1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài kinh nghiệm cho các bạn apply vao grad schools

Chủ đề trong 'Du học' bởi nago_alon, 11/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Em có mấy câu hỏi ạ ! Em thì chưa có ý định nộp đơn năm nay mà năm sau em mới nộp nên vẫn còn nhiều lơ mơ lắm nếu có gì các bác giải thích kỹ hộ em nhé ! Em cảm ơn nhiều ạ!
    1) Tại sao lại không đăng ký online ạ ? Có phaiur sợ nộp online thì phải trả tiền không x với nhiều trường sẽ là 1 khoản khổng lồ không ?
    2) GRE bao nhiêu thì bị coi là thấp ạ ? Nếu em làm toán tốt ( dân VN ai làm toán cũng tốt ) và verbal kém thì có nên nộp không ( em học kỹ thuật ạ).
    3) Em chưa thử liên hệ với các GS bao h nhưng thấy các bác bảo là giáo sư này được giáo sư khác lại không có phải đại khái như em hình dung là mình gửi đơn đến trường rồi họ xếp cả vào 1 đống và bảo các ông giáo sư mỗi ông đọc hết 1 lượt rồi chọn cái thằng mà ông GS đó cần không ạ hay phải mỗi ông 1 bộ ?
    Cảm ơn các bác nhiều!
  2. nago_alon

    nago_alon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    1. Chính xác là như vậy. Nhưng nếu bạn chỉ nộp tầm 10 trường thì cứ nộp online cho nó tiện.
    2. GRE verbal < 350 thì bị coi là thấp và nếu không thích thì không nộp cũng được.

    3. Liên lạc với giáo sư thì mình không rõ lắm vì bản thân mình không làm vậy. Theo như mình biết thì nhieu trường xét theo kiểu: nếu như có nhiều hồ sơ, sẽ có một người scan qua để loại các hồ sơ kém chất lượng. Sau đấy là một vài junior faculties (Assistant Proffessors) đọc và chọn một shortlist, roi mới đến các senior faculties chọn cuối cùng.
  3. aivoges

    aivoges Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    1. Trời đất sao bạn lại có niềm tin là nộp paper application không cần nộp fee??? Bất kể bạn dùng online hay paper application đều phải nộp application fee hết, không thì hồ sơ của bạn sẽ không bao giờ được xử lí. Thậm chí nhiều trường còn charge fee cao hơn với những người dùng paper appl.
    2. Đối với nhiều ngành như engineering điểm Verbal không quan trọng lắm, nếu điểm V bạn thấp nhưng Q tốt thì vẫn có thể nộp được.
    3. Apply học grad mà không liên hệ trước với Gs là một thiếu sót lớn. Học grad tức là gắn liền với nghiên cứu, nghiên cứu tức là gắn liền với 1 hoặc một số Gs cụ thể nào đó, thường thì đó chính là người cung cấp financial aid cho bạn. Chính vì vậy mà trước khi quyết định nhận ai đó họ phải xem người đó có brackground + research potential tốt hay không. Vì vậy đa số các Gs đều khuyến khích prospective applicant tự gửi email liên hệ và tiến cử mình nếu cảm thấy mình có khả năng. Nếu qua trao đổi Gs thấy hài lòng về bạn thì bạn có thể tự tin là đã đứng trên đầu tất cả các applicant khác và chắc đến 90% là bạn sẽ được nhận. Liên hệ với Gs là con đường ngắn nhất và ít tốn kém nhất khi định apply vào trường nào đó. Ít tốn kém là bởi vì nếu trường nào đó, chẳng hạn UCB, không có Gs nào có ý định nhận bạn thì tốt nhất là quên khẩn trương luôn chuyện apply vào đó đi, để dành tiền và công sức vào trường khác.
  4. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Nếu verbal em chỉ tích đại (tạm coi như được 300) mà toán em làm ngon tạm coi 800 (cho nó máu) thì được 1100 rồi vậy có nên nộp cái điểm đó không ? Em đang học GRE quyển list 3500 từ của baron mà thấy mông lung quá cứ được 1 từ lại rơi 2 từ hic ! Từ bé đến giờ em toàn quen học tự nhiên suy luận là chính chẳng mấy khi phải nhớ mấy cả đến bây h mới toi. Còn nữa cái GRE subject em có nên thi không hả các bác ? Em học nghành hoá ạ.
  5. Amherst

