèn, thay OPT để thành các cấu hình khác nhau. Hiệu quả của sự tráo đổi này có thể nhận thấy được ngay, nhưng tôi sẽ dành để viết vào một bài khác. Ở đây, tôi chỉ muốn đề cập thêm về sự khác biệt giữa CD và đĩa than.
    Đĩa than có một nhược điểm lớn là vừa nghe lại phải vừa thưởng thức luôn cả tiếng nổ lép bép của nó nữa. Có lẽ là do việc đọc đĩa là dùng tương tác cơ khí, cộng với việc xử lí âm thanh bằng con đường analog nên nhiễu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên điều bù lại chính là sự sống và cảm giác ?oâm thanh thật? của đĩa than. Rất khó mô tả được điều này. Nếu ai muốn thử thì tốt nhất hãy đi nghe nhạc sống rồi về nhà bật đĩa than, đĩa CD lên nghe để so sánh.
    Tiếng do CD phát ra thì phải nói là rất sạch, đưa âm nhạc đi theo con đường ?ohoàn hảo hóa?. Tùy từng sở thích, có người muốn thưởng thức theo kiểu phấn đấu tới để đạt một thiên đường (đĩa CD), lại có người thích cứ để mọi thứ tự nhiên như nó vốn dĩ (đĩa than), thì cũng khó mà bàn luận. Nhưng một điều mà chúng ta vẫn luôn luôn nhận thấy là: Cuộc đời vốn được tạo ra từ những điều không hoàn hảo. Vì vậy cũng nên nói một chút về nhược điểm: cái phòng nghe của bác Audiophile dù đã được xử lí, song trong một không gian chật hẹp như vậy, âm thanh hơi thiếu độ vang. Cho nên, tôi đánh giá bộ dàn của bác Audiophile 9 điểm. Tôi chắc rằng, sau này có thể nghe được những bộ hay hơn, nhưng có lẽ sự khác biệt cũng sẽ không quá nhiều.
    Hi vọng sẽ được cũng các bạn trao đổi về kinh nghiệm nghe nhìn...
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 08/03/2004
  5. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    Rất cám ơn bác NVL đã bỏ chút thời gian quá bộ đến tệ xá để nghe thử bộ dàn của em.
    Cám ơn bác đã có những nhận xét khá chính xác và công bằng về hệ thống của em.
    Em cũng chỉ là người nghe bình thường, vốn cũng không có nhiều hiểu biết về kỹ thuật. Em chỉ muốn tạo ra một hệ thống âm thanh nghe sao cho thật vừa ý em thôi bác ạ. Và vì vừa ý em, có thể sẽ không vừa ý người khác, may mà còn có bác đồng cảm với cách nghe nhạc của em, em lấy làm rất thích thú lắm!!!
    Em xin phép được post lên đây vài cái hình để các bác khác hình dung rõ hơn về hệ thống mà em đang dùng, cũng để chia sẻ một vài kinh nghiệm đã tự tích luỹ được với các bác. Hy vọng cùng chơi âm thanh được vui hơn.
