1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một trao đổi nhỏ kỹ thuật thi công cầu Cần Thơ

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi Le_Viet_Ha_new, 28/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tharua

    tharua Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    7
    Đúng là theo TCVN kết cấu có cạnh nhỏ nhất (a) và chiều cao lớn hơn 2m có thể được xem là khối lớn. Theo thông số của cầu Cần Thơ thì : "Kết cấu mặt cầu là dầm hộp bê tông cốt thép đúc tại chỗ mác 50 Mpa, mặt cắt ngang là hình thang ngược gồm 4 khoang, đáy ở trên có chiều rộng 26,0 m và chiều cao là 2,70 m".
    Theo mình hiểu thì ở đây: h1+h2+h3+h4 = 2700. Vậy chắc mặt cầu không phải là BTKL rồi.
  2. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Dầm ở đây là dầm hộp rỗng ở giữa. Không và không bao giờ có bất có bất kỳ mặt cầu nào là BT khối lớn cả.
    Được xdvn sửa chữa / chuyển vào 04:28 ngày 01/10/2007
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Mấy cái đỏ kia chứng tỏ nguời viết chả biết dek gì, cố mà nói cho nó có chuyện!
  4. tharua

    tharua Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    7
    Cảm ơn bác.
  5. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến từ báo :
    -------
    3 giả thiết về nguyên nhân thảm hoạ sập cầu Cần Thơ