    Amherst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.431
    Đã được thích:
    0
    Lại phải lặp lại lời bovp2000, không biêt đồng chí nago_alon đã apply đi học bao giờ chưa, cứ nghe được ở đâu đấy mấy câu linh tinh rồi đem đi khuyên bảo khắp nơi thế thì người ta gọi là gi` nhỉ?
    Tôi cũng không muốn phân tích thêm nhiều làm gi` chỉ muốn chia sẻ một vài điều thế này. Tôi lăn lộn đi học cũng tương đối nhiều nơi rồi, Việt Nam, Châu Âu, Mỹ, Châu Phi v.v. thú thật tôi thấy hệ thống giáo dục đại học ở VN kém qua''. Kém thậm tệ luôn- có lẽ trừ một vài lớp cử nhân tài năng trong các ngành kỹ thuật là còn cứu vãn được. Nguyên nhân thì thôi cũng chẳng nói thêm làm gi`, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điểm là các bạn trẻ muốn tìm cơ hội đi học nước ngoài thì cần thực tế một chút. Như ở Mỹ những đứa SV muốn apply vào graduate school cũng đều là những đứa rất khá, thường thì chúng nó đều đã học 4 năm đại học chăm chỉ, và cái quan trong là viẹc học cua chung'' no'' có chat luong rat cao.
    Sinh viec hoc DH o Vn thi` chịu nhieu thiet thoi`. Giao duc Vn cho den lop 12 toi nghĩ cung khong te, neu so hai hoc sinh kha'' cung do tuoi o My va Vn toi nghi chi mot chin mot 10, hoac 1 tam mot muoi. Tat nhien la moi ben co mọt the manh rieng, hoc sinh Vn manh ve tinh'' toan'', kỹ thuat dan My thì co kha nang tu chu va tu duy doc lap hon. Nhung vao dai hoc den luc gia truong roi thi toi nghĩ chi con khoang mot 3 mot 10 thoi, quang thoi gian quan trong nhat cho viec phat trien tu duy thi` lai bi thiet thoi`.
    The nen toi nghĩ việc trước tiên khi các bạn muốn đi học ở nước ngoài thì cần đánh giá lại năng lực của mình cho chú đáo. Vừa tốt nghiệp đại học ra trường cơ hội để bạn nhận được học bổng để sang My (kể cả dưới dạng TA) học PhD là rất bé. Nếu bạn thật sự ngoại lệ, là thủ khoa đây đó thì cũng nên thử - nhưng nếu chỉ là khá giỏi bình thường thôi thì nên bình tĩnh suỹ nghĩ về lựa chọn của mình. Nếu có điều kiện thì có thể đầu tư đi học Master trước, lúc đấy sẽ biết ngay mình có thích hợp với con đường học vấn không. Các chương trình học bổng trong nước cũng là bước đệm rất tốt, ví dụ như học bổng VEF dành cho các bạn học kỹ thuật. Co học bổng này rồi xin sang My sẽ dễ hơn nhiều lại có tiền sinh hoạt phi'' dư dả. Nhiều bạn thấy VEF cạnh tranh ghê qua'' nên sợ nhưng mà thực sự tôi thấy thi đậu VEF còn dễ hơn xin thẳng sang đây. Nếu bạn nghĩ mình không đậu VEF thì đúng là nên đầu tư đi học master trước đi đã.
  6. chitahihu

    chitahihu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Thì để thành Phd candidate thì cũng thường phải lấy course trước như máster đấy thôi bác,cũng coi như là học master rùi còn gì.
  7. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Em nghe nói ( chỉ nghe nói thôi ếch ngồi đáy giếng mà) rằng là xin đi học PhD còn dễ hơn xin học master. Nguyên nhân thì dài dòng nhưng thấy giải thích cũng có lý lắm ạ. Với cả em cũng nghe nói là xin học nghành kỹ thuật dễ hơn xin kinh tế phải không ạ? Dân US cũng không khoái học kỹ thuật bằng kinh tế rồi các nước khác cũng vậy nên cơ hôi nhiều hơn.
  8. Amherst

