1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài thắc mắc nhờ giải đáp.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi lehavu, 11/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lehavu

    lehavu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Một vài thắc mắc nhờ giải đáp.

    1.Các vật nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi , riêng nước thì lại có khối lượng riêng lớn nhất ở 4 độ C .Tức là nở ra khi nóng lên ( ở 4 độ C ) và cũng nở ra khi lạnh đi .Sao lại như vậy cà ? Nước do đau mà có điểm khác biệt này .Nhờ các bạn giải đáp hộ.
    2.Tôi vẫn thường được giải thích (và giải thích cho người khác )rằng : lá cờ màu đỏ không phải do nó phát ra ánh sáng đỏ ( vì ở trong phòng tối thì đâu thấy nó màu đỏ ) mà là do nó phản xạ ánh sáng đỏ từ ánh sáng trắng chiếu tới và hấp thụ các ánh sáng đơn sắc khác. Tương tự như vậy , một bóng đèn dây tóc có công suất lớn hoạt động ở hđt định mức coi như phát ra ánh sáng trắng , nếu bọc nó bằng 1 tấm giấy kính màu đỏ ( tác dụng như 1 kính lọc sắc ) thì sẽ thu được ánh sáng đỏ ,khi đó thì các thành phần đơn sắc khác đã bị hấp thụ ( chặn lại ) . Vậy nếu tiếp tục bọc đèn này bằng 1 tấm giấy kính màu tím chẳng hạn thì tấm giấy này sẽ chỉ cho ánh sáng tím đi qua nên f kết quả sẽ là ko nhận được ánh sáng nữa( tối thui ) ! Nhưng kết quả thực nghiệm có vẻ ko phải vậy ?

    3. Trong sách giáo khoa Vl12 , qua thí nghiệm tán sắc ánh sáng có nói rằng ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng ( tức là qua máy quang phổ cho ra quang phổ liên tục ).Nhưng cũng sau đó lại cho ví dụ là quang phổ vạch hấp thụ của mặt trời cho biết sự có mặt của các chất trên mặt trời ( quang phổ vạch Fraonhôphe).Nhờ bạn nào chỉ giúp tài liệu hoặc giảng giải thêm.
  2. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    1 ) Chịu
    2 ) Tớ nghĩ là tấm giấy kiểu gì đi nữa cũng khó mà lý tưởng được, tức là nó sẽ k lọc hết ánh sáng đi mà chỉ làm cho nó yếu đi nhiều lần thôi
    3 ) Câu này thì quên hết rồi, hy vọng có bạn nào đó còn nhớ vào đây trả lời cậu cho rõ ràng
  3. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Liều mình như chẳng có. Đâm đầu vào bụi rậm vật lý để lôi vài câu trả lời ra.
    1. Câu này mang tính Lý Hoá. Nước ngoài liên kết tinh thể khia hoá rắn ở dưới 0 độ, còn một mối liên kết khác nữa, đó là liên kết Hidro. Liên kết hidro do sự phân cực mạnh của phân tử nước, do góc tạo bởi hai liên kết Hidro với Oxigen là khoảng 112 độ (cái này nhớ không chính xác) nên khoảng cách giữa các phân tử gần hơn là trong liên kết tinh thể. Ở các nhiệt độ khác nhau liên kết tinh thể giữa các phân tử, cũng như liên kết Hidro chiếm các tỷ lệ phầm trăm khác nhau. Nhiệt độ thấp liên kết Hidro bị phá vỡ và nhường chỗ cho liên kết tinh thể theo nguyên tắc đồng chất (homogen), năng lượng sẽ ở mức thấp hơn.
    Như vậy, sẽ có một nhiệt độ, lớn hơn 0 độ C, tại đó khối lượng riêng của nước đa cao nhất (thể tích đạt ít nhất, tức là lượng liên kết Hidro giữa các phân tử nước chiếm các nhất).
    Nếu tưởng tượng trên đồ thị, thì khối lượng riêng của nước tại xung quanh 4 độ C là cao lên theo một hàm gần Gauss. sau đó thì về phía nhiệt độ cao giảm xuống tỷ lệ thuận với nhiệt độ (cái này cũng trong khoảng nhỏ, là gần đúng), về phía âm độ thì bạn sẽ thấy nó giảm dần, rồi sau đó sau khi đã kết tinh thể ở 0 độ C, nó sẽ lượn lên. Như vậy vẫn có giả thuyết, nếu nhiệt độ của đá đủ âm, thì khi chưa làm đóng băng lượng nước xung quanh, nó vẫn có thể chìm xuống nước.
    2. Đồng ý với bác Imweasel.