    Hệ thống của em hiện tại bao gồm những phần cứng như sau:
    1- Nguồn âm digital:
    - Đầu CD transport và DAC Philips LHH-1000 Reference
    -Đầu CD Revox B126, cả 2 bộ này đều xài TDA 1541A
    2- Nguồn âm analog:
    - Đầu đĩa than Hitachi Direct Driver
    - Catridge: Ortofon và Audio Technica
    3- Loa:
    - Tannoy SGM-12X/ 95 dB
    - Audax floorstanding (Pháp)/ 91 dB
    - Coral Fullrange (Nhật)/ 96 dB
    4- Dây dợ:
    - Tín hiệu: Kimber Cable KCAG
    - Loa: Furukawa Biwire
    - Nguồn: Zen Acoustic
    5- Lọc điện:
    - 2 cục, tự chế cho 100 và 220 v riêng biệt
    6- Acoustic room traitment:
    - Corner Basstrap: DIY
    - Diffusion: DIY
    - Thảm sàn: Tàu rẻ tiền
    7- Pream và Powerampli:
    - Riêng 2 thứ này thì không kể vì em có rất nhiều: 300B, 2A3, 211, EL-34, 6V6, VT-62, 6L6....và rất nhiều cái khác. Tiếc thay các bạn đến xin hết rồi nên nay em đang dùng 1 con rất còi, đó chính là con mà bác NVL đã nghe hôm trước. (em sẽ viết thêm về con này sau )
    Được Audiophile sửa chữa / chuyển vào 14:12 ngày 08/03/2004
  6. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    Dưới đây là con ampli mà bác NVL đã nghe vừa qua
    1- Cấu hình: Single- end class A
    2- Đèn 12AU7, EL-34 hoặc 6Pi3C
    3- Công suất ra 1,5W/kênh
    4- Xuất âm OPT: Nhỏ hơn bao diêm
    Theo bác NVL, con máy này mà rơi vào tay mấy bà bán ve chai, ta có thể mua lại được với giá không quá 50 ngàn đồng, tương đương 4 USD!!! Tôi hoàn toàn đồng ý với bác NVL.
    Được Audiophile sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 08/03/2004
  7. risky99

    risky99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.446
    Đã được thích:
    0
    Bác Audiophile : đôi Coral Fullrange của bác là đôi lùn lùn đó ? Xin hỏi bác mua ở đâu và giá cả thế nào ? Em thấy độ nhậy cao và giá chắc hợp lý hơn nhiều so với Tannoy của bác nên rất quan tâm. Hơn nữa tìm được đôi Tannoy kềnh càng như của bác khó quá
    risky
  8. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Hihi.
    Xem máy móc của anh Audiophile, nhà em chỉ khoái vác cặp Tannoy của anh về ! Tuy em không thích Tannoy lắm nhưng mà cái này bán có gía lắm đó .
    Xưa có câu : " Văn mình, vợ người " chắc là vì thời đó chưa có máy móc nên văn mình thì mình nhất định hay, vợ người thì mình nhất định ...thích . Nếu ở vào thời này thì đổi lại : " Văn mình, máy người " thì có vẻ nhẹ và chính xác hơn .
    Mà quả như vậy thật ...này nhé, nhà em có ít nhất là 3 bộ loại lớn đang chạy, 2 bộ xách tay ( nhưng cũng cồng kềnh ) và vài bộ " chập choạng " ( Chưa có thì giờ nhìn đến ), ấy thế mà nhiều khi lại nhà anh bạn , máy của anh ấy có khi trị gía bằng nửa bộ loa của mình thì lại tấm tắc hay ! Thành ra cái tai của mình có khi cũng phải kết tội " ngoại tình " mà chẳng thấy oan .
    Em thì không còn cơ hội để được chơi như anh Audiophile nữa vì bây giờ mà cầm cái mỏ hàn thì có khi chân này hàn vào chân kia mất nhưng em cũng thích máy ráp lấy hoặc nhờ ai ráp hộ lắm , không biết anh Audiophile có đoái hoài đến tình cũ nghĩa xưa mà bố thí cho em ít giờ công lắp ráp không nhỉ ...Nếu được thì em hoặc là vác 1 cái cũ về làm khung và đế máy rồi mình tháo tuột ra hết, xong lắp lại bằng đồ " độc " hoặc là em vác tất cả pieces mới toanh về cho anh ráp cũng được . Chẳng phải em ngại anh kê gía đâu vì anh em ra anh em, làm ăn ra làm ăn , cái mà em sợ nhất là có lẫn hàng của TQ cho dù chỉ 1 cái cầu chì hay sợi dây điện, con ốc ....
