1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài đặc trưng của môn phái Nhất Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 07/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ton_tho_tuong

    ton_tho_tuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0

    Tôi có coi mấy cái video clips của ông Xuân Bính, thấy chủ yếu ông ta mới tập ra được bộ tay hổ , thân pháp khi xuất đòn chủ yếu dựa trên lướt và đổ . Rất tiếc là tôi không thấy ông ta làm được theo bộ ảo pháp mà đã ghi trong quyển NN căn bản . Cho tôi hỏi cả một vùng Thanh Nghệ lớn như vậy chỉ có mình ông Bính đại diên cho võ NN thôi sao ....
    Có bác nào có tài liệu hay clips của các người khác tập võ ở vùng Thanh Nghệ không ? Xin bỏ lên đây cho mọi người được thấy .
    Còn khí công NN, cái này là cái gì vậy ? Nếu có khí công chắc là phải có nội công NN, Bác nào biết bỏ lên đây cho tôi đọc ké với
    Tôn Thọ Tường
    Người thèm Vịt Tàu Quay
  2. cobebangbang

    cobebangbang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    bác ăn vịt quay hay bị vịt quay ăn ấy ơi cho em hoi bác xem clip ở đâu thế cho em xem mới
    em cũng thấy nhất nam cũng thường thôi , võ sư chưởng môn chạy tít qua Nga sống đâu có dạy cho người Việt đâu thế thì nó cũng khó mà phát triển được , mà bác vịt quay nói thế nào ấy chứ người ta mạnh về điểm nào thì sẽ phát huy điểm ấy làm sở trường và tập luyện chủ yếu về điểm ấy chứ ai lại bạ cái gì cũng luyện để mà chít à , võ nhất nam là do ông bính đưa ra trình làng dĩ nhiên là ông ấy đại diện rồi , còn võ dạy tại vùng thanh - nghệ thì thầy dạy trò làm gì mà cần cái tên , lấy họ của thầy là được rồi , bác nhận xét được ông Bính như vậy chắc thân thủ cao lắm , cho em ngắm nghía cái clip của bác coi xinh trai không nào
  3. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    đề tài NN nói nhiều trc kia ở bên vietkiem.com
    có thời gian tui vọc lại và post lên sau ......
  4. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    bài này của bác Daiviet99 trước kia bên vietkiem.com ................
    tui post cho mọi người coi ............
    ................................................
    Phái võ Nhất nam ?" Môn võ cổ truyền của dân tộc Việt nam
    Nhất nam là 1 môn phái võ thuật có lịch sử phát triển lâu đời của dân tộc ta. Đất tổ của môn phái nằm trên vùng đất tối cổ châu Hoan , châu Ái ( tức vùng Thanh hoá , Nghệ an hiện nay ) địa thế như gốc một chiếc quạt xoè ra.
    Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các môn võ , bài võ cổ đã lưu truyền ẩn hiện trong dân gian, trong các dòng họ trau dồi , sáng tạo , giao lưu tiếp thụ những tinh hoa của các môn võ của các dân tộc khác mà hình thành nên những đặc điểm riêng biệt phù hợp với thể tạng và tầm vóc của người Việt nam.
    Phái võ Nhất nam là một môn phái võ có tính qui mô và tính tổ chức cao. Hệ thống môn công đồ sộ , toàn diện: quyền , binh khí, công phu luyện nội , ngoại ... cùng với một hệ thống lý luận về tâm pháp, yếu pháp làm cơ sở và nền tảng lý luận cho người luyện tập, giao đấu và đối nhân xử thế. Hệ thống môn công của phái Nhất nam được đúc kết, sáng tạo dựa trên sự vận hành của khí huyết , những đặc điểm tâm - sinh lý và cơ chế vận động cơ bắp của con người ; huy động tối đa sức mạnh của bản thân, lợi dụng sức mạnh của đối phương để đánh đối phương.
    Phái Nhất nam đưa ra các bài tập đặc thù có tính liên tục trong các đòn thế chuyên để luyện các môn công như: tay xà, tay trảo, tay đao, tay quyền... hoặc đặc dị hơn là các bài ?o Ma quyền ?o , ?o Ảo quyền ?o , ?o Hoa quyền ?o ... về binh khí có 9 bài kiếm, 9 bài côn, 5 bài rìu... ngoài ra còn có một môn binh khí độc đáo nữa là ?o nhung thuật ? chuyên dĩ nhu chế cương, sử dụng giải lụa 2 đầu có vật nặng để chiến đấu ; vừa có sự mềm mại uyển chuyển trói bắt binh khí dối phương, vừa có thể công phá mục tiêu với sức khó có binh khí nào đạt tới được.
    Đồng thời với việc học tập và rèn luyện quyền cước , binh khí, công phu nội , ngoại... người học võ Nhất nam cũng được học tập cả Tâm pháp ; nó là nhưng đúc kết kinh nghiệm xương máu trong chiến đấu , tập luyện và đối nhân xử thế, với nguyên tắc :
    - Học lấy tinh không cần nhiều
    - Hiểu cần nhiều nhưng luyện ít
    - Học lõi không học vỏ, học vỏ để chứa lõi
    - Giác đầu thành tay, thành chân
    - Cần chí hơn lý ở đầu
    Dù công hay thủ người luyện võ không được coi nhẹ môn công nào, từ bộ tay, bộ chân, thân pháp, tấn pháp, thủ pháp, công pháp đến kỹ thuật hoá giải, biến hoá chiêu thức... một thê chứa trăm vạn thế, trăm vạn thế thu vào một thế; dùng tĩnh chế động, dùng động chế tĩnh ; địch không động ta không động, địch động ta động trước, đòn đi sau nhưng đến trước ; dùng ít sức nhưng vẫn đạt hiệu quả cao...
    Trong phái Nhất nam mỗi một đòn thế đều được phân tích kỹ lưỡng để hiểu được sự hay dở, của mỗi đòn thế; trường hợp nào , khoảng cách nào thì đem lại hiệu qủa cao nhất, khi tấn công mà bị phản công thì phòng thủ ra sao... Do đó việc dạy và luyện võ của phái Nhất nam trên tinh thần :
    - Dạy chí trước môn công
    - Dạy ý trước tay chân
    - Dạy chế công lấy công làm gốc
    - Dạy chế thủ lấy thủ làm gốc
    - Biết chế chống công, biết công được chế
    Trong giao đấu cũng như trong cuộc sống thường nhật kẻ luyện võ cần có những nguyên tắc, lý tưởng để chỉ đạo tư tưởng và hành động ; người luyện võ cần hiểu được Đạo của tự nhiên, trào lưu của xã hội, tâm sinh lý con người như vậy mới có thể đưa ra phương châm sử lý đúng đắn trong mọi tình huống.
    ?o Khéo thua không bị chết
    Giỏi đánh không sợ thua
    Giỏi bày trận không cần đánh
    Giỏi cầm quyền không cần bày trận
    Hiểu đạo không cần dụng binh .?
    ....................................................................
    Một số đặc điểm của phái Nhất nam
    Trong bài có sử dụng một số đoạn được in đậm và nghiêng là trích từ cuốn Nhất nam căn bản tập 1 do Võ sư Ngô Xuân Bính biên soạn, nhà xuất bản TDTT phát hành năm 1988 việc làm này chưa được phép của võ sư Ngô Xuân Bính nhưng với mong muốn giới thiệu với các bạn yêu thích võ thuật về môn phái Nhất nam một cách chính xác nhất nên tôi đã mạo phép trích theo bài viết mong Võ sư Ngô Xuân Bính lượng thứ !
    * Quy môn : Là những quy định về cách thức nghi lễ... của môn phái nhằm hướng tâm ý của mọi thành viên tham gia vào một mục đích... những qui định rõ ràng để phân cấp, tạo tính trên dưới trong quan hệ của người trong môn phái.