    Amherst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.431
    Đã được thích:
    0
    Thường thì nếu các bạn được nhận vào làm PhD bên Mỹ rồi thì trong qua'' trình học - nếu muốn bạn có thể được nhận bằng master, thường là sau 2 năm học course works. Cái bằng master này chỉ có ý nghĩa quan trọng nếu như học xong course work bạn không muốn tiếp tục học PhD, trường sẽ cho bạn lấy bằng master để đi ra ngoài xin việc.
    Tôi thấy ý bạn gì hình như là nếu vậy thì học 2 bằng master sẽ phí thời gian? Tôi xin thưa là với những người đã có trình độ rất tốt thì hoàn toàn có thể học thẳng từ đại học lên PhD, nhưng như tôi đã nói và xin nhấn mạnh lại những người này đã phải học tập rất chuyên cần trong 4-5 năm, và ở một nền giáo dục trình độ cao (Mỹ, Úc, Châu Âu). Đặt lại vấn đề này ở VN thì tôi nghĩ 99% SV ở VN không đạt tiêu chuẩn (đấy là tôi chỉ nói những bạn đã học rất khá thôi đấy), thế nên mới phải học master trước để nâng trình độ nên ngang bằng với đầu vào PHD bên nay`. Mà nếu bạn nói học lại là thừa thì có nghĩa là bạn chưa hiểu hệ thống học theo tín chỉ bên này rồi. Không giống như chương trình thạc sĩ ở VN, bố cục ở đâu cũng như ở đâu, học bó gio` một lèo dù muốn hay không, phù hợp hay không, khi đã sang học bên này bạn có quyền tự do chọn môn học phù hợp trình độ mình. Nếu môn nào thấy dễ thì học môn level cao hơn, thời gian không mất đi đâu mà thiệt cả. Một điểm nữa là dù học xong course work PhD cũng là master, hay học chương trình master riêng cũng là master nhưng nội dung chương trình có thể khác nhau rất nhiều, ngoài ra vì bên này hệ thống giảng dạy decentralized nên mỗi nơi cũng sẽ giảng dạy môt kiểu. Nói tóm lại là học thêm master đối với SV VN thì không thừa chút nào cả, bời vì nó còn là vấn đề đánh tín hiệu, nếu bạn chưa có thời gian học ở một nước có trình độ giáo dục tiên tiến thì các trường sẽ rất khó nhận bạn vào học. Chỗ tôi có 5,6 người học PhD đủ các ngành nghề khác nhau, 100% đều đã từng học đại học hay master ở đâu đó trước khi được nhận vào PhD (vài người VEF). Học bổng VEF cũng vậy mỗi năm có tới 30-40 mươi suất nhưng rất nhiều người được cái này trước đây đã từng học đại học hay master tại Mỹ, Úc, Canada. Nhiều bạn nói thi cái đấy khó, nhưng tôi nghĩ đấy vẫn là cơ hội tôt hơn rất nhiều, nếu không tại sao các bạn ấy lại phải quay về Việt Nam thi VEF. Các bạn nộp hồ sơ thẳng sang đây (nếu mới chỉ học ở VN) thì cũng chả khác nào đi chơi Jack-pot, may mắn thì cũng có thể được nhận nhưng đừng đặt hy vọng quá nhiều.
    Tôi bi giờ cũng không phải già nhưng cũng không còn quá trẻ, bây giờ sang đây làm việc với dạy học mới cảm nhận được hết là giáo dục đại học ở VN tồi qua'', tiếc cho các bạn trẻ phải trải qua giai đoạn này, cũng như tôi hồi xưa thôi. Cứ so sánh 1 môn tôi đạng dạy ở Mỹ hiện giờ với một môn dạy ở trường kinh tế quốc dân hà nội. Môn học của tôi để tính điểm sinh viên phải làm tổng cộng mười bài tập nhỏ, ba bài tập lớn dải rác suốt cả một semester, thế nên dù muốn dù không SV nào muốn đạt điểm cao A hay A- phải học liên tục, rải rác trong cả kỳ, kiến thức như thế thì được bồi đắp dần dần tránh tình trạng học tủ học vẹt cuối kỳ như ở các trường ở VN. Giáo trình và reading cũng có thêm rất nhiều để hỗ trợ. Thế nên đến cuối môn học, SV Mỹ được A hay A- sẽ nắm bắt vấn đề lâu và chắc hơn Sv học ở VN mà được 8-9-10 cuối kỳ nhiều, cứ tính liên tục thế trong 4-5 năm các bạn sẽ thấy khoảng cách trình độ đã xa thế nào.
  9. nago_alon

    nago_alon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bạn còn một năm nữa mới apply, nếu không quá bận rộn, sao không cố gắng một chút, chưa gì đã nghĩ đến 300 verbal vậy:). GRE subject thì nên thi, nếu bạn được điểm cao thì cũng là lợi thế rồi (điểm cao verbal thì chẳng có lợi thế gì nếu bạn học mấy ngành kĩ thuật).
    Được nago_alon sửa chữa / chuyển vào 07:12 ngày 22/12/2006
  10. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Bây h em học GRE general và toefl đã bạc cả mặt ra rồi lại ôn thêm GRE subject nữa thì toi luôn thôi bác ơi! Nếu không có GRE general mà chỉ có GRE subject có được không ạ? Mà em thấy cái GRE general rất khó chịu chẳng hiểu nó bôi ra cái đấy làm gì? Các vấn đề của GRE subject thì phần lớn bọn em đã học trong trường rồi nếu tập trung ôn lại cũng phải mất 6 tháng vậy sẽ chậm so với kế hoạch sang năm ạ. Nên bây h chỉ có thể học được 1 trong 2 cái GRE thôi. Theo các bác thì nên học cái nào? bởi vì em thấy trường nào cũng đòi GRE general mà chẳng đòi GRE subject gì cả lạ nghê ? pó cả người toàn đói cái chẳng liên quan đến lĩnh vực mình học gì cả làm tiêu chuẩn xét tuyển.

Chia sẻ trang này