    Loáng thoáng trong này có mấy anh em cho rằng linh kiện TQ cũng chơi được nhưng em qua cầu thử vài lần rồi , lần nào cũng ngã tòm xuống ao cả ! Như hiện nay em còn tồn đọng hai cái Audio digital surround processor của Lexicon; anh chàng này nổi tiếng hết chê nổi ; đọc sách thấy hay, nhiều người ca ngợi, em order luôn 1 lúc 2 cái vì nó bảo đại hạ gía ( hình như hồi anh Audiophile lại nhà em thì cũng thấy 1 cái ở phòng khách ) giá hơn 1 K 1 cái, nghe thì chẳng có gì đáng phàn nàn cả nhưng mà khi em đọc kỹ 1 lô tiếng Anh thì mới phát hiện ra là nó design ơ? Mỹ, Parts Mỹ nhưng ráp ơ? Tàu !!! đau không khác gì phát hiện bà vợ ngoan mà đi ngoại tình . Em gọi phone thì tụi marketing nhất định rằng quality không khác gì lắp ráp tại Mỹ , chỉ khác là nếu 100% made in USA thì gía gấp ba , cãi về cái này thì vô chừng vì chẳng chứng minh được và cũng do lỗi sơ ý nên ngu thì đành chịu . Bây giờ em cưới em mới : Acurus ACT3 của Mẽo 100% về , ở với nhau cũng được 3 năm rồi nhưng chưa chán có lẽ cũng nhờ hàng chữ Made in USA .
    Bây giờ em bàn qua vụ âm thanh digital với vi tính nhá .
    Ngày nay, những xung khắc và khó chấp nhận nhau giữa analogue với digital thời xa xưa đã được hóa giải bởi các mạch IC tuyệt vời , từ analogue biến đổi qua digital và ngược lại hiện nay là trò trẻ con, ai cũng có thể làm với 1 cái vi tính hạng bét chuẩn bị vào thùng rác là pentium thế hệ 1 .
    Em còn nhớ lúc anh Audiophile ở đây thì thị trường mới chỉ có tới cái máy 486 SX và em thì vẫn dùng 386 SX , 4 megs ram và 100 megs ổ cứng , vậy mà em cũng khoe ra được cái giàn orchestre midi nghe sướng tai thế nhưng ngày đó CDrom tốc độ x1 còn đắt gấp 10 cái combo DVD/CDRW bây giờ và nhạc dạng MP3 cũng chưa có, nói chung là ở vào năm 93 thì người bình thường chỉ mới tưởng tượng ra âm thanh digital mà thôi ( Ngoại trừ đầu laser CD đã có từ trước năm 1980 ) .
    Từ 1993, Với các đầu CDrom, sau đó là DVDrom, các máy vi tính đưa ra tín hiệu digital đã bắt tay được với audio và video system khá hoàn chỉnh và với gía vừa phải cho người tiêu dùng ( Trong các máy công nghiệp thì người ta đã áp dụng từ lâu lắm rồi nhưng gía thành rất đắt ) và tới thời điểm này, Audio & video đi kèm vào với vi tính là chuyện bình thường, Năm 1993, người ta chỉ có thể nén vài trăm bài hát KHÔNG lời ở dạng midi vào 1 CD ( chiếm rất ít kbytes ) thì chỉ 10 năm sau, với 1 đĩa DVD RW người ta có thể nén tới 1 ngàn bài hát CÓ lời ở dạng MP3 và với chất lượng âm thanh thua kém đĩa CD chẳng bao nhiêu . Các soundcard trong vi tính để bàn cũng cải tiến không ngừng để đáp ứng với nhu cầu surround digital của DVD .
    Tất nhiên là anh Audiophile sẽ chẳng bao giờ dám bạo gan nghĩ đến chuyện lắp ráp sound card bằng tube . Nhưng nếu ráp 1 bô. PA bằng tube và gắn vào các line out của sound card thì chắc chắn âm thanh nghe được cũng sẽ hết ý .