    Sập cầu Cần Thơ khi đang xây được xem là sự cố lớn nhất trong lịch sử ngành xây dựng Việt Nam. (Ảnh: Nhật Trường).
    (Dân trí) - Sự cố sập hai nhịp dẫn lên cầu Cần Thơ đã xảy ra được 5 ngày. Đó là khoảng thời gian chưa đủ dài để các ngành chức năng tìm được nguyên nhân cuối cùng của sự cố. Tuy nhiên, việc mổ xẻ dưới nhiều góc độ và đưa ra những giả thiết khác nhau để tìm nguyên nhân là điều cần thiết.
    Chiều ngày 26/9, trong buổi trao đổi với chúng tôi, ông Trần Chủng - Cục trưởng Cục giám định chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, ủy viên Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho rằng: Cần có thời gian đánh giá phân tích bởi đây là sự cố xảy ra trong quá trình thi công. Theo ?okhuyến cáo? của ông Chủng, các cơ quan hữu quan cần nhắm vào các biện pháp kỹ thuật về tổ chức thi công hệ thống đà giáo và các biện pháp khác liên quan đến quá trình thi công để tìm nguyên nhân của vụ tai nạn.
    Tuy nhiên, đến đêm ngày 27/9, ông Nguyễn Văn Công - phát ngôn viên của Bộ GTVT cho biết, nguyên nhân ban đầu của sự cố đã được xác định là do đất chôn dàn giáo bị lún. Dàn giáo được bắc từ trước, đến ngày 25/9 đơn vị thi công đã đổ được 10 đốt trong tổng số 12 đốt (nhịp cầu được chia thành 12 đốt - PV). Đêm 25/9 trời mưa rất to đã làm nền đất bị yếu.
    Ngay sau đó, qua phương tiện thông tin đại chúng, một số cán bộ trong ngành GTVT có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh nguyên nhân này.
    Trước đòi hỏi của dư luận về việc xác định cho được nguyên nhân của sự cố, chúng tôi đã tìm đến những chuyên gia đầu ngành xây dựng của Việt Nam với mong muốn tìm được mẫu số cuối cùng cho những giả thiết mà công luận đặt ra. Nền đất yếu và sự bất cẩn trong thi công là những nguyên nhân đầu tiên được các chuyên gia này nhắc đến.
    Có thế nền đất yếu đã gây nên tai hoạ - Ông Đặng Gia Nải - Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ, hó Viện trưởng Viện khoa học và Công nghệ GTVT
    Nguyên nhân của sự cố, theo tôi là do sự ổn định của nền đất quá yếu và đà giáo quá cao gây nên sự mất ổn định. Chiều cao của hệ đà giáo cũng đồng thời tỉ lệ thuận với trọng lượng của nó. Một khi nền đất phù sa yếu đặc trưng (lại càng yếu hơn vào mùa mưa) của vùng ĐBSCL là rất yếu, không thể gánh nổi toàn bộ tải trọng đó thì lún là hiện tượng tất yếu phải xảy ra.
    Tuy nhiên, có một vấn đề mà các cơ quan chức năng chưa có giải đáp thoả đáng. Việc 2-3 ngày, bê tông đạt được cường độ là đúng. Nhưng tôi xin nói, kể cả sau đến 10 ngày đi chăng nữa mà đà giáo bị lún thì vẫn có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Dầm bê tông ở đây là dị ứng lực, phải căng kéo bo cáp dự ứng lực sau đó mới đưa đà giáo. Chỉ khi đó, dầm mới có đủ khả năng chịu tải.
    10 ngày, thậm chí 30 ngày đi chăng nữa mà tháo đà giáo trong khi không căng kéo bê tông dự ứng lực thì cầu vẫn cứ đổ. Nếu bo cáp không căng kéo, bê tông cứ uốn theo đà giáo và đương nhiên là gẫy vì khả năng bê tông chịu kéo không tốt.
    Sự cố đã xảy ra, trụ xiên chắc chắn đã hỏng, phải làm lại. Còn trụ thẳng thì phải đo đạc lại, kiểm tra đánh giá lại toàn bộ. Nếu trong phạm vi nghiêng độ cho phép thì có thể gia cố thêm cọc để khỏi tốn kém nhưng nếu ?oquá? một chút là phải đập bỏ.
    Có thể do lỗi của bên thi công
    Theo ông Chu Ngọc Sủng - Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho rằng, có thể tại một điểm kê nào đó của dàn giáo bị gãy, hỏng sập xuống kéo theo cả một đoạn gãy sập. Trong trường hợp này còn bị kéo theo hỏng thân trụ cầu. Không loại trừ khả năng những trụ xây rồi sau này phải làm lại.
    Nguyên nhân này thường do lỗi của bên thiết kế hay thi công, thưa ông?
    Thường là lỗi do bên thi công bắc dàn giáo không cẩn thận. Các sự cố này cũng có xảy ra trong các công trình xây dựng nhưng rất hạn hữu. Đây là thiệt hại trong xây cầu lần đầu tiên ở Việt Nam. Cầu Rào ở Hải Phòng sập cách đây 10 năm là cầu khai thác rồi nhưng do cốt thép bị rỉ nên bị sập chứ không phải cầu đang thi công.
    Ngoài nguyên nhân điểm kê dàn giáo bị yếu thì có những nguyên nhân nào có thể dẫn đến sự cố như cầu Cần Thơ?
    Tôi chưa xem kỹ thực tế cầu Cần Thơ nhưng có trường hợp đất dưới móng yếu hoặc thanh kê không đủ lớn bị oằn (từ chuyên môn gọi là mất ổn định) cũng gây sập. Có thể không sập ngay khi đổ bê tông nhưng sẽ dẫn đến việc bị sập.
    Có khả năng nhà thầu không để ý đến độ lún - PGS.TS Đào Xuân Lâm - Nguyên TGĐ Tổng công ty thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) - Bộ GTVT
    Một số nhận định ban đầu cho rằng có thể do dàn giáo yếu nên gây sự cố ở cầu Cần Thơ, ông có thể nhận định gì về giả thiết này?
    Thường cầu dây văng trong quá trình thi công hay xảy ra sự cố do đúc dầm tại chỗ. Các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc đều đã bị sự cố trong quá trình thi công cầu loại này. Sự cố ở cầu Cần Thơ có lẽ do nhà thầu không để ý lắm đến độ lún của dàn giáo trong khi đất ở đây rất yếu. Trường hợp này dù làm dàn giáo nhưng phải đóng bệ cọc rất chắc để giữ dàn giáo ấy và phải theo dõi suốt trong quá trình làm để xem độ lún thế nào, nếu lún phải xử lý ngay.
    Nếu sự cố là do dàn giáo yếu như nhận định ban đầu thì có thể trường hợp này nhà thầu, tư vấn giám sát theo dõi không kỹ nên để lún. Nếu lún mà bê tông đúc dầm chưa cứng thành một khối thì sẽ gây đổ sập. Vì bê tông đúc tại chỗ sẽ thành một khối rất nặng. Nếu nặng quá mà dàn giáo lún sẽ làm đổ sập. Trường hợp đúc sẵn thành từng phiến để làm dầm thì sẽ nhẹ và dễ lắp hơn, lắp đúng kỹ thuật thì không có vấn đề gì cả.
    Với nền đất yếu như ở cầu Cần Thơ phải làm dàn giáo thế nào, thưa ông?
    Dàn giáo này phải có móng riêng của nó. Đất yếu thì móng sâu, tốn kém hơn, có thể vẫn lún nhưng vẫn chịu lực được. Nếu độ cao 30m có thể dàn giáo lún vài chục phân. Nhưng với dàn giáo tốt chỉ lún 1-2 phân. Phải theo dõi kỹ độ lún trong quá trình thi công. Nếu đúng lỗi do dàn giáo thì có thể do hệ thống dàn giáo làm kém, không được vững.
    Một số công nhân cho biết xuất hiện vết nứt trên mặt dầm cách đây 10 ngày. Mới đổ bê tông được 2-3 ngày nhưng sau đó dàn giáo đã được di động để đúc bê tông các nhịp tiếp theo... Như thế tiến độ có quá gấp, gây ảnh hưởng tới kết cấu không?
    Những cái đó phải xem xét cụ thể. Nhưng bê tông thường là bị nứt khi co ngót ở những chỗ ít thép gọi là nứt co ngót chứ không phải nứt chịu lực. Bây giờ có chất phụ gia giúp bê tông đông cứng nhanh nên sau 2-3 ngày có thể thi công tiếp. Nhưng phải xem lại chất lượng phụ gia và phải xem tỷ lệ có đúng hay không? Cái này phải lấy mẫu thí nghiệm để đối chứng. Nếu quy định 2 ngày làm tiếp được thì sau 7 tiếng phải thí nghiệm, 2 ngày sau thí nghiệm đạt thì làm tiếp. Quy định này rất nghiêm ngặt, cứ làm đúng thì không có sự cố gì cả.
    Trong thời gian này kết cấu dầm chưa làm việc vì vẫn ở giai đoạn đổ bê tông. Dầm đang dựa vào dàn giáo chống nó chứ bản thân chưa làm việc. Chắc chắn phải cần thời gian để xem xét lại thiết kế thi công và công nghệ thi công thế nào vì nhà thầu giỏi vẫn có thể để lọt sơ hở.
    Phúc Hưng
    (Thực hiện)

