1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài điều về Bob Dylan

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi ndhai, 05/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Lấy cái này dịch đây bác ạ, mời các bác:
    http://www.dactrung.com/chuviet/vietuni.htm
    Nhân tiện, nhà bác Xúppờ Xoi bác ý dịch lại bài của bác ndhai rồi thì làm ơn xoá giúp mấy bài của em đi mấy, nhớ.

    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  2. tienlong

    tienlong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/01/2002
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    BOB là nghệ sĩ dân gian có ảnh rất lớn đến nhạc rockn'roll .sau hơn 20 năm vắng bóng ông đã trở lại với album"time out of mine" ngoài album này và bài "like a rollíngtone" ra thì tui chưa nghe album nào khác của BOB cả....
    i live mylife for three R:
    -ROCK
    -REAL MADRID FC
    -RAUL GONZALEZTIENLONG
  3. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Ủa tưởng "Love And Thief" là mới nhất chứ nhể, cái "Out..." có phải từ năm 97 không ạ. Bác nào nghe cái mới chưa, có hay không ạ?

    I am gonna kill you and cut you in pieces and than eat them all !

  4. joliesse

    joliesse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2001
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Hihi, "love and Thief" nghe như dở hơi í.
    Anh Ndhai đâu rồi nhỉ, bỏ rơi giữa chừng như thế này sao.
    Chị Mask nói là lục lại bài Bob Dylan của anh Gaiguy mà chẳng giữ lời gì cả, dưng mà không hiểu sao em tìm cũng không thấy nhỉ ?
    Chị Death eater có lưu lại trên máy không?
    Được sửa chữa bởi - joliesse vào 17/03/2002 12:23
  5. amateur_in_rock

    amateur_in_rock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    4.007
    Đã được thích:
    0
    hì bác ấy mấy hôm nay đang bận làm Project
    các bác thông cảm
    không có chuyện bỏ con giữa chợ đâu
    You've got a face like a child, got a mind like a woman[​IMG]
    INTER my love !!!
  6. Death_eater

    Death_eater Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2001
    Bài viết:
    2.170
    Đã được thích:
    0
    Có lưu lại đây,bài Bob á?Đợi tí tớ đi tìm đã nhé
    Death eater

