1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài điều lượm lặt về ***** Morihei Ueshiba (1883-1969)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tristian_the_fall, 01/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Một vài điều lượm lặt về ***** Morihei Ueshiba (1883-1969)

    Morihei Ueshiba
    1883 - 1969


    Người sáng lập Aikido, Morihei Ueshiba, sinh ngày 14 tháng 12 năm 1883, trong một gia đình nông dân ở quận Wakayama giờ được biết với cái tên là Tanabe. Là con trai duy nhất trong năm người con, từ người cha Yoroku, ông được thừa hưởng tinh thần quyết tâm của samurai và lòng ham thích các vấn đề cộng đồng, ông thừa hưởng từ mẹ sự mộ đạo, đam mê thơ và nghệ thuật. Khi tuổi còn nhỏ, Morihei khá là yếu và hay ốm đau, điều này dẫn tới việc người thích ở trong nhà và đọc sách hơn là chơi ở bên ngoài. Ông thích nghe những nghe những chuyện thần kì của các vị thánh như ?oEn no Gyoja? và ?oKobo Daishi? và bị cuốn hút bởi những lễ nghi Phật giáo huyền bí. Đã có thời gian Morihei còn có ý định trở thành sa môn đạo Phật.

    Để phá bỏ những mộng mơ của con trai mình, Yoroki thường kể lại những câu chuyện của ông tổ của Morihei ?oKichiemon? người được coi là một trong những võ sĩ samurai mạnh nhất trong thời kì của ông, và khuyến khích ông học vật Sumo và tập bơi. Morihei dần dần trở nên mạnh mẽ hơn và cuối cùng thì ông nhận ra được sự cần thiết phải có sức khoẻ sau khi cha ông bị một nhóm những tên côn đồ, do một địch thủ chính trị thuê, tấn công và đánh đập.

    Trường học không làm Morihei hài lòng do năng lượng của ông cần một lối thoát thực tế hơn. Ông đi làm một số nghề, nhưng những công việc đó làm ông ?ovỡ mộng?. Sau một thời gian ngắn làm công việc buôn bán, thì ông nhận ra ông có niềm đam mê đặc biệt đối với võ thuật. Ông đặt biệt yêu thích việc luyện tập nhu thuật ở võ đường Kito-ryu và tập kiếm ở trung tâm Shinkage Ryu. Nhưng khi mà số phận luôn có tiếng nói, một lần bị bệnh tê phù nghiêm trọng đã khiến ông phải về quê, nơi mà sau đó ông đã cưới Itogawa Hatsu.

    Sau khi phục hồi sức khoẻ trong thời kì chiến tranh Nga Nhật, ông quyết định tham gia vào quân đội. Do chỉ cao có năm bộ (1,5 mét), nên ông không đủ chiều cao tối thiểu để gia nhập quân đội. Ông rất bực tức về điều đó nên ông đã ngay lập tức lên rừng và treo mình lên những cành cây, cố gắng để kéo dài cơ thể mình ra. Trong lần xin nhập ngũ tiếp theo, ông đã vượt qua được đợt sát hạch và trở thành lính bộ binh vào năm 1903. Trong thời gian này ông đã gây được ấn tượng với những người thượng cấp của mình nên người chỉ huy này đã gửi ông đến Học viện Quân sự quốc gia, nhưng vì một số lý do nên ông đã từ chối đề nghị đó và xin giải ngũ.

    Morihei trở về nhà với các đồng ruộng. Trở nên mạnh mẽ hơn trong thời gian ở quân đội, ông nóng lòng để tiếp tục rèn luyện sức khoẻ của mình. Cha ông đã cho xây dựng một đạo đường trên cánh đồng của ông và cho mời võ sư nhu thuật nổi tiếng Takaki Kiyoichi về dạy cho ông. Trong thời gian này, chàng trai trẻ Ueshiba trở nên mạnh mẽ hơn và đã có những kĩ thuật điêu luyện hơn. Cũng trong thời gian này ông trở nên quan tâm đến các vấn đề chính trị hơn. Vào mùa xuân năm 1912, ở tuổi 29, ông và gia đình chuyển tới vùng hoang vu Hokkaido. Sau một vài năm vật lộn, ngôi làng nhỏ bắt đầu phát triển. Ueshiba đã trở nên hết sức mạnh mẽ, tới mức mà sức mạnh của đôi tay của ông đã trở nên gần như là huyền thoại.

    Trong thời gian ở Hokkaido ông đã được gặp Sokaku Takeda, một đại võ sư về Hiệp khí nhu thuật Daito-ryu. Sau khi được gặp Takeda và thấy rằng mình chưaa là gì so với sư phụ, Ueshiba dường như quên hết tất cả mọi thứ khác và ông bắt đầu ném mình vào việc luyện tập. Sau khoảng một tháng, ông trở về Shirataki, xây dựng một đạo đường và mời Takeda về ở đó.
    Sau khi nghe tin cha mình ốm nặng, Ueshiba bán hầu hết tài sản của mình và để lại đạo đường cho Takeda. Thày không trở lại Hokkaido nữa. Trên đường trở về, thầy dừng lại ở Ayabe, trung tâm của tôn giáo Omoto-kyo. Ở đây ông gặp được người giáo chủ của tôn giáo mới, Deguchi Onisaburo. Vì rất thích Ayabe và Deguchi, thày ở lại đây thêm ba ngày nữa và khi trở về nhà thì thầy biết rằng mình đã quá trễ. Cha của người đã qua đời. ***** rất đau lòng vì cái chết của cha. Người quyết định bán tất cả đất đai của cha ông và tới Ayabe để học đạo Omoto-kyo. Trong vòng tám năm tiếp theo, Thày Ueshiba học với thày Deguchi Onisaburo, dạy võ, và đứng đầu một đội cứu hoả địa phương.

    Là một người yêu chuộng hoà bình, Deguchi là một người ủng hộ các phong trào phản kháng phi bạo lực và việc giải giáp vũ khí rộng khắp. Ông thường nói ?oVũ khí và chiến tranh là cách thức mà các chúa đất và các nhà tư bản tạo ra lợi nhuận của mình, trong khi những người nghèo phải sống trong khổ đau?. Rất ngạc nhiên là một người như vậy lại có thể trở nên gần gũi với một võ sư như thày Ueshiba. Tuy nhiên, rất nhanh chóng thì thày Deguchi cũng nhận ra rằng mục đích sống của thày Ueshiba là ?ogiảng dạy ý nghĩa đích thực của Võ đạo là: chấm dứt mọi đánh nhau và tranh cãi?.

    Việc học Omoto-kyo cùng mối liên hệ của người với Onisaburo ảnh hưởng cuộc đời của thầy Ueshiba rất nhiều. Thầy từng nói rằng trong khi thày Sokaku Takeda giúp người hiểu được bản chất của Võ đạo thì sự khai sáng của Người có được là nhờ học hỏi Omoto-kyo. Khi người 40 tuổi (khoảng năm 1925), đã có một vài sự kiện tâm linh mà người chứng kiến đã ảnh hưởng rất mạnh đến người và sự luyện tập của người đã thay đổi hoàn toàn. Người nhận ra rằng mục đích đích thức của võ đạo là tình thương để chở che và nuôi dưỡng được tất cả mọi chúng sinh.

    Trong rất nhiều năm sau đó, đã có rất nhiều người tìm đến học thày Ueshiba, trong đó có Tomiki Kenji (người sau đó đã tạo ra kiểu Aikido của riềng người) và vị đô đốc nổi tiếng Take****a. Năm 1927, Deguchi Onisaburo khuyến khích Ueshiba rời bỏ Omoto-kyo và đi theo con đường của riêng mình. Người đã làm như vậy và đi đến Tokyo. Những người đi theo thầy Ueshiba đã đông đến mức mà người đã xây dựng một đạo đường chính thức ở quận Ushigome (và đây là địa điểm của Tổng đàn Aikikai hiện nay). Trong khi đạo đường được xây dựng, rất nhiều võ sư nổi tiếng của các môn võ khác, như Kano Jigoro, đã tới đây tham quan. Họ rất ấn tượng vì những gì họ chứng kiến ở đây nên họ đã cho phép học trò của mình tới đây để tập theo thày Ueshiba.

    Năm 1931, Kobukan cũng được xây xong. Một hội tăng cường võ đạo đã được thành lập năm 1932 với thày Ueshiba là trưởng giáo ở đó. Cũng chính vào khoảng thời gian này mà những học trò như Shioda Gozo, Shinrata Rinjiro và những người khác đã đến tập. Cho đến khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ II, thày Ueshiba đã quá bận rỗi với việc dạy dỗ ở Kobukan, cũng như làm tham gia các lớp huấn luyện đặc biệt cho quân đội và các học viện cảnh sát. Trong vòng 10 năm tiếp theo, thày Ueshiba trở nên nổi tiếng hơn và rất nhiều câu chuyện bắt đầu xuất hiện. Con trai duy nhất của người, Kisshomaru, người nổi tiếng là ?ocon mọt sách?, thực hiện hầu hết công việc viết lách và ghi lại những sự kiện trong đời của người.

    Năm 1942, như một sự thôi thúc tâm linh nào đó, thày Ueshiba mong muốn trở lại với công việc đồng áng. Người thường nói rằng ?ovõ đạo và cày ruộng đều là một?. Chiến tranh đã lấy đi hết người của Kobukan, và người cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống thành thị. Thày Morihei để đạo đường lại cho con mình là Kisshomaru, và người rời đến quận Ibaraki và sau đó là làng Iwama. Ở đây người cho dựng một đạo đường ngoài trời và giờ đây là đền thờ Aiki nổi tiếng.

    Iwama vẫn được nhiều người coi là nơi sản sinh ra Aikido hiện đại ngày nay, ?ocon đường của sự hoà hợp?. Trước khi người chuyển đến đây, thì võ thuật của ngài từng được gọi là Hiệp khí nhu thuật (Aikijutsu), rồi Hiệp khí võ đạo (Aiki-Budo) và vẫn thiên về mặt võ thuật hơn là một con đường về tư tưởng như sau này. Kể từ năm 1942 (khi cái tên Aikido được chính thức sử dụng) cho đến năm 1952, thày Ueshiba thống nhất lại các kĩ thuật và hoàn chỉnh triết lý của Aikido.

