1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài thắc mắc nhờ giải đáp.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi lehavu, 11/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác noHellandHeaven ơi em xem mỗi đoạn ánh sáng với cả đoạn tại sao nước chảy lại kêu mà nó cứ áp suất loạn cả lên chả nhớ gì cả hihi.
    Bác Bluespider này, nếu dùng các thiết bị nhìn hồng ngoại hay các bước sóng khác thì thiết bị đó nhận ra nhưng mà vẫn phải thể hiện qua ánh sáng hay cách thức mà con người nhìn thấy được. Nhiều lúc em không hiểu màu sắc là cái gì, đó là bản chất của tự nhiên hay chỉ như một quy ước của bộ não. Như kiểu có loài nào nhìn được tia hồng ngoại chẳng hạn thì nó sẽ thấy màu gì?
    Em nghĩ màu sắc chỉ là quy định của bộ não, vậy nếu mình lập trình cho bộ não khi gặp xung điện như thế nào đó sẽ ứng với một màu nhất định thì cái màu đó có thể là một màu khác hoàn toàn với những màu con người đã cảm nhận không nhỉ, khác tất cả từ đỏ đến tím vì nó chỉ là cảm nhận của bộ não thôi mà?
    Ví dụ nếu mình nhìn tia tử ngoại sẽ thấy màu xyz chẳng hạn, giống như khi bác thấy màu xanh và bác chỉ có thể diễn đạt cho người khác là tôi nhìn thấy màu xyz, người chưa thấy màu xyz bao giờ thì chịu không hình dung nổi, hic hic khó diễn đạt quá cơ!
  2. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ là điều này cũng dễ giải quyết vì bạn thử nghĩ xem nhé: liên tục các màu từ đỏ , cam ,vàng.... tím đều tương ứng với các trạng thái 1,2,3...7 của thuỳ thị giác của não ... vậy bây giwò nếu có thể chúng ta "lập trình" cho màu của tia hồng ngoại chẳng hạn tương ứng với trạng thái 0 hoặc khác thì sẽ cho ta màu mới mang tên "hồng ngoại" màu hồng ngoại này chắc chỉ những người nhìn thấy mới biết được vì khi đó giữa người nhìn được và không nhìn được khác nhau về cấu trúc não vì thế mà người không nhìn được không thể dựa vào miêu tả mà tự giả lập thông số cảm giác cho bộ não được ... cũng giống như khác nhau giữa người mù và người bình thường thôi... làm sao mà diễn tả được cảm giác nhìn thấy với người mù... dù diễn tả đến mấy họ cũng không có một chút hình ảnh nào trong đầu cả thay vào đó một số cảm giác tưởng tượng lại được diễn tả ở các bộ phận khác ví dụ như ta bảo : "Màu đỏ nhìn nóng lắm" thì họ sẽ cảm nhận màu đỏ tạo cho cảm giác nóng ở tay !!!!
    Bạn có hiểu không ?
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi cái, thế nếu kích thước vật lớn hơn 2 lần bước sóng thì ánh sáng bị phản xạ lại thì những vật lớn như người sẽ phản xạ lại toàn bộ ánh sáng chứ sao lại lúc màu này lúc màu khác nhỉ. Chưa hiểu rõ mong mọi người giải đáp giùm?
    Bác bluespider nè, ý em hỏi là có thể có hay không thôi mà?
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chưa hiểu lắm ý bạn định hỏi gì trong câu trên. Còn câu trên nữa thì bạn nên hỏi... con mèo , nó nhìn được trong đêm chính vì mắt nó có khả năng phân tích tia hồng ngoại. Chúng ta biết rằng các vật ban ngày ta thấy được do phản xạ các ánh sáng chiếu tới chúng. Còn những vật để có thể thấy bất cứ lúc nào nó hiện diện trước mặt ta thì chỉ có thể là các vật tự phát sáng. Mà muốn tự phát sáng thì nó phải phát ra nhiệt. Nhiệt độ các vật càng cao thì bước sóng nó phát ra càng ngắn. Do đó những vật tương đối nguội không đủ khả năng phát ra các bức xạ có bước sóng đủ ngắn để mắt người có thể nhìn thấy, tuy nhiên các bước sóng chúng phát ra mà ta vẫn gọi là hồng ngoại thì vẫn có thể thu được, đấy chính là nguyên tắc để làm các kính hồng ngoại, nếu bạn thích thì có thể mua một cái mà xem thử, nó sẽ cho bạn các hình ảnh đen trắng, đúng ra là các hình ảh về dộ sáng, tuỳ theo bước sóng của tia hồng ngoại từng vùng khác nhau sẽ cho ra các độ sáng khác nhau, mắt con mèo cũng vậy đấy.
