1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một thời thơ ấu ... và hoài niệm ...

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi thuyenxaxu, 04/08/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Anh có viết đoạn nào không đúng văn phạm, em chỉ ra và sửa giùm anh nha ! Thanks em ủng hộ .
    Anh là con trai, có lỡ bị tí "dữ dội" trong tuổi thơ của mình, nên chắc cũng không sao mấy, so với con gái . Em có thấy vậy không ?
    Dù sao, con trai cũng nên dày dạn phong suơng 1 tí . Cứ gọi giống đề tựa 1 cuốn sách gì gì mà .. "thép đã tôi thế đấy" đi nhỉ !
    Sau này, khi anh sang bên này . Anh gặp nhiều nguời nước khác có tuổi thơ dữ dội chả kém gì anh .
    Có một năm kia, khi còn học trung học, hình như cuối năm lớp 8, anh đi rửa chén cho 1 nhà hàng Ý . Nhà hàng tên là Archer, ở ngay khu Little Ytaly của Toronto, Canada .
    Là tối thứ 7, nhà hàng đông khách, đông ơi là đông . Rửa chén rửa nồi, biết bao là kể, hàng núi hàng núi . Mãi đến tận gần 4 giờ sáng mới xong . Anh ngồi thừ người thật lâu trong bếp tối . Đơn giản khi xong việc , mới thấy cánh tay đầy đau nhức, nhức lên không nổi thì lấy đâu mà mở cửa ra về .
    Bỗng chợt giọng thằng Tony vang lên từ sau lưng :
    "You don''''t want to come home, kiddie ?"
    (tạm dịch : Mày không về nhà sao nhóc ?)
    Tony là chủ của nhà hàng này . Người ta bảo nó là multi- millionaire . VÌ không chỉ nó có nhiều cái nhà hàng lớn , nó còn có cả riêng hẳn một nông trại khống lồ để cung cấp rau tuơi, thịt thà cho các nhà hàng, và có cả nhà nghỉ mát trên bãi biển Florida để nhân viên các nhà hàng có thể đi nghỉ mát ở đó luôn nữa .
    Tôi giật mình quay lại :
    "My arms, they are so paintful that i cannot lift them up to open the đoor"
    (Tay tao nhức quá, nhức đến nỗi tao không mở cửa để về đuoc)
    Tony đi lại gần. Té ra nó ở cửa bếp nhìn tôi khá lâu nãy giờ . Nó nhìn tay tôi, rồi nhìn tôi 1 lúc lâu . Nó bảo
    "Mày giống tao hơn 2 chục năm về truớc . Ngay xưa, tao bỏ nuớc Ý, sang Canada này lập nghiệp ở tuổI như mày . Tao cũng bắt đầu rửa chén ở chính cái nhà hàng này ."
    Tôi ngạc nhiên :
    "You ? Wow . No kidding !"
    Nó đều đều giọng kể tiếp với ánh mắt thật xa vắng như tôi không có trước mặt nó nữa vậy :
    "Tao rửa chén . Hơn 10 năm trời , tao chỉ sống qua ngày nhờ những mẩu bánh mì bỏ sót lại của khách từ ngay chính cái thùng rác này, ngay tại cái nhà bếp này , vào những buối tối như những buổi tối này . Bao nhiều tiền kiếm được, tao đều dành dụm lại . Rôi chính tao, tao mua lại cái nhà hàng này và tự làm đầu bếp ở đây ..... Tao có một tuổi thơ không mấy nhung lụa cho lắm ở xứ tao . Vì vậy, tao ôm chí mộng nhất định phải làm chủ cho bằng được ...."
    Tony kể rất nhiều .. Tôi viết đại khái , vì chi tiết của một ý chí, chi tiết không quan trọng bằng cái huớng nói chung, đúng kông ?
    ....
    Anyway, thanks em bà già . Đợi nghe đọc về thời thơ ấu của em đấy nhé .
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 11:11 ngày 06/08/2009
  2. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Tuổi thơ của em đẹp và dễ thuơng quá nha !
    Con nít thích nhất đuợc múa hát .
    Em làm anh nhớ lại . ĐÚng rồi, hồi nhỏ, mỗi lần xem .. cọp mấy tuồng cải luơng xong, con Út lại làm làm đạo diễn ngay đêm đó , bắt anh đóng tuồng với nó trên vỉa hè khuya. Mà không phải đóng lập lại chi tiết của vở tuồng mới xem đâu nhé . Mà nó .. và anh đóng tiếp theo ! Tình tiết tiếp theo thì toàn theo trí tượng của 2 đứa . Thỉnh thoảng, dụ thêm được vài đứa nhóc khác đóng chung , múa kiếm cũng vui .
    hahah, có lần, anh và nó cãi nhau cực kì quyết liệt về "tình tiết" phăng thêm . Hình như là tuồng gì mà nhân vật chính là con gái bị chết khi đánh nhau với quân Tàu đó . Chồng cúa cô đó bị chết truớc , rồi cô ta trả thù chồng nên mang quân đi đánh nhau với Tàu . Tuy thành công đuợc nhiều trận,nhưng rồi rốt cuộc cô và em cô cũng bị chết . Con Út đóng vai cô đó, nó không cho cô ấy bị chết mà cứ bắt tôi phải chết để nó đi trả thù .
    Anh không nhớ mấy chi tiết . Nhưng đại khái, hihih, anh muốn là nó bị chết rồi anh đi trả thù kia . hahahah Đúng là con nít .
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 06/08/2009
  3. rose_avizone1910