    Cách nay 3 năm, anh chàng Nam Hàn đã chế vài loại PA lắp thêm thẳng vào vi tính để bàn với công suất 60 W /Ch nhưng không tiêu thụ được bao nhiêu nên đã bỏ cuộc, vì rằng : Nếu đã để tâm chơi thì chỉ cần 1 khoản tiền it'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''', người ta vẫn có thể thưởng thức âm thanh bằng cách coi soundcard như 1 phần pre-ampli , điều khiển surround ngay trên màn hình và nối vào giàn máy trong nhà như em chẳng hạn .
    Việc gì phải để tâm tới mấy cái Alteclansing mà model cuối bây giờ với 5 cái loa con + 1 sub cũng mất tới 300 $ ! Lại nữa : Chắc chắn em này cũng made in TQ .
    Về chọn lựa soundcard thì hiện nay cũng không còn khó khăn với anh em nữa, Soundb;aster xuống gía rất nhanh, chất lượng chỉ khác nhau khi đáng game, còn nghe nhạc thì chỉ cần mua loai khoảng 30 $, em thì dùng card 7:1 của M_Audio Revolution , ngày trước cũng đắt, bây giờ chắc chưa tới 100 $, nghe được lắm với surround ra 7 loa và 1 sub, nếu câu ra ampli ngoài thì chẳng thua máy giàn đâu .
    Phần trên đây coi như đóng góp ý kiến với topic : [topic]333658[/topic]
    Tiện đây đem ra khoe với các anh 1 máy ăn chơi đủ thứ nhá, ngoài chức năng như 1 pre-ampli, mixer, máy này có thể hoà âm để mình đi solo kèn hay guitar thùng, guitar điện , piano hoặc bất cứ nhạc cụ nào khác kể cả hát Karaoke nó chuyển qua digital rồi tạm thu vào 1 ổ cứng,
    Người sử dụng có thể e*** lại , gạn lọc xong thì copy vào ngay CD ( gắn sẵn trong máy ) đem ra xe hơi nghe lại ...mấy hội Karaoke ở nhà mà có cái này để khai thác thì hết xảy, em tậu được 4 tháng rồi nhưng vẫn chưa dám khoe vợ vì quá quota cho phép : Trên 80 $ thì phải hỏi vợ rồi mới được mua
    Nghề chơi digital cũng công phu chẳng thua gì tube !
    Được tuansanphaply sửa chữa / chuyển vào 07:25 ngày 09/03/2004
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 09/03/2004
  9. taoday99

    taoday99 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Xin phép được bổ sung một chút về ý kiến của bạn về HI END cho vi tính :
    1. Soundcard : Soundcard xịn nhất có lẽ phải kể đến Lynx One và Lynx Two giá khoảng 500-1000USD, được đánh giá rất cao. Riêng giá bán xỉ của mấy con DAC đã là 100USD. Trong các loại phổ biến thì Audigy2 (ZS) và M Audio Revolution được đánh giá hàng đầu. Tôi đã nghe thử cả 2 con này . Theo ý kiến tôi, con M Audio tiếng trong , rõ ràng nhưng không có gì nổi bật.Nói chung nếu nghe nhạc thì không khác nhiều. Nhưng nếu chơi game dùng EAX 3.0 bạn sẽ cảm thấy hiệu ứng khác hẳn. Con Audigy2(ZS) vẫn phổ biến hơn.
    2. PC tube : Main dùng tube ra đời lâu rồi bạn ah. Aopen đã dùng tube của bọn Sovtek trên main, xem ảnh ở dưới. Tôi chưa thử con này bao giờ nên không biết. Một số review nói rằng con này dùng DAC rẻ tiền của Realtek nên vẫn không được đánh giá cao lắm. Thêm nữa, PC có mấy cái "cối xay gió" gây nhiễu cho soundcard. Nếu bạn muốn làm tube cho PC có lẽ nên làm một bộ USB receiver, sau đó chuyển qua DAC và tube. Trong giới DIY hiện nay có một số đã làm kiểu này.
