1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài kinh nghiệm cho các bạn apply vao grad schools

Chủ đề trong 'Du học' bởi nago_alon, 11/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bovp2000

    bovp2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Đúng là có một số trường hợp học MS để boost lại điểm số (vì UGPA không được cao). Cái mình muốn làm rõ là nên hiểu rõ hơn PhD của Mỹ để tránh mất hai năm.
    Nếu bảng điểm ở bậc ĐH khá tốt rồi thì mình không nghĩ con đường thông qua MS là một con đường hay (nếu nói là để làm quen với phương pháp học mới hay môi trường etc ....). Cái gì cũng có điểm khởi đầu và khó có thể nói đâu là một khởi đầu hòan hảo cả. Nếu tiếp tuc cái lập luận đó thì: học MS cũng có khó khăn về phương pháp học --> nên du học bậc Under .. và tiếp tục như vậy đến high school ...
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Em đòng ý nên tập trung để làm cách nào để kiếm cái bằng PhD nó nhanh nhanh một chút chứ học theo đúng cách truyền thống của VN học hết cấp 3 đã 18 tuổi rồi + ĐH (5 năm) + Thạc sỹ (2 năm) + thời gian trễ ( Nộp đơn + học tiếng + kiếm tiền để có cái chứng minh tài chính và linh tinh ..... tạm tính 2 năm) + TS (chẳng biết đến khi nào tạm tính 4 năm ) = hơn 31 tuổi rồi bác ạ. Chưa kể học xong ai cũng ở lại vài năm kiếm tý money và kinh nghiệm. Hic học nhanh còn về nhà lấy vợ các bác ạ em là con trưởng lại là con 1 nữa.
  3. haichit