    TO BE A ROCK AND NOT TO ROLL!
  7. Death_eater

    Death_eater Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2001
    Bài viết:
    2.170
    Đã được thích:
    0
    [big]BOB DYLAN[/big]​
    [big]Part I: Sự nghiệp[/big]
    Bob Dylan tên thật là Robert Zimmerman, sinh ngày 24/5/1941 tại Duluth, Minnesota. Từ nhỏ, Bob đã tự mày mò học piano, guitar, cũng như làm thơ (có lẽ vì thế mà nhạc của Bob mang đầy chất thơ, mà sau này có người đã đề cử Bob cho giải nobel về văn học, kể ra như thế thì cũng hơi buồn cười thật nhưng trên thực tế thì chỉ có Jim Morrison mới so được với Bob về mặt này). Tại đại học Minnesota Bob đã khám phá ra nhạc "beat" và nhạc "folk" ở những khu phố bình dân, những quán cafe. Trong thời gian này, Bob có tham gia một số nhóm nhạc tại trường và tại địa phương.Thời gian sau đó, tại New York, Bob là một thành viên tích cực tại hội quán Greenwich Village.
    Sau sự khởi đầu ko mấy thành công với album đầu tay, album thứ hai "Freewheelin' Bob Dylan" đã gây nhiều sự ngạc nhiên cho thính giả. Với bài "Blowin' in the wind" trong album này, Bob đã cùng với nhóm nhạc Peter, Paul and Mary đã trở thành ngôi sao của festival nhạc folk tại Newport (1963). Album sau đó "The times they are a changin" đã đưa Bob thành người hùng của phong trào phản kháng "anti-war". Album này đánh dấu giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp của Bob (61-65). Điểm đặc trưng trong nhạc của Bob tại giai đoạn này là sự tự mãn, chua cay, các bài hát thì mang tính thời sự, dạy đời. Ta có thể thấy điều đó qua những bài hát, những quan điểm, sự kiện được xuất hiện: về phản đối chiến tranh trong "Master of war", về Ku Klux Klan trong "Only a pawn in their game", về police trong "The lonesome death of Hattie Caroll", về đường lối chính trị trong "With God on our side".... và cuối cùng là về mọi mặt của cuộc sống trong "The times they are a changin". Với Bob, thế hệ "phản kháng" đã có một nhà tiên tri, người lãnh đạo tinh thần, một James Dean của thời đại .
    Đúng là "the times they are a changin", thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ, trong thời gian sau đó nhạc của Bob đã chuyển dần sang tính tự kỉ nhiều hơn là nói lên quan điểm này nọ và chuyển dần từ nhạc folk sang folk-rock& rock. Chính sự thay đổi này đã làm cho các cư dan của Greewich Village cảm thấy như bị phản bội, họ coi Bob như tên Judas mới. Vì lẽ thế, tại Newport năm đó (1965), Bob đã bị đám đông la ó, chế nhạo khi đã sử dụng guitar điện trong "Like a rolling stone" nhưng cũng lúc đó Bob đã cùng Paul Butterfield Blues Band làm câm nín tiếng la ó bằng bài " Ballad of a thin man".
    Từ đấy Bob đã chính thức chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn rực rrỡ nhất của anh và của lịch sử nhạc Rock (1965-1970, giai đoạn này chứng kiến rất nhiều sự thành công của các ban nhạc khác như The Beatles, Beach Boy, The Who, The Doors, the Cream...). Album "Bringing it all back home" (1965) là một sự pha trộn khéo léo giữa nhạc folk và nhạc rock, giữa guitar thùng và guitar điện đã thực sự trở thành bức ngoặt lớn trong sự nghiệp của Bob. Cùng với nó, Bob đã có được một lớp thính giả khổng lồ, những người đã nở nụ cười khinh bỉ vào cái gọi là "American dream". Tiếp sau đấy lại là một album tuyệt vời khác "Highway 61 Revisited", chỉ cần một bài trong số này cũng đủ đưa một tên tuổi lên một vị trí vững chắc trong giới rocker. Có thể kể đến "Like a rolling stone", "Ballad of a thin man", "Posotively 4th street".... và đặc biệt nhất là "Destination anywhere". Vẫn chưa dừng tại đó, album tiếp theo "Blonde on Blonde" của Bob đã được các nhà phê bình nhất trí đánh giá (cùng với album Sgt. Peper's lonely heart club band của Beatles) đây là thước đo mẫu mực trong toàn bộ lịch sử nhạc rock.