    Bạn nào quan tâm tới lịch sử soundcard và PC audio có thể xem thêm ở chủ đề : [topic]303509[/topic]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.ttvnol.com/forum/f_151/
    http://www.ttvnol.com/forum/f_384/
  10. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Anh bạn vừa góp ý trên này làm cho em nhớ lại 1 Công ty tại Montreal : Sixgraph computing với giám đốc và các kỹ sư đều là người VN đã sáng chế ra các sounđcar thời kỳ 1991 .
    Là 1 Công ty chiếm rất nhiều giải quốc tế về các phát minh trong lĩnh vực audio, video cho vi tính công nghiệp, Sixgraph sáng chế ra 1 sound card rất gía trị trước cả khi Sound Blaster khởi sắc .
    Bất ngờ, TS Võ Hoàng Hiển qua đời, Người tiếp nối các công trình đã không chịu nổi các khó khăn về điều hành và tài chánh , cuối cùng, Cty bị phá sản ! Thật là 1 điều đáng tiếc !
    Xin repost lại 1 bài xa xưa để anh em tham khảo về kỹ thuật .
    Các trình bày về kỹ thuật đều vào thời kỳ 1994 !
    ==========================
    Công ty SixGraph Computing Ltd. trong lănh vực Truyền Thông Đa Diện
    Nguyễn Thái Dũng
    --------------------------------------------------------------------------------
    I. Sơ Lư,c Về Các Tiến Tŕnh Của Máy Điện Toán Cá Nhân
    Máy điện toán cá nhân (personal computer) đư,c đưa ra thị trường đƠi chúng vào đầu thập niên 80, sang đến đầu thập niên 90, trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ trên 10 năm, đă trở nên cực kỳ thông dụng. Với sự tiến bộ về cương liệu (hardware) cũng như nhu liệu (software), máy điện toán cá nhân đă đi những bước tiến dài trong một thời gian thật ngắn. Đư,c như vậy là nhờ máy điện toán cá nhân càng ngày càng trở nên quen thuộc dễ sử dụng hơn (user friendly) và giá thành càng ngày càng rẻ hơn khi đư,c sản xuất với số lư,ng lớn khi mức cầu tăng.
    Lịch sử về máy điện toán cá nhân có thể đư,c coi như là bắt đầu với sự xuất hiện vào đầu thập niên 80 của máy Apple I và nối tiếp theo liền sau đó là máy Apple II của công ty Apple đư,c thành lập bởi Steve Jobs và Steve Wozinak tƠi California. Với giá thành vào khoảng dưới US$2,000.00, người ta có thể mua một máy điện toán cá nhân trong đó có 48 Kbs RAM (có thể tăng lên 64 Kbs) cho bộ nhớ chính (main memory), dùng microprocessor 6502 (8 bits), và một điă mềm (floopy disk) có thể chứa 180 Kbs. Về phần nhu liệu là hệ thống điều hành (operating system) Apple DOS cũng như Apple BASIC. Phần giao tiếp giữa máy và người (interface) là một bàn chữ (keyboard) và một màn ảnh đơn sắc (monochrome monitor). Đây đư,c coi như là một bước thành công cực kỳ quan trọng trong cuộc cách mƠng điện toán và đư,c người sử dụng hoan nghênh nhiệt liệt, thay v́ phải sử dụng những máy lớn (mainframe) đặt tƠi các đƠi công ty hay các trường đƠi học mà cách dùng rất phức tƠp tốn nhiều th́ giờ thêm vào đó thời gian đư,c sử dụng rất hƠn chế, họ có thể mua máy dùng riêng cho ḿnh khi nào thuận tiện nhất, do đó danh từ personal computer hay home computer đư,c đặt ra.
