1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài kinh nghiệm cho các bạn apply vao grad schools

Chủ đề trong 'Du học' bởi nago_alon, 11/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chitahihu

    chitahihu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Bây h em học GRE general và toefl đã bạc cả mặt ra rồi lại ôn thêm GRE subject nữa thì toi luôn thôi bác ơi! Nếu không có GRE general mà chỉ có GRE subject có được không ạ? Mà em thấy cái GRE general rất khó chịu chẳng hiểu nó bôi ra cái đấy làm gì? Các vấn đề của GRE subject thì phần lớn bọn em đã học trong trường rồi nếu tập trung ôn lại cũng phải mất 6 tháng vậy sẽ chậm so với kế hoạch sang năm ạ. Nên bây h chỉ có thể học được 1 trong 2 cái GRE thôi. Theo các bác thì nên học cái nào? bởi vì em thấy trường nào cũng đòi GRE general mà chẳng đòi GRE subject gì cả lạ nghê ? pó cả người toàn đói cái chẳng liên quan đến lĩnh vực mình học gì cả làm tiêu chuẩn xét tuyển.[/quote]
    1. Tớ thấy những điều cậu hỏi này có thể tự tìm hiểu được mà ko cần phải post bài này lên, điều đương nhiên là GRE general là gần như bắt buộc phải có, GRE subject là optional thôi,có càng tốt nhất là với các nghành khoa học cơ bản vì môn thi subject trùng với nghành học (Math,Phyics,Bio...).
    2. Tại sao lại cứ bắt phải thi GRE genẻal , cái này thì có lẽ mình cũng chẳng cần quan tâm làm gì, nhưng càng học cậu sẽ thấy không thừa, sau này những từ mà mình thấy vô bổ,chả dùng bao giờ trong GRE lại rất hay xuất hiện đấy, thêm nữa sau khi học GRE mình rút ra 1 điều là , ko fải GRE chỉ cứ học từ làu làu mà được điểm cao, nó thể hiện tư duy lắm đấy.
    3- @ Anh Armhest : Anh nói đúng thật, học 4-5 năm ĐH ở nhà xong mà vẫn mù mờ quá, nhưng em thấy rất nhiều SV nhà ta học đại học xong ở VN mà tự apply sang bên kia (ko qua VEF..) vẫn không phải là quá khó khăn kiêu như Jack-pot lắm đâu , mà profile cũng không hẳn là có gì quá nổi bật hoặc xuất xắc lắm, quan trọng là có thông tin thôi.

    Được chitahihu sửa chữa / chuyển vào 09:46 ngày 22/12/2006
  2. Junimond

    Junimond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2005
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ko nhất trí với điều này lắm. Thứ 1 là nhiều người nói rằng xin học bổng PhD thì dễ hơn xin Master (lý do dài và đã nói rồi nên xin ko nhắc lại nữa). Thứ 2 là có rất nhiều người học từ đại học rồi xin được học bổng lên thẳng PhD. VEF thực ra là rất khó, cả năm mới có 30,40 xuất học bổng cho rất nhiều ngành. Trong khi đó, có rất nhiều trường cho học bổng PhD. Đơn cử như ngành CS, một trường đã có thể 30-40 học bổng, có 100 trường top 100. Giả sử tính tỉ lệ SV VN là 1%, thì cũng đã được 30-40 học bổng cho 1 ngành CS rồi.
  3. nago_alon

    nago_alon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đồng ý với bạn. Những ngành khoa học kĩ thuật ở Mỹ nói chung là học thẳng PhD (và phần lớn chỉ cho học bổng cho PhD). Khi bạn apply, bằng Master ko có ý nghĩa gì lắm trừ phi bằng ĐH của bạn không tốt và bạn muốn dùng bằng Master để kéo lại. Còn về việc VEF và apply trực tiếp cái nào khó hơn cái nào thì cũng khó nói. Có người trượt VEF nhưng apply trực tiếp được và ngược lại. Theo mình thì nên thử cả hai nếu có cơ hội. Mà thêm một điều nữa, các chị em nên tích cực apply vì con gái sẽ có lợi thế hơn con trai. Thế nên khi mới có câu là trong hồ sơ apply cái gì quan trọng nhất thì đầu tiên là female rồi mới đến LoRs
  4. Ipie