    Vào 29/7/66, Bob đã gặp phải một tai nạn moto và vắng mặt suốt 18 tháng. trong thời gian dưỡng bệnh, Bob đã có cơ hội để nhìn lại mình và suy ngẫm. Trở lại với công chúng năm 1968 cùng album "John wesley Harding" Bob đã mang lại cho mọi người một ngạc nhiên mới, album này là một sự hoà trộn khéo léo giữa folk, rock và country cho thấy chất giọng chín muồi, lời ca sâu lắng và trên hết là khả năng sáng tạo tuyệt vời của mình. Cùng với xu hướng đó "Nashville Skyline" là một sự đột phá vào lãnh địa nhạc Country.
    Năm 69 được đánh dấu bằng sự kiện Bob tham dự vào liên hoan Isle of Wright và một show diễn trên TV ( cùng với Jonny Cash, một ca sỹ nhạc country). Nhưng có một điều rất lạ lùng là Bob đã vắng mặt tại Woodstock (liên hoan nhạc rock lớn nhất từ trước đến nay) nơi mà anh đã trú ngụ trong suốt thời gian kể từ khi bị tai nạn. Theo tôi nghĩ, đây cũng có thể là một quyết định sáng suốt của Bob nếu mọi người thử nghĩ đến những sự kiện trên thế giới vào thời điểm này như: 1.000.000 lính Mỹ đổ bộ vào VN, xâm lược toàn bộ Đông Dương đến vụ ám sát Martin Luther King (1968), những cái chết đầy bí ẩn của Jimi Hendrix, Janis Joplin (1969), Jim Morrison (1971).... và sau đó gần một thập kỉ (1980) là cái chết của........... Nhiều người cho rằng những cái chết này đều có liên quan đến bàn tay của CIA, vì vậy nếu Bob có tham gia vào cái liên hoan 3 days for peace and..... này thì liệu có bao giờ cho đến ngày mai được hay ko nhỉ.
    Kể từ năm 1970, Bob sống kín đáo hơn, chỉ tham gia một số chương trình từ thiện và một số ít dự án khác. Anh cung tham gia đóng phim (1 vai phụ trong pat Garett and Bily the Kid), tham gia viết nhạc phim (1 trong số đó là Knocking on heaven's door ). Sau đoạn này là thời gian để anh tìm tòi thử nghiệm những phong cách mới và cũng đã phát hành một số album đán chú ý "Before the flood "(1974), "Slow train coming" (1979).
    Trong thập niên 80, Dylan tham gia một số chuyến lưu diễn cùng các ban nhạc bè bạn như với Tom Petty and the Heartbreakers, The Grateful Dead...Album đáng chú ý nhất trong thời gian này là "Oh! Mercy" (1989) 1 album trở lại cội nguồn.
    Gần đây album "Time out of mine" cũng đáng chú ý, tuy nhiên ko thể so sánh với thời kì đỉnh cao được (vậy mà cũng được các nhà phê bình đánh giá là một tuyệt tác cơ đấy, nhưng so với thời đại hiện nay thì đúng là thế thật)
    Phải nói là Bob là người dẫn dắt chỉ đường cho nhạc rock, người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến gần như mọi sáng tạo của rock. Không phải tôi quá cường điệu đâu nhưng mà thế thật, có thể trích lời Bruce Springsteen ( người có biệt danhThe BOSS) "Dù nhạc rock có sinh ra ở đâu, nó luôn nằm dưới bóng của Bob Dylan"
    [big]Part II: About Bob Dylan[/big]
    - Về các bài hát của Bob được Cover lại:
    + Mr.Tambourine Man: Được the Byrds hát trong album cùng tên (1965) đã đem lại cho ban nhạc này thành công to lớn với hàng triệu đĩa được bán hết và album thì đứng đầu các bảng xếp hạng tại Anh trong suốt mùa hè 1965
    + All along the wachtower: 1 ca khúc kinh điển được trình diễn bởi tay guitar huyền thoại Jimi Hendrix. Và U2 cũng hát bài này trong album "Rattle and Hum" (1989) (album thành công nhất của U2, đạt danh hiệu Multi-platinum).
    + Knocking on heaven's door : chắc ca khúc này ai cũng biết. Đầu tiên nó được Eric Clapton (1 thành viên khác trong "guitare heroes") cover. Sau đó đến lượt G n R và................
    + ......................................................................................
    - Một số album đã có tại VN:
    + Freewheenlin' Bob Dylan (1963)
    + Times they are a changin (1964)
    + Highway 61 Revisited (1965)
    + Blonde on Blonde (1966) (album này tôi mới thấy có băng thôi ở 49 QT lâu lắm rồi, ko biết bây giờ đã in sang đĩa chưa)
    + Oh! Mercy (1989) (cũng ở băng)
    + Time out of mine (1997)
    + và một số album khác dưới dạng " the best of......." "the Greatest of.....".....có album "Blowin' in the wind" nghe cũng được nhưng ko biết là nó được phát hành năm nào hay cũng thuộc dạng trên.
    Gaiguy
    Death eater