    Năm 1982, đƠi công ty IBM (International Business Machine) quyết định nhẩy vào thị trường với máy IBM-PC dùng Intel chip 8088, và PC-DOS. Máy IBM-PC do hăng này chế tƠo theo nguyên tắc mở rộng không giữ bản quyền, cho phép các công ty khác nhái theo, do đó đă tƠo nên một thị trường rộng lớn cho các máy PC Compatibles. Vùng Thung Lũng Silicon (San José - California) đư,c phát triển mƠnh mẽ, sau đó là Đài Loan, Hồng Kông tƠi vùng Đông Nam Á nối theo. Hiện nay ngành kỹ nghệ này có số thương vụ lên tới hàng trăm tỷ Mỹ kim trên thị trường quốc tế. Hiện tƠi hăng Intel đă tung ra máy có Pentium trên thị trường. Các microprocessors của hăng Intel đư,c sản xuất theo thứ tự thời gian trong suốt thập niên qua là 8086, 8088, 80186, 80286, 80386, 80486 và sau cùng là Pentium (hay 80586). Các microprocessors này gần như độc bá thị trường mặc dù hai hăng Cyrix và AMD (American Micro Devices) cũng ra các compatible chips bán với giá rẻ hơn.
    Song song với các tiến bộ về phần cương liệu, phần nhu liệu cũng nương theo đà phát triển trên các ngành ứng dụng, nhưng bất cứ máy nào cũng cần một nhu liệu điều hành căn bản (OS - Operating System), do đó câu truyện thần tiên của thời đƠi điện toán dưới đây thường đư,c nhắc tới. Công ty Microsoft do một anh chàng trẻ tuổi, nghèo kiết xác, đang theo học Harvard, bỏ ngang ra thành lập. Anh ta mua lƠi nhu liệu điều hành của công ty khác, sang sửa lƠi và may mắn đư,c công ty IBM kư giao kèo dùng làm PC-DOS (một ấn bản (version) đặc biệt của MS-DOS dùng cho máy IBM-PC. Hiện nay trên thị trường ấn bản MS-DOS 6.2 đang đư,c thông dụng). Và anh chàng trẻ tuổi nghèo kiết xác trước đây trở thành một nhà tỷ phú giầu có nhất và trẻ tuổi nhất thế giới, những lời tuyên bố của chàng ta đư,c cả thế giới lắng nghe, tên của chàng ta là William Gates III hay thường đư,c gọi tắt Bill Gates. Công ty Apple với máy Mac Intosh đă đưa hệ thống điều hành lên một bậc dễ hơn nữa là dùng h́nh ảnh (graphics) để nối s,i giây liên lƠc giữa máy và người (gọi tắt là GUI, đọc là ghu-i, hay graphical user interface). Hăng Microsoft theo gót, đưa ra nhu liệu Microsoft Windows để đáp ứng cho thị trường máy PC Compatibles. Các ấn bản MS-Windows 1.0 và 2.0 cũng như 3.0 vẫn c̣n nhiều trở ngƠi, và chỉ ấn bản 3.1 mới đư,c phổ biến rộng răi, và hiện nay c̣n thêm ấn bản 3.11 cho hệ thống LAN (Local Area Network - mƠng cận vực) và Windows NT cho các microprocessors có khả năng vận hành 32 bits. Hăng Microsoft tuyên bố, cuối năm 1994, họ sẽ cho phát hành Chicago (hay Windows 4.0) và Daytoona (thay cho NT).
    Những tiến bộ về cả hai phần cương liệu và nhu liệu này đă mở thêm các cánh cửa cho các ngành ứng dụng trong các phương diện như khoa học, thương mƠi, giáo dục, giải trí khi các máy này có khả năng trong việc phát ra h́nh ảnh và âm thanh. Danh từ MutiMedia (Truyền Thông đa Diện) đư,c phổ cập trong thời gian gần đây khi các nhà sản xuất hardware và các người viết software từ từ vư,t qua đư,c các giới hƠn kỹ thuật như chúng ta sẽ thấy dưới đây. Truyền Thông Đa Diện đư,c dùng tới để chỉ những phương tiện truyền đƠt giữa người sử dụng và máy (user interface), đó là phương pháp mắt thấy tai nghe (thính thị) hay theo danh từ chuyên môn là computer graphics và computer audio.