  6. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Không nên kết luận "chắc đụi" thế bác haio ạ!
    Hiện tại đó chỉ là một trong nhiều giả thuyết.
    Chưa có điều gì đảm bảo rằng một (hay nhiều) trong các giả thuyết ấy là đúng cả.
    Một ý kiến dù "vớ vẩn" nhất cũng đều có thể gợi mở cho ta tìm đến với sự thật.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 01/10/2007
  7. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Một bài có liên quan , nhưng lạ là từ ngữ không thống nhất :
    Dàn giáo hay Giàn giáo
    ---------
    Thứ Ba, 02/10/2007 - 9:04 AM


    Lòng hiếu thảo sau những giàn giáo đổ nát


    Phạm Công Hưng và cha tại Bệnh viện đa khoa Cần Thơ.
    (Dân trí) - Chấp nhận xa quê hương, vào Cần Thơ làm công nhân, gởi tiền về đỡ đần bố mẹ và các em. Tấm lòng của những người con hiếu thảo này như ngọn đuốc bừng sáng trong câu chuyện về cuộc sống gian khổ mà họ kể.
    Nhỏ tuổi, thân hình có phần ?okiêm tốn? hơn người khác, Hưng chỉ là chân sai vặt của công trường. Mỗi tháng em nhận được 1,5 triệu tiền công. Trong số tiền ít ỏi ấy, em trân trọng trích ra 1 triệu gửi về quê để đỡ đần bố mẹ. ?oNhà chỉ có mấy sào ruộng, quanh năm làm không đủ ăn nên em nó mới khổ thế này? - cha của Hưng, ông Phạm Công Cảnh chua xót nói.

    Gặp em Phạm Công Hưng ở bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, nụ cười hồn nhiên của tuổi 18 đã níu chân chúng tôi lại với em. Sinh năm 1989, Hưng vừa rời ghế nhà trường chỉ mới cách nay vài tháng. Gia đình của Hưng ở tận Thanh Hoá. Học xong lớp 12, một mình em vào Cần Thơ kiếm tiền bằng cách ?ongười ta sai cái gì thì làm cái đó?.