    Sau chiến tranh, Aikido phát triển mạnh mẽ ở Kobukan (giờ là đạo đường Hombu) dưới sự lãnh đạo của Kisshomaru Ueshiba. Morihei Ueshiba giờ được gọi là ?oO Sensei? hay là ?o*****?, người chủ của Aikido. ***** được nhận rất nhiều huân huy chương của chính phủ Nhật Bản. Cho đến cuối đời, ***** vẫn tiếp tục hoàn thiện và phát triển con đường của người, và chưa bao giờ đánh mất ý chí luyện tập tích cực.

    Đầu xuân năm 1969, ***** bị ốm và người đã nói với con trai Kisshomaru rằng ?oThượng đế đã gọi ta?? Người được đưa về nhà theo mong muốn đuợc ở gần đạo đường của người. Vào ngày 15 tháng tư, thì bệnh tình của người đã rất nặng. Khi những đệ tử của người đến để gặp mặt người lần cuối, ***** đã đưa ra lời dạy cuối cùng của người ?oAikido là của toàn thể thế giới này. Việc luyện tập không nên vì những mục tiêu ích kỉ mà hãy vì mọi người ở khắp nơi nơi.?

    Sáng sớm ngày 26 tháng 4 năm 1969, ***** (lúc đó 86 tuổi) cầm tay con trai, mỉm cười và nói ?ohãy trông nom mọi thứ? và từ trần. Hai tháng sau, Hatsu, vợ ***** (67 tuổi), cũng đi theo *****. Tro xác của ***** được chôn trong nhà thờ họ ở Tanabe. Mỗi năm lại có một lễ tưởng niệm được tổ chức ở Đền thờ Aiki ở Iwama vào ngày 29 tháng 4.


  2. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài phỏng vấn ***** và Kisshomaru do hai nhà báo giấu tên thực hiện. Cho đến nay dư luận về bài phỏng vấn này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau vì bản chính thức của bản báo thì không ai rõ còn bài viết thì xuất hiện trong cuốn Aikido của Kisshomaru (tr. 198 ?" 219) xuất bản năm 1957. Trong bài viết này có kể về một số tình tiết ?ophi thường? mà thày Koichi Tohei vẫn thường kịch liệt phản đối như chi tiết ***** tay không nhổ cây thông,? đồng thời bài phỏng vấn cũng cho thấy được nhiều tính cách của ***** như hay nói những câu mơ hồ, những quan điểm của đạo Omoto-kyo?
    A: Khi tôi là một sinh viên thì giáo sư triết học của tôi có cho chúng tôi xem chân dung của một triết gia nổi tiếng, và giờ thì tôi giật mình vì Sensei rất giống triết gia đó.
    O Sensei: Tôi hiểu rồi. Có lẽ tôi nên đi vào lĩnh vực triết học thì tốt hơn. Khía cạnh tinh thần của tôi thể hiện ra ngoài rõ hơn là khía cạnh thể chất.
    B: Người ta nói rằng Aikido rất khác so với Karate và Judo.
    O Sensei: Theo quan điểm của tôi thì Aikido đúng là võ thuật chân chính. Lý do là môn võ này dựa trên một chân lý của vũ trụ. Vũ trụ được tạo nên bởi nhiều bộ phận khác nhau, nhưng vũ trụ lại hợp nhất như một gia đình và đây là biểu tượng đỉnh cao của hoà bình. Có một quan điểm như vậy về vũ trụ thì Aikido không gì khác hơn là võ thuật của tình thương. Đó không thể là võ thuật của bạo lực được. Vì lý do này Aikido có thể nói là một biểu tượng khác của đấng tạo hoá. Nói cách khác, Aikido rất là rộng lớn. Trong Aikido, thì trời và đất trở thành sân tập. Tinh thần của những người tập Aikido phải là hoà bình và hoàn toàn phi bạo lực. Trạng thái tinh thần này đã biến bạo lực thành một trạng thái của sự hoà hợp. Đó là tinh thần thật sự của võ thuật Nhật Bản. Con người chúng ta đã được trao tặng trái đất này và chúng ta có nhiệm vụ biến trái đất này thành một thiên đường. Các hoạt động chiến tranh hoàn toàn không thích hợp với nơi đây.
    A: Như vậy là Aikido rất khác so với võ thuật truyền thống
    O Sensei: Trên thực tế là rất khác. Nếu chúng ta nhìn lại quá khứ thì chúng ta sẽ thấy rằng võ thuật đã bị lạm dụng thế nào. Trong thời kì Sengoku (1482-1558, Sengoku có nghĩa là ?oChiến quốc?), các địa chủ thường sử dụng võ thuật như là một khí cụ để phục vụ cho những mục đích riêng và lòng tham lam vô độ của họ. Tôi nghĩ những điều này thật khó chấp nhận. Tôi đã từng dạy võ thuật sử dụng cho những mục đích chém giết cho binh lính trong thời kì Thế chiến, nên tôi đã dằn vặt rất nhiều sau khi cuộc chiến kết thúc. Điều này đã kích thích tôi tìm hiểu tinh thần thực của Aikido bảy năm trước. Đó là thời điểm tôi nghĩ ra ý tưởng xây dựng một thiên đường trên quả đất này. Lý do cho việc này là mặc dù trời và đất đã đạt đến mực độ hoàn hảo và đã tương đối ổn định trong quá trình chuyển hoá của mình thì loài người (cụ thể là người Nhật bản) vẫn đang ở trong trạng thái hết sức mâu thuẫn, hết sức động.
    Trước tiên chúng ta phải thay đổi tình trạng này. Thực tế đây là con đường tiến hoá của toàn bộ loài người. Khi tôi nhận ra điều này, tôi quyết định rằng bản chất của Aikido là tình thương và sự hoà hợp. Do đó ?obu? (võ, budo ?" võ đạo) trong Aikido là biểu hiện của tình thương. Tôi tập luyện Aikido là để phục vụ cho tổ quốc. Vì vậy tinh thần của Aikido chỉ có thể là tình thương và sự hoà hợp. Aikido được sinh ra theo các nguyên lý và sự vận hành của vũ trụ. Theo đó thì võ đạo là một chiến thắng tuyệt đối.
    B: Xin Sensei có thể nói về các nguyên lý của Aikido không? Nhiều người vẫn coi Aikido là một cái gì đó bí ẩn giống như ninjutsu (võ thuật của ninja) do thầy có thể đánh ngã những đối thủ to lớn với tốc độ nhanh như chớp và có thể nâng những đồ vật nặng vài trăm cân.
    O Sensei: Đó là có vẻ vậy thôi. Trong Aikido chúng tôi tận dụng hoàn toàn lực của đối phương. Vì vậy đối phương càng dùng sức thì bạn đánh càng dễ dàng.
    B: Theo tinh thần đó thì cũng có Aiki (Hiệp khí) ở trong Judo nữa vì trong Judo bạn cũng kết hợp sức của mình với dòng lực của đối phương. Nếu đối phương kéo thì bạn đẩy, nếu đối phương đẩy thì bạn kéo. Bạn di chuyển đối phương theo nguyên tắc này và khiến đối phương mất trọng tâm rồi thì bạn mới sử dụng các kĩ thuật của mình.
    O Sensei: Trong Aikido thì hoàn toàn không có đòn tấn công. Tấn công nghĩa là bạn đã đánh mất tinh thần của Aikido rồi. Chúng ta tuân theo nguyên tắc là tuyệt đối phi đối kháng, chúng ta không đối đầu với đối thủ. Vì lý do đó mà trong Aikido chúng ta không coi ai là địch thủ cả. Chiến thắng trong Aikido là masakatsu agatsu (chiến thắng đích thực là chiến thắng bản thân mình). Khi bạn vượt qua mọi thứ đúng theo nguyên lý của vũ trụ thì bạn sẽ có được sức mạnh tuyệt đối.
    B: Điều này có nghĩa là ?oo no sen?? (phản công sau khi bị tấn công)
    O Sensei: Hoàn toàn không phải. Đó không phải là ?osensen no sen? hay ?osen no sen?. Nếu như tôi cố gắng diễn đạt ra bằng lời điều đó thì tôi sẽ nói rằng bạn điều khiển đối phương mà không tìm cách điều khiển đối phương (you control your opponent without trying to control him). Đây là một chiến thắng vĩnh viễn. Đó không còn là chuyện thắng hay thua một đối thủ nữa. Theo ý này thì không có ai là địch thủ trong Aikido. Thậm chí là nếu bạn có địch thủ, thì địch thủ đó cũng là một phần của bạn, một đối tác để cho bạn điều khiển.
    B: Có bao nhiêu kĩ thuật trong Aikido?
    O Sensei: Có khoảng 3000 kĩ thuật cơ bản, mỗi kĩ thuật lại có 16 biến thể nên có rất rất nhiều đòn trong aikido. Tuỳ theo mỗi tình huống mà bạn có thể tạo ra những đòn mới.

    A: Khi nào thì Sensei bắt đầu tập võ
    O Sensei: Khoảng 14-15 tuổi gì đó. Đầu tiên tôi học Tenshiyo-ryu Jiujitsu của Sensei Tozawa Tokusaburo, rồi thì Kito-ryu, Aioi-ryu, Shinkage-ryu, tất cả những môn đó đều là Jiujitsu (nhu thuật). Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ rằng có một loại võ đạo thực tế ở quanh quanh đâu đó. Tôi đã tập thử Hozoin-ryu sojitsu và Kendo. Nhưng tất cả những môn đó đều là theo thể thức một đấu một và điều đó không làm tôi hài lòng. Tôi đã đi nhiều nơi trên khắp đất nước để tìm kiếm con đường mới?nhưng tất cả đều vô vọng.
    A: Đó phải chăng là sự khổ hạnh của một võ sĩ?
    O Sensei: Vâng, đó là sự tìm kiếm võ đạo chân chính. Tôi thường đi tới các võ đường khác nhau nhưng tôi thường ít khi thách đấu các thầy ở võ đường đó. Một cá nhân chịu trách nhiệm ở một đạo đường thường chịu rất nhiều gánh nặng vì vậy rất khó để cho anh ta thể hiện hết khả năng thật sự của mình. Tôi luôn kính trọng và học hỏi từ họ. Nếu tôi cảm thấy tôi đã giỏi hơn họ, thì tôi trở về nhà dù vẫn luôn kính trọng họ.
    B: Như vậy Sensei không học Aikido ngay từ đầu
    B: Xin hỏi thày là Aikido bắt đầu có từ bao giờ?