    Một số điểm cơ bản trong quy môn của phái Nhất nam như:
    - Chào Thầy: để chào Thầy đệ tử phái Nhất nam dùng nghi lễ trước buổi học chào đứng sau buổi học chào quỳ chứng tỏ hàm ơn mang nghĩa nặng của người trò đối với người Thầy
    + Khi chào đứng người học trò đứng trung bình tấn dùng tay phải là tay quyền, tay trái là tay đao đưa từ 2 bên tới ngang mặt đặt tay phải vào lòng bàn tay trái đầu cúi xuống
    + Khi chào quỳ người học trò bước chân phải lên trước chân trái và quỳ xuống tay phải là là tay quyền, tay trái là tay đao đưa từ 2 bên tới ngang mặt đặt tay phải vào lòng bàn tay trái đầu cúi xuống
    Tay quyền tay đao là biểu hiện của âm dương, đó là sự hài hòa nhu thuận của trời đất , của nước và lửa theo quan niệm tinh thần cũng như triết học của người phương đông . Chắp tay quyền và đao, người học trò nói với thầy lòng mong muốn theo học đạo trời đất, thuận theo lý tạo hoá và trí hướng của mình
    Trong biểu diễn và thi đấu đệ tử phái Nhất nam cũng dùng thế chào này để chào Trọng tài
    - Chào bạn đồng môn: Cũng giống như thế chào đứng nhưng tấn cao hơn, tay đưa từ ngoài vào tới ngang ngực và gật đầu tỏ ý tôn trọng kính nhường nhưng cũng rất bình đẳng đường hoàng của anh em đồng môn với nhau
    - Chào người khác môn phái: Khi chào người khác môn phái hoặc người không tập võ người đệ tử phái Nhất nam cần bộc lộ một thái độ bình đẳng, mối giao cảm chan hoà kính mến; nên thao tác gần giống như kiểu chào bạn đồng môn chỉ khác là 2 tay áp âm dương để trước ngực đưa sang phải rồi sang trái mỗi bên một lần
    * Các phương pháp bổ trợ khi luyện quyền
    Trước khi luyện tập quyền cước, binh khí đệ tử phái Nhất nam cần luyện qua các bài: khởi quyền pháp, khởi cước pháp, khởi thổ pháp ... ( thông thường tất cả được gọi với tên chung là khởi quyền )
    Đây là hình thức chuẩn bị cho cơ thể có khả năng thực hiện những hoạt động đòi hỏi thực hiện những động tác mạnh, khéo léo, dẻo, liên tục. Khởi quyền đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động làm các khớp xương gân cơ, nội tạng đi vào trạng thái hưng phấn nhằm tránh sai khớp, bong gân chuột rút các hiện tượng biến ứng của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn , hệ hô hấp và cơ quan nội tạng theo chiều hướng có hại do hậu quả của các vận động đột ngột, mạnh...
    * Hệ thống bài quyền: Mỗi một đòn tay chân trong môn phái Nhất nam đều có những bài chuyên biệt để rèn luyện như: luyện tay xà thì có bài quyền tay xà, luyện tay đao thì có bài quyền tay đao, luyện tay trảo thì có bài quyền tay trảo... Khi học đến trình độ cao đệ tử phái Nhất nam được học các bài chuyên biệt và đặc dị cùng với hình thức luyện công riêng để giúp người luyện tập nhanh chóng đạt thành tựu cao một cách vững chắc.
    * Yếu pháp: Là những yếu quyết căn bản giúp người luyện tập nắm vững và có cơ sở lý luận trong việc học tập các đòn thế, chiêu thức, cách di chuyển, tấn công phản công, phòng thủ...
    Yếu pháp của phái Nhất nam dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, cơ chế vận động của cơ bắp cơ chế vận hành của khí huyết để đưa ra các phương thức rèn luyện. Nó vừa tinh tế vừa khoa học , vừa đơn giản mà khéo léo; lợi dụng sức mạnh của đối phương, huy động tối đa sức mạnh của bản thân, nhưng vẫn điều hoà và tiết kiệm sức lực để có thể chiến đấu lâu dài...
    Các yếu pháp căn bản của phái Nhất nam được chia ra làm 5 phần: thân pháp , thủ pháp , công pháp, hoá pháp , giải pháp
    + Thân pháp là những thủ thuật, cách thức di chuyển cơ bản giúp người luyện võ tiếp cận, lách né hoặc đánh lừa đối phương. Yêu cầu của môn công này là khả năng đảo hướng nhanh, có tốc độ ; thu tấn vững vàng, kín đáo; di tấn nhẹ nhàng, không sơ hở; tiến mà đối phương không biết, thoái mà đối phương không hay.
    Thân pháp của phái Nhất nam chia ra làm 5 kiểu: Thân trực pháp, Thân trực nghịch pháp, thân hoa long pháp, ảo pháp, ma pháp
    + Thủ pháp: Là cách thức , thủ thuật chủ yếu giúp người luyện võ nắm được những nguyên lý phòng thủ cơ bản, vừa có khả năng giữ mình kín đáo vừa có khả năng khắc chế các đòn tấn công, các lượt tấn công khác nhau của đối phương, lại vừa có khả năng chủ động tấn công khi có cơ hội. Môn phái Nhất nam có nguyên lý phòng thủ rất độc đáo với cái ý rất sâu xa là ?o giữ miếng trước khi tấn công? ?o giữ thế trước khi thủ ?o không cứng nhắc mà vẫn có kỷ cương không liều mình mà vẫn dư táo bạo.
    Thủ pháp của phái Nhất nam được chia ra làm 5 loại cơ bản: Công để thủ, lơi để công, lách để công, chịu công để công, vờ công để thủ.
    + Công pháp: Là những cách thức, những thủ thuật chủ yếu giúp người luyện võ nắm được nguyên lý tấn công cơ bản vừa đạt được mục đích chủ động vừa đảm bảo tính an toàn tuyệt đối . Môn phái võ Nhất nam với tâm pháp ?o giữa mình trước khi đánh người ?ođã tổng kết được nhiều kinh nghiệm tiếp cận chủ động tấn công có hiệu quả cao : công mà vẫn thủ , thủ để được công.
    Phái Nhất nam có 5 phương pháp công cơ bản: Trực chủ công; giả công để công ; vờ hở để công; giả thủ để công ; công công công công công.
    + Hoá pháp: Là những cách thức, những thủ thuật , kỹ thuật dùng để phát triển đòn ; đánh phải, đánh trái , đánh ngắn, đánh dài... thành 1 chuỗi liên tục hợp lý dựa trên hiệu quả thực sự của đòn đánh trước hoặc sự phản ứng trực tiếp của đối phương khi bị tấn công. Ưu thế của thủ thuật hoá pháp là luôn tìm được những giải pháp có hiệu quả cao nhất trong từng hoàn cảnh, để dành thế chủ động luôn luôn tấn công, Ngược lại nếu quá quan tâm và say sưa dùng thủ thuật hoá pháp mê mải tấn công, không chú ý hoặc quyên mất phòng thủ sẽ bị đối phương có bản lĩnh dễ dàng đánh lừa rồi đột ngột phản công rất nguy hi ểm.
    Hoá pháp có 5 thủ thuật chủ yếu sau: hoá trực công, đả lực công, vân vũ công, ma pháp công , cầm nã công.
    + Giải pháp: Là những cách thức, những thủ thuật, kỹ thuật dùng để gạt, đỡ, triệt, ép... tất cả mọi đòn tấn công của đối phương ở tất cả các hướng, các chiều... thủ thuật này thường được sử dụng đông thời với các thủ thuật hoá pháp nên còn gọi chung là kỹ thuật ?ohoá giải?. Trong thực tế, nếu kết hợp được nhuần nhuyễn ưu thế của thủ thuật giải pháp và hoá pháp sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp khó có sức mạnh nào thắng nổi.