    rose_avizone1910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    963
    Đã được thích:
    1
    Tuổi thơ được bắt đầu bằng lời kể ...
    Trên lưng ông ngoại:
    - mắt gì?
    - mắt bồ âu.
    - mũi gì?
    - ọc ừa.
    - miệng gì?
    - ái im
    ...
    - cháu ông nào nhỉ?
    - ong nọi.
    ... hix trên lưng ông ngoại mà lại nói cháu ông nội cơ ...
    ...
    lớn thêm chút nữa là thích bộ quần áo fông đỏ, bố đi nghỉ mát về mua cho sướng lắm ...
    Tuổi thơ là những buổi đi theo bố đến cơ quan và thích nhất là được ăn bánh mỳ pate ở gần cơ quan bố
    ... nhớ bố
  4. ba_gia_bon_chen

    ba_gia_bon_chen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.332
    Đã được thích:
    0
    Hihi, đúng rồi ạ. Tuổi thơ mà dữ dội tý sau này về già có nhiều chiện để kể cho con cháu nghe anh ạ. Tuổi thơ mà hiền quá sau ko bít kể rì sất. :D
    Em cũng tin là những người vượt qua khó khăn thì sẽ có xu hướng thành đạt và trưởng thành hơn những người khác.
    Chúc anh TXX mau sớm mua được nhà hàng để tụi em còn kiếm đường qua ăn ké free.. :D
  5. phuongnt258