    haichit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng vừa apply cho 13 trường xong và đang chờ kết quả. Dưới đây là kinh nghiệm của các anh chị đi trước mà tôi quen (có thể chỉ áp dụng cho ngành tự nhiên thôi nhé):
    1. Nếu như bạn đã có tài chính (như học bồng VEF chẳng hạn) thì khả năng được nhận vào các trường top sẽ cao hơn. Mấy anh chị mà tôi quen đều có học bổng VEF, sau đó mới đi cưa cẩm giáo sư bên đó. Thực ra thì nếu như ông giáo sư đang cần người thì sẽ nhận ngay vì chất lượng của mấy vị có học bổng VEF đã được kiểm duyệt bởi các giáo sư Mỹ. Thêm vào đó, mấy ông giáo sư không phải vắt óc suy nghĩ xem kiếm tiền hỗ trợ cho sinh viên thế nào. Mấy ông đó chằng mất gì nên sẽ nhận thôi.
    2. Thực ra điểm đại học không quan trọng lắm (đặc biệt là đối với Vietnam), 7.0 hay 8.0 hay 9.0 cũng thế. Học PhD chính là nghiên cứu, cái quan trọng nhất chính là năng lực nghiên cứu. Vậy mình phải thể hiện nó ở đâu. Chính là publication (quốc tế), có publication ở Vietnam chỉ chứng minh là bạn đã làm nghiên cứu thôi chứ không có giá trị lắm. Hoặc là bạn thể hiện được rằng mình có năng lực nghiên cứu trong SOP. Cái này rất quan trọng và bạn cần phải chau chuốt.
    3. Sinh viên Việtnam sẽ chọn Ph.D để học hơn là Master là đúng rồi, tại vì cơ hội nhận được học bổng khi làm tiến sĩ sẽ rất lớn. Có nhiều truờng tuyên bố không cung cấp finacial aid cho sinh viên là Master. Các bạn có thể vào thẳng trang web của các khoa để nắm rõ hơn. Và nếu như các bạn muốn có thông tin chính xác nhất thì nên dạo quanh websitte của các khoa. Nếu cần hỏi thêm thì cứ hỏi thẳng graduate admission. Bọn này thì thoải mái trong việc này lắm vì đó là việc của họ, vậy nên các bạn không nên ngại.
    4. Có nên cưa cẩm giáo sư không?
    Rất nên là đằng khác, nhưng kiểu này cũng như mò kim đáy bể thôi. Nếu như bạn có học bổng và lấy cái đó làm mồi nhử thì OK thôi, cơ hội sẽ là 90%. Còn nếu không có thì hơi khó, chỉ trừ khi bạn rất giỏi và chứng minh được rằng bạn hiểu những gì mà giáo sư đang làm và cho ông ấy thấy ông ấy cần bạn. Nhưng mà nói thật nhé, nếu đã giỏi tới mức đó rồi thì họ rất xứng đáng thôi. Lúc này thì điểm tiếng Anh chẳng có ý nghĩa gì nứa cả.
    Bản thân tôi cũng viết rất nhiều cho các giáo sư. Trong email tôi giới thiệu mình và hướng nghiên cứu mình thích, rồi bảo mấy ông giáo sư gửi bài báo của họ cho mình. Gửi tới 10 ông thì có tới 8 ông reply và giọng khá nhiệt tình. Nhưng đó cũng chỉ là sự lịch sự thôi. Thú thật là khi đọc các bài báo đó mình chỉ hiểu được rất ít. Các bác đừng chê tôi kém nhé, làm PhD là đi vào ngành hẹp và chuyên sâu nên việc không hiểu cũng là bình thường thôi. Với lại chuyên ngành của tôi là Hoá học nên phần thực nghiệm với máy móc hiện đại là mù tịt.
    5. Ngành nào dễ xin nhất và ngành nào khó xin nhất:
    Ngành dễ xin là Toán vì bọn Mỹ ít thích cái này lắm vì bọn nó tương đối thực dụng. Tôi có quen hai anh chị chỉ có 547 TOEFL thôi những đều vào trường ngon cả (Caltech,...). Ông giáo sư còn cho cả tiền để học tiếng Anh nữa chứ.
    Khó xin nhất có lẽ là CS. Cái này thì khỏi phải bàn nữa.
    6. Điểm GRE quan trọng không: Nếu các bác không thuộc diện "tuyển thẳng" như ở trên thì GRE khá quan trọng, đây là một trong các yếu tố để đánh giá. Cái này có giá trị với sinh viên quốc tế (vì nhiều trường chỉ recommend sinh viên Mỹ thi thôi chứ không bắt buột).
    Nói chung là diểm càng cao thì càng tốt, có thế mới vượt qua bọn quốc tế khác chứ. Nhưng mà mình thấy điểm của sinh viên Việt nam thua xa bọn Trung quốc.
    Bác nào bảo Verbal không quan trọng là sai nhé. Thưòng thường là dân tự nhiên sẽ làm tốt toán là đuơng nhiên, nên mình làm tốt thì bọn nó cũng làm tốt thôi, cái này không phân biệt mình với nguời khác đâu. Tóm lại là mấy cái yêu cầu của các trường như: Điểm đại học, điểm GRE, TOEFL, thư giới thiệu hay SOP đều rất quan trọng, bạn càng làm tốt bao nhiêu thì càng làm cho hội đồng chú ý bấy nhiêu. Cơ hội nhập học càng lớn.
    Có điểm cao TOEFL và GRE thì đã chắc chắn được vào chưa. Tôi có thể khẳng định là chưa vì cần phải có sự phù hợp giữa bạn và khoa nữa, nó giống như mối quan hệ khoá và chìa ấy. Vậy nên bạn phải chắc rằng hướng nghiên cứu của bạn phù hợp vói khoa (cái này họ yêu cầu bạn mention trong SOP), và thêm một điều nữa là bạn phải chắc rằng ông thầy có hướng nghiên cứu mà bạn thích sẽ nhận thêm sinh viên trong năm tới.
    Tóm lại: Việc xin học PhD ở Mỹ chẳng dễ mà cũng chẳng khó, nó còn có một chút may mắn. Mấy ông anh minh quen đều vào các trường top 20 của Mỹ đều bảo thế (nhưng mà mấy ông đó giỏi thặt, thế mà vẫn bảo là mình được nhận là do may mắn chứ.)
    Thôi dừng ở đây vậy, lần sau nghĩ thêm được gì sẽ viết tiếp. Không biết có bác nào apply trực tiếp như tôi trong năm nay không, stress quá. Chẳng biết ăn Tết có ngon không.
    Profile:
    Major: Chemistry
    GPA: 8.43 (chẳng biết có ích gì không)
    TOEFL: 603
    GRE G: (Chưa biết điểm nhưng làm chán quá)
    GRE S: Không thi vì sợ tốn tiền (củ chuối nhỉ).
    SOP: Cái này mất bốn tháng để viết nhưng chẳng muốn đọc lại, đành phải mất tiền nhờ người ta sủa.
    Kinh nghiệm nghiên cứu: Chả có cái publication nào nhưng có kinh nghiệm nghiên cứu trong hai năm đại học (Cái này mention trong SOP)
    Xin trường theo hướng nghiên cứu mình thích nên chắc là có hướng nghiên cứu phù hợp.
    Được haichit sửa chữa / chuyển vào 22:33 ngày 23/12/2006
  4. nago_alon