    Hưng tâm sự: ?oĐã gần 2 tháng trôi qua, nhiều lúc nhớ quê, nhớ nhà chịu không nổi nhưng em không ngờ lại gặp ba trong hoàn cảnh này?. Em nhập viện trong tình trạng nặng: gãy 2 tay, chấn thương chân và trên gương mặt xinh xắn của em hiện hữu một đường chỉ may rất dài do bị sắt đâm.

    Tình trạng bệnh của Hưng còn nhẹ hơn so với Dương Quốc Hùng. Hùng là một trong hai bệnh nhân nặng nhất nằm trong Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ. Vừa mới tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 (TPHCM), Hùng rủ ba người bạn nữa vào làm ở công trình cầu Cần Thơ. Tai nạn xảy ra, 2 người bạn của anh ra đi. Quốc Hùng bị sưng thận, lá lách bị cắt, gan bị ảnh hưởng, não bị dập nhiều chỗ.

    Dương Công Hùng tại BV đa khoa TW Cần Thơ


    Người cha Dương Đình Danh hớt hải chạy rừ Cam Ranh, Khánh Hoà vào. Dường như ông không tin nổi. Vì chỉ mới đây, Hùng còn gọi điện cho ông than công việc cực quá. Hùng chỉ mới làm được hai mươi ngày. Hùng nói chờ vài ngày nữa có lương sẽ gửi tiền về nuôi em học. Lương của kỹ sư xây dựng mới tốt nghiệp như Hùng là 3 triệu rưỡi.

    Chú Danh vào thăm con, trong ba lô con trai còn có mấy chiếc bánh trung thu mà Hùng định gửi về cho gia đình. Chú Danh chua xót: ?oThà nó gãy tay, gãy chân? tui nuôi. Cầu trời đừng để cho não của nó bị ảnh hưởng. Sau này, có gia đình nó khỏi mặc cảm với mọi người?.

    Sau 5 ngày hôn mê, phải thở máy, chiều 30/9, Dương Quốc Hùng đã tỉnh và không còn cần thở máy. Nhưng tình trạng bệnh vẫn còn rất nặng.

    Nhà báo Phan Huy trao tiền hỗ trợ
    cho nạn nhân Phạm Công Hưng.

    Chiều 1/10, đại diện báo Dân trí đã đến Bệnh viện đa khoa Cần Thơ thăm hỏi và trao số tiền 13 triệu đồng cho 13 nạn nhân đang nằm điều trị.

    Anh Nguyễn Văn Năm, xã Đông Bình - Bình Minh - Vĩnh Long là nạn nhân lớn tuổi, bị thương nặng: dập phổi, tràn máu màng phổi, phải truyền máu liên tục. Được các bác sĩ tận tình cứu chữa anh đã vượt qua cơn nguy kịch.

    Cùng phòng có nạn nhân Nguyễn Văn Thảo (sinh năm 1979) ở Long Tuyền - Bình Thuỷ - Cần Thơ bị thương nặng. Gia đình nghèo, anh Tuyền đi làm gom góp những đồng lương ít ỏi để nuôi mẹ và chuẩn bị cưới vợ. Tai hoạ ập xuống, anh bị máu tràn màng phổi, gãy xương hàm, xương chậu, chưa biết lúc nào bình phục, khó tránh khỏi di chứng và thương tật sau này.

    Đây là đợt cứu trợ thứ ba của Quỹ nhân ái báo Dân trí. Các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ cũng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bạn đọc và quỹ nhân ái của báo.