    Giải pháp có 5 thủ thuật chính yếu: giải áp công, giải đối công, giải trượt công, giải chịu công, giải ma công.
    Khi luyện tập giải pháp có khá nhiều phương pháp như 2 người ngồi đối diện mắt nhắm hờ, tĩnh tâm, 1 người công 1 người cảm nhận; 1 người công 1 người thủ ; 2 người cùng giao đấu . Các bài này đều có thể tập ở thế ngồi hay đứng, khi luyện tới trình độ cao có thể bịt mắt lại để tập ; Bài tập này nâng cao khả năng của người tập như: tai thính, mắt tinh, cảm giác đón nhận mọi tác động của vật lạ trên bề mặt da ngày càng chính xác; phản xạ của tay chân nhanh hợp lý
  5. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Một số đặc điểm trong kỹ thuật của phái Nhất nam
    Mỗi một môn phái võ thuật khi hình thành và phát triển luôn có xu hướng tạo nên một đặc điểm riêng biệt trong kỹ thuật của môn phái, chính nhờ các đặc điểm này người ta dễ dàng nhận ra lai lịch của một người dựa vào những kỹ thuật người đó thể hiện. Là một môn võ cổ truyền của người Việt cổ , phái Nhất nam cũng có những kỹ thuật đặc thù và các môn công đặc thù.
    Từ xa xưa loài người sinh sống chủ yếu dựa vào hái lượm và săn bắn , để có thể săn được những con thú lớn những người cổ đã phải hợp sức để vây ráp dùng những vũ khí thô sơ như đá , cành cây sắc nhọn để hạ gục con mồi, dần dần họ hình thành các động tác có tính hiệu quả cao để hạ gục con mồi nhanh hơn ; trong các đợt cúng tế thần linh, ăn mừng hay đưa tiễn người chết họ đã đem các động tác này ra để nhảy múa và trong các trạng thái ức chế thần kinh dần dần các đường kinh mạch được vận hành do đó sẽ dẫn đến các hình thức các động tác kỹ thuật khác nhau các động tác này được truyền lại qua các thế hệ, dần dần trở thành các bài võ và phương pháp luyện công ; trải qua các cuộc chiến tranh giành giật quyền lực và vùng lãnh thổ của các bộ tộc, dân tộc các thế võ, bài võ được hoàn thiện thêm và hình thành nên các môn phái hay lưu truyền trong các dòng họ, gia tộc, nhà chùa ...
    Phái Nhất nam hình thành từ bao giờ, ***** môn phái là ai điều này không ai biết chỉ biết rằng nó được lưu truyền trong dân gian tại vùng châu Hoan, châu Ái ( Thanh hoá , Nghệ an ngày nay ). Phái võ này có một hệ thống đầy đủ các môn công, binh khí công phu nội ngoại , hệ thống phân tích, lý luận, đối nhân sử thế. Nhưng tiếc là đã thất truyền mất một phần giờ chỉ còn lại 7-8 phần ( theo lời của Võ sư Ngô Xuân Bính người có công tập hợp và đưa phái võ Nhất nam xuất thế ) Nhưng với 7-8 phần còn lại cũng cho thấy sự đồ sộ và qui mô của môn phái này. Tôi xin đề cập tới một số kỹ thuật mang tính chất đặc thù của phái Nhất nam nó được thể hiện trong rất nhiều chiêu thức , bài quyền , phương pháp luyện công.
    Do là một môn võ của người Việt cổ nên các kỹ thuật của phái Nhất nam được đặt ra nhằm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và thể tạng của người Việt , hơn nữa người Việt luôn có tinh thần đùm bọc , bao dung vả lại để chống lại các cao thủ võ lâm trong các đội quân chinh phát từ phương Bắc tới nên các chiêu thức của phái Nhất nam luôn tránh né va chạm trực diện sử dụng các kỹ thuật lách, né, trượt , đẩy , phản đòn ... là chính, ít khi đối công ỷ sức đấu lực. Vì là một môn võ vừa để rèn luyện thân thể vừa để chống giặc ngoại xâm nên các đòn thế của Nhất nam đều dựa trên cơ chế vận hành của khí huyết và cấu tạo cơ bắp, xương cốt, lấy tính hiệu quả làm chính, nhắm đánh vào những chỗ yếu điểm của cơ thể con người, tránh hướng tấn công trực diện của đối phương , triệt phá gốc phát lực của đối phương làm giảm hiệu quả hoặc mất tác dụng của đòn thế , nương theo đòn của đối phương để trả đòn... để có thể chiến đấu trong thời gian dài và luôn trầm tĩnh trong mọi tình huống, nhìn thấy đối phương sử dụng các môn công đặc dị mà không nao núng. Người luyện võ Nhất nam phải luyện " nội '' , phương pháp luyện nội cơ bản của phái Nhất nam cho những môn sinh trình độ thấp sử dụng vòng vận khí theo quá trình lên theo mạch nhâm , xuống theo mạch đốc với bài tập khởi đầu cơ bản là bài ?o Dưỡng tâm gia pháp ?o kết cấu của bài này không chỉ là bài luyện vận khí mà còn tụ khí, tích khí, phát khí , đả thông kinh mạch, nó giúp người luyện nâng cao khả năng của các tạng phủ, gân cốt giúp người luyện mạnh khoẻ, dẻo dai , có thể ứng chiến và vận động với cường độ cao, động tác phức tạp ngay mà không cần phải qua quá trình khởi động lâu .
    Trong đấu đối kháng việc có phát lực mạnh được hay không phụ thuộc rất nhiều vào tấn có vững chắc hay không ; nó giống như ta xây nhà muốn xây cao đòi hỏi nền móng phải vững chắc, một cái cây to cần có rễ bám sâu và rộng thì mới có thể chịu đựng được cuồng phong bão táp.
    Trong khi đấu đối kháng khi ta phá đưọc tấn của đối phương thì đồng nghĩa với việc đòn đánh của đối phương sẽ bị mất lực và đi lạc mục tiêu, đồng thời sẽ đem lại cho ta cơ hội phản công.
    Lấy thí dụ khi đối phương di tấn để ra đòn về phía ta khi chân họ chưa chạm đất ( giai đoạn chân họ vừa chạm nhưng trọng lượng chưa dồn kịp vào chân tấn được dùng làm trụ ) lúc đó ta nhanh chóng dùng chân quét hoặc đạp vào cổ chân của họ làm cho họ mất chân trụ như vậy là đòn đánh của họ sẽ mất hiệu quả và ta đã có cơ hội phản công.
    Khi đối phương di tấn đánh tới ta cũng có thể đạp vào đầu gối của họ làm cho nó bị lệch nghiêng đi cũng có hiệu quả tương tự.
    Khi đối phương đánh tới ta cũng có thể bước đệm một bước hạ thấp người tránh đòn rồi dùng hông đánh mạnh lên phía trước vào mạng sườn hoặc hông của họ rồi ra đòn cũng có hiệu quả cao , đòn này giúp ta nhập nội nhanh , tránh được hướng tấn công trực diện...
    Sau này tôi sẽ đưa lên một số đoạn của bài dưỡng tâm gia pháp một bài luyện nội của phái Nhất nam và một số các kỹ thuật đặc thù có hiệu quả cao hay được áp dụng trong đấu đối kháng.
    Trước mắt các bạn thích luyện nội nên tập hít thở bằng ngực để giúp cho ***g ngực được mở rộng, các phế nang trên cùng của phổi được hoạt động ( khu vực này thường it được hoạt động nhất trong khi ta thở bình thường ) , các bạn nên tập theo số đếm để cho hệ thần kinh điều khiển quá trình thở được làm quen không nên hit thở tuỳ tiện sẽ dẫn đến rối loạn nhịp thở thì nguy hiểm, có thể lấy số đếm theo tỷ lệ : 1-2-3-2 nghĩa là thời gian cho việc hít vào là đếm tới 10 thì thời gian ngừng thở là đếm tới 20 thời gian thở ra đếm tới 30 thời gian ngừng thở đếm tới 20 , các bạn nên thở ra trước trong quá trình này lúc đó các khí bẩn bị đẩy ra trước sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích hơn.