    nago_alon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Theo anh nghĩ nếu em không thích nghiên cứu thì đừng làm phd không thì trong 4-5 năm sẽ mệt mỏi lắm đấy. Các giáo sư (nói chung la) nhiệt tình trong việc trả lời thư không có nghĩa mình có khả năng được nhận cao hơn đâu, thật sự là rất khó để có thể tạo được ấn tượng qua một vài cái email. Còn về SOP thì em viết một cái rồi apply trường nào thì lắp tên trường đấy vào (sửa tí chút) thôi, chứ viết 20 cái thì có mà chết à
  5. phuonghieu83

    phuonghieu83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng vừa apply 13 trường xong
    bác haichit apply tay bo, hay là bác có VEF rồi ?
    tôi apply tay bo. Stress quá, ko biết thế nào
  6. VirtualReality

    VirtualReality Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người,
    Mình cũng apply tay bo.
    Major: Applied Mathematics
    Mình apply 3 trường thôi vì không có tiền. Mấy bác apply 13 trường thì cũng mất khoảng 15 triệu VNĐ ý nhỉ, giàu thật
    Mình định xin được admission thì apply Process B của VEF. Các trường mình apply đều nằm trong VEF Alliance cả, chỉ tội đứng thứ 80 trở lên trong bảng xếp hạng. Hehe, cho dễ được.
    Nhân tiện mình muốn học hỏi kinh nghiệm của những ai đã được Process B của VEF. Chả hiểu qui trình này ra sao, có dễ được không vậy.
  7. nago_alon

    nago_alon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể dùng paper applications (không gửi kèm fee) cho một số trường khác chứ chỉ apply 3 trường thì hơi mạo hiểm. Bạn có apply CMU không, hình như trường này không thu application fee cho ngành toán.
  8. Amherst

    Amherst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.431
    Đã được thích:
    0
    Nộp 13 hô sơ thì đúng là hết khoảng 15 triệu thật. Nhưng mà nếu được nhận thì cũng xứng đáng thôi, trong năm sống tiết kiệm một chút thì
    kiểu gì cũng dư ra được mấy ngàn đô. Thực tế thì nếu có thông tin rõ, biết được trình độ của mình thì chỉ cần nộp dưới 10 trường là được
    Trừ những bạn nào quyết tâm học xong ở lại Mỹ còn lại thì nên apply VEF, có hội có đoàn lại hay được đi chơi miễn phí. Năm nay giáng sinh gần 200 chú VEF tụ tập ở Houston vui chơi, tôi đi nơi khác không cũng có khi bám càng đi theo chơi
  9. Amherst