    phuongnt258 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2009
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm của anh với bến xe thật đẹp. Với em, say tàu xe, ô tô, đa phần chỉ đến bến xe vì công việc trước đây. Lúc đó em làm về chương trình VCT (tư vấn xét nghiệm tự nguyện), khách hàng của em hầu hết ai cũng có nguy cơ cao. Em khâm phục anh rất nhiều khi mà trong hoàn cảnh xung quanh như vậy mà anh vẫn luôn cố gắng phấn đấu để có được ngày hôm nay
  6. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Khoảnh đời lưu lạc vỉa hè trong tuổi ấu thơ cúa tôi, tôi chỉ gặp được anh lớn nhất, mỗi khi thỉnh thoảng anh ghé qua bến xe vào những chiều Sàigon nhá nhem tối . Bóng anh nghiêng nghiêng với cái áo bộ đội màu xanh bạc màu sông biển . Anh kiếm cái áo đó mặc để hóa trang đó mà . Cái nón tai vành như một thanh niên đi thủy lợi mới về . Nước da thư sinh trắng nõn cúa anh được thay bằng làn da sạm nắng . Anh đang theo học nghề tài công, sửa máy tàu . Học ... lén ! Học lóm thôi chứ thật ra, công việc chính cúa anh chí là công việc của một thằng đệ tử làm việc sai vặt trên các ghe đánh cá . Có gì thì làm nấy , ghe nào cần thì thẩy cho anh 2 bữa ăn là có được sức lao động cúa anh suốt ngày hôm ấy . Một sinh viên y khoa năm thứ nhất, rùng mình 1 cái, anh biến thành một thằng cu li sống bất hợp pháp ở những vùng sông nước miệt HảI Dương Vũng Tàu ...
    Tôi chỉ gặp được anh, anh cả . Còn mấy anh kia trong nhà, tôi nghe qua mẹ kể .
    Người anh thứ 2, anh 2, anh tìm được 1 chỗ nương náu bên 1 gia đình neo bóng đàn ông, chỉ 2 ong bà cụ già, ở mãi tận trong khu rừng đước nước đen của U Minh Hạ . Trong 1 chuyến vượt biên mà các anh bị lừa sạch cả số vàng cúa hồi môn sính lễ thời mẹ là con gái . Người tổ chức vượt biên mà lừa đảo khi ấy, họ mang các anh tôi , bỏ ở khu rừng U Minh Hạ, nói là ở đó đi để chờ táu lớn đến rưóc , và thế là họ ôm vàng dông đi luôn . Anh 2 nán lại khu đó , bám vô để sinh sống . Còn các anh khác thì tìm đi nơi khác . Anh 2 làm nghề cào tôm , bắt cá sấu . Anh có 1 chiếc ghe nhỏ, ngày ngay đi cào tôm cá, rồi đem ra chợ đổi bán lấy vài lít gạo . Cái ghe nhỏ cào tôm là của 2 ông bà cụ già nơi anh nương náu . Ông cụ già rồi nên sẵn sàng để anh làm thế, họ chia nhau miếng ăn sống cho qua ngày . Anh kể với mẹ tôi, ngày ngày, anh ngóng trông bóng anh cả, hay các em mình, ngóng tin vì anh thật chán ngấy cảnh rừng với sông nước . Nó làm anh cảm giác như đang bị tù đày tận hoang đảo . Nhưng anh Cả lại muốn anh bám vô đó, vì biết đâu, người ta không lừa mà có tàu lớn đến rước thật thì sao ? Dẫu sao, nghe bảo, người tổ chức này là người .. uy tín lắm , đã từng nhận ân huệ của ba mẹ thời xưa mà ...
    Anh thứ 3, anh còn đang trong tuối teen, nhưng anh lại có vóc dáng vạm vỡ cúa một thanh niên đang sức bật với đời . Anh Cả giao anh cho 1 người bạn cùng trường, cũng đang lần mò tìm đường vượt biển ra đi . Nơi anh 3 ẩn náu là bến cảng Sài Gòn . Anh dùng giấy tờ giả, tên giả , và làm nghề bốc vác . Những người thanh niên có bố mẹ đang trong tù cải tạo, lý lich bị bôi xấu, khi thi vô đại học thì không những không đuoc cộng điểm thêm như những gia đình có công với cách mạng, họ lại còn bị trừ đi thật nhiều điểm . Lắm khi số điểm bị trừ đến mức vô lý, vì nó tựu chung cũng giống như vĩnh viẽn không được vô đại học vậy ! Họ cố tình đánh rớt, để xung quân cho thanh niên xung phong . Làm công tác thu dọn chiến trường, chứ đừng hòng được cầm súng chiến đấu cho quê hương đấy nhé . Ai dại gì giao vũ khí cho con em của chính quyến xưa chứ ? Thời bao cấp trong miền Nam , tuy chiến tranh dã chấm dứt, nhưng ghê gớm lắm, các ban biết không ? Nó đẩy bao thanh niên ưu tú, tài sức thông minh, lao ra biển tìm lấy một con đường sống . Chết cũng phải ra đi . Thà chết liền, còn hơn chết từ từ trong một cái xã hội mà mình đương nhiên mang tội vì cha chú mình đã từng phục vụ với phe thua trận . Trớ lại, anh 3 làm nghề bốc vác bến tàu . Con đường của anh đi làm sẽ thừa cơ trốn trên tàu , khi ra ngoài hải phận quốc tế, đêm đến, họ sẽ lén thả nổi trên phao giữa đại dương . Và hy vọng, khi các tàu cúa các nước khác đi ngang, sẽ vợt phao họ và được cứu .
    Hai cái khó trong cái plan của những người cưu mang anh 3 là, làm sao trốn được trên tàu, mang đủ thức ăn nuớc uống cho vài tuần lễ lênh đênh với phao trên đại dương . Cái khó thứ hai là, phải canh cho thật đúng, đúng ngay cái vùng biển mà tàu bè quốc tế đi lại nhiều , rồi mới trốn ra bong tàu và nhảy xuống biển với phao . Tất cả còn lại đều là may rủi . May thì không bị cá mập đớp . Rủi nếu giông bão, hay không gặp được tàu thì chịu thua .
    Người ta ở khu khuân vác, họ chỉ nhận anh 3 thôi . Vì anh đô con lực lưỡng . Anh thứ 4, tức anh kế tôi (tôi đứng thứ 5), anh không phải là thanh niên . Tuy anh lớn hơn tôi cả cái đầu đó, nhưng anh vóc dáng thư sinh lắm . Mặt thì đúng là con nít ! Thì anh vẫn còn là con nít mà . Anh tìm đuoc một công việc tạm sống qua ngày . Đó là, anh đi theo những người contracts lắp máy biên thế trên kháp các tỉnh miền Nam . Vì anh là con nít, nên không cần thiết phải xuất trình giấy tờ . Nếu công an hỏi, nguoi ta chỉ bảo anh là thằng nhóc đi theo học nghề và giúp việc . Anh sống hầu như trên xe pickup truck quanh năm suốt tháng .
    Trong các mắt cúa anh 2, anh 3 và anh 4, họ hình dung tôi là một thằng nhóc gai góc sương nắng, sống giang hồ khu bến xe tạp nhạp . Nên khi gặp lại tôi trong trại tỵ nạn, các anh ôm tôi mừng mừng tủi tủi : "Nghe má nói, tụi tao cứ tuởng mày nhìn .... du đãng bụi đời lắm chứ . Té ra, mày ... mày vẫn babie như xưa thôi"
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 07/08/2009
  7. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1