    Chú ý : Khi mới tập không nên cố gắng thái quá trong các động tác thở , các bạn hãy tự tìm cho minh số đếm và tốc độ đếm thích hợp với sức của mình
  6. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Các bài tập bổ trợ
    Các bài tập bổ trợ trước khi bước vào thực tập bài dưỡng tâm gia pháp của phái Nhất nam . Các bài này không nằm trong hệ thống bài tập được giới thiệu tại cuốn Nhất nam căn bản .Tại sao lại cần phải tập qua các bài bổ trợ này , đó là vì :
    - Cơ thể chúng ta từ sau khi sinh ra đã dần dần quen với việc thở bằng ngực do đó cần phải làm quen với việc thở bụng, nếu ngay từ đầu khi mới tập ta đã vận khí dồn ép để mong phình được bụng dưới ra sẽ không có lợi cho việc luyện công, nếu dồn nén khí thái quá có thể gây khí huyết công tâm mà choáng ngất.
    - Việc vận khí theo kinh mạch là không dễ dàng , nếu ta chỉ đơn thuần tưởng tượng dòng khí chạy theo kinh mạch mà không xác định vị trí cụ thể là các huyệt đạo mà nó phải đi qua thì dù có khổ công luyện tập cũng không thu được thành quả bao nhiêu.
    - Trong luyện tập võ công nhất là trong thời gian luyện nội việc ăn uống, bồi bổ, tàng tích tinh lực là việc bắt buộc nếu người tập không muốn có những biến động không hay .
    Sau đây tôi xin hướng dẫn 3 bài tập bổ trợ nhằm giúp các bạn bước vào luyện tập dưỡng tâm gia pháp nhanh đạt thành tựu hơn , các bạn luyện tập các môn khí công nội công khác mà đường lối luyện tập không ngược với phương pháp này đều có thể dùng làm bài tập bổ trợ, những bài tập này rất có ích đối với người mới tập chưa tự làm chân khí phát sinh được.
    1. Tập thở : Bài dưỡng tâm gia pháp của phái Nhất nam sử dụng phương pháp thở bụng thuận tức là khi hít vào thì bụng phình ra, khi thở ra thì bụng thót lại, nhưng khi tập thì lại dụng lực vận khí ép chạy theo cột sống do đó dẫn đến nội tạng bị ép trở xuống vào lúc hít vào , bị ép lên cao vào lúc thở ra. Đối với người mới tập thì việc dồn ép này chưa hẳn đã có lợi vì cơ thể không thể thích nghi ngay được, ta cần phải cho nội tạng làm quen với các chuyển động lên xuống có tính chu kỳ này ở mức vừa phải.
    Tư thế : ta có thể sử dụng các tư thế ngồi, đứng , nằm ; Ở tư thế nằm ta dễ cảm nhận được các chuyển động của cơ bụng và nội tạng hơn.
    Hô hấp : theo quá trình thở ra - ngừng thở - hít vào - ngừng thở ; thời gian cho mỗi quá trình các bạn tự xác dịnh lấy cho thích hợp với cơ địa của mình, ví dụ như tỷ lệ: 1-3-2-3 các bạn không nên thở một cách tuỳ tiện vì nó sẽ dẫn đến rối loạn quá trình hô hấp vô cùng nguy hiểm. Đầu tiên ta thở ra một hơi dài để thanh lọc các khí trọc ( bẩn ) trong cơ thể ( quá trình này đếm tới 10 chẳng hạn ) sau đó ngừng thở đếm tới 30 , từ từ hít vào đưa hơi thở ( nội tạng chuyển dịch )ép sát theo cột sống đi xuống bụng dưới, bụng dưới phình ra. ( bụng dưới được tính từ rốn đổ xuống ) đếm tới 20 , sau đó ngừng thở đếm tới 30 , rồi từ từ thở ra bụng dưới xẹp xuống , nội tạng ép nhẹ theo cột sống nâng lên hoành cách mạc nâng lên, ***g ngực xẹp xuống làm các phế nang bị ép mà đẩy khí trọc ra ngoài nhiều hơn. Quá trình cứ thế lặp lại dần dần bạn sẽ cảm thấy cơ bụng và nội tạng chuyển động dễ dàng hơn, không có hiện tượng tim bị ép căng thẳng ( hơi cảm thấy tức vùng tim ) .
    2. Xác định vị trí huyệt đạo dòng nội khí sẽ chảy qua : khi hành khí vận công ta cần phải xác định chính xác vị trí các huyệt đạo trên đường khí vận hành qua . Để tập bài dưỡng tâm gia pháp ta xác định huyệt đạo như sau: đỉnh mũi , huyệt ấn đường ( giữa hai đầu lông mày ) , huyệt bách hội ( kéo 2 đường thẳng từ đỉnh 2 tai lên đỉnh đầu gặp mạch đốc là huyệt bạch hội ) , huyệt đại truỳ ( nằm giữa đốt xương sống cổ C7 và xương sống lưng L1 chỗ dưới cái xương cổ ngang vai lồi ra ) , huyệt linh đài ( lấy 2 núm vú kéo thẳng vào giữa là huyệt đản trung chiếu thẳng ra sau lưng là huyệt linh đài ), huyệt mệnh môn (đối diện từ rốn ra sau lưng là huyệt mệnh môn ), trường cường ( nằm tại vị trí xương cụt ) , huyệt hội âm ( nằm dưới đáy mình , giữa tiền âm và hậu âm ) khi tới huyệt này thường có một chút tính dục ta không nên giữ ý tại đây lâu nếu định lực chưa cao, huyệt đan điền ( nằm cách rốn 1,5 thốn , từ trước chia ra sau làm 3 thì điểm chia đầu tiên từ trước ra sau được lấy làm tâm điểm của cái quả bóng khí này - tức đan điền ) khi ta ép sát 4 ngón tay từ ngón trỏ tới ngón út vậy thì gốc của các ngón này được tính là 3 thốn , ta giữ ý để xác định vị trí huyệt đan điền lâu một chút vì đây là vị trí quan trọng nhất trong cơ thể, việc nắm giữ được huyệt đạo này là mấu chốt để luyện công , luyện tinh hoá khí nâng cao công lực đạt đến trình độ cao hơn , sau đó đưa ý tới huyệt đản trung, huyệt thiên đột ( nơi yết hầu ), huyệt thừa tương ( giữa cằm ) , rồi quay lại huyệt ấn đường cứ thế lần lượt xác định huyệt vị theo thứ tự vòng vận khí lặp đi lặp lại .
    3. Vận động cột sống và nội tạng bằng động tác : cả 2 bài này động tác phải liên tục , tròn trịa , mềm mại
    - Vận động phần dưới cơ thể : Đứng chân rộng bằng vai, hai tay chống vào eo, đẩy hông sang trái == > ra sau người hơi cúi xuống == > sang phải == > ra trước người hơi ưỡn ra trước == > sang trái , cứ thế lặp đi lặp lại 64 lần rồi quay ngược chiều lại. Động tác này làm vận động các khớp vùng eo, hông và nội tạng vùng này .
    - Vận động nửa trên cơ thể : Đứng trung bình tấn 2 tay chắp vào nhau như khi ta chắp tay để cúng lễ vậy sau đó đưa ra trước mũi bàn tay hướng về phía trước, người hơi gập xuống ==> đưa sang trái người đổ sang trái ==> đưa về đằng sau người ngửa ra phía sau ==> đưa sang phải ==> đưa về đằng trước ==> quay ngược chiều trở lại
    - Vận động nội tạng: 2 tay áp vào thành bụng ép xuống và đẩy nội tạng chạy theo chiều kim đồng hồ 12 vòng rồi đẩy theo chiều ngược trở lại
  7. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Dưỡng tâm gia pháp
    Toàn bộ bài ?o Dưỡng tâm gia pháp ?o là trích từ cuốn Nhất nam căn bản tập 1 do Võ sư Ngô Xuân Bính biên soạn, nhà xuất bản TDTT phát hành năm 1988 việc làm này chưa được phép của võ sư Ngô Xuân Bính nhưng với mong muốn giới thiệu với các bạn yêu thích võ thuật về môn phái Nhất nam một cách chính xác nhất nên tôi đã mạo phép đưa bài lên Internet mong Võ sư Ngô Xuân Bính lượng thứ !