    3. Bình thường ở nhiệt độ bề mặt là khoảng 6000 độ C, với các loại khí là Hidro, Helium, một chút Carbon (hình như rất ít) thì quang phổ của mặt trời là quang phổ vạch của các chất này ở nhiệt độ trên.
    Còn việc ánh sáng trắng có quang phổ liên tục, theo tớ nghĩ có thể giải thích bằng sự hấp thụ và bức xạ của lớp khí quyển bao quanh trái đất. Vậy việc nghiên cứu quang phổ liên tục là ở dưới mặt đất, thông qua bầu khí quyển. Còn nghiên cứu đặc trưng quang phổ vạch để đưa ra trong lòng mặt trời hiện nay có những chất gì thì nghiên cứu trên một trạm không gian nào đó.
    Cái này tôi không chắc lắm. Nhưng suy luận là như vậy.
  4. lehavu

    lehavu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nhìu
    1.Kiến thức để giải đáp bạn có thể bật mí là nguồn từ đâu vậy ?
    2. Vẫn hơi boăn khoăn ,tôi cố lấy VD đỏ và tím , khi bị lọc nếu còn sót lại thì cũng chỉ các as có bước sóng lân cận thôi chớ , đằng này chúng xa nhau nhau quá mà
    3.Nếu quang phổ thu ở mặt đât thì as từ mặt trời bị hấp thụ 2 lần : qua lớp vỏ khí của mặt trời và qua bầu khí quyển của trái đất -->càng phải là quang phổ vạch chứ nhỉ?
    À còn cái này nữa (câu hỏi tt):
    4."Các phân tử chất rắn ở rất gần nhau , các phân tử chất lỏng ở xanhau hơn , còn các phân tử chất khí ở xa nhau nhất ".Như vậy tại sao nước đá lại có khối lượng riêng nhỏ hơn nước( nổi đựơc trong nước?
    Được lehavu sửa chữa / chuyển vào 23:28 ngày 13/07/2004
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em cũng muốn hỏi các bác ở đây cái này, hôm qua xem ti vi thấy nói sở dĩ nhìn được là do bước sóng ánh sáng chiếu tới vật đó nhỏ hơn kích thước của vật đó, muốn nhìn các vật càng nhỏ thì bước sóng phải càng bé. Em muốn hỏi kích thước của vật ở đây là thế nào, ví dụ như muốn nhìn thấy Trái Đất thì chỉ cần chiếu bước sóng 12800 m vào cũng có tia phản xạ à?
    Em hỏi thêm câu nữa, theo em biết thì màu sắc là cảm nhận của não về ánh sáng, vậy có thể kích thích bộ não để con người biết được những màu chưa tồn tại không nhỉ, một màu thật kì lạ?
  6. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Xin chào cả nhà !
    Hôm qua tôi cũng có xem chương trình đó và nhớ là mình thấy nó rất hay... nhưng quên mất tiêu rồi , may mà voicoi nhắc lại mới nhớ là mình đã xem một chương trình khoa học gì đó trên VTV3 và cũng chỉ nhớ là nó hay thôi . Mong bạn có thời gian kể lại một chút nội dung được không ????
    Xin trao đổi vài điều bạn hỏi nhé, đúng là một sóng điện từ chỉ bị phản xạ bởi vật cản có kích thước lớn hơn theo tôi nhớ là 1/2 lần bước sóng. Còn kích thước của vật là như thế nào ? Đó chính là các số đo về không gian của vật được quy ước bằng các đơn vị và phương chiều. Và thắc mắc bước sóng bị phản xạ bởi trái đất thì đúng là như vậy, sóng có bước sóng ~12800m chiếu tới trái đất sẽ bị phản xạ.
    Việc kích thích bộ não thì khoa học chắc chưa làm được, nhưng con người cũng chẳng dại gì làm thí nghiệm trên bộ não của mình như vậy bởi chúng ta bằng trí thông minh của mình đã tạo ra những con mắt siêu việt hơn hơn nhiều có thể ''nhìn'' thấy từ tia X cho tới sóng vô tuyến nhờ các thiết bị cảm nhận.
    Nói thêm một điều nữa là chúng ta không so sánh được một cách chính xác khoảng bước sóng chúng ta có thể thấy được và màu sắc chúng ta cảm nhận được.
  7. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn Lehavu:
    1. Cái này còn nhớ được hồi học cấp 3.
    2. Cái này thì không đúng rồi. Ý của bác Imseawel muốn nói lad tất cả các ánh sáng đều chỉ bị giảm đi phần nào chứ không phải lân cận. Có thể tưởng tượng như hiện tượng giao thoa của ánh sáng thông qua các lỗ nhỏ li ti giữa các mạng celluloz của tờ giấy màu. Vậy những phần nào giao thoa và .."lọt qua" thì tiếp tục mang màu của nó, mắt thường không cảm nhận được do phần do màu sắc của tờ giấy tạo ra có cường độ lớn hơn nhiều.