    O Sensei: Như tôi đã nói, tôi đã đi nhiều nơi để tìm kiếm võ đạo đích thực?rồi thì khoảng năm 30 tuổi thì tôi bắt đầu ở lại Hokkaido. Trong một lần ở lại nhà trọ Hisada ở Engaru, tỉnh Kitami thì tôi gặp thày Takeda Sokaku của thị tộc Aizu. Ông ta dạy Daito-ryu Jiujitsu. Những kiến thức tôi học của ông trong 30 ngày giống như một nguồn cảm hứng vậy. Sau đó thì tôi mời thày đó về nhà và trở thành một võ sinh cần mẫn tìm kiếm ý nghĩa đích thực của võ đạo
    B: Như vậy là thầy phát triển Aikido khi học Daito-ryu của thày Takeda Sokaku
    O Sensei: Không nói chính xác là thày Takeda đã khai nhãn cho tôi hiểu về võ đạo.
    A: Có những sự kiện đặc biệt nào khi thày khám phá ra Aikido không?
    O Sensei: Có, chuyện xảy ra như thế này. Năm 1918 thì cha tôi ốm nặng. Tôi xin rời thày Takeda để trở về nhà. Trên đường về nhà thì tôi có nghe người nói rằng nếu đến Ayabe gần Kyoto và thành tâm cầu nguyện ở đó thì bất cứ bệnh tật nào cũng được chữa khỏi. Nên tôi đã đi qua đó và gặp Deguchi Onisaburo. Sau đó tôi về nhà thì được biết là cha tôi đã mất rồi. Mặc dù tôi đã gặp Deguchi một lần rồi nhưng tôi vẫn quyết định chuyển gia đình tới Ayabe và tôi sống ở đó trong giai đoạn cuối của thời Taisho (khoảng năm 1925 ở đó?và đó là vào khoảng năm 1940.
    Một hôm khi tôi đang lau người sau khi tắm ở giếng, thì đột nhiên có một tia sáng vàng từ trên trời chiếu bao bọc lấy người tôi. Sau đó thì cơ thể tôi đột nhiên trở nên lớn hơn và lớn hơn, sau đó thì đạt được đến kích thước của toàn vũ trụ. Trong khi cảm thẩy rất choáng ngợp bởi chuyện này thì tôi đột nhiên nhận ra rằng chúng ta không nên có tìm kiếm chiến thắng. Cái vỏ của võ đạo phải là tình thương yêu. Mọi người phải sống trong tình thương yêu. Đó là Aikido và đây là dạng thức của của Kenjutsu. Sau khi nhận ra được điều này thì tôi vui sướng quá và không thể kìm được nước mắt của mình.
    B: Như vậy là trong võ đạo thì khoẻ không có nghĩa là tốt. Do trong quá khứ thì người ta đã dạy về sự hoà hợp của Ken và thiền. Thực tế thì ý nghĩa đính thực của võ đạo chỉ hiểu được khi chúng ta trong trạng thái rảnh rang về tâm trí. Trong tâm trạng đó thì đúng hay sai không còn ý nghĩa gì nữa.
    O Sensei: Như tôi đã nói, ý nghĩa đích thực của võ đạo là cách masakatsu agatsu.