    Đây là một trong số các bài luyện nội công của môn phái Nhất nam, có yếu quyết đơn giản dễ tập, có thể thu được kết quả nhanh chóng sau một quá trình luyện liên tục 5-10 tháng. Yêu cầu của bài tập này là phải tập đúng yếu quyết, kiên trì tự mình phải thắng được sức ỳ của chính mình.
    Hiệu quả của việc tập nội công là dưỡng khí, bổ tâm làm cho cơ thể có khả năng dễ dàng thích ứng với mọi môi trường, vận động cơ bắp dễ dàng, trí não sáng suốt, sức bền, độ mạnh, tính nhanh nhẹn và phản xạ được nâng cao. Đặc biệt người tập ?o Dưỡng tâm gia pháp ?o khi thành đạt, cho phép người luyện chủ động được thư giãn trong mọi hoàn cảnh, tự mình có khả năng phục hồi sức khoẻ nhanh nhất, và ngược lại cũng dễ dàng bắt cơ thể làm việc ở mọi hoàn cảnh; đột ngột, nặng nề hoặc đơn điệu, nhàm chán...
    Việc tập nội không thể ngay một lúc nhận thấy hết được hiệu quả lớn lao của nó, cũng như mốc kết thúc thời gian. Người tập một năm có kết quả một năm, tập 5 năm , 10 năm có kết quả 5, 10 năm. Nhưng chắc chắn khi đã có được một vài phát hiện , nhận thấy những tiềm năng ẩn tàng trong đó sẽ không mấy ai lại bỏ cuộc.
    Các giai đoạn của bài ?o Dưỡng tâm gia pháp ?o
    Tư thế : nhập định ngồi là ngồi xếp bằng như ta hay ngồi gót chân phải kéo sát vào háng sau đó kéo chân trái tới bên ngoài chân phải, mặt ngoài 2 cẳng chân đều tiếp xúc với đất ; hai tay nắm hờ thành tay quyền đặt lên đầu gối, cánh tay thả lỏng , duỗi thẳng ; trục lưng thẳng, bụng thả lỏng, cằm hơi đưa vào , đầu hơi cúi, đỉnh đầu dường như được treo lên tại vị trí huyệt Bách hội, hậu môn hơi co lên .
    + Giai đoạn 1:
    - Hít vào: Ở tư thế ?o nhập định ngồi ?o, từ từ hít sâu hơi vào qua lỗ mũi, tưởng tượng dòng khí đó qua u mày, đỉnh đầu, gáy rồi đi dọc cột sống vào hậu môn tụ ở đan điền. khi nén khối khí đó ở đan điền phải chú ý uốn lưỡi vồng lên, phần dưới phía đầu lưỡi tì vào hàm trên ( lúc này chức năng của lưỡi như một chiếc van đậy kín cuống họng ).
    - Thở ra: Khi cơ thể thực sự có nhu cầu thở ra thì từ từ dồn khối khí đó qua rốn, vùng ức , cổ rồi ép tụ ở vùng cuống họng cho đến khi tự nó đủ mạnh đẩy bật lưỡi về vị trí ban đầu ( khối hơi thoát ra khỏi miệng tạo nên tiếng kêu gọn ?o bục ?o ).
    Chú ý: Khi thở ra bụng phải hóp vào, càng lõm càng tốt. Tuần tự thực hiện các chu trình hít vào thở ra đúng như trên từ 30-60 phút là được một buổi tập ?o Dưỡng tâm gia pháp ?o.
    Sau qúa trình vài tháng, hoặc hơn một năm, ngày nào cũng tập 2 lần: sáng khi vừa ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Tập nơi thoáng gió yên tĩnh và tập lúc tinh thần thư thái, tập trung tư tưởng thì c úng ta sẽ thu được kết quả cụ thể như sau :
    - Bụng nóng, mỗi lần vận khí có tiếng sôi òng ọc ;
    - Gan bàn tay, bàn chân nóng ;
    - Đỉnh đầu ấm ;
    - Không cần hình dung cũng thấy khối khí đó ở dạng lỏng, vận hành theo chu trình trên.
    Đạt được như thế, cơ thể bắt đầu thấy sảng khoái sau một buổi tập, ăn lúc nào cũng thấy ngon, ngủ lúc nào cũng thấy sâu, khí huyết lưu thông. Các bệnh tật trong người nếu có thì bắt đầu thuyên giảm. Lúc đó mới chuyển sang tập ở giai đoạn 2.
    + Giai đoạn 2:
    - Hít vào: Ngồi đúng như giai đoạn 1, thực hiện chu trình hít khí vào cho tụ ở đan điền, giống như chu trình giai đoạn 1. Nhưng khi đã tích đủ khí ở đan điền thì không từ từ dồn lên cuống họng đưa ra mà tập trung tinh thần vận khối khí đó chạy vòng quang rốn theo chiều kim đồng hồ 2 vòng, sau đó cho chạy ngược lại 2 vòng xung quang rốn.
    - Thở ra : Khi đã tiến hành xong chu trình vận khí chạy quanh rốn , tụ khí tại đan điền tới khi nào có nhu cầu thở ra thì từ từ dồn khối khí đó qua rốn, vùng ức , cổ rồi ép tụ ở vùng cuống họng cho đến khi tự nó đủ mạnh đẩy bật lưỡi về vị trí ban đầu ( khối hơi thoát ra khỏi miệng tạo nên tiếng kêu gọn ?o bục ?o) giống giai đoạn 1.
    Sau một quá trình dài tập luyện khi nhận được chính xác những hiện tượng cụ thể như sau:
    - Khi tập thấy cơ thể nhẹ nhõm, lúc lắc có cảm giác bay bổng ;
    - Tai nghe có tiếng lục bục, tóc dựng đứng ;
    - Hai cẳng chân nhấp nhỏm như sắp sửa bật ra ;
    - Hai tay quyền rung mạnh.
    Đạt được như vậy , tuỳ thể tạng sức khoẻ và tính chất bệnh tật mắc phải trước đó của từng người mà thể lực sức mạnh tăng tiến khác nhau, nhưng so với kết quả thu được của giai đoạn 1 thì độ tăng tiến của giai đoạn này hơn nhiều. Sau khi hoàn tất giai đoạn 2 mới được chuyển sang giai đoạn 3.
    + Giai đoạn 3:
    Đây là giai đoạn đòi hỏi một sự nỗ lực cao nhất, mất thời gian sức lực nhiều nhất.
    - Hít vào: giống giai đoạn 1, khi khối khí đã tụ đầy đủ ở đan điền, từ từ vận lên vùng ngực đẩy sang phải, đẩy sang trái như thế mỗi bên 3 lần, sau đó lại dồn khí trở lại đan điền.
    - Thở ra: giống giai đoạn 1.
    Sau một quá trình dài, khi phát hiện được những hiện tượng sau:
    - Mỗi lần vận khí ngực từng bên phồng cao ;
    - Thóp đầu hơi nhô, gờ gáy hơi phình ;
    - Đầu ngón tay , ngón chân khi tập như có khí phun ra ;
    - Hai đầu vú, hai hõm nách , gan bàn chân, gan bàn tay nóng ran và khá đau khi đang vận khí.
    Đạt được như vậy có thể coi như thanh công lức này mới được chuyển sang tập giai đoạn 4.