    II. Kỹ Thuật TƠo H́nh Điện Toán (Computer Graphics)
    Vào thời kỳ đầu, màn ảnh điện toán chỉ có khả năng trưng bầy chữ (text) mà thôi trên chiều ngang là 80 cột và chiều xuống là 25 hàng. Với 8 bit microprocessor, chúng ta có 256 kư hiệu dùng cho các mẫu tự thường, hoa hay đặc biệt theo bộ mă tiêu chuẩn Hoa kỳ (ASCII, đọc là át-ski, viết tắt của American Standard Code For Information Interchange). Theo đà tiến chung, màn ảnh mầu đư,c thực hiện với CGA (Color graphics adapter) với 16 mầu và 320x240 pixels, và EGA (Extended Graphics Adapter) với 64 mầu và 640x350 pixels và VGA (Video Graphics Array) với 256 mầu và 640x480 pixels. Tuy nhiên các nhu liệu ứng dụng (application software) như CAD (Computer Aided Design) và DTP (Desktop Publishing), đ̣i hỏi độ mịn cao hơn (high resolution) và nhiều mầu hơn, nên Super VGA đư,c ra đời với 24 bits mầu (hay 16.7 triệu mầu) và độ mịn có thể lên tới 1600X1200 pixels.
    Những đ̣i hỏi này đưa đến một vấn đề cần phải giải quyết là nếu dùng độ mịn cao thí dụ 1024x1024 và mầu thật (true colors có nghiă là 24 bits mỗi pixel) th́ mỗi h́nh cho một màn ảnh cần 3 Mbs. Đây là số lư,ng bộ nhớ (memory) cần để chứa một h́nh ảnh nên đư,c gọi là frame size hay display memory. Thông thường h́nh ảnh đư,c tŕnh bầy trên màn ảnh phải đư,c chứa sẵn trong buffer (bộ nhớ trung gian) của graphics board. Memory dùng trong buffer này thường là DRAM (Dynamic Random Access Memory), nhưng muốn nhanh hơn VRAM (Video RAM) do hăng Texas Instruments giữ bằng sáng chế. Nhưng người thật sự sáng chế này là một thanh niên Việt Nam tên Trương Hữu Lộc, một kỹ sư điện tử người Việt, năm 1975 khi mới sang tị nƠn tƠi Mỹ c̣n đang học tiểu học, sau này khi tốt nghiệp từ đƠi học Colorado, anh đă làm việc tƠi Bell Labs trước khi gia nhập hăng TI tƠi Dallas. Ngoài ra một người Việt nữa cũng đă đư,c tuyên dương trong ngành điện tử là anh Bùi Tường Phong với Phong''s shading. Shading là đánh bóng một h́nh vẽ 2 chiều để thành một vật 3 chiều. Trước khi algorithm của Phong ra đời, người ta phải chia một h́nh thành những lưới tam giác nhỏ (triangle mesh), và người ta chỉ có thể dùng một độ đậm cho từng mỗi tam giác mà thôi. Đây là Gouraud''s shading, và tuy h́nh lên 3 chiều nhưng khuyết điểm quá rơ rệt v́ tƠi các cƠnh tam giác hai sắc đậm nhƠt tương phản quá rơ ràng. Phong đề nghị dùng gradient để diễn tả vector về độ đậm nhƠt, do đó tránh đi đư,c khuyết điểm của Gouraud''s shading.