    B: Tôi đã từng nghe rằng thầy đã từng tham gia cuộc ẩu đả với khoảng 150 công nhân.
    O Sensei: Tôi à? Theo tôi nhớ thì?thày Deguchi đi đến Mông Cổ năm 1924 để hoàn thành mục tiêu lớn của thầy về một cộng đồng châu Á thống nhất với chính sách của quốc gia. Tôi đi theo thày dù rằng tôi được gọi gia nhập quân đội. Chúng tôi đi tới Mông Cổ và Mãn Châu. Ở Mãn Châu thì chúng tôi gặp một nhóm cướp cưỡi ngựa và một cuộc đấu súng dữ dội đã diễn ra. Tôi bắn trả với một khẩu mauser (mô de) và sau đó thì lao vào giữa toán cướp đó và tấn công bọn chúng quyết liệt, và một lúc thì chúng tản ra và chạy mất. Chúng tôi đã vượt qua hiểm nguy.
    (Còn nữa)
  3. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    A: Tôi biết rằng Sensei có nhiều quan hệ với vùng Mãn Châu. Thầy có ở đó lâu không?
    O Sensei: Kể từ sau vụ đó thì tôi thường xuyên trở lại Mãn Châu. Tôi là cố vấn võ thuật cho một tổ chức Shimbuden và trường Đại học Kenkyoku ở Mông Cổ. Vì lý do này nên tôi thường được đón tiếp ân cần ở đó.
    B: Hino Ashihei có viết cuốn truyện tên ?oOja no Za? ở Shosetsu Shincho mà trong đó ông ta có kể đến thời trẻ của Tenryu Saburo, một kẻ nổi loạn của thế giới Sumo, cùng với những va chạm của ông ta với Aikido . Chuyện đó có liên quan gì đối với ngài không thưa Sensei?
    O Sensei: Có
    B: Như vậy là thày cũng có quan hệ với Tenryu trong một thời gian.
    O Sensei: Ông ta có ở nhà tôi trong khoảng 3 tháng.
    B: Chuyện đó xảy ra ở Mãn Châu à?
    O Sensei: Tôi gặp anh ta khi chúng tôi uống rượu chúc mừng 10 năm ngày thành lập chính phủ Mãn Châu. Hôm đó có một anh chàng rất đẹp trai ở bữa tiệc và người ta thường trêu chọc anh ta với những lời lẽ như ?oVị thày này có sức mạnh rất ghê gớm. Anh có muốn thử sức với Sensei đó không?? Tôi hỏi người cạnh tôi rằng người này là ai. Tôi được giải thích rằng đó là một Tenryu nổi tiếng, người vừa rút lui khỏi liên đoàn Sumo. Sau đó thì tôi được giới thiệu với anh ta. Cuối cùng thì chúng tôi quyết định thử sức vơi nhau. Tôi ngồi xuống và bảo với Tenryu: ?oAnh thử đẩy tôi đi xem nào. Cứ đẩy mạnh nhé, không cần giữ sức gì đâu.? Do tôi đã hiểu những bí quyết của Aikido nên anh ta chẳng thể đẩy tôi xê dịch được một chút nào. Thậm chí là Tenryu cũng rất ngạc nhiên trước việc này. Kết quả là sau vụ đó thì anh ta trở thành một võ sinh Aikido. Anh ta là một người tốt.
    A: Sensei, thầy cũng có một thời gian có làm việc với hải quân?
    O Sensei: Có trong một thời gian tương đối dài. Bắt đầu khoảng từ năm 1927-1928 gì đó và trong khoảng mười năm tôi là một giáo sư thỉnh giảng ở Học viện Hải quân.
    B: Như vậy là thầy dạy các sĩ quan hải quân trong thời gian thầy dạy ở học viện Hải quân?
    O Sensei: Tôi vẫn thường dạy cho bên quân đội, bắt đầu là dạy cho học viện Hải quân từ năm 1927 hay 1928 gì đó. Vào khoảng 1932 hoặc 1933 thì tôi dạy võ thuật ở trường Toyama cho bên quân đội. Rồi đến năm 1941-42 thì tôi dạy Aikido cho các sinh viên của học viện cảnh sát. Đồng thời tôi cũng có một lần biểu diễn Aikido theo lời mời của tướng Toshie Maeda, người quản lý của Học viện Quân đội.
    B: Việc dạy lính như vậy thì chắc hẳn là có rất nhiều giai đoạn khó khăn và các câu chuyện hay ho?
    O Sensei: Có lần tôi đã bị vây đánh.
    B: Có phải là vì họ coi thầy hống hách quá chăng?
    O Sensei: Không phải vậy. Đó là vì họ muốn thử sức của tôi. Lúc đó tôi bắt đầu dạy Aikido cho trường cảnh sát. Vào một tối khi tôi đang đi dạo quanh thao trường, thì tôi có cảm giác có gì đó là lạ. Tôi biết là có điều gì đó sắp xảy ra. Đột nhiên từ khắp hướng và các bụi cây và các hào rãnh có rất nhiều lính xuất hiện và họ vây lấy tôi. Họ tấn công tôi bằng kiếm gỗ và báng súng. Do tôi đã quen với những chuyện đó nên tôi chẳng quan tâm làm gì. Họ tìm cách tấn công thì tôi cứ di chuyển vòng quanh và nhanh chóng hạ ngã họ mỗi khi tôi ra đòn. Cuối cùng thì họ kiệt sức. Trong thế giới đầy những bất ngờ này thì tôi gặp một trong số những người đã tấn công tôi. Tôi là cố vấn của trường cảnh sát ở quận Wakayama. Trong một cuộc nói chuyện thì một người đó nhận ra tôi và cười với tôi. Sau khi nói chuyện một lúc, thì tôi nhận ra rằng đó là một trong số những người đã tấn công tôi hôm trước. Trong khi vừa gãi đầu thì anh ta có nói: ?oTôi rất xin lỗi về chuyện đó. Một nhóm sĩ quan nóng tính chúng tôi đã nói chuyện và quyết định thử sức với cả thày giáo mới. Có khoảng 30 người đã phục kích. Chúng tôi rất ngạc nhiên là 30 thanh niên lại không thể chống trả lại sức mạnh của thầy.?
    C: Có chuyện nào xảy ra khi thầy ở trường Toyama không?
    O Sensei: Thử sức à? Có một chuyện trước khi xảy ra vụ phục kích tôi vừa kể. Có một vài đại uý dạy ở trường Toyama đã mời tôi thử sức với họ. Tất cả họ đều rất tự tin vào sức mạnh của mình và nói kiểu như: ?oTôi có thể nhấc được từng này từng này? hay ?oTôi có thể chặt gãy khúc gỗ dày hàng thưứoc? Tôi giải thích với họ ?oTôi không có sức mạnh như các anh nhưng tôi có thể làm ngã những người như các anh chỉ bằng một ngón tay thôi. Tôi cảm thấy rất có lỗi nếu làm ngã các anh nhưng chúng ta hãy cứ thử đi.? Tôi đưa tay phải ra và đặt ngón trỏ lên trên bàn và mời họ nằm ngang lên trên cánh tay của tôi (nằm bằng bụng). Một, hai, sau đó là ba sĩ quan nằm lên cánh tay của tôi. Sau đó thì mọi người trố mắt nhìn tôi. Tôi tiếp tục cho đến khi có sáu người trên đó thì tôi gọi viên sĩ quan gần đó cho tôi xin cốc nước. Khi tôi uống nước bằng tay trái của mình thì mọi người đều yên lặng và nhìn nhau.
    B: Ngoài Aikido ra thì chắc hẳn thầy phải có một sức mạnh phi thường
    O Sensei: Không hẳn vậy.
    Kisshomaru Ueshiba: Đương nhiên là cha tôi có sức mạnh, nhưng chúng ta nên hiểu rằng đó là sức mạnh của khí hơn là sức mạnh của cơ bắp. Một thời gian trước, khi đi qua khu chung cư mới được lập ở một vùng quê thì chúng tôi có nhìn thấy bảy hay tám công nhân gì đó đang cố gắng nhổ một gốc cây lớn. Cha tôi ngó nhìn một lúc rồi bảo họ tránh ra để cha tôi thử coi. Ông dễ dàng nhấc được cái gốc đó ra và đặt nhẹ nhàng sang một bên. Chắc chắn là nếu chỉ dùng sức mạnh cơ bắp thì chẳng thể làm được điều đấy. Đồng thời cũng có một sự kiện có liên quan đến Mihamahiro.
    B: Đó có phải là Mihamahiro của hiệp hội Sumo Takasago Beya không?
    O Sensei: Đúng rồi, anh ta đến từ tỉnh Kishu. Tôi lúc đó sống ở Shingu ở Wakayama, Mihamahiro có đẳng cấp Sumo rất cao. Anh ta rất khoẻ có thể nhấc ba cây gỗ lớn nặng vài trăm cân. Khi tôi biết rằng Mihamahiro cũng ở khu đó thì tôi có mời anh ta tới thăm. Khi chúng tôi đang nói chuyện thì Mihamahiro nói ?oTôi nghe nói rằng Sensei có sức mạnh phi thường. Vậy sao chúng ta không thử sức chút nhỉ?? ?oĐược thôi. Tôi có thể khoá được anh chỉ cần bằng một ngón trỏ? tôi trả lời. Sau đó tôi ngồi để cho anh ta đẩy tôi. Anh này có thể nhấc bổng được những đồ vật rất lớn nhưng dùng hết sức cũng không thể đẩy được tôi. Sau đó thì tôi lái lực của anh ta đi và anh ta bị hất bay. Khi anh ta ngã thì tôi khoá anh ta bằng ngón trỏ của mình, và anh ta hoàn toàn bị bất động hoá. Giống như một người lớn khoá đứa trẻ vậy. Khi tôi bảo anh ta thử làm lại lần nữa và để cho anh ta đẩy đầu của tôi. Tuy nhiên anh ta cũng không thể đẩy được. Sau đó thì tôi duỗi chân ra, giữ thăng bằng, nhấc chân lên khỏi mặt đất nhưng anh ta cũng vẫn không đẩy được tôi. Anh ta rất ngạc nhiên và bắt đầu học Aikido.
    A: Khi thầy nói rằng thầy khoá một người bằng một ngón tay thì thầy có ấn vào huyệt đạo nào đó chăng?
    O Sensei: Tôi vẽ một vòng tròn quanh anh ta. Sức mạnh của anh ta bị trói gọn trong cái vòng đó. Dù anh ta có khoẻ đến mức độ nào thì anh ta cũng chẳng thể phát lực ra khỏi chiếc vòng đó. Anh ta không còn sức mạnh nào cả. Do đó, nếu bạn khoá đối phương trong khi bạn ở ngoài vòng lực của anh ta thì bạn có thể giữ anh ta bằng ngón trỏ hay ngón út của anh. Điều này có thể thực hiện được do đối phương đã hoàn toàn mất hết sức mạnh của mình rồi.
    B: Như vậy đó vẫn chỉ là vấn đề vật lý mà thôi. Trong Judo cũng vậy, khi bạn quật hoặc khoá đối thủ thì bạn cũng ở trong một vị trí tương tự. Trong judo thì dù bạn có di chuyển những cách khác nhau và cố gắng để đối phương vào tình trạng giống vậy mà thôi.
    A: Có phải vợ Sensei là ở quận Wakayama
    O Sensei: Ồ vâng, tên con gái của bà ấy ở Wakayama là Takeda
    A: Họ Takeda có vẻ gắn liền mật thiết với võ thuật.
    O Sensei: Anh có thể nói như vậy. Gia đình tôi vốn vẫn luôn trung thành với hoàng tộc từ rất nhiều thế hệ nay rồi. Và chúng tôi cũng hết sức nhiệt thành trong sự ủng hộ của mình. Thực tế là tổ tiên tôi đã đóng góp rất nhiều tài sản và tiền tài cũng như đi rất nhiều nơi để phục vụ cho Hoàng gia.
    B: Như Sensei cũng đã phải đi lại rất nhiều khi thầy còn trẻ. Điều đó chắc hẳn là rất vất vả cho vợ của Sensei.
    O Sensei: Do tôi rất bận nên tôi cũng không có nhiều thời gian thoải mái ở nhà lắm.
    Kisshomaru Ueshiba: Do gia đình của cha tôi tương đối khá giả nên cha tôi có thể toàn tâm toàn ý luyện tập võ. Và một điều quan trọng nữa là cha tôi ít quan tâm đến vấn đề tiền bạc. Chuyện này xảy ra một lần như này. Khi cha tôi ở Tokyo năm1926, đó là lần thứ hai cha tôi đến thủ đô, lần đầu tiên cha tôi đi một mình lần thứ hai là đi cùng cả gia đình, chúng tôi rời khỏi Tanabe năm 1927. Nơi chúng tôi ở là ở Sarumachi, Shibashirogane ở Tokyo. Chúng tôi thuê nơi đó nhờ sự giúp đỡ của ông Kiyoshi Yamamoto, con trai của Tướng Gambei Yamamoto. Vào lúc đó, cha tôi có một gia sản tương đối lớn ở Tanabe, trong đó có nhiều khu ruộng tốt cùng các ruộng bậc thang. Tuy nhiên, cha tôi lại không có nhiều tiền. Ông cụ phải vay mượn để sống qua ngày. Mặc dù vậy, nhưng ông cụ chưa bao giờ có ý định bán đất cả. Không chỉ thế, khi có các võ sinh mang đồ đến tặng hàng tháng thì người thường trả lời ?oTa đâu có cần những thứ đó.? Ông thường bảo họ cúng đồ cho các kami-sama (các vị thần) và không bao giờ chịu nhận tiền trực tiếp. Và khi ông cần tiền thì ông thường lễ trước đền thờ các kami-sama và rồi nhận các món quà từ các vị thần. Chúng tôi chưa bao giờ thu tiền dạy võ. Việc luyện tập lúc đó thực hiện ở phòng bi-a ở tư dinh của quan Shimazu. Rất nhiều những nhân vận danh tiếng trong quân đội như Đô đốc Isamu Take****a cũng như các nhà quý tộc thường đến luyện tập. Lúc đó chúng tôi thường gọi môn võ là Aikijujitsu (Hiệp khí nhu thuật) hoặc Ueshiba-ryu Aikijitsu