    + Giai đoạn 4:
    Đây là giai đoạn không cần thiết cho người tập ?o dưỡng sinh ?o nhưng là giai đoạn rất cần thiết cho người luyện võ.
    - Hít vào: giông giai đoạn 1, khi đã tích đầy khí ở đan điền, phải tập trung tư tưởng chia khối khí đó thành 2 phần bằng nhau, rồi từ từ đẩ xuống hai chân, cảm thấy khí đã ra đều các ngón chân, thì lại từ từ thu về tích ở đan điền sau đó đẩy tiếp lên ngực rồi đưa đều ra 2 tay, từ đó thu về đan điền.
    - Thở ra: Thực hiện đúng như các chu trình trước.
    Giai đoạn này tập mất rất nhiều thời gian nhưng càng tập, càng phát hiện được nhiều điều kỳ lạ, giống như 1 người đi tìm kho báu, thỉnh thoảng lại bắt gặp 1 hiện vật cổ quý giá.
    Qua quá trình dài luyện tập, chúng ta sẽ thu được các kết quả sau:
    - Chân tay rất dẻo, dễ dàng thực hiện các động tác chính xác ;
    - Cơ thể có khả năng chịu đau ;
    - Sức mạnh và đọ dẻo dai tăng tiến ;
    - Tự mình phát hiện được rất nhiều huyệt đạo trong người (các điểm khi vận khí thì đau như bị xuyên kim châm, có mầu đỏ, to bằng đầu đinh ghim nằm chìm sâu trong da. Tất nhiên hiện tượng này chỉ sảy ra trong một số ngày ).
    Những bài tập đó là tiền đề vật chất để có thể tập tiếp các bài ?o nội ?okhác có yêu cầu cao hơn, như đã phá các huyệt , các kinh và hiển nhiên sẽ thu được những kết quả lớn hơn rất nhiều.
    Một số điều cần lưu ý khi tập:
    - Lúc tập phải tuyệt đối thư thái, tập trung tinh thần ;
    - mỗi ngày tập ít nhất một giờ ;
    - Nơi tập phải yên tĩnh và thoáng gió ;
    - Sau một quá trình tập, nếu có hiện tượng như: đau đầu, mỏi tê hai chân, nhức mắt, phân đi hơi lỏng, tức ngực, đau một số huyệt đạo thì không có gì phải lo lắng, mà phải cố gắng để vượt qua những vật cản ấy ( hiện tượng trên chỉ thỉnh thoảng mới sảy ra và cũng chỉ kéo dài nhiều nhất là 5-10 ngày
  8. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Tâm pháp
    Xưa nay chỉ có các đệ tử thực sự lãnh nhận được chân truyền của sư phụ mới được truyền dạy tâm pháp. Tâm pháp là những đúc rút kinh nghiệm xương máu trải qua nhiều đời của môn phái, nó bao hàm toàn bộ tinh hoa của môn phái, nó là kim chỉ nam, là phương pháp luận, là cơ sở để phân tích học hỏi ... Để các đệ tử phái Nhất nam có thể nhanh chóng lãnh hội được các yếu quyết tiềm ẩn nằm trong võ công của môn phái mỗi người đều có thể tự nghiên cứu , nắm bắt , phát triển võ công của môn phái đạt đến cái " tinh " cái " thần " của bài quyền , chiêu thức ... võ sư Ngô Xuân Bính đã đem Tâm pháp môn phái Nhất nam truyền dạy trên cuốn Nhất nam căn bản tập 1. Do cuốn sách này lâu nay không thấy tái bản nên tôi trích đăng toàn bộ phần Tâm pháp lên để các bạn yêu thích võ công nói chung và các đệ tử phái Nhất nam nói riêng có điều kiện để nghiên cứu.
    A- Nguyên tắc
    Học lấy tinh, không cần nhiều
    ?o Học lấy tinh, không cần nhiều ?o là các học cần nắm vững cái cốt lõi, chất lượng với tinh thần ?ođào lâu, tìm kỹ ?o ?o chôn chặt, chắc lâu ?o chứ không phải hình thức hời hợt khoa trương về số lượng.
    Phép học võ lại càng đòi hỏi phải hiểu và nắm được thấu đáo thinh thần của mỗi thế, mỗi đòn, cho đến khi nhận ra được cái lý đơn giản nhưng hoàn đủ của nó ( có mà không, không mà có ).
    Thầy tôi thường kể: ?o Có một người học trò đi tìm thầy luyện võ, gặp được một võ sư tài ba, có nhiều môn công đặc dị. Anh ta nói:
    - Thưa thầy con xin học 3 năm.
    - Không ! Ta không dạy - Người Thầy lạnh lùng trả lời.
    - Thưa Thầy ! con xin học 10 năm.
    - Không !
    - Thưa Thầy ! con xin học 20 năm.
    - Không !
    - Vậy con xin học suốt đời !
    - Ta nhận con - người Thầy hài lòng trả lời. ?o
    Hồi ấy , tôi thích thú về tính ngồ ngộ và là lạ của câu chuyện, mãi về sau mới thấy hết thâm ý sâu sắc của người xưa muốn dạy con cháu: phàm muốn học cái gì cũng không nên nóng vội ( giục tốc bất đạt ) mà phải kiên trì say sưa, học tối, học ngày, học quên giờ , quên tháng , đêm nghĩ, ngày suy, không lúc nào ngừng nghĩ và cứ như thế sẽ trở thành một thói quen thường nhật. Mong học gì mà không thành đạt. Cho nên người thầy dạy võ mới không nhận anh học trò nôn nóng, quá mong đạt đến đích vượt qua khả năng của mình.
    Rồi một lần khác Thầy tôi kể:
    ?o Có một con rết mỗi bên có hàng trăm chiếc chân, bò liến láu trên mặt đất, chàng giun trông thấy phục quá cúi đầu chào rồi thưa:
    - Anh rết giỏi quá! Chân anh nhiều thế kia, bước thoan thoát mà vẫn không vướng nhau.
    Cả đời rết chưa bao giờ nghe ai khen như vậy nên sướng quá. Ừ nhỉ, mỗi bên ta có hàng trăm cái chân mà vẫn điều khiển dễ dàng. Nghĩ vậy rết vênh mặt nói:
    - Nghe đây ! Chú mày có biết tại sao ta đi được không ? Và chẳng cần đợi giun có đồng ý nghe hay không, rết lấy giọng giảng giải:
    - Chân thứ nhất bên phải ta bước lên một bước, thì chân thứ nhất bên trái ta cũng bước lên một bước ... cứ như thế vừa trình bày rết vừa thực hành, lúc đầu thì chẳng sao , nhưng một lúc sau thì rối cả lên ?" vì chân trước, chân sau, chân bảy , chân tám... anh rết tài ba cứ hết chân này dẫm phải chân kia chồng chéo đến nỗi ngã lăn kềnh. ?o
    Đấy ! Học máy móc hiểu máy móc là như vậy. Không có cái gì hay bằng tinh giản, con rết bình thường đi được là chính tự nó, hiển nhiên như vậy - khả năng ngấm vào xương thịt cứ thế mà làm. Học võ càng phải có được như thế . Đó là khả năng giữ mình cao nhất nhờ sự giác độ của tay chân theo ý muốn của đầu. Khả năng ấy chính là phản xạ có điều kiện được rèn luyện nhiều lần đã trở thành bản năng tự vệ luôn túc trực.
    Khi học một bài quyền, lúc đầu phải luôn luôn để ý, tự mình chỉnh sửa: thế này dồn tấn chân phải hay chân trái ? thế này tay trên hay tay dưới, co duỗi ra sao ? khi chuyển thì chân này bước cao hay thấp ? bước dài hay ngắn ? ...