    Một buổi chiều đáng nhớ trong các mốc đáng nhở của gia đình tôi . Anh tôi nhắn tin cho mẹ tôi, tất cả mọi người phải có mặt ở Sàigon trong 3 ngày tới . Anh hy vọng có thể mang tất cả đi, vì anh biết sắp có ... "đánh lớn" ! Đánh đây là đánh cá . Tiếng lóng cúa dân vượt biên . Khi đi đánh cá lâu, họ phải mang theo nhiều thức ăn và nước uống . Bãi đánh sẽ là một vị trí cực kỳ bí mật . Không phải chỉ phòng hờ công an, còn phòng hờ cả người ta ... đi chui, đi canh me nữa .
    Thường thì chủ tàu nhận vàng, đến phút chót, cho khách biết địa điểm . Đến nên, lên tàu và đi thôi . Dân canh me biết đuợc, lên tàu theo, cũng đố mà biết .
    Những con tàu đi vượt biên, đa số khi ra khơi, số nguoi trên tàu thường gấp đôi hay gấp 3 số người chủ tàu dự định thức ăn , nưóc uống là chuyện thuờng . Đại khái là cứ lên tàu hết , còn chỗ ngồi chỗ đứng là cứ lên thôi . Ra khơi thoát được vòng kiểm soát của công an, lúc đó, họ mới đếm đầu người và ... hy vọng sống sót .
    Ngay hôm đó, nhận đuợc tin nhắn của anh cả, mẹ tôi lặn lội ra bến xe tìm tôi . Bà vẩn vơ lảng vảng khắp bến xe, nhưng tìm không thấy . Tôi không muốn cho bất cứ ai biết, tôi còn có mẹ, và mẹ là bà . .....
    ..........
    ....
  8. linhkhue3

    linhkhue3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2008
    Bài viết:
    461
    Đã được thích:
    0
    Em tự tin là mình đủ hiểu biết để có thể nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất và không có quyền phán xét lịch sử hành động suy nghĩ của những người khác .
    Em cũng hiểu là mình nên học cách sống đặt mình vào hoàn cảnh sống cho người khác để nghĩ cho người khác
    Nên học cách nhìn tổng quan để có thể nhìn xa và rộng hơn .
    Nên mở rộng trái tim mình để cảm nhận được hơi ấm từ tình cảm của con người .
    Nên thêm bạn bớt thù
    Nếu đã trải qua một tuổi thơ vất vả , sự trải nghiệm sống vững vàng .
    Em cũng mong anh tự nhìn lại mình, cách cư xử của mình ít ra là với một thành viên như em , vì em tin em chẳng có một lỗi gì với anh cả
    Em bỏ qua cho anh tất cả những điều cư xử không phải của anh với em.
    Em thực lòng mong muốn anh tìm được một người con gái tốt , có gia đình riêng , có con cái và kết thúc những ngày tháng sống độc thân và sống cho ngày hôm nay , cho ngày mai
    Không còn cảm giác hoài niệm về quá khứ nữa .
    Thực lòng đấy , một em gái qua mạng