    B: Tuổi nào bắt đầu tập Aikido là tốt nhất?
    Kisshomaru Ueshiba: Anh có thể bắt đầu tập từ lúc 7 hoặc 8 tuổi, nhưng tuổi tốt nhất để tập võ là khoảng 15-16 tuổi. Lúc đó thì cơ thể tương đối đã cứng cáp rồi, xương cốt của bạn lúc đó cũng bắt đầu khoẻ hơn. Ngoài ra, Aikido có nhiều khía cạnh tinh thần (cũng giống như các môn võ khác), nên đến lứa tuổi đó thì một người bắt đầu cần có những hiểu biết về thế giới và võ đạo. Vì vậy tôi nghĩ rằng 15-16 tuổi bắt đầu tập là tốt.
    (Còn nữa)
  4. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    B: So với Judo thì có rất ít khi chúng ta nắm/túm lấy đối thủ trong Aikido. Và có vẻ là cũng không đòi hỏi nhiều sức lắm trong Aikido. Ngoài ra bạn không chỉ đối phó được một mà thậm chí là nhiều đối thủ trong cùng một lúc. Đó thật sự là lí tưởng cho một môn võ. Trên khía cạnh đó thì có nhiều những kẻ giang hồ đến luyện tập Aikido không.
    Kisshomaru Ueshiba: Đương nhiên là cũng có những người như vậy đăng kí tập. Tuy nhiên những người mà tập Aikido với ý định sử dụng như một công cụ để đánh nhau thì chẳng thể lâu dài được. Võ đạo không giống như khiêu vũ hay xem một bộ phim. Nắng hay mưa, thì bạn cũng vẫn phải tập trong suốt cuộc đời bạn để có thể có tiến bộ. Đặc biệt, Aikido giống như một việc luyện tập về tinh thần được thể hiện dưới hình thức võ đạo. Như vậy thì Aikido chẳng thể tiến bộ được đối với những người muốn sử dụng nó như công cụ để đánh nhau. Đồng thời cũng có những người có khuynh hướng thích đánh nhau thường thay đổi tính khí của mình khi họ học Aikido.
    B: Vậy là việc luyện tập thường xuyên có thể giúp cho họ bớt cư xử giống côn đồ hơn.
    O Sensei: Do Aikido không phải là môn võ của bạo lực mà là môn võ của tình thương, bạn không thể cư xử lỗ mãng mình. Nếu bạn đối xử với những đối thủ bạo lực một cách hiền hoà thì họ sẽ không tiếp tục cư xử lỗ mãng nữa.
    B: Tôi hiểu rồi. Chúng ta không sử dụng bạo lực mà biến bạo lực thành tình thương.
    A: Như vậy thì đâu là những căn bản khi thầy dạy Aikido? Trong Judo thì họ thường tập ukemi (lộn)?
    Kisshomaru Ueshiba: Trước hết là tập di chuyển thân (taisabaki), sau đó là tập đường đi của ki?
    A: Vậy đường đi của ki là như nào?
    Kisshomaru Ueshiba: Trong Aikido chúng tôi luyện tập điều khiển dòng khí của bạn tập bằng các chuyển động ki của mình, cuốn đối phương vào các chuyển động của bạn. Sau đó thì chúng tôi tập xoay thân. Bạn sẽ di chuyển không chỉ là thân mà là cả tay chân cùng một lúc. Như thế thì thân của bạn mới hợp nhất được và di chuyển mới nhịp nhàng được.
    B: Khi xem tập Aikido thì tôi thấy võ sinh họ ngã rất tốt. Họ tập kiểu ukemi nào vậy?
    Kisshomaru Ueshiba: Không giống như Judo bạn thường nắm lấy đối thủ của mình, trong Aikido thường là bạn luôn duy trì một khoảng cách. Kết quả là trong Aikido chúng tôi có một kiểu ukemi tự do hơn. Thay vì ngã huỵch một cái như trong Judo thì chúng tôi ngã kiểu hình tròn, một dạng ngã rất tự nhiên. Vì vậy chúng tôi tập rất hiệu quả.
    B: Như vậy là chúng ta tập tai no sabaki (di chuyển thân), ki no nagare (đường đi của khí), tai no tenkan ho (xoay người), ukemi, và sau đó mới tập các kĩ thuật. Vậy kĩ thuật gì thì thầy dạy trước?
    Kisshomaru Ueshiba: Shihonage, đây là kĩ thuật ném đối phương theo các hướng khác nhau. Kĩ thuật này được thực hiện giống như kĩ thuật chém kiếm vậy. Đương nhiên là chúng tôi cũng sử dụng bokken (kiếm gỗ) nữa. Như tôi đã nói, trong Aikido thì đôi khi kể cả địch thủ của bạn cũng là một phần của chuyển động của chúng ta. Tôi có thể đưa đối thủ đi bất cứ đâu tôi muốn. Đối thủ bạn sẽ theo bạn một cách rất tự nhiên dù là bạn có gì trong tay, như cây gậy hay kiếm gỗ, đối thủ của bạn trở thành một phần cơ thể giống như chân hay tay bạn vậy. Như vậy trong Aikido thì những gì bạn cầm sẽ không đơn thuần chỉ là một đồ vật nữa. Nó sẽ trở thành một phần mở rộng của thân thể. Tiếp đến sẽ là tập Iriminage. Trong kĩ thuật này thì bạn nhập nội vào đối thủ, giả sử ở đây là đối phương tấn công vào cạnh bên của mặt bạn bằng dao hoặc nắm đấm. Bạn sẽ di chuyển, mở thân mình sang bên trái với hai tay của mình điều khiển cánh tay phải của đối thủ tiếp tục đi theo hướng mà đối phương đang đi. Sau đó thì bạn sẽ di chuyển vòng tròn áp sát vào người đối phương. Đối phương sẽ ngã với tư thế tay vòng qua mặt của mình?Điều này cũng có liên quan đến dòng chảy của Ki?Có rất nhiều lý thuyết phức tạp liên quan đến vấn đề này. Đối thủ sẽ hoàn toàn mất hết lực trong đòn đánh của mình, hoặc lực của đối thủ sẽ bị dẫn dắt theo ý của bạn. Vì vậy, đối thủ mà càng dùng nhiều sức thì bạn sẽ càng dễ đánh hơn. Nếu bạn mà dùng lực đối lực thì bạn sẽ chẳng bao giờ có hi vọng đánh được một người khoẻ hơn mình nhiều lần.
    O Sensei: Trong Aikido bạn không bao giờ chống lại lực của đối phương. Khi đối phương tấn công bạn bằng một cú chém hay cắt bằng kiếm, thì thường là có một đường hoặc một điểm lực. Tất cả những gì bạn cần phải làm là tránh những điểm lực này.
    Kisshomaru Ueshiba: Sau đó thì chúng ta sẽ tập kĩ thuật ikkyo từ tư thế ngồi chống lại các tấn công shomenuchi, rồi thì là nikyo, rồi là các kĩ thuật khớp và các kĩ thuật khoá, cứ như vậy.
    B: Aikido có rất nhiều yếu tố tinh thần. Như vậy sẽ mất bao lâu để có thể có hiểu biết căn bản về Aikido đối với người mới bắt đầu?
    Kisshomaru Ueshiba: Do chúng ta có những người biết hoà hợp và những người không hoà hợp nên tôi không thể đưa ra một nhận xét chung cho tất cả mọi người được, nhưng thường một người tập khoảng 3 tháng thì sẽ hiểu Aikido là gì. Và những người đã hoàn thành ba tháng luyện tập thì sẽ tập tiếp 6 tháng. Và nếu bạn hoàn thành được 6 tháng đó thì bạn có thể luyện tập mãi mãi. Với những người mà chỉ thích hời hợt thì sẽ thường bỏ trong thời gian ba tháng.
    B: Tôi biết là sẽ có cuộc thi Shodan vào 28 tháng này. Hiện nay có bao nhiêu người đeo đai đen rồi?
    Kisshomaru Ueshiba: Cấp cao nhất là 8 đẳng, và hiện nay có bốn người. Có sáu người 7 đẳng. Còn những người nhất đẳng thì rất nhiều, tuy nhiên đây mới chỉ là những người đến đạo đường Hombu sau Thế chiến. (Năm 1957 mới chỉ có 8 đẳng, chuyện 10 đẳng đã được đề cập trong bài phỏng vấn thày Koichi Tohei)
    B: Tôi cũng biết là có rất nhiều người luyện tập Aikido ở nước ngoài nữa.
    Kisshomaru Ueshiba: Ông Tohei đã đến Hawaii và Mỹ để dạy Aikido. Nơi phổ biến Aikido nhất hiện nay là Hawaii, hiện có khoảng 1200 đến 1300 võ sinh. Con số này của Hawaii là tương đương với 70,000 hoặc 80,000 võ sinh Aikido ở Tokyo (theo tỉ lệ dân cư). Có một vài võ sinh đai đen ở Pháp nữa. Chỉ có một người Pháp bắt đầu tập Aikido sau khi bị chấn thương vì tập judo. Anh ta muốn tìm hiểu tinh thần của Aikido nhưng không làm được điều này ở nước Pháp. Anh ta cảm thấy muốn tìm hiểu tinh thần thực sự của Aikido nên anh ta đã đến nơi sản sinh ra môn võ này. Anh ta giải thích rằng đó là lý do anh ta tới Nhật Bản. Đại sứ của Panama cũng học Aikido, nhưng có vẻ thời tiết ở Nhật Bản quá lạnh nên ông ta không đi tập vào mùa đông. Cũng có một phụ nữ đang học điêu khắc ở Rome đã từng học ở đây, cô Onada Haru. Cô từng tới đạo đường kể từ khi cô ta học trường Mỹ thuật Tokyo. Tôi cũng vừa nhận được thư của cô ấy nói cô ta cũng gặp một người Ý tập Aikido, ông ta đối xử rất tử tế với cô ấy.
    A: Thế còn về việc hiểu về kỹ thuật của Aikido?
    O Sensei: Điểm quan trọng là trở thành masakatsu, agatsu và katsuhayai (?ochiến thắng nhanh như chớp?). Như tôi đã nói masakatsu nghĩa là ?ochiến thắng đích thực?, agatsu nghĩa là ?ochiến thắng trong sự hoà hợp với trời đất? và Katsuhayai nghĩa là ?otrạng thái (tinh thần) chiến thắng ngay tức khắc?. (***** giải thích katsuhayai rằng khi chúng ta đạt tới đỉnh cao trong Aikido thì Aikidoka và vũ trụ lúc này là một, ta và đổi thủ cũng là một. Và sự hợp nhất như vậy thì không còn khác biệt hay đối kháng nữa, chúng ta luôn chiến thắng)
    A: Con đường đó thật là dài?
    O Sensei: Con đường hoà hợp là bất tận. Tôi giờ đã 76 nhưng tôi vẫn phải tiếp tục những nghiên cứu của mình. Không dễ dàng để có thể hiểu được một con đường võ đạo. Trong Aikido thì bạn phải hiểu mọi hiện tượng trong vũ trụ này. Ví dụ như sự tự quay của trái đất hay những điều khó hơn như sự giãn nở của vũ trụ. Đó là sự luyện tập trong suốt cuộc đời.
    B: Như vậy Hiệp khí là những lời dạy của đấng Kami (trời, thần), cũng là con đường võ đạo. Vậy tinh thần của Aikido là gì?
    O Sensei: Aikido là tình thương (?oai?). Bạn tạo ra tình yêu vũ trụ trong tim mình, sau đó thì tự trao cho mình nhiệm vụ bảo vệ và yêu thương vạn vật. Để hoàn thành được việc này thì chỉ có thể bằng tinh thần võ đạo chân chính thôi. Võ đạo chân chính có nghĩa là chiến thắng bản thân và diệt trừ mọi ý chí bạo lực?Đó là con đường tự hoàn thiện tuyệt đối để mà mọi kẻ thù đều không còn nữa. Các kĩ thuật Hiệp khí đều rất khổ hạnh và đó là con đường để bạn đạt được trạng thái hoà hợp tâm và thân bằng việc hiểu, nhận thức những nguyên tắc của trời đất.
    B: Như vậy Hiệp khí là con đường của thế giới hoà bình?
    O Sensei: Mục đích tối cao của Hiệp khí là tạo ra một thiên đường trên trái đất này. Trong mọi trường hợp thì thế giới này cũng nên sống trong sự hoà hợp. Như vậy thì chúng ta không cần bom nguyên tử hay bom hydro. Đó là một thế giới hoà bình và đầy tình yêu thương.
  5. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Post bài Morihei Ueshiba & Morihiro Saito vào đây cho hợp lý hơn:
    Morihei Ueshiba & Morihiro Saito
    by Stanley Pranin
    Aikido Journal #101 (1994)