    TO BE A ROCK AND NOT TO ROLL!
  8. ndhai

    ndhai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Như đã hứa, hôm nay tôi lại tiếp tục post lên đây này! Enjoy it!
    ----------------------------------------------------------------------
    ALBUM: Bring it all back home (1965)
    "There's no success in failure and failure's no success at all"
    BEST TRACKS: Subterranean Homesick Blues; Maggie's Farm; Love Minus Zero; Mr. Tambourine Man; It's All Over Now, Baby Blue
    Có một điều đáng lưu ý trước khi bắt đầu, đó là album này còn được biết đến dưới cái tên "Subterranean Homesick Blues". Cả hai chỉ là một. Tôi thậm chí cũng không rõ tại sao lại có tới hai phiên bản của album này. Có thể những lần tái bản sau này những hãng đĩa đã cố tình tạo ra sự mập mờ đó. Bastards! Nhưng đừng bực mình vì chuyện đó, chỉ là vấn đề thủ tục ấy mà. Còn điều thứ hai mà tôi muốn nói, đó là album này là album đầu tiên có bộ 3 ghi-ta điện mặc dù phần hai của đĩa hoàn toàn là acoustic. Tôi đánh giá album này được 9 điểm. Bài đầu tiên, vị trí còn phụ thuộc vào album mà bạn đang có, "Subterranean Homesick Blues" có thể là một trong những bài hát mang tính cách mạng nhất của mọi thời đại. Trong dòng cuốn của giai điệu, Bob không sử dụng điệp khúc và lời ca thì trần trụi, công khai. Nó cũng là bài đầu tiên thể hiện nét đặc trưng của video clip mang tính quảng cáo, thương mại. Nó cũng có thể xếp cùng một loại với Kerouac's On the Road, là một tác phẩm văn học quen thuộc của Bob và Kerouac. Bài hát tự nó đem đến một cảm giác khó có thể nào mà quên ngay đi được. A ****ing masterpiece!
    Một siêu phẩm thuộc loại kinh điển khác là bài "Mr.Tambourine Man". Có một sự tương phản ở đây là cách hoà âm phóng khoáng với acoustic cùng phần nhạc đệm chỉ toàn là mandolin hay những thứ tương tự. Lời của nó mang đậm màu sắc chủ nghĩa siêu tưởng đặc trưng của Bob.
    Bài "Maggie's Farm" lại đề cập đến vấn đề chính trị với một con mắt hài hước cộng với lối diễn tả châm biếm, chua cay. Nó thể hiện khả năng biến một vấn đề nghiêm túc như chính trị thành một cái gì đó như là trò hề gượng gạo và lố bịch của Bob.
    Mặt khác, "She Belongs to Me" và đặc biệt là "Love Minus Zero" là hai bản love songs có giai điệu tuyệt đẹp. Cách giảm dần tốc độ của ghi-ta ở mỗi khuông nhạc trong "Love Minus Zero" quả là một sự hoàn hảo.
    Bài cuối cùng trong album mang tên "It's All Over Now Baby Blue" đứng hàng thứ hai trong các bài chỉ dùng acoustic và nó là một đoạn kết tuyệt vời cho một album hoàn hảo. Các bạn chắc cũng biết là Van Morrison đã cover lại bài này và đưa nó lên một tầm cao mới nhờ những tiếng organ chát chúa. Still this version ****ing rocks and all.
    (Còn tiếp)
    Fighting on with dignity...
    In life and death we deal...
    The power and the majesty...
    Amidst the blood and steel
  9. susu_USA

    susu_USA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Bác The-mask ơi! em theo sự chỉ dẫn của bác vô http://www.dactrung.com/chuviet/vietuni.htm mà sao em hổng biết cách dịch ra sao cả. Bác có thể hướng dẫn thêm cho em về cách sử dụng nó để dịch được hôn?

    su_su20us

Chia sẻ trang này