    Ipie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Em chào các bác!
    Em sắp tốt nghiệp ĐH ngành Civil Engineering và dự định sẽ apply vào gradschool ở USA.Điểm ĐH của em không cao (chỉ khoảng 7.2) nhưng em nằm trong top 5 SV của ngành mình (và có điểm luận văn và các môn chuyên ngành cao nhất khóa),ngoài ra em còn có 1 paper đã được báo cáo tại 1 hội nghị KH quốc tế có uy tín (hiện em đang làm 1 paper quốc tế nữa và 1 đề tài NCKH).Theo kinh nghiệm của các anh chị đã apply thì em có khả năng được chấp nhận không ạ? (có thể xin được TA,RA hay fellowship?)
    Em cũng muốn hỏi là để được trợ cấp tiền học+chi phí sinh hoạt thì mình có thể xin dưới dạng nào?Money từ TA hay RA được cấp cho từng năm một hay cho toàn bộ khóa học?
    Em thấy các anh chị có nói nên liên hệ với GS trước.Vậy xin các anh chị giúp em một số kinh nghiệp về việc liên hệ với GS với.
    Em xin cảm ơn
  5. anh1986

    anh1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    1
    Có thật là con gái được ưu tiên o vậy?
  6. bovp2000

    bovp2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Bai viet tu nam ngoai, post lai cho nhung ai chua doc duoc.
    MS hay PhD? "Học thẳng PhD"