    Stanley Pranin là một người hiếm hoi hiểu cặn tường về nguồn gốc của Aikido. Trong loạt bài viết này, vốn được viết cho tạp chí Wushu của Nhật. Pranin đã hồi tưởng lại những khoảng sáng trong sự nghiệp rất dài của ***** cùng với những người thầy và các đại tử hàng đầu. Phần 8 nói về Morihito Saito, người giữ ngôi đền Hiệp Khí ở Iwama. Người đã nỗ lực rất nhiều để phân loại và hệ thống hoá aikido mà ông đã học trong suốt 15 năm tập luyện với *****.
    Quá trình đa dạng hoá kĩ thuật Aikido đã bắt đầu trước cả khi ***** mất. Trong số những trường phái nổi bật ngày nay có trường phái ?onhu? nhấn mạnh đến đường tròn của Đạo chủ Kisshomaru Ueshiba của Aikikai Hombu Dojo, có trường phái ?ocương? của dòng Yoshinkan của thầy Gozo Shioda, có trường phái nhấn mạnh về ki của Shinshin Toitsu Aikido của thầy Koichi Tohei, trường phái ?otự do? (chiết trung) của thầy Minoru Mochizuki của Yoseikan aikido, có trường phái aikido thể thao của thầy Kenji Tomiki (trường phái này có đấu giải). Ngoài những trường phái trên còn cần phải kể đến ?ochương trình kĩ thuật thống nhất? của thầy Saito. Cách tiếp cận của thầy Saito, nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa các kĩ thuật tay không và vũ khí (aiki ken và jo), trong thực tế đã trở thành chuẩn mực cho rất nhiều người tập Aikido trên toàn cầu. Điều này phần lớn nhờ thành công của các cuốn sách kĩ thuật ông viết và rất nhiều chuyến đi nước ngoài huấn luyện của ông.
    Tiếp cận với Aikido
    Khi gặp thầy Morihei Ueshiba ở ngôi làng yên tĩnh Iwama tháng 7 năm 1946, Morihiro Saito là một anh chàng 18 tuổi gầy gò và không có gì ấn tượng. Lúc đó chiến tranh Thế giới vừa chấm dứt và việc luyện tập võ thuật bị cấm theo quy định của Hội đồng Đồng minh. ***** đã ?ochính thức? giải nghệ ở Iwama được vài năm, mặc dù thầy vẫn tiếp tục shugyo (tu hành, luyện tập) nặng ở những vùng hẻo lánh quanh đó. Thực chất, chính trong thời gian ở Iwama (trong và sau chiến tranh) là thời điểm thầy Morihei Ueshiba đang hoàn thiện ?oaikido hiện đại?.
    Trong số nhúm uchideshi (nội đệ tử) của những năm tháng nghèo khó đó có Kisshomaru Ueshiba, Koichi Tohei, và Tadashi Abe (Abe Sensei là một Sensei hiếm hoi được ***** phong 10 đẳng cùng với thầy Tohei). Anh chàng Saito trẻ tuổi được chút khích lệ ban đầu và sau đó thầm lặng chịu đựng những bài tập nặng, và thường rất đau đớn. Thầy Saito vẫn nhớ những ngày tập suwariwaza liên trên sàn gỗ cứng của dojo khiến đầu gối chảy máu và mưng mủ. Tệ hại hơn, do là người mới vào nên ông phải chịu đựng vô số những đòn đánh rất mạnh của những người huynh trưởng như của thầy Tohei và Abe.
    Tập luyện cùng *****
    Dần dần, sự kiên trì của thầy Saito cũng được đền đáp và chỉ trong một vài năm ông đã trở thành rường cột của dojo Iwama. Hơn thế nữa, ông còn có lợi thế là làm cho ngành đường sắt quốc gia nên cứ một ngày làm, lại có một ngày nghỉ nên ông có rất nhiều thời gian tập luyện bên cạnh người thầy của mình. Ngoài những giờ ông tập luyện ở dojo, thầy Saito còn giúp đỡ ***** trong mọi khía cạnh khác của đời sống thường nhật, như làm việc lặt vặt và việc đồng áng. Mặc dù công việc rất nặng nhọc và thầy Ueshiba rất nghiêm khắc, phần thưởng của Saito là cơ hội độc nhất được phục vụ làm người tập cùng duy nhất của *****, đặc biệt trong việc luyện tập aiki ken và jo, trong suốt hơn 15 năm trời. Thầy Morihei Ueshiba thường tập với vũ khí vào buổi sáng khi những môn sinh thông thường không có mặt. Do đó, một phần nhờ những thiên bẩm võ thuật và tính kiên trì và một phần thời khoá linh động của ông mà Morihiro trở thành người thừa kế những di sản kĩ thuật của thầy Morihei Ueshiba.
    Vào cuối những năm 1950, Saito Sensei trở thành một thế lực lớn và là một trong những shihan hàng đầu của Aikikai, thường xuyên dạy dỗ ở Iwama Dojo khi thầy Ueshiba vắng mặt. Ông cũng bắt đầu có những buổi dậy hàng tuần ở Aikikai Hombu Dojo ở Tokyo kể từ năm 1961 và là người duy nhất ngoài ***** được phép dạy các võ khí ở đó. Các lớp học của ông rất nổi tiếng. Rất nhiều sinh viên Tokyo thường đến vào sáng Chủ Nhật để tập taijutsu (các kĩ thuật tay không) và aiki ken và jo với ông. Khi ***** qua đời tháng 4 năm 1969, Saito trở thành dojo-cho (người đứng đầu dojo) của Iwama dojo và được tin tưởng trao cho nhiệm vụ trông nom ngôi đền Hiệp khí mà thầy Ueshiba đã xây gần đó.
    Xuất bản các cuốn sách kĩ thuật và ra nước ngoài
    Việc xuất bản tập một của bộ sách kĩ thuật song ngữ Nhật-Anh năm 1973 đã tạo nên danh tiếng của thầy Saito như là Shihan hiểu biết nhất về kĩ thuật. Các cuốn sách đó có hàng trăm kĩ thuật, gồm cả taijutsu, aiki ken và jo, và kaeshiwaza (các kĩ thuật phản đòn). Những tài liệu này đã đưa ra một hệ thống phân biệt và thuật ngữ cho các kĩ thuật aikido được chấp nhận rộng rãi cho đến tận ngày nay. Ngoài ra, các thước phim hướng dẫn để hỗ trợ cho cuốn sách cũng được nhiệt tình đón nhận
    Năm 1974, Saito Sensei có chuyến hướng dẫn đầu tiên ở nước Mỹ. Tôi đã có mặt ở buổi seminars ở Bắc California và nhớ rất rõ sự ngạc nhiên của mọi người đối với kiến thức bách khoa của ông về các kĩ thuật aikido. Điều này, cùng với phương pháp giảng dạy rành mạch của ông, với rất nhiều những động tác chỉ dẫn, đã khiến cho vai trò của người thông dịch trở thành không cần thiết. Cho đến nay Saito Sensei đã hơn 50 lần đi ra nước ngoài và đã nhận được vô số những lời mời mà thời gian và sức lực không cho phép thầy có thể đảm đương được hết.
    Iwama: Mecca của những võ sinh nước ngoài
    Sự nổi tiếng của cuốn sách cùng những chuyến đi huấn luyện ở nước ngoài đã khiến Iwama dojo trở thành một Mecca (thánh địa) cho những võ sinh aikido, những người muốn được tập luyện nghiêm túc và tích luỹ kinh nghiệm về aiki ken và jo. Trải qua năm tháng đã có hàng trăm aikidoka đã tới đây tập luyện (thường thì môn sinh nước ngoài chiếm số đông hơn môn sinh Nhật ở đây). Có lẽ, bí quyết thành công của thầy Saito với những võ sinh nước ngoài là ở cách tiếp cận độc đáo đối với môn võ, một sự kết hợp giữa truyền thống và sự cách tân. Mặt khác, ông cũng hoàn toàn tuân thủ việc duy trì nguyên vẹn của các kĩ thuật do ***** để lại. Nói cách khác, Saito Sensei luôn coi mình là người duy trì sự nối tiếp để giúp những võ sinh hôm nay hiểu được nguồn gốc của aikido. Cùng lúc đó, ông cũng thể hiện nhiều sự sáng tạo để hệ thống hoá và phân loại những kiến thức về kĩ thuật được thừa hưởng từ thầy Morihei Ueshiba để hé lộ ra những logic nội tại và tạo điều kiện cho sự truyền bá cho các thế hệ tương lai. Sự rành mạch trong phương pháp huấn luyện của ông đã được đón nhận tích cực ở nước ngoài.
    Hệ thống chứng nhận Aiki ken và jo
    Saito Sensei cũng một hệ thống chứng chỉ mới cho những huấn luyện viên aiki ken và jo, theo đó những chứng chỉ truyền thống viết tay sẽ được trao cho những người có khả năng nhất định về vũ khí. Bên cạnh hệ thống dan, mục đích của chương trình nhằm duy trì các kĩ thuật của ken và jo của ***** như một phần gần gũi không tách rời của aiki taijutsu. Chứng chỉ đó có tên, chi tiết kĩ thuật và được làm theo kiểu chức chỉ mokuroku ở các võ đường truyền thống trước khi có hệ thống đai/đẳng ngày nay. Phương pháp chứng nhận này tương đối khác thường trong đời sống võ thuật hiện đại.
    Ngày nay (thời điểm viết bài), Saito Sensei vẫn tiếp tục tập nặng, buổi sáng dạy các lớp aiki ken và jo và dạy taijutsu vào các lớp buổi tối. Các trại tập luyện cũng được tổ chức hàng năm ở Iwama dojo. Đây là một truyền thống được gìn giữ từ khi ***** còn sống. Thầy Saito vẫn tiếp tục mài dũa kĩ thuật và sáng tạo ra nhiều cách thức luyện tập mới để phương pháp huấn luyện được hiệu quả hơn.
    Ngày nay đang có xu hướng coi aikido chỉ là môn ?othể dục, và tính hiệu quả của các kĩ thuật hiệp khí đang bị xem nhẹ. Trong bối cảnh đó, sức mạnh và tính hiệu quả trong các kĩ thuật của thầy Saito là một hướng đi cứu cánh cho tình trạng này. Nhờ những nỗ lực của thầy Saito và những người khác, aikido vẫn có thể được coi là một võ đạo thực thụ.
    (Aikido Journal)
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    ______________
    ***** hay nói nhiều câu ỡm ờ thật, theo tôi thì phần lớn những kỹ thuật cơ bản của Aikido là từ Daito-Ryu, chỉ khác nhau giữa 2 phái là ở sự gọn gàng dứt khoát trong đòn thế của Daito còn trong Aikido thì cũng đòn giống như thế nhưng rườm rà hơn và né tránh cái thực để lấy cái đẹp của võ thuật hơn và nâng nó lên thành một nghệ thuật.
  7. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Morihei Ueshiba and Gozo Shioda (07)
    by Stanley Pranin
    Aikido Journal #100 (1994)