  5. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Giải đáp cho bạn voiconobandon. Con người đã chế tạo ra các thiết bị để nhìn tia hồng ngoại. Với các thiết bị này thì tín hiệu tia hồng ngoại chuyển thành các tín hiệu mà con người nhìn thấy được. Ví dụ cụ thể là ống nhòm tia hồng ngoại. Khi nhìn vào ta thấy một màn ảnh đen trắng, mà độ sáng của điểm phụ thuộc vào cường độ tia hồng ngoại. Vật càng nóng, trông càng sáng.
    Đối với các động vật khác, chúng sẽ có "màu hồng ngoại" theo cách thức mà chỉ có chúng mới cảm nhận được.
    Vật lớn gấp 2 lần bước sóng ánh sáng chỉ là điều kiện cần để có phản xạ chứ chưa phải là điều kiện đủ. Ví dụ cụ thể: đáy nồi lớn thế mà vẫn đen thui do không phản xạ được ánh sáng. Đối với mỗi loại vật liệu, ứng với mỗi bước sóng ánh sáng, ta có một hệ số hấp thụ, một hệ số phản xạ và một hệ số truyền qua.
    Ta có: hệ số hấp thụ + hệ số phản xạ + hệ số truyền qua = 1
    Sự thay đổi của ba hệ số này theo bước sóng cho ta cảm giác màu sắc, đậm nhạt, độ bóng v.v... khác nhau của vật
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 00:52 ngày 20/07/2004
  6. I_am_joking

    I_am_joking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    1
    Quá trình cảm nhận màu sắc là một quá trình gồm có cả sinh, lý, hoá. Đầu tiên là ánh sáng đậo vào mắt người. Trong mắt người gồm có 4 loại tế bào khác nhau: tế bào hình nón và tế bào hình que. tế bào hình que chỉ có thể phân biệt được cường độ ány sáng. Tế bào hình nón giúp phân biệt màu sắc. Có 3 loại tế bào nón khác nhau: tế bào bị kích thích bởi ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng xanh. Sau khi các tế bào trong mắt được kích thích, chúng sẽ tạo ra tín hiệu gởi về não. Não tập hợp các tín hiệu này, dịch ra và con người cảm nhận được màu sắc.
    Cần phải nói thêm rằng mỗi người có một cách cảm nhận màu sắc khác nhau do độ kích thích của từng bước sóng ánh sáng lên các tế bào cảm nhận ánh sáng của mỗi người sẽ có đôi chút khác biệt và hoại động của não mỗi người cũng khác nhau.
    Muốn một người nhận thấy ánh sáng ta có thể kích thích các tế bào trong mắt anh ta hoặc kích thích trực tiếp lên não(vùng nhận biết ánh sáng).
    Một số động vật có nhiều loại cone hơn mắt người, những đồng vật đó sẽ cảm nhận được nhiều màu sắc hơn. Một số động vật có tế bào cảm nhận ánh sáng có khả năng bị kích thích bởi tia hồng ngoài hoặc tia cực tím. Những đồng vật này có thể cảm nhận được tia hồng ngoại hoặc tia cực tím.
    Được I_am_joking sửa chữa / chuyển vào 13:47 ngày 20/07/2004
  7. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Anh Farmer nói đúng , đó chỉ là điều kiện để phản xạ thôi chứ chưa phải điều kiện để nhìn rõ vật ,,, cũng giống như là đối với độ phângiải màn hình ấy nếu bạn xem màn hình độ phân giải 1 pixel thì bạn chẳng nhận ra cái gì cả (tương ứng với trường hợp 1 tia sáng được phản2 xạ vào mắt ta) còn với màn hình độ phân giải càng cao thì ta càng có nhiều thông tin điểm sáng để nhìn rõ trên màn hình là hình gì,,,, có nghĩa là càng nhiều ánh sáng phản xạ tới mắt thì càng nhìn rõ vật !!

Chia sẻ trang này