    3. Cái này thì tớ nghĩ giống như là chuyện "loạn hoá" bước sóng. Trong môi trường này thì nó hấp thụ cái nàym phát ra cái kia, còn trong một môi trường khác thì với cái khác. Đơn cử Na có hai bước sóng vàng gần nhau, Barium có một bước sóng (trong khoảng nhìn thấy) cỡ xanh tím, .... trong môi trường có càng nhiều tạp chất thì nó càng dễ phân hoá nhiều. Nữa là tôi nghĩ có thể do sự không đồng đều của các chất nên các nivo dễ ảnh hưởng tới nhau làm cho các ánh sáng bị mất đi tính đơn bước sóng mà bị tán ra. Nói chung, đó cũng chỉ là giải thích để đối phó. Còn có thể có giải thích khác thuyết phục hơn.
    4. Cái bạn nói chỉ đúng với các chất nói chung. Như trên, tớ đã trình bày là liên kết Hidro kéo các phân tử gần hơn khi có liên kết tinh thể ở nưóc. Cái này bạn cũng có thể nhận ra ở rượu C2H5OH (cũng có liên kết hidro). Mà liên kết Hidro cũng như liên kết tinh thể tồn tại luôn cả khi chất chưa hoá rắn, cứ tưởng tuợng như chúng hoá cụm, từng nhóm từng nhóm một, và khi chưa tới nhiệt độ thì có thể tách ra rồi liên kết và hoá nhóm với phân tử khác. Nếu như có thể thì dùng phân hoá vận tốc Boltzman để giải quyết vấn đề này, tất nhiên thêm vào các thứ khác nữa. Nhưng cái này đã quá tầm hiểu biết của tớ.
  8. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Muốn nhìn được những ánh sáng "màu" khác thì phải phụ thuộc vào các tế bào nhạy sáng trong cầu mắt, vấn đề là chúng có nhạy cảm với các photon nằm ngoài vùng bước sóng nhìn thấy không , mặt khác vấn đề cũng ở chỗ bộ não có phân biệt được sự khác nhau giữa ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng "không thấy" không?
    Vậy để đạt được khả năng này thứ nhất là phải thoả mãn về "phần cứng" đó là các tế bào nhạy sáng phải thoả mãn điều kiện 1 (cái này con người hoàn toàn có thể làm được) thứ hai là phải thoả mãn "phần mềm driver" điều kiện 2, muốn có "phần mềm" thì phải "lập trình" (con người chưa có nhiều kiến thức về lập trình bộ não) hoặc phải trải qua quá trình tiến hoá đần dần để hình thành phản xạ (mà con người cũng chưa có nhiều kiến thức về định hướng tiến hoá)
    Cho nên điều này là khó lắm bạn ạ! Chỉ có cách là dùng tiền mà mua cái ống kính hồng ngoại hoặc cái máy đặt trong kính thiên văn Hơpbơn ấy.. .nó nhìn được tia X đấy !
    Được bluespider sửa chữa / chuyển vào 21:54 ngày 14/07/2004
  9. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Mình thì lại có ý kiến thế này.
    Thứ nhất nếu mình nhìn thấy ánh sáng phản xạ không thôi thì không thể thấy màu sắc của vật, và hơn nữa là chỉ nhìn thấy nguồn phát sáng mà thôi (ảnh ảo của chúng). Như vậy phải nhìn thấy ánh sáng hấp thụ rồi bức xạ từ vật.
    Ánh sáng đi tới vật thường chia làm ba phần (ít nhất là ba phần). Một phần đi sâu váo trong vật (khúc xạ vào trong), một phần thì bị các phân tử bề mặt hấp thụ rồi bức xạ ra dưới dạng bước sóng khác, một phần thì bị vật phản xạ. Phần bị phản xạ các bạn cảm nhận được là cái phần ta thường thấy nó loá lóa như một chiếc gương. Phần bị khúc xạ vào trong thì tất nhiên mắt không thấy được. Phần bị hấp thụ và bức xạ dưới dạng bước sóng khác thì thể hiện ra giác quan của ta cho thấy : màu sắc vật đó, khoảng cách vật đó đến mắt chúng ta.
    Một điều rất thú vị là tia sáng sau khi phản xạ hay khúc xạ thường thay đổi độ phân cực. Cái này mắt của con người chúng ta không phân biệt được. Cái này chốc nữa sẽ nói ở câu hỏi sau. Một số động vật (đa số) có cái retina của mắt được phân cựa hoá nên nhận biết được sự phân cực này. Chúng dùng sự phân cực này để định hướng. (Cái này giống như câu chuyện Viking các mà đã có bạn nào đưa lên rồi đó).