    Cứ thế học mãi, tập mãi thì thuộc, không cần suy nghĩ, cứ tuần tự đi từ đầu bài đến cuối bài mà vẫn không sai thức nào. Nhưng trong thực tế, thuộc đến 100 bài kiểu như vậy thì vẫn không ứng dụng được. Ngược lại, nếu luôn suy nghĩ, phân thích thế này thì dùng vào lúc nào? đối phương đánh đòn này thì né ra sao ? Trong từng trường hợp thì đánh đối phương bằng đòn nào ? dùng cái gì ? dùng như thế nào ? dùng vào lúc nào? khoảng cách nào ? được như vậy đem ra cọ sát, tập đi tập lại nhiều lần để có thể thực hiện dễ dàng theo ý muốn của mình là đạt được độ ?o tinh ?o và ?o thần ?o của bài quyền.
    Môn phái võ Nhất nam có rất nhiều bài quyền đặc dị như ?o Ma quyền ?o, ?o Hoa quyền ?o, ?o Bát quái quyền ?o... Tất cả đều hàm chứa những đúc kết tinh vi qua xương máu và sức sáng tạo lâu dài của ông cha chúng ta. Mỗi thế đều chứa cái cứng, cái mềm, cái chắt, cái lỏng, cái cao, cái thấp, cái lồi , cái lõm, cái nhám, cái trơn, cái xa, cái gần , cái động, cái tĩnh, cái thực, cái giả... Thiên biến vạn hoá không định, không ổn, thật khó đoán lường, nên học được một thế đã bao hàm nhiều thế, nắm đượcmotj đòn đã khắc chế được nhiều đòn.
    Nên ?o Học lấy tinh, không cần nhiều? là như vậy.
  9. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Môn phái võ Nhất nam đặc biệt coi trọng phần trí tuệ: sự nghiền ngẫm, phân tích và lý giải một cách hợp lý , có cơ sở - dựa trên hàng loạt những kiến thức chuyên ngành khác, như: tâm ( tâm lý học ), thể ( giải phẫu học ) ... và đòi hỏi người theo học phải tận tâm nghiên cứu, luôn luôn suy ngẫm mới mong thành đạt. Ngược lại, phái võ Nhất nam cũng không tán thành việc ỷ lại vào thông minh nhưng lười biếng, học hình thức, lý luận suông - kiểu ?o thùng rỗng kêu to ?o .
    Tâm pháp ?o cần chí hơn lý ở đầu ?o là đề cao sự cần cù chịu khó: ?o năng nhặt chặt bị ?o, ý chí sắt đá quyết làm quyết được, ?o có công mài sắt có ngày nên kim ?o của người luyện võ. Ngay từ hồi còn nhỏ khi kể chuyện ?o Thỏ và rùa chạy thi ?o thầy tôi đã nói để cho tôi hiểu sự cần mẫn đã thắng sự chủ quan, khinh định là như thế nào ?
    ?o Có một người đánh đàn đang ba hoa trước tất cả đám học trò về tài đánh đàn của mình, thấy một người bán dầu đi qua nét mặt thản nhiên, không để ý đến tài năng của mình, nghĩ bị xem thường, người đánh đàn bước đến chặn đường rôi cao giọng hỏi:
    - Lão có tài cán gì mà cười ta ?
    - Không, tôi là người bán dầu , chả có tài cán gì hơn người, ngoài khả năng rót dầu không sánh ra ngoài - Người bán dầu điềm tĩnh trả lời.
    - Ha ... ha ! - Người đánh đàn và cả đám học trò cười vang.
    - Lão thử rót ta xem sao ? Thế cũng gọi là tài.
    Người bán dầu lẳng lặng lấy trong túi của mình một đồng xu có đục lỗ ở giữa bé tí, phủi thật sạch bụi, rồi đặt lên miệng một cái hũ cổ cao, đoạn giơ cao cả chiếc bình vừa lớn, vừa đầy dầu , từ từ rót qua chiếc lỗ của đồng xu suốt mấy khắc đồng hồ, cho đến khi chiếc hũ đầy dầu mà cũng không rớt ra một giọt nào ?o.
    Đấy , sự chuyên cần ?" yêu say công việc của mình, đã làm cho người bán dầu có một khả năng mà khó có một người nào khác làm được.
    Lớn lên , tôi càng thấm thía tinh thần:? Nước rỏ lu đầy, kiến tha lâu đầy tổ ?o .
    Trong hệ thống bài tập gồm các môn cơ bản, mặc dù đơn giản, đơn điệu luyện tập dễ bị nhàm chán, thậm chí nếu không bị gò ép bắt tập cũng không muốn tập. Nhưng muốn đi xa, người luyện võ đều không thể không có chiếc chân đế vững chắc này. Chân đế càng vững , mặt đế càng rộng thì việc đặt tháp, chôn chặt có gì vững bằng, đó là cái lý hiển nhiên: ?oĐế rộng thì tháp mới cao?.
    Ở phần ?o ngoại công ?o và ?o thân pháp ?o , ?o bộ pháp ? người học võ nếu bỏ qua hoặc luyện tập không kỹ thì chắc chắn không mong gì thu được kết quả.
    Cho nên phương pháp dạy võ và luyện võ của môn phái đều dựa trên tinh thần tâm pháp. Sau đây là những điểm khái quát chủ yếu.
    Dưỡng tâm gia pháp - phần II
    Luyện thở - Khí công nội công có một ý nghĩa to lớn đối với việc nuôi dưỡng và nâng cao sức khoẻ, sức mạnh, sức bền, sự minh mẫn, sảng khoái và thanh thản ; hơn nữa đối với các vận động viên thể thao, các võ sĩ ,luyện thở, biết cách thở là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất tâm lý ( có tính chất xác định thành tích ), và ngoài ra luyện thở còn thúc đẩy việc phát triển các khả năng trong tập luyện , trong giao đấu, trong việc sử dụng sức mạnh và các nguồn dự trữ của bản thân một cách hợp lý, tối đa và đặc biệt là khả năng chế ngự sức xúc động từ bên trong ?" mà nhiều khi lại là yếu tố duy nhất dễ dẫn đến những thất bại không thể ngờ đến thất đau xót và cay đắng.
    Nhưng tập thở, theo phương pháp khí công, nôi công thường rất khó - bởi trái với cách bình thường và đòi hỏi thời gian.
    Ở tập 1 , khi giới thiệu DƯỠNG TÂM GIA PHÁP đã có viết: ?o Việc tập ?o nội ? không thể ngay một lúc nhận thấy hết được hiệu quả lớn lao của nó , cũng như mốc kết thúc thời gian . Người tập một năm có kết quả 1 năm, tập năm 5 , 10 năm có kết qua 5 năm, 10 năm...?
    Cũng không ngoài ngầm ý muốn nhấn mạnh vai trò của thời gian, và chỉ có thời gian.
    Ở tập 2 , bài giới thiệu 10 động tác tập luyện kết hợp với phương pháp thở thư giãn, và 4 giai đoạn tiếp theo của phần DƯỠNG TÂM GIA PHÁP - cũng chỉ đòi hỏi sự tập trung, kiên trì và nghị lực tự mình thắng chính mình.
    Sách Phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng có viết:
    ?o Người xưa nói trong tập luyện phải theo 3 nguyên tắc NỘI TAM HỢP
    1. TÂM CÙNG Ý HỢP: phải thanh tâm để cho tâm ý chỉ lo hợp với ý để tập trung tập luyện tập.
    2. Ý CÙNG KHÍ HỢP: tập trung ý để lo điều khiển khí , theo dõi việc thở.
    3. KHÍ CÙNG LỰC HỢP: các sức ( lực ) của các cơ thể ( chủ yếu là cơ hoành ) phải dùng để hít khí vào triệt để thì mới đem lại hiệu quả.
    Người xưa bảo phải ?o thân tùng ý khẩn ?o. Theo ý chúng tôi nghĩa là cơ thể phải thư giãn hoàn toàn, và ý phải tập trung trong việc điều khiển hơi thở , mà khẩn bao nhiêu thì việc thư giãn càng tốt bấy nhiêu.