    Phạm Tâm - Nguyễn Nhi


    Kim Hường - Hiếu Hiền

  8. 0di0trolai

    0di0trolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Em đọc một số bài báo về vấn đề kĩ thuật của vụ sập cầu này, theo em thì vài điểm sau có thể cần chú ý trong công tác đánh giá nguyên nhân sập
    1. Bê tông có thể đạt cường độ nhất định để chịu nén, tuy vậy một khi cáp chưa được căng thì hệ kết cấu bê tông vẫn phải dựa vào hệ giàn giáo đang đỡ trọng lượng bản thân của nó
    Một số bài báo nói đến việc giỡ ván khuôn sơm nhưng không biết hệ giáo tương ứng có được dùng để chống lại không hay cũng di chuyển theo ván khuôn ? Nếu di chuyển theo ván khuôn thì có lẽ đây là vấn đề quản lý kĩ thuật
    2. Hệ thống giàn giáo được thiết kế như một kết cấu thép chịu tải trọng và có hệ móng độc lập (được kĩ sư Nhật kiểm tra và nghiệm thu).
    Không rõ hệ số an toàn và bậc siêu tĩnh của hệ giáo này là bao nhiêu? Có khả năng hệ số an toàn khi thiết kế không được lấy cao vì là công trình tạm ?
    3. Hệ móng thiết kế tốt thế nào thì cũng chẳng đảm bảo được 100% thực tế sẽ đúng thiết kế vì có giời mà biết đất sẽ biến đổi thế nào.
    Vậy câu hỏi tương tự trên, khi thiết kế, hệ số an toàn khi thiết kế móng chống lún được lấy là bao nhiêu?
    Nhà cửa thì có hệ giằng móng để tăng bậc siêu tĩnh, còn ở trường hợp này là móng đơn?
    Một số bài báo đặt vấn đề trời mưa ảnh hưởng đến chất đất, vậy có thể đặt vấn đề là móng sâu như vậy (theo một số bài báo thì vào khoảng 20-40 m, xin lỗi vì tớ cũng không nhớ rõ, ai biết thì đưa vào giúp, cám ơn nhiều nhé) thì liệu nước mưa ảnh hưởng tức thời nhiều hay ít đến tầng đất đặt cọc?
  9. chicomotcoca

    chicomotcoca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Em đề nghị anh Mod lano303 copy di chuyển topic này sang Box Xây Dựng cho anh em bên ấy cùng bàn luận thêm .
  10. shadowsword

    shadowsword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0

    Thật sự là các bác cố gắng bàn về việc cực kỳ khó khăn của một bài toán kỹ thuật mà chẳng có tí dữ liệu hay tham số nào liên quan!, vậy là đang đoán mò, phỏng ạ?
    - Các bác, có bao nhiêu bác có khả năng đánh giá chính xác năng lực chịu tải, độ ổn định thực tế của hệ đà giáo chịu lực khi thi công, chất lượng, các khuyết tật... kể cả là hệ đà giáo được sản xuất mới tinh?
    - Các bác, có bao nhiêu người khi giám sát đảm bảo kiểm soát được mọi hoạt động trên công trình như dự kiến?
    - Một cái nữa là ai làm xây dựng cũng hiểu: Công trình bị đổ không phải vì nó yếu ( các bác bớt nghi ngờ dân xây dựng chuyên ăn cắp cho em nhờ nhé) mà vì nó có 1 điểm yếu không phát hiện được thôi. Dân gian có câu "thuỷ phá thổ" là ở đấy!
    - Tôi thì đố các Bố bên bộ CA, GTVT tìm được nguyên nhân qua việc đánh giá hồ sơ của hệ đà giáo đấy!, hồ so sẽ chuẩn!
    - Các dấu hiệu của nguyên nhân đổ đã tiêu cùng cái phần bị đổ của cây cầu!
    * Nếu phải đoán như các bác thì tôi đoán như sau, với giả thiết là phát biểu này chính xác:
    "Ông Bùi Văn Thịnh - Phó Giám đốc Cty TNHH Cơ khí và Xây dựng Vĩnh Thịnh, đơn vị cung cấp công nhân thi công dầm cầu bị sập - cho hay, lúc đổ bê tông sàn cầu, qua quan trắc, đo đạc, đơn vị này đã phát hiện sàn cầu dẫn bị lún, có nơi lên tới gần 7 cm. Độ lún bình quân theo tính toán là 3,5 cm. Tuy nhiên, đơn vị này không rõ độ lún có nằm trong giới hạn cho phép hay không. "Nếu biết, chúng tôi đã cương quyết ngừng thi công", ông Thịnh nói
    Thì:
    Phần mặt cầu có biến dạng lún quá lớn, lại không đều, trong trường hợp đặc biệt, nó làm thay đổi sơ đồ chịu lực của hệ đà giáo. Làm cho tải trọng tăng lên đột ngột tại một số điểm nhưng không phá hoại mà chỉ dẫn đến trạng thái tới hạn của vật liệu. Cộng với một số bất lợi ngẫu nhiên, nó làm phá hoại một phần hệ đà giáo nhưng lại ở vị trí liên kết của hệ đà giáo...
    Dẫn tới phá hoại toàn bộ phần cầu dẫn này!
    Tất nhiên, kém miếng khó chịu, tôi cũng chỉ đoán thế, tuy những nhận định của tôi là theo kinh nghiêm!

Chia sẻ trang này