    Sau đó là chuyện Trái Đất. Đầu tiên là với bước sóng bạn đưa ra, người ta không nhìn được mà ...nghe được. Nó như là sóng đài truyền thanh vậy. hì hì. (Vui thôi, sóng đài truyền thanh AM cũng chỉ có bước sóng là vài mét). Sau đó là ta nhing được trái đất là do nhing được các phần nhỏ của trái đất. Mối một điểm của nó được chụp ảnh trên võng mạc thông qua "kính vật" thủy tinh cầu.
    Còn việc nhìn màu mới như câu hỏi sau của bạn thì mình cũng không hiểu lắm. Màu mới là màu thế nào? Vì tất cả các màu đơn sắc hay màu tạp sắc( nhiều bước sóng) mắt người đều nhận biết và phân biệt được (trong khoảng nhìn thấy).
    Thực ra các retina nằm trên võng mạc có ba loại cả thảy. Với loài người (mỗi loài động vật đều khác nhau, có loài chỉ có một loại retina). Các retina của người cấu tạo tế bào hình trục và không phân cực ánh sáng (vậy nên không nhận biết được độ phân cực ủa ánh sáng). Ba retina chính gọi tên theo màu R, B, G (Đỏ, Xanh za trời, xanh lá cây). Mỗi một retina có một spectrum đối với ánh sáng khác nhau. Ví dụ retina R thì thu nhận ánh sáng đỏ nhiều nhất, các ánh sáng khác sẽ bị hấp thụ ít dần di tuỳ vào khoảng cách của nó tới bước sóng đỏ (cớ khoang 434 nm), tương tự như vậy với các retina khác.
    Như vậy việc nhìn nhận màu ở mắt người chia làm ba gian đoạn. Thứ nhất là các retina hấp thụ các sóng ánh sáng đến nó theo đặc trưng của mối retina. Sau khi ánh sáng được nhận thì được chuyển thành dạng động lượng, mở các túi hoá chất ở cuối retina (trong đó ion Ca chiếm vị trí cực quan trọng), cái này sẽ được truyền vào não như một xung điện hoá. Tại não, ba xung điện từ một vị trí này sẽ được xử lí tại phần xử lĩ không gian (cái này tớ không biết là bộ phận não nào xử lí, thực ra cho đến nay vẫn là vấn đề mở). Như vậy ba thông tin màu sẽ được khớp lại để xem xem màu ta nhìn được là gì, điểm thu ảnh trên võng mạc (vị trí của retina) sẽ cho não thông tin về không gian (vị trí tương đối của vật) ---> phân biệt được màu và vị trí của vật.
    Thành ra việc mà con người nhìn được tia cực tím, hoac hồng ngoại là một thể biến dị gen, khi mà một số các retina không dài, hoặc là spectrum hấp thụ của chúng kéo dài đến phần hồng ngoại hoắc cực tím. Hiện tượng này là hoàn toàn có thể xảy ra.
    Sau đó là việc đưa thông tin ảo vào não như một xung điện. Đúng như bác Hevean nói, đến nay chưa có thông tin gì về hiện tượng này. Nhưng nếu như trên thì bạn có thể làm được, trên lý thuyết. Trên thực hành thì sẽ vấp ngay một khó khăn. Chúng ta làm một phép tính, mỗi một pixel màu trên máy tính chia làm ba retina, mỗi retina xử lý với 256 kiểu -( một byte) như vậy một điểm trên màn hình (hay trên vật) mang một thông tin là 3 byte (3*256 kiểu thông tin khác nhau). Ngoài ra không chỉ ảnh của một điểm mà ảnh của hàng ngàn điểm tạo nên vật, rồi tính cầu (tính lồi lõm, thể hiện qua vị trí của retina trên võng mạc), rồi sự chuyển động của ảnh, mà mắt người là 24hình/s. Dùng một phép nhân, và bạn hãy tưởng tượng ngoài những suy nghĩ khác ra, những chỉ huy cho việc trao đổi chất ra, não của người phải xử lí thông tin về cái nhìn không thôi cũng đã tới hang MB rồi. Vậy mới biết, con người thực thụ là một cái máy vi tính hoàn hảo.
    Nếu nhu bạn có thể một giây tạo ra một lượng thông tin khoảng khoảng như vậy và .... tìm được cách đưa nó thành xung điện não, chắc chắn bạn sẽ làm được điều mà hàng triệu triệu người mù đang mơ ước.
  10. mattroicuaban

    mattroicuaban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng xin góp ý kiến , nếu như theo ban gì nói rằng cần phải dựa vào nhãn cầu mắt như vậy đâu còn là vật lý nữa phải ko .
    Còn nếu nói về sinh học thì mình mù tịt .

Chia sẻ trang này