    [​IMG]
    Khi nói về biểu diễn Aikido cho công chúng theo một cách vừa quyến rũ vừa dễ hiểu thì thầy Gozo Shioda là người giỏi nhất. Thầy kết hợp được cả sự phân tích minh triết của aikido với những đòn đánh có phần cứng và phong thái tự do pha chút hài hước. Những người từng được xem thầy Shioda biểu diễn sẽ có ngay cảm giác này và mong muốn được đi tập aikido ngay lập tức dù không cần bất cứ sự lôi kéo ngon ngọt nào. Hơn thế, thầy Shioda không bao giờ quên những công lao của sư phụ Morihei Ueshiba cũng như thực tế rằng Aikido là sự phát triển của các kĩ thuật của Daito-ryu aikijujutsu. Trong phần bảy của loạt bài này, TBT của Aikido Journal, Stanley Pranin sẽ kể lại những khoảng sáng trong sự nghiệp đầy thú vị của thầy Shioda.
    Là con trai thứ hai của bác sĩ nhi khoa nổi tiếng, Seiichi Shioda, thầy Gozo sinh ở Tokyo vào ngày 9 tháng 9 năm 1915. Là một đứa trẻ nhỏ, ốm yếu, Shioda sống được là nhờ vào khả năng y thuật của cha mình. Khi còn trẻ, cậu Gozo được hưởng cuộc sống sung sướng nhưng đồng thời cũng chịu sự áp đặt rất lớn của người cha mạnh mẽ.
    Cuộc gặp có tính định mệnh với thầy Morihei Ueshiba, người sáng lập Aikido, diễn ra theo cách khá đặc biệt. Thầy Munetaka Abe, hiệu trưởng trường cấp 2 của Gozo, rất ấn tượng với sức mạnh tinh thần của một người phụ nữ trẻ, cô Takako Kunigoshi, người lau dọn một đền thờ gần đó vào mỗi buổi sáng. Khi hỏi cô về tác phong tuyệt vời đó, thì cô nói rằng đó là nhờ người thầy dạy aikijutsu của cô và mời ông đến xem thử một buổi tập ở đó. Rất ấn tượng với những gì ông được chứng kiến ở dojo Ueshiba gần đó nên ông Abe đã gạ bố của Gozo đưa con trai mình đến đó tập.
    Ngày 23 tháng 5, 1932, anh chàng 17 tuổi Gozo xuất hiện tại đạo đường Ueshiba để xem buổi biểu diễn. Do khá giỏi kendo và judo, nên anh chàng tự tin Shioda tỏ ra hoài nghi với những kĩ thuật chau chuốt mà ông chứng kiến. Cảm thấy thái độ của chàng trai, thầy Ueshiba mời anh ta tấn công và chỉ trong chớp mắt Shioda đã thấy mình ngã dập đầu xuống thảm sau một cú đá không thành.
    Trong aikido, ?ohiểu là tin? nên Shioda quyết định tới tập tại dojo này. Do cần phải có hai người bảo hộ thì mới được tập nên cả cha ông và ông Abe đều viết thư giới thiệu. Lúc đó có khoảng hai mươi đệ tử nội trú ở dojo của thầy Ueshiba và họ phải tập rất nặng với những lớp học bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng và kết thúc vào lúc 9 giờ tối. Hẳn là một động lực rất lớn cho Shioda khi tập tại dojo này vì lúc đó ở đây có rất nhiều võ sĩ trẻ tài năng. Nhiều người có vị trí trong xã hội cũng thường xuyên tham dự các lớp học đó.
    Đây là thời điểm thầy Morihei Ueshiba hoạt động rất nhiều. Thầy không chỉ dạy ở Kobukan Dojo ở Shinjuku mà còn dạy ở cả Học viện quân sự Nakano, Trường quân cảnh, trường quân đội Toyama, cũng như nhiều địa điểm khác. Vì lý do này nên thầy cũng không cần thu hút học sinh nhiều mà đặt trọng tâm vào việc dạy các đệ tử nội trú ở Kobukan. ?oAiki budo? (Hiệp khí võ đạo) của thầy Ueshiba lúc này đang là sự chuyển giao giữa Daito-ryu aikijujitsu (Hiệp khí nhu thuật) sang aikido hiện đại. Lúc đó có nhiều kĩ thuật hơn bây giờ. Mặc dù trông tương đối giống so với akido bây giờ nhưng aikibudo đánh lực mạnh hơn rất nhiều. Ngoài ra, người ta còn sử dụng rất nhiều kĩ thuật khoá (osaewaza) và lúc đó.
    Chàng trai Gozo lúc đó vẫn là cậu học sinh trung học nên cậu chỉ có thể đi tập vào buổi sáng. Thường cậu phải dậy lúc 4 giờ sáng để đến được đúng giờ. Sau đó, theo định hướng của cha mình, Gozo quyết định theo đuổi một cuộc sống đầy phiêu lưu, tham gia vào công cuộc ?otái thiết? Mông Cổ. Trong quá trình chuẩn bị cho những năm tháng gian khổ kế tiếp, Gozo quyết định nghỉ học trong hai năm để toàn tâm, toàn ý tập luyện aikido. Ông tiếp tục tập aikido ở Đại học Takushoku cho đến khi nghỉ học để thực hiện nghĩa vụ quân sự vào tháng 3/1941.
    Trong thế chiến Shioda sống ở Trung Quốc. Đầu tiên là làm thư kí cho Tướng Shunroku Hata ở Bắc Kinh, trong đó có hơn một lần ông phải đối diện với cái chết. Trong cuốn tự truyện, Aikido Jinsei (Aikido là cuộc đời tôi) của ông (NXB Takeuchi Shoten Shinsha, 1985) đã kể về giai đoạn này với rất nhiều chi tiết thú vị. Một vài tháng sau khi giải ngũ khỏi quân đội Hoàng gia thu năm 1946, Shioda dành vài tuần tập nặng và làm ruộng tại nhà của thầy Ueshiba, người trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đã lui về Iwama ở quận Ibaragi. Lúc đó vẫn còn trẻ cùng với thái độ cương quyết ?oquy ẩn? của sư phụ nên Shioda sau đó trở về Tokyo. Giống như bao người khác, ông cũng phải vật lộn với những tháng năm đói nghèo đó của nước Nhật.
    Năm 1950, Shioda được mời làm bảo vệ cho cơ sở Tsurumi của công ty thép Ninon Kokan trong chiến dịch ?othanh trừng đội ngũ Đỏ?, và ông tập hợp khoảng 55 thành viên khoẻ nhất của các câu lạc bộ kendo, judo, và sumo ở trường cũ của mình, ĐH Takushoku. Điều này dẫn đến việc ông phải dạy aikido thường xuyên hơn tại các địa điểm của nhà máy kể từ năm 1952. Ông cũng bắt đầu đi biểu diễn tại các sở cảnh sát từ đầu những năm 1950s.
    Cuộc biểu diễn Aikido lớn tổ chức ở Tokyo năm 1954 do Hiệp hội kéo dài tuổi thọ tài trợ là một sự kiện quan trọng. Phần biểu diễn hôm đó của Shioda được đám đông hơn 15 ngàn người hết sức khen ngợi (lúc đó thầy Tohei đi Mỹ và thầy Shioda đã đoạt giải đặc biệt cho màn biểu diễn của mình). Và dần dần thì tổ chức Yoshinkan Aikido của ông nhận được sự công nhận. Lúc này thì các hoạt động của ông được một vài thương nhân lớn để ý tới. Cụ thể là có ông Shoshiro Kudo, chủ ngân hàng Tomin, quyết định tài trợ cho Yoshinkan và giúp đỡ xây dựng một đạo đường. Cở sở Tsukudo Hachiman được khai trương năm 1955. Kể từ buổi khởi đầu khiêm tốn đó, Yoshikan Aikido dần dần được truyền bá đi khắp nước Nhật và đến các quốc gia phương Tây khác, chủ yếu là Hoa Kỳ và châu Âu. Hiện tại đây là tổ chức aikido lớn thứ hai thế giới, với hàng trăm dojo thành viên trên toàn cầu.
    Không phải ai cũng hiểu hết sự kiện Yoshikan Aikido trở thành một thực thể tách rời khỏi Aikikai. Khi thầy Shioda bắt đầu nghiêm túc các hoạt động aikido của mình thì thầy Morihei Ueshiba vẫn đang quy ẩn ở Iwama và các lớp học ở Aikikai dojo (trước đó có tên Kobukan) được tổ chức không đều và có ít người học. Có vài gia đình bị mất nhà trong vụ ném bom xuống Tokyo dọn đến ở trong dojo. Và có thời gian thì dojo còn được dùng làm sàn nhảy. (!!!)
    Trong bối cảnh đó thì thầy Shioda lại nhanh chóng đạt được những thành tựu và Yoshikan của thầy phát triển nhanh chóng. Một thời gian sau đó, Aikikai bắt đầu lấy lại được động lượng dưới sự điều hành của con trai thầy Ueshiba là Kisshomaru và ***** cũng thường xuyên về Tokyo hơn. Do đó, thực chất không có một sự chia tách chính thức nào giữa hai tổ chức mặc dù có những cách tiếp cận rất khác nhau đối với aikido. Hai tổ chức chỉ đơn giản phát triển độc lập trong khi vẫn giữ được mối liên hệ mật thiết. Thậm chí khi sinh thời các thầy Shioda và Kisshomaru vẫn đến các sân của nhau để dạy và trao đổi.
    Thầy Shioda tập với ***** khi thầy Ueshiba đang ở tuổi 50, thời kì ***** khoẻ mạnh, sung sức nhất. Do đó các kĩ thuật ông học của ***** tương đối khác so với những kĩ thuật được dạy sau Thế chiến. Vì vậy Yoshikan Aikido rất khác so với Aikido được tập theo hệ thống Aikikai dưới sự dẫn dắt của con *****. Câu hỏi liệu rằng kĩ thuật nào của thầy Morihei Ueshiba là tốt hơn (trước hay sau thế chiến) vẫn luôn được tranh cãi. Mọi kết luận về vấn đề này đều mang ý kiến chủ quan của mỗi người. Tuy nhiên rất nhiều người đồng ý với câu trả lời của thầy Shioda trong cuộc phỏng vấn với Aiki News vài năm trước đây ?oVề cơ bản nội dung (kĩ thuật) của Aikido ngày nay ít hơn trước. Nó rỗng, và hoàn toàn không có gì bên trong. Mọi người luôn cố đạt đến cấp độ cao nhất trong khi không chịu hi sinh, phấn đấu. Đó là lý do khiến Aikido ngày nay giống như khiêu vũ vậy. Bạn phải học rất kĩ căn bản, làm chủ được thân mình, rồi mới có thể tiến tới những cấp độ tiếp theo được?Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay chả có gì cả ngoài copy hay bắt chước mà không hiểu được chân nội dung trong đó??
    Dĩ nhiên những di chuyển giống như khiêu vũ ngày hôm nay là một phần của kĩ thuật aikido. Có lẽ trông nó đẹp mắt, nhưng nó không chứng minh được tính hiệu quả với những môn phái khác. Quan điểm của thầy Gozo Shioda về vấn đề này vẫn còn nguyên đó và các chương trình ở các dojos của Yoshinkan vẫn đặt nhiều trọng tâm vào các kĩ thuật căn bản trong khi vẫn rèn dũa tinh thần và thân thể của những người tập luyện
    (Aikido Journal)
  8. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. Sui_Feng