    Trở lƠi với ngăn chứa trung gian, số lư,ng memory của buffer này phải đư,c chuyển từ các hồ sơ (file) trong điă cứng (hard disk) đi qua hệ thống bus (kinh dẫn) trên main board. Các hệ thống kênh dẫn như ISA (Industry Standard Architecture - 16 bits, 8Mhz), và ngay cả EISA (Extended ISA - 32 bits, 12 Mhz) cũng vẫn c̣n quá chậm để có thể chuyên chở kịp dữ kiện về h́nh ảnh. Trở ngƠi này đư,c gọi là bandwidth problem khi các microprocessors mới rất mƠnh như 40486 và Pentium đư,c dùng, nói một cách nôm na cũng như một xe đua Lamborghini có thể chƠy trên 300 cây số giờ mà chỉ đư,c lái trên hương lộ chật hẹp 2 lanes và vận tốc giới hƠn thấp th́ phí cái xe đắt tiền đó. Cuối năm 1992, Local Bus đư,c ra đời để trả lời cho vấn nƠn này. Đư,c mệnh danh là Local Bus v́ hệ thống này dùng ngay các channels có sẵn và vận tốc của CPU trong hệ thống, thí dụ nếu dùng 40486/33 th́ chúng ta sẽ có 32 bit wide và vận tốc là 33 Mhz, như thế đáp ứng đúng khả năng của máy. Hai tiêu chuẩn mới về Local Bus hiện đang đư,c sử dụng là VL Bus do hiệp hội VESA (Video Electronics Standards Association) và PCI (Peripheral Components Interconnections) của hăng Intel.
    H́nh ảnh đư,c trưng bầy trên monitor có thể thực hiện dưới h́nh thức bit-map graphics và vector graphics. Bit-map graphics là cách tŕnh bầy một h́nh đư,c tính sẵn và chứa dữ kiện về mầu sắc cho từng pixel một trong memory nên khi phát ra monitor th́ chỉ cần chuyển thẳng đến từng pixel một trên màn ảnh. Do đó tùy theo độ mịn mà số lư,ng memory cần phải có tăng theo, kéo theo vấn đề truyền dữ kiện không kịp. Để giải quyết vấn đề này các graphics accelerator processors đư,c dùng. Các processors này đư,c thiết kế để có thể tính toán và di chuyển các khối lư,ng data nhanh chóng. Các công ty chế tƠo các con chips này như Weitek, S3, Tseng Labs, Cyrrus Logic v.v... cung cấp cho các nhà chế tƠo graphics adapters, như SixGraph, ATI, Diamond, Matrox, Orchid v.v... cung cấp cho các công ty chế tƠo máy PCs như IBM, Compaq, AST, Dell v.v... Một điểm cần nên nhắc tới là muốn dùng độ mịn cao, các monitors phải có khả năng trưng bầy độ mịn và muốn cho h́nh không bị chớp (flicker) th́ scan rate của monitor phải trên 75 Hz theo tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Standards Organization).
    Để trưng bầy các h́nh ảnh di động (moving video) một cách tự nhiên, chúng ta cần ít nhất 30 fps (frames per second). Những phim ảnh Charlot ngày trước chỉ dùng 12 fps nên các cử động trở nên "cà giựt" thích h,p cho các phim hài hước, nhưng ra ngoài phƠm vi này th́ không đư,c tự nhiên, thử tưởng tư,ng cảnh hai đào kép đang mùi mẫn mà tay chân cứ giựt đùng đùng th́ hết cả vẻ lâm ly áo năo. Các h́nh ảnh moving video này đưa computer graphics lên một mức đ̣i hỏi cao hơn nữa, những giải pháp hiện thời (như Video Blaster) vẫn chưa giải quyết đư,c thỏa đáng. Các hăng sản xuất graphics processors hiện nay đang cố công điều nghiên để đưa ra thị trường trong tương lai gần một giải pháp thích h,p hơn.
    Nói tóm lƠi, để có thể dùng graphics một cách hiệu quả chúng ta cần một graphics accelerator board và multisync monitor cũng như một dàn máy điện toán mƠnh. Tất cả các cơ phận này phải đư,c thích ứng với nhau, điều này đ̣i hỏi người sử dụng phải có kiến thức điện toán cao hơn mức b́nh thường, mất công thật nhưng ngay cả nghề chơi c̣n lắm công phu nữa mà.
    Co`n tie^''p

Chia sẻ trang này