  9. xehaichungta

    xehaichungta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Anh ui, bữa nào anh có tâm sự để viết tiếp đi. Chuyện ở vietnam kể xong thì anh kể chuyện hồi anh mới sang Can. HÌnh như tuổi thơ kéo dài đến khi nào mình nghĩ mình vẫn là đứa trẻ. Viết đi anh, thỉnh thoảng em vào em ném đá, tung tin scandal---> PR cho anh
  10. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Anh đang kể chuyện xưa thì .. hic hic , bị cô Linh Khuê làm cụt hứng .
    Đọc bài viết của cô ta, nhiều người lại cứ tuởng chắc cô ta là bạn gái trước của anh rồi bây giờ .. tha thứ chuyện ect anh dối xử với cô ta .
    Trời ạ, anh chỉ khóa nick cô ta thôi chứ nào cô ta có biết cái mặt mũi của anh tròn méo ra sao đâu . Mà cụt hứng thật . Anh trốn trong thread tâm sự này mà em LInh Khuê cũng ráng vô đây ghẹo phá anh nữa . hu hu hu
    Vâng, anh sẽ kể tiếp chứ . Khi nào lấy lại được hứng .
    Sẽ kể tiếp đến chuyến vượt biển đi từ Vũng Tàu qua tận Indonesia (tức quần đảo Nam Dương) . Rồi tuối niên thiếu bôn ba xứ người bên Canada, làm đủ mọi nghề , vừa làm vừa đi học ra sao .... Kể chứ em . Toronto thì cũng nhiều kỷ niệm lắm . Cái xứ em đang sống hiện giờ đó Thùy Trang ...
    Ở Toronto ngày xưa, anh từng ... đi biểu tình chống phá thai , biểu tình .. dể kiếm tiền đó em . Tức là, đeo cái bảng truớc ngực va sau lưng, đi di lại lại trên phố Young & Bloor , mỗi giờ đuợc lãng .. 2 đồng ! Từng đi bỏ báo . Từng đi ... bắt trùng hàng đêm lúc 3 giờ sáng duới mưa lạnh, lạnh cóng tê cả hồn mà tay thì bắt những con giun mập mạp trơn tuột nhầy nhầy kinh lắm . Rồi lớn lên tí nữa thì .. rửa chén nhà hàng . Cái nghề cao quý gọi là .. lau chùi dĩa bay đó em !
    Anh cày cục lắm, vô được tới đại học Waterloo, anh tự nhủ, chả có cai gì trên đời này gọi là cực khổ hèn hạ nhất mà mình chưa làm qua cả . Vậy mìnn còn sợ gì cái gọi là ... challenge in real life nữa chứ ?
    Kể thì kể . Nhắc thì nhắc . Nhưng anh .. anh thú thật, trong anh vẫn mãi hằn sâu những khoảng khăc sống vỉa hè bến xe , hằn sâu nhất . Anh dám cá, không có cái nắng nào gay gắt bằng cái nóng của Sài gon giũa ban trưa, dội lửa lên kháp bùng binh vườn hoa của Ngã 7 Sàigon cả . Không có cơn mưa nào, nặng hạt xối xả bằng những cơn mưa SG giữa nửa đêm hay trời gần về sáng ....
    Sưong đêm . Sao trời . Đường phố dài vắng lặng sau giờ giới nghiệm ...
    Rồi mờ sáng .... Tiếng gà gáy xa xa trong xóm sâu vọng ra giữa phố . Gánh hàng rong đi ngang, lay lay đánh thức 1 thằng bé ngủ nướng nơi vỉa hè . Ao uớc đêm dài hơn 1 tí để nó được ngủ thêm !
    Một ngày lại đến . Một ngày lại đi .
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 02:45 ngày 14/08/2009

Chia sẻ trang này