    Còn câu: ?oĐộng trung cầu tĩnh , tĩnh trung thủ công ?o thì phải hiểu sự thống nhất giữa tĩnh và động của Đông y ; trong cái động của việc thở, phải có cái tĩnh của các bộ phận khác của thần kinh và các cơ khác; câu: ?o Tinh thần nghi tĩnh, khí huyết nghi động ?o bộ thần kinh thường thường làcăng thẳng, vậy phải tập cho tĩnh, còn khí huyết thường bị ứ trệ, vậy phải tập cho động, cho lưu thông ?o ( trích sách Phương pháp dưỡng sinh, nhà xuất bản y học, Hà nội, 1975, trang 55 )
    Sự trích dẫn tham khảo trên đây một lần nữa cũng không ngoài ngầm ý khuyến nhằm khích sự tập luyện và niền tin về phương pháp.
    Tất nhiên ở mỗi môn phái: về hình thức về yếu quyết dều có sự khác nhau, nhưng cái đích cuối cùng vẫn là niềm mong ước giúp cho mỗi người có cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, sảng khoái, linh hoạt, yêu đời và nhân hậu.
    Sau đây xin được tuần tự giới thiệu các bài tập.
    B- DƯỠNG TÂM GIA PHÁP ( phần 2 )
    GIAI ĐOẠN 1:
    + Hít vào: Ngồi đúng như giai đoạn 1 (ở tập 1 ), thực hiện chu trình hít vào và cho tụ khí ở đan điền , cũng giống như chu trình của giai đoan 1 . Nhưng khi đã tích đủ khí ở đan điền, thì không từ từ dồn lên cuống họng rồi cho ra , mà tập trung tinh thần vận khối khí đó lên ngực và chia đều đẩy ra hai tay, cho thoát ra hai lòng bàn tay.
    + Thở ra: Khi đã tiến hành xong chu trình vận khí như phần hướng dẫn, lại tiếp tục dồn khí đó lên cổ, rồi cho ra miệng như quá trình thở ra ở giai đoạn 1 ( tập 1 ).
    Sau một quá trính dài tập luyện, khi nhận được chính xác những hiện tượng cụ thể sau:
    - Hai lòng bàn tay nóng.
    - Mỗi lần vận khí ra tay, hai cánh tay bị rung nhẹ, các ngón tay và cả hai bàn tay như bị nẩy bật.
    - Huyệt ?o thiên trì ?o, huyệt ?o Lao cung ?o , huyệt ?o trung xung ?o rất đau.
    Tập được như vậy, những cảm nhận có tính linh giác của tay tăng tiến, lực va ép của tay khi đối chiêu nặng lên, hai tay có khả năng đảo biến linh động như có giác quan thứ sau ( hay còn gọi nôm na là có mắt ) . Tất nhiên muốn có kết quả như trên, thời gian tập phải bỏ ra từ 1-2 năm trở lên.
    - GIAI ĐOẠN 2:
    Đây là giai đoạn nên tập song song với giai đoạn 1. như vậy thời gian dành cho mỗi buổi tập nên chia đều làm 2 :
    + Hít vào: Khi khối khí đã tụ ở ?ođan điền ?o , từ từ chia đều và đẩy ra hai chân, cho thoát ra thật nhanh ở lòng bàn chân.
    + Thở ra: Dẫn khí về đan điền và đẩy ra như các giai đoạn trước.
    Sau một quá trình tập 1-2 năm, khi nhận được chính xác những hiện tượng cụ thể như sau :
    - Gan bàn chân nóng
    - Mỗi lần vận khí ra lòng bàn chân, hai chân rung nhẹ, các bàn chân và cẳng chân như bị nẩy bật.
    - Huyệt ?o khúc cốt?, huyệt ?o tam âm giao ?o, huyệt ?o dũng tuyền ?o rất đau.
    Tập được như vậy, những cảm nhận có tính linh giác của chân tăng tiến, lực va khi đối đòn nặng thêm, và khả năng biến đảo của chân nhiều khi khó hình dung.
    Đạt được như vậy, xin chuyển sang giai đoạn 3 và 4.
    - GIAI ĐOẠN 3:
    + Hít vào: Phương thức tập đúng như giai đoạn 1, chỉ có khác là không đẩy khối khí đó từ từ thoát ra lòng bàn tay, mà phải tích đầy ở hai lòng bàn tay ở mức tối đa rồi đột ngột đánh mạnh hai tay về phía trước theo thế ?o song trực trảo ?o .
    + Thở ra: Thu hai tay về vị trí ban đầu, thực hiện các quá trình thở ra giống như giai đoạn thứ nhất .
    Sau một quá trình dài tập luyện, khi nhận được chính xác những hiện tượng cụ thể như sau :
    - Mỗi lần vận khí , hai tay có nguồn sức mạnh tiềm ẩn chậy cuồn cuộn;
    - Lực đánh như được phát ra ngoài lòng bàn tay;
    - Đỉnh thóp đầu nổi gờ;
    - Các huyệt ?o thiên tỉnh?, ?o khúc trì ?o, ?o thiếu thương ?o, ?o thiếu phủ ?o, ?o tam gian ?o, ?o nhị gian ?o, ?o dịch môn ?o ... được thông thoáng.
    Tập được như vậy thật quan trọng, vì đây là giai đoạn chuyển tiếp thực sự bước vào nội khí công ( phần trung ), còn các giai đoạn trước chỉ là sơ nội, có tính chất tiền đề.
    - GIAI ĐOẠN 4:
    Trong hệ thống các bài tập thuộc phần này thì đây là giai đoạn khó nhất, tập vất vả và lâu nhất, tất nhiên về tinh thần rất giống giai đoạn 3.
    + Hít vào: Phương thức tập đúng nhe giai đoạn hai, chỉ có khác là không đẩy nhanh khối khí đó thoát ra hai bàn chân, mà phải tích đầy ở hai lòng bàn chân ở mức tối đa, rồi đột ngột đạp mạnh hai bàn chân về phía trước theo thế ?olôi trực song cước ?o.
    + Thở ra: Thu hai chân về vị trí ban đầu, thực hiện các chu trình thở ra giống như giai đoạn thứ nhất.
    Sau một quá trình tập khi nhận thấy chính xác những hiện tượng cụ thể:
    - Khi vận khí, hai chân có nguồn sinh lực chạy cuồn cuộn.
    - Lực đánh của chân như được phát ra từ ngoài bàn chân.
    - Các huyệt : ?o lệ đoài ?o, ?o ẩn bạch ?o , ?ođại đô ?o, ?o khiên âm ?o, ?o chí âm ?o như được thông ra ngoài.
    MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TẬP:
    - Nếu chưa tập có đủ các kết quả của bốn giai đoạn phần DƯỠNG TÂM GIA PHÁP ở tập 1 , xin các bạn chớ nôn nóng tập phần 2 của bài tập này. Bởi vừa không có tác dụng, lại vừa có hại.
    - Lúc tập phải tuyệt đối thư thái, tập trung tinh thần.
    - Mỗi ngày tập ít nhất 1 giờ
    - Nơi tập phải yên tĩnh và thoáng gió.
    - Sau mỗi quá trình tập, nếu có hiện tượng như: đau ở hai nách, ở bẹn ( tinh hoàn của đàn ông hơi co lại, cửa mình của đàn bà như thắt lại, các huyệt đạo nêu trên đau như bị kim châm ) , như vậy là rất tốt, xin cố gắng vượt qua ( tất nhiên hiện tượng trên sau một chu ky 8 , 9
    tháng mới sảy ra, và chỉ kéo dai 1 đến 2 ngày ).
  10. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    hay ...
    nhưng hình như mấy đoạn này bac Đại Việt trích từ trong sách Nhất Nam Căn Bản thì phải ...

Chia sẻ trang này