    Đọc báo chí Việt Nam trong thời gian gần đây, thấy rằng từ "học thẳng PhD" đã bị lạm dụng một cách thái quá và chính điều đó dễ gây nên những sự "hiểu lầm" không đáng có. Từ những bài báo như vậy, việc SVVN hiểu sai từ "học thẳng PhD" là không có gì đáng phàn nàn. Nhiều người vẫn suy nghĩ, học thẳng nó cũng tựa tựa học vượt cấp và từ đó suy ra rằng "học thẳng PhD" là bỏ qua cấp thạc sỹ. Và khi nói đến học thẳng thì phải nói đến nhưng người thật sự xuất sắc. Vấn đề ở đây là "Học thẳng PhD" có đúng như vậy không hay đó chỉ là một cách đánh bóng câu chữ. Trong topic này, mình xin giải thích lại để các bạn chuẩn bị hồ sơ sau Đại học sẽ có một cái nhìn hiểu rõ hơn về PhD. Và sau đó sẽ đề cập về sự khác biệt giữa PhD và Master.
    "Học thẳng" PhD:
    Phần lớn khi các báo viết về Sinh Viên đang học tập tại Mỹ hay đã có thời gian làm PhD tại Mỹ thế nào cũng sẽ nhấn mạnh đến điểm nổi bật "Học thẳng PhD" và xem như đây là một trong những trường hợp cá biệt. Có khác biệt hay cá biệt không nếu phần lớn PhD students ở Mỹ là những người "Học thẳng PhD", số còn lại là những người không có ý định theo học đến PhD nhưng sau khi hoàn thành Master thì người ta đã thay đổi ý định và tiếp tục theo học PhD. Ở Việt Nam, muốn học tiến sĩ bạn phải hoàn thành khoá học thạc sĩ, chính vì lẽ thế nên khi nghe đến học thẳng thì ai cũng hiểu như là không cần phải qua khoá học Thạc sĩ chính vì lẽ đó thương dần đến hiểu sai là chỉ những trường hợp cá biệt mới được "học thẳng PhD".
    Ở Mỹ, để cầm được một mảnh bằng PhD trên tay, sinh viên thường phải thoả mãn ba tiêu chí sau. Trước tiên là phải học và hoàn thành số tín chỉ bắt buộc gọi là Course work ( thời gian hoàn thành số tín chỉ này trung bình là hai năm). Sau đó, sinh viên phải trải qua một kì thi để xem xét trình độ lý thuyết cũng như khả năng làm khoa học của cũng như khả năng trình bày chủ đề luận văn. Sau khi qua được cửa ải thứ hai này, sinh viên có thể bắt tay thực hiện nghiên cứu để hoàn thành luận văn (thời gian trung bình là ba năm). Và học thẳng PhD hay không học thẳng cũng phải hoàn thành những tiêu chí như trên. Và cũng nhấn mạnh ở đây những tín chỉ bặt buộc (course work) này cũng rất gần với nhũng tín chỉ mà một SV Master phải hoàn thành. Đến đây bạn có thể hiểu rõ bản chất của học thẳng PhD. Số người không hoàn thành được tiêu chí thứ hai không phải là ít do đó có một số lời khuyên là bạn nên kiểm tra với khoa của bạn là nếu bạn hoàn thành xong số tín chỉ yêu cầu nhưng vì một lý do nào đó không theo học được nữa thì có thể có tấm bằng Master hay không. Việc này tùy khoa, có khoa có có khoa không.
    Khác với undergraduate, ỏ bậc học graduate bạn rất khó có thể chuyển tín chỉ từ một trường này qua một trường khác, ngoại trừ những trường hợp là trong cùng một hệ thống trường như là hệ thống University of California với trường hàng đầu là University of California at Berkeley (UCB) hay University of California at Los Angeles (UCLA). Vì thế sẽ không ngạc nhiên nếu một người có MS apply cho PhD ở một trường khác thường sẽ bị mất thời gian để hoàn thành các khoá học trước khi bắt tay vào nghiên cứu. Sự chọn lựa PhD hay Ms thường được quyết dịnh ngay sau khi tốt nghiệp Đại Học chứ không phải là xong khoá học MS rồi mới quyết định. Và nếu chọn PhD có nghĩa là điểm dừng của bạn là PhD chứ không có nghĩa là bạn được học thẳng còn nếu chọn MS thì có nghĩa bạn đã quyết định điểm dừng là MS chứ không phải là chọn MS như một bước đệm cần thíêt để học lên PhD.
    Ở đây cũng nói lên sự khác biệt giữa việc có hay không phân chia quá trình học PhD thành hai giai đoạn: Course work (MS) và làm nghiên cứu (PhD). Phần lớn các nước Châu Âu thì chia làm hai. Như ở Pháp chẳng hạn, tất cả những sinh viên muốn làm PhD phải hoàn thành xong MS rồi sau đó sẽ apply cho PhD. Việt Nam có lẽ cũng theo hệ thống này. Ở Mỹ thì việc đó là không bắt buộc nên mới có những hiểu lầm về "Học thẳng PhD".
    MS hay PhD:
    Với sinh viên Mỹ:
    PhD là làm nghiên cứu do đó lựa chọn PhD là để theo còn dường academic và ở trong một nước thực dụng như ở Mỹ thì một điều sinh viên thường đặt lên hàng đầu là sau này tốt nghiệp lương là sẽ kiếm được bao nhiêu tiền? Nếu có suy nghĩ có PhD là sẽ có thể kiếm được nhiều tiền thì chắc hẳn đó làm một sai lầm ở Mỹ. Chính vì lẽ đó ở bậc graduate thì sinh viên nước ngoài lại chiêm số đông bởi vì sinh viên Mỹ thường sẽ chọn Master thay vì PhD. Câu trả lời nếu xét về khía cạnh tiền lương thì điều này cũng dễ hiểu bởi vì lương của một PhD sau khi ra trường và lương của một MS sau khi có vài năm kinh nghiệm thì cũng chẳng chênh lệch bao nhiêu. Làm một bài toán dơn giản sau hai năm MS có thể ra đi làm việc và kiếm tiền mua nhà tậu xe còn một PhD thì vần phải nhận đồng trợ cấp ít ỏi (stipend) và sống một cuộc sống tiết kiệm và còn chịi rất nhiều áp lực để hoàn thành luận văn... Ba năm sau MS lương đã lên cao thêm được một vài bậc thì PhD lại mới bắt đầu và nhiều khi còn kiếm ít hơn cả một MS và công việc đôi khi cũng khó kiếm hơn vì có những vị trí người ta không cần đến PhD ...
    Sinh viên Việt Nam hay sinh viên quốc tế nói chung:
    Phần lớn sẽ chọn học PhD, cũng chẳng phải là xuất phát từ mong muốn làm nghiên cứu gì cho cam, đôi khi cũng chỉ muốn làm MS rồi đi ra kiếm tiền. Như đã nói ở trên, đối với PhD thi có hai giai đoạn học và làm (research) do đó nếu học PhD thì khả năng nhận được trợ cấp cũng lớn hơn nhiều (vì có chữ làm :D). Với sinh viên Mỹ thì có thể là chê stipend là ít nhưng đối với sinh viên quốc tế thì như thế cũng là tốt lắm rồi và nhất là có cơ hội đặt chân tới Mỹ. Còn nếu học MS thì phải trả tiền vì chỉ có học. Trong trương hợp như vậy thì rõ ràng PhD là một lựa chọn tối ưu. PhD ở đây là cái PhD học thẳng PhD mà người ta vẫn thường gọi thế.