    Amherst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.431
    Đã được thích:
    0
    Bovp phân biệt về bằng MS và PhD như thế thì đúng thôi. Nhưng để nhận ra sự khác nhau này và nhận ra được thiên hướng của mình thì vấn đề lại không chỉ có thế. Ngay cả đối với các sinh viên ưu tú của các nước tiến tiến, việc lựa chọn tiếp tục thẳng vào con đường nghiên cứu hay chỉ học vừa đủ để ứng dụng, và ra ngoài kiếm tiền cũng không phải lựa chọn đơn giản. Vấn đề khả năng mình đến đâu, có thể đạt được gì, và công việc nào phù hợp nhất vơi nhiều SV ở lứa tuổi 22 mới ra trường không phải có thể trả lời được ngay. Thế nên đi làm tạm thời 1-2 năm hay lấy bằng master có thể là giải pháp giữa chừng. Tất nhiên với những SV thật sự ham thích khoa học và có quyết tâm từ sớm thì việc lựa chọn này sẽ đơn giản hơn nhiều, và điểm thứ hai tôi cũng muốn phân biệt là giữa các ngành xã hội hay kỹ thuật, thường thì những người làm PhD về các ngành xã hội cần phải có sự trưởng thành nhất định về quan niệm, nhận thức, và vì thế thường những người quyết định học PhD các ngành xã hội có tuổi đời cao hơn của các ngành kỹ thuật. Đấy là về những SV ưu tú GPA > 3.6 của Mỹ, những người bao quanh bởi đầy đủ các phương tiện định hướng và hỗ trợ như là: guide book, advisors, lời khuyên trực tiếp của các giáo sư danh tiếng v.v
    Nói như vậy tôi muốn chỉ ra rằng các sinh viên vốn chỉ học ở VN thua thiệt một khoảng cách nhất định về nhận thức và định hướng đối với những người trên.
    Bây giờ lại quay lại vấn đề xác định ai thích đi làm kiếm tiền thì học MS, nếu thích đi về con đường nghiên cứu thì làm PhD, không biết tôi có quá chủ quan không chứ 99% SV học ở trong nước có biết thế nào là nghiên cứu khoa học đâu mà bảo là xác định sẽ đi theo con đường nghiên cứu hay không. Với những người có mong muốn có được cơ hội đào tạo ở nước ngoài, rồi lại nghe nói nộp hồ sơ học PhD dễ hơn học MS nên quyết định nộp Phd thì tôi khuyên là nên suy nghĩ cho chín chắn, tự kiểm điểm lại khả năng và có điều kiện thì nên đi học master trước đi, trong quá trình đó những bài học và kinh nghiệm mới được rút ra, quyết định sau này cũng sẽ trưởng thành và chính xac hơn.
    Tôi viết thế này như chia sẻ kinh nghiệm của mình thôi, như một người mới lơ ngơ ra trường chưa rõ mình muốn gì, thích gì và làm được gì (lỗi tại cái trường dạy tôi chứ không phải lỗi của tôi he he), bạn nào tư tưởng đã thông suốt, tự tin vào bản thân, hiểu những gì công việc tương lai đòi họi thì xin cứ tự tin đi tiếp.
    Có một cái myth về việc mọi người cúa nghĩ xin học PhD dễ hơn học Master, để post sau tôi sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này. Việc nghe qua thì vậy nhưng không hẳng đã vậy.
  10. Amherst