    Sui_Feng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Up một nhát!
  10. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Morihei Ueshiba and Sokaku Takeda
    by Stanley Pranin
    Aiki News #94 (Winter/Spring 1993)

    Phần đầu tiên trong loạt bài về những người thầy, học trò nổi bật của ***** Morihei Ueshiba Stanley Pranin viết về mối quan hệ đặc biệt quan trọng nhưng vẫn ít được biết đến giữa Morihei Ueshiba và người thầy Sokaku Takeda của mình.
    [​IMG]
    Tôi xin khẳng định rõ ràng rằng ảnh hưởng về mặt kỹ thuật quan trọng nhất đối với sự phát triển của Aikido là Daito-ryu jujutsu (nhu thuật Daito-ryu). Môn võ này là sự tiếp nối của môn võ truyền thống của tộc phái Aizu cách đây vài trăm năm và được truyền bá nhiều nơi trên đất Nhật trong thời kỳ Meiji, Taisho, và giai đoạn đầu thời Showa bởi võ sư nổi tiếng Sokaku Takeda. Nổi tiếng bởi cả sự tinh xảo trong võ thuật và tính cách khắc nghiệt của mình, Takeda đã sử dụng kỹ năng của mình trong những lần đụng độ sinh tử.
    Takeda đã 54 tuổi khi Morihei Ueshiba lần đầu gặp ông ở nhà trọ Hisada ở Engaru, Hokkaido cuối tháng 2 năm 1915. Cuộc gặp gỡ này đánh dấu sự bắt đầu của mối liên hệ đầy bão tố nhưng đem lại rất nhiều kết quả giữa hai người, trong suốt hơn 20 năm.
    Lần tập Dato-ryu đầu tiên của Ueshiba là ở 3 buổi luận võ (mỗi buổi 10 ngày) diễn ra rất gần nhau và kết thúc ngày 4 tháng 4 năm đó. Kỷ yếu của Daito-ryu còn ghi lại 3 buổi luận võ khác do thày Takeda huấn luyện năm 1916 mà Ueshiba có tham gia. Ueshiba sau đó mời Takeda về nhà để tập luyện chuyên sâu các kỹ thuật nâng cao của Daito-ryu. Rất tiếc là có rất ít thông tin về thời điểm và thời gian của những buổi tập này.
    Ueshiba rời Hokkaido một lần và mãi mãi vào tháng 12/1919 khi ông nhận được điện tín báo cha ốm nặng. Ông để lại ngôi nhà gỗ đơn sơ của mình lại cho Takeda và trở về quê Tanabe của mình. Trên đường về ông bất ngờ dừng lại ở Ayabe, thủ phủ của đạo Omoto, để cầu nguyện cho sự hồi phục của cha. Và chính ở đây ông đã gặp Onisaburo Deguchi, một nhân vật ảnh hưởng lớn đối với cuộc đời ông.
    Cuối cùng khi ông về nhà thì cha ông đã mất. Ueshiba quyết định chuyển gia đình, lúc đó có mẹ, vợ và hai con của ông tới Ayabe và họ tới đó vào mùa xuân năm 1920. Theo đề nghị của Deguchi, Ueshiba mở đạo đường đầu tiên ở nhà, có tên là Ueshiba Juku, và dạy Daito-ryu cho võ sinh, chủ yếu là những thành viên của giáo phái Omoto.
    Hai năm sau, vào tháng 4, Sakoku Takeda đến Ayabe cùng với vợ, con gái và con trai 6 tuổi của mình, Tokimune, đạo chủ Daito-ryu hiện tại. Câu hỏi về liệu Takeda tự đến đó hay được Ueshiba mời tới vẫn chưa có lời giải đáp. Những thông tin chính thức từ Daito-ryu và Aikido khác nhau rất nhiều. Điều chắc chắn duy nhất là Takeda đã ở đó 5 tháng, dạy cho các võ sinh của dojo Ueshiba Juku và đến cuối giai đoạn đó thì Ueshiba được trao chứng chỉ kyoju dairi cho phép ông chính thức là võ sư được dạy Daito-ryu. Takeda và người cha tinh thần Deguchi, không bất ngờ, không ưa nhau dù đạo chủ của Omoto có tặng cho Sokaku một thanh kiếm và bức tranh thêu làm quà chia tay.
    Trong bất cứ tình huống nào thì những thông tin chính thức cho thấy mối quan hệ giữa người thầy hẹp lượng nhưng ngang tàng Sokaku và người học trò nổi tiếng Morihei Ueshiba rất căng thẳng dưới thời Ayabe.
    Sau khi Takeda rời đi tháng 9 năm 1922, hai người sau đó rất ít khi gặp nhau dù rằng Takeda có vài lần tới thăm dojo của Morihei Ueshiba ở Tokyo. Ueshiba cuối cùng đã trở thành một thày dạy jujitsu nổi tiếng ở Tokyo trong khi Takeda vẫn tiếp tục đi khắp Nhật Bản mở các khoá võ luận chủ yếu cho những người nổi tiếng như quan toà, viên chức cảnh sát, sĩ quan quân đội và những người tương tự. Mặc dù Ueshiba và Takeda có ít liên hệ trực tiếp kể từ đó trở đi nhưng họ vẫn giữ liên lạc. Hơn nữa, lúc này Ueshiba đã là một võ sư Daito-ryu được thừa nhận, nên vẫn tiếp tục trao bằng Daito-ryu cho các đệ tử của mình cho đến tận năm 1937. Trong số những người được nhận bằng Daito-ryu của thầy Ueshiba có Kenji Tomiki, Minoru Mochizuki, Rinjiro Shirata, và Gozo Shioda.
    Trong ngôn ngữ tâm lý hiện đại thì mối liên hệ giữa Morihei Ueshiba và Sokaku Takeda có thể gọi là mối quan hệ ?oyêu-ghét? lẫn lộn. Giờ thì rất khó đưa ra những chứng cứ lịch sử vì có rất ít người còn sống chứng kiến những sự kiện đó. Thậm chí ngày nay thì những người nối dõi Ueshiba và Takeda với những giải thích đầy cảm tính thường trái ngược nhau rất nhiều. Một điều rõ ràng là Ueshiba có một lòng kính trọng sâu sắc đối với khả năng kĩ thuật của Takeda trong khi Takeda luôn coi người sáng lập Aikido là một trong những học trò triển vọng nhất của mình.
    Tôi ngờ rằng cội nguồn mâu thuẫn giữa hai người là do bản tính khắc nghiệt của Takeda, ý thức độc lập và hướng về tôn giáo của Morihei Ueshiba, cùng những thoả thuận mập mờ về nghĩa vụ tài chính của Morihei khi trở thành một võ sư được chứng nhận của Daito-ryu. Tờ emeiroku của Daito-ryu ngày 15/09/1922 trong đó trao chứng nhận kỵou dairi cho Ueshiba, chỉ rõ rằng ông phải nộp 3 yên cho Sokaku cho mỗi võ sinh nhập học vào dojo. Sau đó thì cả hai buộc tội nhau về chuyện không chính xác trong các vấn đề tài chính và những ghi chép về các cuộc gặp cuối cùng của họ có thể hiện những bất đồng chưa giải quyết được giữa họ. Nhưng Takeda ban chứng chỉ kyuoki dairi cho khá nhiều người, trong đó có Taiso Horikawa, Yukiyoshi Sagawa, Kotaro Yoshida, Kotaro (Kodo) Horikawa, and Takuma Hisa (Kiyoshi Watatani ?liệt kê một danh sách dài chừng 29 người trong cuốn Bugei Ryuka Dai Jiten của mình) và rõ ràng là tất cả những người đó đều phải trả cho Sokaku một khoản tương tự khi dạy Daito-ryu. Tôi tin rằng Morihei Ueshiba không phải người duy nhất có những bất đồng với Takeda về các vấn đề tài chính.
    Tóm lại, tôi muốn nói đến những kết quả tích cực của mối liên hệ giữa hai võ sư hàng đầu của thế kỷ 20 này. Trước hết, aikido sử dụng rất nhiều các kỹ thuật của Daito-ryu. Thật khó có thể tìm được một đòn nào trong Aikido mà không bắt nguồn từ jujutsu của Takeda. Mặt khác, sự tồn tại, truyền bá và những triển vọng tương lai của Daito-ryu, môn võ cổ truyền của Nhật Bản, đã hoàn toàn được đảm bảo nhờ thành công to lớn trên bình diện quốc tế của Aikido. Thực tế, tôi vẫn nghe những người tập Daito-ryu gọi bừa môn võ của mình là Aikido. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, trên góc độ lịch sử, hai môn võ vẫn có những liên hệ không thể chối bỏ được và sẽ vẫn mãi là vậy bất chấp những hiểu lầm, thành kiến, những tố cáo lẫn nhau tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Cùng với thời gian, những hiểu biết về các sự kiện lịch sử của ta sẽ tường tận hơn. Tôi tin rằng lúc đó chúng ta sẽ đánh giá mối liên hệ giữa Aikido và Daito-ryu Jujutsu một cách khách quan hơn. Những ràng buộc, khiếm khuyết giữa hai bên lúc đó chắc chắn cũng sẽ được làm sáng tỏ.

Chia sẻ trang này