    Được bovp2000 sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 22/12/2006
  7. nago_alon

    nago_alon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ không ai có thể nói là bạn sẽ được nhận hay không cả, nhưng với hồ sơ như của bạn thì không có lý do gì lại không apply. Đối với những trường top của Mỹ thì nếu bạn được nhận vào học PhD thì đồng nghĩa với việc bạn được nhận stipend theo một trong 3 dạng TA, RA và fellowship. Trong offer của bạn, ngoại trừ fellowship thi TA/RA sẽ là theo từng năm. Liên hệ trước với giáo sư thì mình không có kinh nghiệm nên mình không dám nói gì. Nhưng theo mình thấy thì phần lớn nhưng trường hợp được nhận trước khi xét hồ sơ là do được các giáo sư giới thiệu với nhau, chứ không phải do liên lạc trực tiếp.
  8. nago_alon

    nago_alon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    nếu bạn apply vào mấy ngành như CS, math, physics, statistics, ... thì chắc chắn con gái sẽ được ưu tiên hơn.
  9. nago_alon

    nago_alon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bạn rất hay. Nhưng mình nghĩ ý của từ học thẳng PhD mà mọi người nói ở đây là "liệu có nên apply phd luôn không, hay học thêm một cái bằng master rồi mới apply". Nếu học ĐH không tốt thì việc học thêm Master để có một bảng điểm đẹp hơn + kinh nghiệm nghiên cứu/papers thì chắc chắn sẽ làm tăng khả năng được nhận rồi. Ví dụ mình có quen một cậu bạn, học xong ĐH, cậu này apply không được vào trường tốt nên đã học thêm master trong nước 2 năm rồi apply lại và đã được nhận vào trường top. Ý của Amherst là như vậy chứ không phải tranh cãi việc "học thẳng" hay "bỏ qua" Master.
  10. lovely_pig1987

    lovely_pig1987 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    0
    Lần trước khi em nói em định học MS về Political Science thì có anh cũng recommend em nên học PhD luôn.
    Mục đích của em khi học MS cũng chỉ là có thêm kiến thức ra đi làm cho tốt, kiếm đc nhiều tiền hơn chứ kô có ý định nghiên cứu về PS nên nghĩ là chẳng việc gì fải fí fạm thêm thời gian vào PhD.
    Nhưng bây giờ khi rất nhiều người nói là financial aid cho sinh viên học MS là rất ít, mà hầu hết dành cho sinh viên học PhD. Em vào trong website của Standford University thì thấy rằng là: trường không hề dành financial aid cho sinh viên học MS về PS cũng như IR.
    Híc, vậy rốt cuộc thì theo mọi người em nên apply học PhD hay là MS ạ?
    Còn chuyện email cho giáo sư thì em thấy rất nên đấy ạ. Em tuy chưa phải bước vào quá trình apply nhưng có lần em đã viết email cho 1 ông giáo sư của Yale để xin list sách học thì ông ý rất nhiệt tình email lại, và cũng có cho 1 số lời khuyên để đọc sách hiệu quả nhất.
    Tuy nhiên em ghét viết SoP nhất ... Nếu apply cho 20 trường thì có nghĩa là mình fải viết 20 cái SoP kô ạ

Chia sẻ trang này