    Amherst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    1.431
    Đã được thích:
    0
    Không biết em xin lời khuyên của ai, nhưng đúng là tôi cũng biết có nhiều người có trình độ hay đưa ra lời khuyên kiểu như vậy. Cảm nhận của tôi thì những lời khuyên như vậy mang tính thực dụng và vụ lợi cao quá, mà như vậy thì tác dụng của nó sẽ không được bền vững.
    Lại nói về học bổng sau đại học trong hệ thống giáo dục của Mỹ thì tôi nhận thấy một đặc điểm lớn nhất của hệ thống Mỹ là nó có định hướng thị trường rất sâu sắc. Kết quả là việc phân chia các cấp học ra sao cũng mang tính thị trường, mục đích là cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào và cân bằng cho thị trường lao động. Ở thì trường lao động dành cho những người có bằng cử nhân trở lên có thể chia ra thành hai nhóm lớn như thế này: nhóm chuyên làm về khoa học, nghiên cứu và giang viên các trường đại học - đây là nhóm người làm việc chủ yếu với kiên thức mới, công việc chính là nghiên cứu và sáng tạo. Nguồn nhân lực này được cung cấp bởi các chương trình sau đại học trên khắp nước Mỹ với bằng PhD. Nhóm thứ hai gồm tập hợp đủ các ngành nghề, làm việc trong các tập đoàn như bán hàng tài chính, quản lý v.v trong các tổ chức, cơ quan như nước báo chí v.v như organizer, planner, civil servant v.v. nói chung white colar nhiều thành phần, nhóm này chỉ cần bằng Bachelor, bởi vì trong công việc của họ kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng, trong khi giáo dục trường lớp chỉ có vai trò xây dựng các kiến thức cở bản nền tảng mà thôi
    Trong hệ thống này bằng Master chỉ có vai trò thứ yếu, nhiệm vụ của nó là cung cấp thêm kỹ năng cho những người đã có kinh nghiệm làm việc, về kỹ năng quản lý như bằng MBA, các loại bằng MA khác như Public Policy, Economics cũng chỉ có mục tiêu là trang bị kiến thức lại cho các professionals vốn không học chuyên về các lĩnh vực đó nay muốn có kiến thức để lam việc trong ngành.
    Bằng master ở đây như được thiết kế thì không phải là cầu nối để đạt được bằng PhD, và trình độ của nó cũng không có cao hơn bằng bachelor.
    Course works của các bằng Master ở Mỹ về từng ngành chỉ ngang level với course work của sinh viên năm thứ 3-4 major trong ngành đó. Mà thực ra thì sinh viên đại học ở Mỹ nếu chăm chỉ và giỏi thì trong 4 năm cũng đã có thể lấy rất nhiều advanced cre*** của băng PhD rồi.
    Vị trí của bằng Master ở Mỹ là như vậy và đối tượng nhắm tới của nó là những người đã đi làm có thu nhập, thế nên khái niệm học bổng dành cho cấp học này không được xét đến nhiều.
    Có 2 điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: 1. Đừng so sánh độ khó dễ giữa học bổng PhD và học bổng Master trong hệ thống giáo dục Mỹ mà chỉ nên suy nghĩ theo hướng liệu ta có đủ trình độ để được nhận và được cấp học bổng PhD không hay thôi. Đi học Master ở Mỹ phần lớn là phải đóng tiền - tất nhiên là vẫn có thể xin được làm graduate assitant nếu được nhận và như vậy cũng sẽ được miễn học phí và có stipend, nhưng cái này không gắn chặt với việc học của bạn. Vấn đề này cũng dài tôi không nói thêm ở đây. 2. Cái này liên quan với cái điểm 1 luôn là như vậy với những người mong muốn đi làm sau khi tốt nghiệp, dù đi sâu vào bất cứ major nào, ngành nào thì đối với dân Mỹ chỉ cần bằng đại học là đủ trình độ. Cái này khác với ở VN đấy nhe'', tôi thấy SV việt nam ra trường bị kêu và tự kêu là thiếu trình độ, không đủ để làm việc nhiều qua''. Có khoảng cách thật lớn giữa giáo dục đại học ở VN và ở các nước tiên tiến như Mỹ, vậy làm sao mà cứ muốn đi ra nước ngoài là khuyên người ta apply học PhD được.
    Có 1 điều tôi cũng nói đề phòng là SV VN thường rất chăm chỉ cần cù ( trong khi dân Mỹ latin suốt ngày đi party với bar, tôi ở nhà cày cuốc suốt ngày hehe), tư chất cũng khá, nên nhiều khi xuất phát sau người khác, nhưng nhờ nỗ lực thì cuối cùng cũng đuổi kịp có khi vượt khi học PhD với các SV các nước khác. Thế nhưng không phải ai cũng thế :) mà cái đội tuyển sinh vào khoa học lại không căn cứ vào cái năng lực tiềm ẩn ấy được. Thế nên tôi vẫn nghĩ nên đi học Master trước ( học ở Châu Âu chính ra hay hơn ở Mỹ), vừa phát triển được trình độ, vừa phát triển được tầm nhìn. Kiến thức tính tụ chắc chắn, bền vững vẫn hơn là làm liều đại nhẩy vọt.
    Chuyện political science để từ từ tôi nói sau

Chia sẻ trang này